1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số giải pháp quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS văn tiến

24 3,9K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC5 Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu 4 I Khái quát chung về đặc điểm tình hình địa phương xã Văn Tiến 6 II Thực trạng đội ngũ giáo viên ,học sinh và trình độ chuyên m

Trang 1

MỤC LỤC

5 Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu 4

I Khái quát chung về đặc điểm tình hình địa phương xã Văn Tiến 6

II Thực trạng đội ngũ giáo viên ,học sinh và trình độ chuyên môn của

giáo viên nhà trường

7

IV Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu 9

Chương III : Một số giải pháp quản lý chuyên môn nâng cao

chất lượng giáo dục ở trường THCS Văn Tiến – huyện Yên Lạc

10-19

1 Quan điểm tư tưởng về quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn trong

giai đoạn hiện nay

10-11

2 Các biện pháp quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục 11-19

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

H ĐND: Hội đồng nhân dân

UBND : Uỷ ban nhân dân

TNTP: Thiếu niên tiền phong

CNH: Công nghiệp hoá

HĐH: Hiện đại hoá

GV: Giáo viênHSG: Học sinh giỏi

Trang 3

Phần I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước và hộinhập Quốc tế, nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thànhcông của công cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò nhiệm vụquan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới có tri thức, phẩm chấtđạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước Để đáp ứng được vaitrò nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần có bước chuyển mạnh mẽ, phải đổi mới,trước hết là đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời tích cực thực

hiện các cuộc vận động của nguyên bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức,

tự học và sáng tạo” Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”

Thực hiện tốt các cuộc vận động, chỉ thị của ngành chính là để nâng cao chấtlượng giáo dục Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động cầnthiết với người làm nghề dạy học Nâng cao chất lượng dạy học chính là để đào tạonguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc thực hiện nghị quyết Trungương II – khóa VIII của Đảng Giáo dục và Đào tạo trở thành nhân tố quyết định vịthế của mỗi quốc gia và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống

Hoạt động chuyên môn của trường là thực hiện hầu hết các nhiệm vụ trọngtâm của năm học, hoạt động chuyên môn có tốt, có mạnh thì chất lượng giáo dụccủa nhà trường mới cao, chất lượng giáo dục của một trường là thước đo năng lựcquản lý của Ban giám hiệu nhà trường và trình độ, năng lực giảng dạy của giáoviên trường đó Xong thực tế trong những năm qua chất lượng dạy và học củatrường có cao hơn nhưng chưa ổn định, còn nhiều bất cập Bởi tác động mặt xấucủa thời kì hội nhập, của mạng Intenet Những mặt xấu của xã hội đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập dẫn đến kết quả họctập yếu, kém, bỏ học (Thể hiện qua kết quả xếp loại hai mặt cuối năm học của nhàtrường)

Là Hiệu trưởng phụ trách một trường mà nhiều năm học hoạt động chuyênmôn của nhà trường còn nhiều hạn chế, chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọnquá thấp, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục,nhất là những trường yếu kém như trường chúng tôi Qua bốn năm làm công tácquản lý tại trường trung học cơ sở Văn Tiến, tôi đã đúc rút được một số kinhnghiệm trong quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học

cơ sở Văn Tiến Thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Văn Tiến”.

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu:

Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, thu thập thông tin về hoạt động chuyênmôn tại trường THCS Văn Tiến Tôi muốn rút ra một số kinh nghiệm trong côngtác quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Văn Tiến –Yên Lạc

3 Đối tượng nghiên cứu:

Cán bộ giáo viên, học sinh trường THCS Văn Tiến

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp trò chuyện: Tiến hành trong quá trình giảng dạy, các buổi sinh

hoạt chuyên môn, qua trò chuyện với giáo viên và học sinh, trao đổi trong BGH

- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Phương pháp này được tiến hành

trước và trong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu khách quan: Được tiến hành trong suốt quá trình

nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua quá trình làm việc, trò chuyện, thực

tế, nghiên cứu sản phẩm hoạt động

5 Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động chuyên môn cấp trường

6 Phạm vị và kế hoạch nghiên cứu:

- Công tác phát triển số lượng và duy trì sĩ số, chất lượng đại trà và chất mũinhọn của trường THCS Văn Tiến trong những năm gần đây

- Đề tài nghiên cứu năm 2012 và kết thúc năm 2013

Phần II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của GD - ĐT trong sựnghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt là thời kỳ CNH, HĐH

Trong văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 khoá VIII đãnêu rõ những quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục, đào tạo là giữ vững mục

tiêu định hướng XHCN: "Nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; CNH, HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tỉnh tổ chức và kỉ luật, có sức khoẻ, là những

Trang 5

người thừa kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ".(Văn kiện hội nghị BCH TW lần thứ 2 khoá 8 tr 28- 29).

Đảng ta thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Đây là chủ trương lớnđược Đảng ta xác định từ Đại hội toàn quốc lần thứ VII Chủ trương này tiếp tụcđược nhấn mạnh và cụ thể hoá trong văn kiện hội nghị Trung ương lần thứ 4 - khoáVII, hội nghị Trương ương lần thứ 2, khoá 8, hội nghị Trung ương lần thứ 6 khoá 9

Đảng ta đã khẳng định 1 cách nhất quán là: "Giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định

sự phát triển của đất nước Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho sự phát triển thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục, đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư

và chính sách tiền lương Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển GD" (Đảng cộng sản

Việt Nam NQ TW 6, khoá IX)

Trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định: "phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản

để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" (Văn kiện ĐH IX, H

- 2001- Tr 108 - 109)

Trong những năm qua, ngành GD - ĐT huyện Yên Lạc nói chung và GDVăn Tiến nói riêng đã có những thành tựu đáng khích lệ kết quả đó là do có sự lãnhđạo, chỉ đạo của huyện ủy, HĐND, UBND huyện mà trực tiếp là sự chỉ đạo củaPhòng GD và Đào tạo huyện Yên Lạc Đó chính là sự vận dụng đường lối chínhsách GD - ĐT của Đảng, Nhà nước vào thực tế ở địa phương một cách đúng đắn,sáng tạo và kịp thời Nhất là Nghị quyết của Đảng được thể chế thành nhiệm vụ,chương trình mục tiêu và biện pháp tổ chức, triển khai, hướng dẫn cụ thể cho từngnăm học

Trong báo cáo của Ban chấp hành tại đại hội Đảng bộ huyện Yên Lạc lần thứ

XX nhiệm kỳ 2010-2015 vềcông tác GD - ĐT, đã đạt được những kết quả rất quantrọng, về đổi mới chương trình GDPT, PCGDTH đúng độ tuổi, PCGD THCS, củng

cố và phát triển các ngành học Tiếp tục phát triển qui mô, mạng lới trường lớp,nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn, đáp ứng yêu cầunâng cao, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sựnghiệp giáo dục huyện nhà Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, chấmdứt tình trạng học 3 ca, từng bước kiên cố hoá trường lớp, xoá bỏ lớp học tranh, tre,nứa lá Toàn huyện đã hoàn thành PC THCS Đã xây dựng được 11/18 trườngTHCS đạt chuẩn quốc gia

Mặc dù còn phải khắc phục rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội,nhưng cấp uỷ Đảng và chính quyền xã Văn Tiến đã có những định hướng hết sức

cụ thể, sát đối với phát triển GD - ĐT ở địa phương Ngay từ khi có Nghị quyếttrung ương 2 (khóa VIII) huyện và xã đã có ngay một chương trình hành độngnhằm thực hiện thắng lợi … Ngành GD - ĐT huyện làm tốt công tác tham mưu đểcác cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể phát huy vai trò trách nhiệm với công tác

GD - ĐT và đặt công tác GD - ĐT vào vị trí quan trọng để tập trung chỉ đạo thườngxuyên và đạt hiệu quả cao Thông qua quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 khoá

Trang 6

IX về đổi mới sự nghiệp GD - ĐT, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức xãhội đã có những thay đổi về nhận thức công tác GD - ĐT, thực sự coi GD - ĐT làquốc sách hàng đầu.

Sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương sẽ là điều kiện thuậnlợi cho việc nâng cao chất lượng GD - ĐT nói chung, giáo dục bậc THCS của xãVăn Tiến nói riêng trong giai đoạn hiện nay

Xã được tổ chức thành 4 Thôn đó là: Thôn Đống Cao, Thôn Tiên Đài, ThônPhúc Cẩm và thôn Yên Nội với 1285 hộ dân và 5763 nhân khẩu Là xã thuần nông,tình hình chính trị ổn định, văn hoá xã hội phát triển, nền kinh tế phát triển và tăngtrưởng khá, nơi đây có truyền thống hiếu học Nhân dân Văn Tiến quan tâm đếncon em của mình và đặc bịêt là sự quan tâm của Đảng uỷ - HĐND - UBND xã tới

sự nghiệp giáo dục địa phương về giáo dục đào tạo Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ Chính quyền địa phương những năm gần đây giáo dục được quan tâm đầu tư, đặcbiệt là xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp khang trang, hàng năm có khen thưởngđộng viên kịp thời đội ngũ giáo viên, học sinh có thành tích cao trong học tập vàgiảng dạy

-Trường THCS Văn Tiến là đơn vị trường học trực thuộc sự quản lý củaphòng giáo dục huyện Yên Lạc về chuyên môn; trường được tách ra từ trường phổthông cơ sở Nguyệt Đức thành trường THCS Văn Tiến kể từ tháng 9 năm 1995

Trường biên chế thành 2 tổ chuyên môn: Tổ tự nhiên và tổ xã hội Tập thể sưphạm nhà trường luôn đoàn kết dưới sự lãnh đạo của chi bộ Học sinh của nhàtrường chăm ngoan, tích cực trong học tập, biết phát huy truyền thống hiếu học củaquê hương Văn Tiến anh hùng

Nhà trường thường xuyên củng cố và nâng cao các chỉ số về giáo dục, phổcập THCS, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, chấtlượng dạy học để chuẩn bị cho nhà trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm

2013 Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng và động viên,khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ tay nghề Tăng cường công tác xãhội hoá giáo dục, huy động nguồn lực nhằm đi đến chuẩn hoá và hiện đại hoá Đặcbiệt là công tác quản lý, thường xuyên đổi mới cách nghĩ, cách làm Từng bước làmchuyển biến về chất lượng các hoạt động giáo dục nhất là giáo dục toàn diện, giáodục đại trà và nâng cao chất lượng học sinh giỏi

Trang 7

II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, HỌC SINH VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN NHÀ TRƯỜNG

1 Về đội ngũ giáo viên

Năm học 2011-2012 nhà trường gồm 29 cán bộ giáo viên,cụ thể là:

+ Ban giám hiệu: 02 đồng chí

+ Giáo viên: 23 đồng chí

Trong đó: 04 đồng chí là GV hợp đồng

19 đồng chí là giáo viên biên chế

+ Nhân viên: 04 đồng chí

Trong đó: Nhân viên thư viện: 01 đồng chí

Nhân viên kế toán: 01 đồng chí

Khối lớp 6: gồm 02 lớp với 88 học sinh

Khối lớp 7: gồm 02 lớp với 66 học sinh

Khối lớp 8: gồm 02 lớp với 53 học sinh

Khối lớp 9: gồm 02 lớp với 64 học sinh

3 Trình độ chuyên môn

Bảng 1: Trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị

- Tập trung nâng cao kiến thức cho giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyênmôn, chuyên đề do nhà trường tổ chức vào thứ năm hàng tuần nhằm giúp cho độingũ giáo viên nắm chắc kiến thức giảng dạy trong chương trình THCS, bởi thực tếcho thấy người giáo viên phải có kiến thức thực sự thì mới định ra được phươngpháp giảng dạy hiệu quả

- Bồi dưỡng theo chuyên đề cho toàn bộ giáo viên trong trường: Nhà trường lên

kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học cho những chuyên đề cần bồi dưỡng, sau đó

Trang 8

cử những giáo viên cốt cán, những giáo viên giỏi giảng dạy và báo cáo cho Hộiđồng sư phạm nhà trường dự, rút kinh nghiệm, thống nhất phương pháp và vậndụng phương pháp dạy học sinh trong nhà trường Trong những năm qua, mỗi nămhọc nhà trường tổ chức được 9 chuyên đề cấp trường về đổi mới phương phápgiảng dạy tất cả các môn Ngoài ra còn tham gia đầy đủ các chuyên đề do cụm liêntrường tổ chức…

- Bồi dưỡng thường xuyên: Nhà trường tổ chức cho tất cả giáo viên tham giađầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng do Bộ, Sở, Phòng tổ chức Chương trình này đượcthực hiện một cách nghiêm túc, sau mỗi đợt học tập giáo viên phải viết thu hoạch,kiểm tra lấy chứng chỉ

- Tổ chức giáo viên thăm lớp, dự giờ, học tập kinh nghiệm giảng dạy ở cáctrường bạn từ đó giúp cho mọi giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học ở Tiểuhọc

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi vòng trường mỗi năm học một lần, bao gồm thi

cả lí thuyết và thi giảng Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh đầy

đủ và có hiệu quả

- Kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên hai lần/1 nămhọc, từ đó có kế hoạch điều chỉnh trong công tác bồi dưỡng

- Khoán chỉ tiêu chất lượng của học sinh tới từng giáo viên

- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm khuyến khích thi đua trong độingũ

Chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh của nhà trường tăng cao rõrệt

III MỘT SỐ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM; NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM

1 Ưu điểm:

- Phần lớn nhân dân địa phương có truyền thống hiếu học, chính quyền địaphương có sự quan tâm đến công tác dạy và học, trong nhà trường, đa số phụhuynh học sinh có tâm nguyện đầu tư cho con em học tốt nên đã tạo mọi điều kiệntốt nhất để con em được đến trường

- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, năng động và sáng tạo và đặcbiệt rất có tình cảm và đạo đức nghề nghiệp; yêu nghề mến trẻ, tận tình với côngtác chuyên môn và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực tham giavào các hoạt động xã hội tại địa phương

- Học sinh phần lớn ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, có hoài bão và lítưởng sống, kính thầy, yêu bạn, chấp hành tốt nội quy của nhà trường đề ra

2 Nhược điểm

Trang 9

-Văn Tiến là một xã thuần nông, nguồn thu nhập của đại đa số nhân dân dựa vàosản xuất nông nghiệp nên đời sống một phần lớn nhân dân có tiềm lực kinh tế cònnhiều khó khăn Một bộ phận khá đông các hộ gia đình tạm rời xa quê hương đilàm ăn xa, do đó thiếu sự quan tâm đến việc học tập tu dưỡng của con em.

- Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã tương đối đủ về số lượng song chưa đápứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục cũng như chuẩn hoá và hiện đạihoá nhà trường Cụ thể:

- Đội ngũ CB - GV nhà trường tuy đủ về số lượng, cơ cấu song số giáo viên trẻđông, tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảngdạy cũng như công tác chủ nhiệm Bên cạnh đó còn tồn tại một số GV có trình độchuyên môn hạn chế do được đào tạo từ những thời kì trước

- Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.Một số môn chưa có giáo viên cốt cán, mũi nhọn Phong trào tự học, tự bồi dưỡngchưa đạt hiệu quả thật sự Một số giáo viên có tinh thần trách nhiệm và ý thứcnghề nghiệp chưa cao

- Phong trào học tập của học sinh chưa đồng đều, nhiều học sinh chưa có động

cơ, thái độ học tập đúng đắn nhất là những học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa

- Sự quan tâm phối hợp giáo dục của một bộ phận cha mẹ học sinh còn rất hạnchế, tỷ lệ học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như bố mẹ ly hôn, bố mẹ đi làm

ăn xa, diện hộ gia đình nghèo tương đối cao

- Việc đi lại của cán bộ, giáo viên nhà trường còn gặp nhiều khó khăn Hầu hếtcán bộ giáo viên đề cách trường từ 4 km trở lên, cá biệt có những giáo viên cáchtrường tới 30 km

3 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

Trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, được nhân dân đồng thuận, tựnguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất xây dựng trường Công tác tuyên truyềngiáo dục tư tưởng được chú trọng, BGH gương mẫu, kiểm tra động viên nhắc nhởkịp thời, giáo viên nhiệt tình có ý thức phấn đấu vươn lên

Đa số học sinh có ý thức học tập tốt Bên cạnh đó trường tôi cũng không tránhkhỏi tác động của mặt xấu xã hội (Game, bi-da, )

IV MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH

NGHIÊN CỨU

Qua quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm quản lý chuyênmôn sau:

Một là: Xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, theo đúng thông tư hướng dẫn,

phù hợp đặc điểm tình hình của trường của địa phương, khả thi

Hai là: Thực hiện, chỉ đạo thực hiện, phải năng động, sáng tạo; mềm dẻo và

cương quyết

Trang 10

Ba là: Coi trọng giáo dục đạo đức cho học sinh và làm tốt công tác tư tưởng

cho giáo viên

Bốn là: Các tổ chức trong nhà trường phải hoạt động đồng bộ.

Năm là: Đa dạng hoá các hoạt động trong nhà trường.

Sáu là: Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, kết hợp chặt chẽ ba môi trương giáo

dục: Gia đình, nhà trường, xã hội

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁPVỀ QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GD Ở TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN - YÊN LẠC

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tế về chất lượng chuyên môn trường THCSVăn Tiến - Yên Lạc - Vĩnh Phúc Căn cứ vào trình độ chuyên môn của giáo viênnhà trường Tôi xin đề xuất một số biện pháp xây dựng và bồi dưỡng chuyên mônnhằm nâng cao chất lượng giáo dục như sau:

1 Quan điểm tư tưởng về việc quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn trong bối cảnh hiện nay.

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là công việc rất quan

trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, nhằm chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹnăng để trở thành người công dân tốt sau này Quản lý giáo dục là sự tác động có ýthức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của

hệ thống giáo dục đạt hiệu quả cao nhất Quản lý giáo dục ở trường THCS đượcthực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiệnnhiệm vụ giáo dục

1.1.2 Khái niệm về giáo dục: Giáo dục là hoạt động hướng tới con người,

bằng những biện pháp hướng tới truyền thụ: Tri thức và khái niệm, kỹ năng và lốisống, tư tưởng và đạo đức Từ đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phùhợp với mục đích, mục tiêu, hoạt động lao động, sản xuất và lối sống xã hội

1.1.3 Quản lý chuyên môn: Là hoạt động của chuyên môn nhằm tập hợp, tổ

chức, huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục

1.2 Nội dung của quản lý chuyên môn

- Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của năm học để xây dựng kế hoạch chuyênmôn Kế hoạch năm, kế hoạch học kỳ, kế hoạch học tháng, kế hoạch tuần phù hợpvới đặc điểm tình hình của trường của địa phương, thực hiện và chỉ đạo thực hiện

kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp phát triển số lượng và duy trì sĩ số

- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng đại trà

Trang 11

- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá

1.3 Yêu cầu của việc quản lý chuyên môn

- Nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác chuyên môn trong nhà trường

- Hiểu rõ nhiệm vụ năm học và các thông tư hướng dẫn thực hiện năm học, cácphương pháp giáo dục, chương trình giáo dục THCS để tổ chức dạy, học có hiệuquả nhất

- Biết huy động, xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực của nhà trường,cộng đồng, xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục

1.4 Nguyên tắc quản lý chuyên môn

Quản lý chuyên môn dựa trên các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc chính trị xã hội: Tính đảng, tính giai cấp, sự kết hợp Nhà nước Nhân dân; tập trung dân chủ; pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Nguyên tắc tổ chức quản lý giáo dục: Sự thống nhất của hệ thống các bộ phận;kết hợp lãnh đạo tập thể trách nhiệm cá nhân

- Nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục: kết hợp hài hoà các lợi ích; chuyênmôn hoá; sử dụng các phương pháp giáo dục

1.5.Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015

+ 100% cán bộ quản lí có trình độ lí luận từ Trung cấp trở lên

+ 80% số CB - GV là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

+ 100% số CB - GV - NV có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị xếp loạiTốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh

+ 100% giáo viên được đào tạo trên chuẩn

+ 100% giáo viên đạt trình độ kiến thức khá - giỏi

+ 95% giáo viên đạt kĩ năng sư phạm khá - giỏi

+ 100% đoàn viên giáo viên là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

+ 20% HSG cấp trường trở lên

+ 90% HS thi đỗ vào THPT

+ 100% HS TN THCS

+ Đạt PC THPT vào năm 2013

+ Đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2013

2 Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục:

2.1 Mục tiêu và các giải pháp

Trường THCS Văn Tiến từ khi tái lập 1995 đến nay Nhiều năm chấtlượng giáo dục của nhà trường còn rất thấp, học sinh bỏ học nhiều Nhất là nămhọc 2007– 2008 (năm học bắt đầu thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ

Trang 12

trưởng bộ giáo dục) thì chất lượng giáo dục lại càng thấp đứng thứ 17/18 trườngtrong huyện.Kết quả Học sinh thi vào THPT đỗ rất thấp Nhờ sự quan tâm củachính quyền địa phương; sự chỉ đạo sát sao của ngành; sự cố gắng, nỗ lực của tậpthể sư phạm nhà trường Ban giám hiệu nhà trường quyết tâm đổi mới quản lý, đặcbiệt là đổi mới quản lý chuyên môn Xây dựng trường từ một trường yếu kém thànhtrường khá trong huyện.

2.2 Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp, giải pháp

2.2.1 Các biện pháp giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng” Giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng đối với học sinh ở bậc

THCS Các em đang ở tuổi quá độ chưa ý thức được hành vi, việc làm của mình,thích gì làm nấy, ham chơi, đua đòi, Nếu giáo dục đạo đức không tốt thì các mụctiêu giáo dục khác bị hạn chế Xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạođức cho các em nên BGH nhà trường đặc biệt quan tâm

Với mục đích giáo dục đạo đức làm cho các em chăm ngoan, chấp hành tốtnội quy, quy định của nhà trường, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, đi học đúnggiờ, chuyên cần đầy đủ; sống có kỷ cương, nề nếp

Bằng các phương pháp:

- Tác động vào nhận thức tình cảm: Đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng

giải, khuyên răn

- Tổ chức các hoạt động thực tiễn: Giao việc, rèn luyện, tập thói quen,

- Kích thích tình cảm và hành vi: Thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt

- Gắn kết các hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp.

- CB – GV - CNV phải làm gương cho học sinh về mọi mặt: Giao tiếp, ứng xử,

lời nói, việc làm,

2.2.2 Các biện pháp phát triển số lượng và duy trì sĩ số: Vì Trường nhiều

năm liền không đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp cơ sở ( từ 1999- 2009)

do chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn quá thấp đặc biệt kết quả thi vàoTHPT thường ở tốp cuối của huyện dẫn đến nhân dân và học sinh thì hoang mangmột số học sinh khá giỏi tìm trường khác để học do đó công tác phát triển và duytrì sĩ số là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Nhận thứcđược tầm quan trọng của công tác phát triển số lượng và duy trì sĩ số BGH nhàtrường đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đề ra nhiều biện pháp để phát triển sốlượng và duy trì sĩ số cụ thể như sau:

* Biện pháp phát triển số lượng

Hàng năm vào đầu tháng 6 sau khi nhận được kế hoạch tuyển sinh củaPGD&ĐT Nhà trường lên kế hoạch, tuyên truyền vận động phụ huynh có con em

Ngày đăng: 20/11/2014, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị - skkn một số giải pháp quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS văn tiến
Bảng 1 Trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w