Tính toán dữ liệu đầu vào của TFP

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 44)

Phần này sẽ mô tả chi tiết cách tính toán từng thành phần của năng suất TFP nhƣ vốn, số lao động, và giá trị gia tăng. Dữ liệu về số lao động đƣợc lấy trực tiếp từ thống kê của TCTK, nhƣng dữ liệu về vốn và dữ liệu về GTGT thì phải hiệu chỉnh cho ảnh hƣởng của lạm phát. Bảng 3.3 mô tả chỉ số điều chỉnh giá tại thời điểm cuối năm, theo mức giá cuối năm 1999.

Bảng 3.3: Chỉ số điều chỉnh giá

Chỉ số giá 31/12/1999 là 1.

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Lạm phát (%) -1.77 -0.31 4.08 3.30 7.90 8.39 7.50 8.35 23.12 6.72 Giá, cuối năm 1 0.98 0.98 1.02 1.05 1.13 1.22 1.29 1.37 1.61 1.67 (Nguồn: IMF)

4.3.1 Đo lường vốn thực

Vốn bao gồm máy móc, thiết bị dùng để tạo ra sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau sử dụng các máy móc thiết bị khác nhau. Để thuận tiện cho việc so sánh vốn giữa các doanh nghiệp, chúng ta qui số lƣợng máy móc, thiết bị ra tiền. Nhƣ vậy vốn (K) có thể đƣợc hiểu là giá trị TSCĐ ròng của doanh nghiệp, đƣợc tính nhƣ sau:

K = TSCĐ ròng = Nguyên giá TSCĐ – Khấu hao tích lũy TSCĐ (4.1)

Các số liệu nguyên giá TSCĐ và khấu hao tích lũy TSCĐ có sẵn trong dữ liệu thống kê nên

vốn danh nghĩa có thể đƣợc xác định dễ dàng. Tuy nhiên vì có lạm phát nên chúng ta cần

phải tính vốn thực. Nguyên tắc tính vốn thực là phải hiệu chỉnh các đầu tƣ mới cho chỉ số giá.

Trong kế toán, nguyên giá TSCĐ đƣợc tính nhƣ sau: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + Tài sản đầu tƣ mới trong năm – Tài sản thanh lý trong năm

Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ (4.2) Và Khấu hao tích lũy đƣợc tính nhƣ sau:

32 + Khấu hao tài sản trong năm – Khấu hao tích lũy tài sản thanh lý

Khấu hao tích lũy TSCĐ cuối kỳ (4.3) Hai phƣơng trình (4.2), (4.3) có thể viết lại nhƣ sau:

GBV0 + NewINV – L = GBV1 (4.2b)

AD0 + D – ADL = AD1 (4.3b)

Trong đó, GBV0: nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ NewINV : tài sản đầu tƣ mới trong năm L: tài sản thanh lý trong năm

GBV1: nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ AD0: khấu hao tích lũy tài sản cố định đầu kỳ D: khấu hao trong năm

ADL: khấu hao tích lũy tài sản thanh lý AD1: khấu hao tích lũy tài sản cố định cuối kỳ

Số liệu thống kê không có chi tiết về nguyên giá cũng nhƣ giá trị khấu hao tích lũy của tài sản thanh lý nên để tính đƣợc giá trị đầu tƣ mới chúng ta giả thiết là công ty thanh lý TSCĐ khi hết giá trị khấu hao. Khi đó,

L= ADL

Từ phƣơng trình 4.2b và 4.3b có thể rút ra:

NewInv = (GBV1- GBV0) – (AD1 – AD0) +D (4.4)

Các doanh nghiệp khác nhau thƣờng vận dụng cách tính khấu hao khác nhau nên việc so sánh giá trị vốn giữa những doanh nghiệp này có thể không chính xác. Hulten and Wykoff (1981), Lieberman & Kang (2008) đề xuất tính khấu hao nhƣ sau:

D = 10% * GBV0 (4.5)

Việc sử dụng chung một tỷ lệ khấu hao sẽ giúp đánh giá hiệu quả tƣơng đối giữa các ngành chính xác hơn.

33

Giá trị đầu tƣ mới NewInv* sẽ đƣợc hiệu chỉnh cho ảnh hƣởng của lạm phát nhƣ sau: NewInv* = ((GBV1- GBV0) – (AD1 – AD0) + 10%GBV0)/ PD (4.6) Trong đó PD là chỉ số giá (Price deflator)

Đối với các công ty có báo cáo thống kê năm 2000 thì vốn thực theo giá 1/1/ 2000 chính là giá trị TSCĐ ròng, đƣợc tính nhƣ sau:

K0 = GBV0 – AD0 (4.7) Vốn thực cuối kỳ đƣợc tính nhƣ sau: K1 = K0* (1 -10%) + NewInv* (4.8)

Trong đó NewInv* là tài sản đầu tƣ mới đã hiệu chỉnh chỉ số giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn cuối kỳ năm trƣớc sẽ là vốn đầu kỳ năm sau. Vì vậy dựa vào công thức (4.6) và (4.8) ta có thể tính đƣợc vốn thực trong các năm tiếp theo.

Trong trƣờng hợp công ty lần đầu tiên xuất hiện trong bộ dữ liệu thống kê vào năm X, thì chúng ta giả định là vốn danh nghĩa đầu năm X của công ty này bằng với giá trị TSCĐ ròng đầu kỳ đƣợc báo cáo trong năm X. Sau đó vốn danh nghĩa sẽ đƣợc điều chỉnh theo chỉ số giá của năm X để tính vốn thực cuối năm X. Vốn thực trong các năm tiếp theo sẽ đƣợc tính theo các công thức (4.6) và (4.8).

4.3.2 Đo lường GTGT thực

Theo Lieberman & Kang (2008), GTGT đƣợc tính theo công thức sau: GTGT = TNLĐ + LN + KH + T (4.9)

Trong đó TNLĐ là thu nhập ngƣời lao động, bao gồm cả lƣơng và đóng góp BHXH, Y tế, phí công đoàn; LN là Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp; KH là khấu hao đƣợc tính theo công thức

34

(4.5); T là Thuế gián thu không bao gồm phí và lệ phí 4. Tất cả các thành phần của GTGT, ngoại trừ khấu hao, đều đƣợc hiệu chỉnh cho lạm phát5.

4.3.3 Tính toán năng suất TFP

Năng suất TFP của ngành/ phân ngành đƣợc tính theo công thức (3.8b) nhƣ sau: TFPt = lnQt - (1-α)*lnKt - α*lnLt (3.8b)

Trong đó:

- Qt là tổng GTGT của ngành/ phân ngành,

- Kt là tổng vốn trung bình đầu kỳ và cuối kỳ của ngành, phân ngành, - L là số lao động trung bình đầu kỳ và cuối kỳ của ngành/ phân ngành

- Hệ số α là tỷ số tổng thu nhập của ngƣời lao động chia cho tổng GTGT đƣợc tạo ra. Để so sánh năng suất TFP giữa các ngành khác nhau cũng nhƣ qua các năm khác nhau hệ số α đƣợc tính dựa trên trung bình 10 năm của cả 6 ngành6.

Tốc độ tăng trƣởng năng suất TFP (ký hiệu TFPG) là thay đổi TFP qua các năm: TFPGt = TFPt – TFPt-1

4Về nguyên tắc, thuế phải bao gồm cả thuế lợi nhuận, thuế GTGT, và các khoản phí trả cho nhà nƣớc. Tuy

nhiên , chúng tôi chỉ tính thuế lợi nhuận của công ty do nguồn số liệu cung cấp từ Cục Thống kê thiếu số liệu đầy đủ. Đây cũng là một hạn chế của đề tài.

5 Một số nghiên cứu trên thế giới sử dụng chỉ số giá cho từng ngành riêng biệt. Tuy nhiên, Tổng cục thống kê

không cung cấp dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng các ngành Hóa chất, Điện tử Viễn thông và Cơ khí. Ngoài ra, chỉ số giá của các ngành khác chỉ đƣợc thống kê từ năm 2004. Vì vậy chúng tôi sử dụng chung một chỉ số giá cho tất cả các ngành.

6Nhóm đã thử tính hệ số α cho từng phân ngành trong từng năm, nhƣng hệ số α này biến thiên rất mạnh vì lợi

nhuận của ngành/ phân ngành thay đổi nhiều qua từng năm. Điều này dẫn điến năng suất TFP thay đổi mạnh qua từng năm. Để tránh vấn đề này, các nghiên cứu khác trên thế giới cũng thƣờng dùng hệ số α trung bình của nhiều năm. Tƣơng tự nhƣ vậy, khi sử dụng α của từng ngành/phân ngành thì sẽ không so sánh đƣợc năng suất TFP giữa các ngành/ phân ngành khác nhau.

35

4.3.4 Chỉ số Herfindahl

Để đo mức độ tập trung của ngành, các nhà kinh tế học thƣờng sử dụng chỉ số Herfindahl. Chỉ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Trong đó N là số công ty hoạt động trong ngành, si là thị phần của từng công ty. Luật pháp của Hoa kỳ phân loại mức độ tập trung của thị trƣờng theo tỷ số Herfindahl nhƣ sau:

- Thị trƣờng không tập trung: H <0,15 - Thị trƣờng tập trung nhẹ: 0,15 <H < 0,25 - Thị trƣờng tập trung: H>0,25

Phần lớn các công ty lớn hoạt động trên địa bàn TP. HCM đều báo cáo trong bộ dữ liệu này. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khá nhiều công ty có hoạt động trên địa bàn TP.HCM nhƣng không nằm trong mẫu nghiên cứu này. Vì vậy, chỉ số Herfindahl ƣớc lƣợng trong nghiên cứu này có thể bị cao hơn thực tế.

4.3.5 Các thước đo khác

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty nƣớc ngoài chúng tôi sử dụng thƣớc đo thị phần của các công ty có vốn nƣớc ngoài nhƣ sau:

FOSi = (tổng doanh thu các công ty có vốn nƣớc ngoài ngành i)/ Tổng doanh thu của ngành i Tƣơng tự nhƣ vậy, để đánh giá ảnh hƣởng của ứng dụng ISO 14001, chúng tôi sử dụng thƣớc đo thị phần của các công ty có ứng dụng ISO 14001 nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TFP CỦA SÁU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU

37

CHƢƠNG 5: TỔNG QUAN VỀ SÁU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA TP.HCM

38

Chƣơng này đánh giá sáu ngành công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các phần chính là đặc điểm chung, hiệu quả hoạt động của ngành và các chỉ số tổng hợp của ngành. Trong phần đặc điểm chung, để có cái nhìn tổng quan về ngành, bài báo cáo sẽ đánh giá số lƣợng doanh nghiệp trong ngành, mức độ tập trung trong ngành, quy mô vốn, quy mô lao động, thu nhập bình quân đầu ngƣời, quy mô doanh thu, thị phần của các doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài, thị phần doanh thu của các doanh nghiệp có ứng dụng ISO. Tiếp theo, để đánh giá hiệu quả hoạt động ngành, bài báo cáo sẽ đánh giá sự thay đổi ROA trong ngành, vòng quay tài sản, thay đổi tỉ lệ lợi nhuận biên, thay đổi ROE, tỷ trọng nợ trên doanh thu, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ trọng thuế trong tổng giá trị gia tăng. Và cuối cùng, bài báo cáo sẽ đánh giá các chỉ số tổng hợp của 6 ngành.

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất đa nhân tố (mfp) của một số ngành công nghiệp chủ yếu tại tp.hcm giai đoạn 2000-2010 (Trang 44)