1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý chỉ đạo Nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hồng Châu

27 674 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 255,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN LẠC TRƯỜNG MẦM NON HỒNG CHÂU = = = = ***** = = = = BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH Đề tài: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo “Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non Hồng Châu” Tổ: 5 tuổi Mã: 01 Họ và tên: Đỗ Thị Thủy Điện thoại: 0984606327 Email: dothithuymnhc@gmail.com Tháng 4 năm 2014 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 X X 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………… 4 3.Nhiệm vụ nghiên cứu:…………………………………… 4 4. Đối tượng nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 4 6. Giới hạn của không gian nghiên cứu 4 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận ……………………………………… 5 2. Cơ sở thực tiễn 5 3. Thực trạng ……………………………………………………… 6 3.1. Đặc điểm tình hình của trường 6 3.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non Hồng châu 7 4. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Hồng Châu ………………………………………… 9 4.1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn 9 4.2. Biện pháp 2: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường… …… 10 4.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chuyên môn …………………… …10 4.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục trẻ………………………………………………………………………………11 4.5. Biện pháp 5:Thành lập tổ chuyên môn và xây dựng kế hoạch nghiên cứu.11 4.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo tích cực việc thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non ………………………………… ………………………………… 13 4.7. Biện pháp 7: Đánh giá kết quả sau khi thực hiện chủ đề … …… … …14 4.8. Biện pháp 8: Chỉ đạo chất lượng:…………………………………………15 4.9. Biện pháp 9: Đổi mới công tác quản lý …………… …………………16 4.10. Biện pháp 10: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá…… 17 5. Kết quả đạt được ………………………… 17 PHẦN III: KẾT LUẬN – Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1.Kết luận………………………………………………………………………21 2.Ý kiến đề xuất…………………………………………………………… 21 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… …27 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân là nền móng đầu tiên cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành yếu tố đầu tiên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý, sinh lý năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tốt những khả năng tiềm ẩn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng nó là nền tảng cho Giáo dục phổ thông: Như Bác Hồ kính yêu đã khẳng định rằng: “Giáo dục mầm non tốt là mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, bồi dưỡng cho trẻ trở thành người công dân có ích. giáo dục trẻ có được những thói quen trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. Để thực hiện tốt được điều đó, trước tiên người quản lý chỉ đạo phải toàn diện nắm chắc về chuyên môn, phải nhận thức đúng được nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu của ngành học đề ra, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao cho trong từng năm học. Năm học 2013-2014 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua trong các cơ sở Giáo dục mầm non, gắn với hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi thư cuối cùng cho ngành giáo dục… Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục là nội dung trọng tâm trong năm học. Là một người cán bộ quản lý tâm huyết với nghề, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao. Chú trọng về công tác chuyên môn, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường cùng chăm sóc giáo dục trẻ, làm tốt công tác tham mưu, 3 công tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời kỳ đổi mới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non Hồng Châu”. 2. Mục đích nghiên cứu : Khảo sát chất lượng thực tế trẻ mầm non từ đó tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài Tìm hiểu thực trạng: Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ - mẫu giáo hiện nay Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non. 4. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh trường Mầm non Hồng Châu Huyện Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát - Phương pháp đánh giá - Phương pháp điều tra… Ngoài ra tôi còn trao đổi với đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non. Trên cơ sở đó tôi đã vận dụng một số giải pháp để chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ mầm non. 6. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trường Mầm non Hồng Châu Huyện Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014. Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ có một số biện pháp tích cực là một trong những nội dung quan trọng để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 4 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là mục tiêu hàng đầu, là yêu cầu thường xuyên đối với quá trình phát triển và đổi mới giáo dục, phát triển nhân cách năng lực con người là yêu cầu cao nhất của chất lượng. Có thể nói, nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non. Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy cần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ và Lao động. Là cán bộ quản lý của nhà trường tôi luôn suy nghĩ làm như thế nào để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên, trước hết phải xây dựng đội ngũ giáo viên. Bởi vì đội ngũ cán bộ, giáo viên là nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường vì vậy tôi luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, yêu nghề mến trẻ, quý trẻ như con mình say xưa với công việc, yêu trường, như vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. Vào đầu năm học tôi bám sát kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của ngành học. Tôi chỉ đạo sâu sát hoạt động chuyên môn như việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá sự phát triển của trẻ theo các lĩnh vực đối với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo 3,4 tuổi và đối với trẻ 5 tuổi theo các chỉ số, phương pháp dạy của giáo viên, đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Hồng Châu còn có nhiều hạn chế. Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên chưa đồng đều, hầu hết giáo viên vừa đi học vừa làm, một số giáo viên tuổi cao còn hạn chế về công nghệ thông tin; Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa quan tâm, chăm sóc giáo dục con cái. Cơ sở vật chất của nhà trường các phòng học cấp 4 đã xuống cấp, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển, phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện góp phần thực hiện tốt các 5 cuộc vận động và các phong trào thi đua do ngành triển khai là rât cần thiết. 3. Thực trạng: 3.1. Đặc điểm tình hình của trường. Trường mầm non Hồng Châu có 2 điểm trường khoảng cách giữa 2 điểm trường khoảng 1km, các điểm trường nằm ở khu trung tâm thuận tiện cho việc đưa, đón trẻ. Toàn trường có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên; 27; Trong đó: - Cán bộ quản lý: 3 - Giáo viên: 22 - Nhân viên 2: - Tổng số trẻ: 354 + Nhà trẻ: 30 + Mẫu giáo: 324 - Tổng số nhóm, lớp: 12 + Nhà trẻ: 2 + Mẫu giáo: 10 Năm học 2013 – 2014 nhà trường được sở Giáo dục, phòng Giáo dục- Đào tạo và phụ huynh học sinh đầu tư mua sắm đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị hiện đại như: Máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn, máy ảnh kỹ thuật số Với sự quyết tâm phấn đấu đạt trường tiên tiến xuất sắc. Vì vậy ngoài việc mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ còn cần phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trường mầm non Hồng Châu gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, Đảng ủy- Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân xã và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Yên Lạc trong các hoạt động của nhà trường. - Cơ cấu tổ chức ban giám hiệu phù hợp đặc điểm trường hạng I, có đủ giáo viên theo quy định, - Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công 6 việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. - Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện dạy học được đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. - Đa số phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. * Khó khăn: - Cơ sở vật chất của nhà trường, một số phòng học cấp 4 khu trung tâm, khu lẻ Ngọc Long do sử dụng đã trên 30 năm và xây dựng không cùng giai đoạn nên chất lượng đã xuống cấp trầm trọng và quy mô cũng chưa phù hợp với ngành học mầm non. Một số giáo viên năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề không đồng đều. Nhiều giáo viên mới trình độ tay nghề còn non nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. 3.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non Hồng Châu * Đối với giáo viên - 90% số giáo viên trong nhà trường đã nắm được phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non và nắm được nội dung, phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của trẻ. - Giáo viên đã chủ động sắp xếp chương trình phù hợp với từng chủ đề. Phát huy khả năng ham học hỏi, tìm tòi suy nghĩ, sáng tạo để vốn kiến thức ngày càng tăng. Đặc biệt là khi chuyển chủ đề, biết tận dụng nguyên vật liệu đồ dùng, đồ chơi của chủ đề này nối kế tiếp sang chủ đề sau một cách phù hợp và biết linh hoạt trong quá trình dạy và học. - Kiểm tra sau chuyên đề: 60% giáo viên đạt loại tốt 30% giáo viên đạt loại khá. 10% giáo viên đạt loại đạt yêu cầu - 90% giáo viên biết sắp xếp môi trường học tập phù hợp với từng chủ đề có hiệu quả để dạy trẻ, giúp trẻ học dễ nhớ, dễ nhận biết về từng hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. - 70% giáo viên biết tự lên kế hoạch hoạt động linh hoạt theo các chủ đề khác nhau và áp dụng có hiệu quả vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. * Đối với học sinh 7 Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, hiểu được nội dung các hoạt động, biết tự tìm tòi khám phá thế giới thu nhỏ ở xung quanh trẻ. Biết làm thí nghiệm một số hoạt động đơn giản qua lời giải thích của cô. Hình thành ở trẻ tính tự tin, biết tự mình tìm hiểu khám phá hoặc liên kết cùng bạn khi chơi. Hình thành các kỹ năng nghe, nói để chuẩn bị cho trẻ đọc và nối các chữ cái. Giúp trẻ tự tin, độc lập khi giao tiếp giữa cô và trẻ, chủ động trong các câu trả lời, để trẻ được thật sự thông qua Học mà chơi, chơi mà học. Qua đó phát triển toàn diện cho trẻ về 5 mặt như: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. * Khảo sát thực trạng chất lượng giáo dục của trẻ cho thấy kết quả như sau: ( Lần 1) KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẦM NON NHÓM/LỚP TS TRẺ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XH PHÁT TRIỂN THẨM MỸ T K Đ CĐ T K Đ CĐ T K Đ CĐ T K Đ CĐ T K Đ CĐ Nhóm trẻ 29 26 3 0 0 17 6 4 2 17 6 4 2 17 6 4 2 0 0 0 0 Tỷ lệ % 100 % 90 % 10 % 0 % 0 % 58 % 21 % 14 % 7 % 58 % 21 % 14 % 7 % 58 % 21 % 14 % 7 % 0 % 0 % 0 % 0 % Trẻ 3 tuổi 103 72 18 7 6 72 18 7 6 72 18 7 6 72 18 7 6 72 18 7 6 Tỷ lệ % 100 % 70 % 17 % 7 % 6 % 70 % 17 % 7 % 6 % 70 % 17 % 7 % 6 % 70 % 17 % 7 % 6 % 70 % 17 % 7 % 6 % Trẻ 4 tuổi 117 89 14 9 5 89 14 9 5 89 14 9 5 89 14 9 5 89 14 9 5 Tỷ lệ % 100 % 76 % 12 % 8 % 4 % 76 % 12 % 8 % 4 % 76 % 12 % 8 % 4 % 76 % 12 % 8 % 4 % 76 % 12 % 8 % 4 % KẾT QUẢ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 5 TUỔI THEO 120 CHỈ SỐ Tổng số CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 101 99 2 99 2 99 2 99 2 99 2 100% 98% 2% 98 % 2% 98% 2% 98 % 2% 98% 2% 8 Qua khảo sát chất lượng còn thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo. Trước tình hình thực trạng về chất lượng của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. 4. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở tường mầm non Hồng Châu: 4.1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn * Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên qua tổ chức các hội thi. Việc tổ chức hội thi cho giáo viên có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao năng lực tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ, tạo cơ hội để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Khi tham gia giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra phương pháp mới hay linh hoạt, sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi thiết kế bài dạy sinh động để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau. Trong năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức tốt các hội thi như: Hội thi “giáo viên dạy giỏi” theo chuyên đề ; hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường, chọn và bồi dưỡng đội tuyển dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. *Bồi dưỡng qua việc tổ chức cho cán bộ giáo viên đi thăm quan học tập, dự giờ học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn trong huyện, tỉnh Nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi häc tËp tại các trường điểm trong huyện, trong tỉnh để học tập công tác quản lý chỉ đạo nhà trường, học tập công tác tuyên truyền vận động phụ huynh làm xã hội hoá giáo dục, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp. Tổ chức hội thảo các chuyên đề trong năm học, xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề trong năm học, qua việc tổ chức các chuyên đề đó giúp giáo viên học tập, tiếp thu những phương pháp đổi mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ những phương pháp mới, hấp dẫn giáo viên vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với từng độ tuổi nhằm không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi giáo viên. * Phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm là những bài học quý báu, những giải pháp sáng tạo mà trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên đã tìm tòi, nghiên cứu chắt lọc đúc rút lại để thu được kết quả tốt nhất khi vận dụng 9 vào thực tế. Vì vậy nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện để phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm được duy trì, phát triển có chiều sâu và hiệu quả. Đầu năm học nhà trường chỉ đạo mỗi cán bộ, giáo viên đăng ký một đề tài sáng kiến kinh nghiệm để phấn đấu thực hiện. Cuối năm học có đánh giá kết quả, phân loại, các bài sáng kiến kinh nghiệm hay được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong toàn trường để tất cả giáo viên đều học tập. 4.2. Biện pháp 2: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường Cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ dạy học đầy đủ là yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Chính vì vậy tôi đã tham mưu với Ủy ban nhân dân xã mở rộng diện tích đất đảm bảo đủ 20m 2 / trẻ, xây dựng trường mầm non ở một điểm tại khu trung tâm, Trong năm này nhà trường có nhiều giải pháp khác nhau để huy động các nguồn lực tạo điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển như huy động sự đóng góp của phụ huynh, các nhà hảo tâm ủng hộ tủ lạnh, ti vi kinh phí tu sửa cở vật chất, tăng cường được nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học đạt hiệu quả cao với tổng kinh phí : 50.000.000đ. Tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng các phòng học, phòng chức năng, bếp nấu theo hướng chuẩn hóa trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở Giáo Dục và Đào tạo công nhận trong năm học 2014 - 2015. 4.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch chuyên môn Vào đầu năm học tôi đã nghiên cứu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chỉ đạo của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh phúc, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lạc hướng dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học; kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, xây dựng chế độ sinh hoạt, xây dựng kế hoạch chuyên môn, cụ thể chương trình dạy cho các nhóm, lớp phù hợp với độ tuổi sát với tình hình của trường. Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động sau đó nhà trường phê duyệt từ đó giáo viên được thực hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời hơn. Dựa vào chất lượng của các nhóm, lớp nhà trường giao chỉ tiêu chất lượng cho các nhóm, lớp cụ thể: + Nhóm trẻ: Đạt 95% trở lên. Trong đó: Khá, tốt: 90% + MG bé : Đạt 96% trở lên Trong đó: Khá tốt: 91% 10 [...]... nghiệm: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo: Nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Hồng Châu 2 Cấp học: Mầm non 3 Mã lĩnh vực: 01 4 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014 5 Địa điểm nghiên cứu: Trường mầm non Hồng Châu 6 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Trường mầm non Hồng Châu - Yên Lạc - Vĩnh phúc Ngày 25 tháng 4 năm 2014 Ngày25 tháng 4 năm 2014 Ngày 25 tháng 4 năm 2014 PHÓ HIỆU TRƯỞNG... giá chất lượng giáo dục, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Giáo dục mầm non đòi hỏi có nghệ thuật khoa học Vì vậy người cán bộ quản lý phải có tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức lối sống tốt, chủ động trong công tác chỉ đạo chuyên môn và chất lượng giáo dục của nhà trường. .. trường và chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng kế hoạch Chỉ đạo thực hiện đúng chương trình, chế độ sinh hoạt theo quy định từng độ tuổi phù hợp với chủ đề Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, không ngừng nâng cao phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nắm bắt kịp thời các thông tin đổi mới về phương pháp giáo dục góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường. .. trẻ với trẻ 4.6 Biện pháp 6: Chỉ đạo tích cực việc thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non: Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo viên cần phát huy tính sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non, Thực hiện tốt các chuyên đề trọng tâm như: Ứng dụng công nghệ thông tin, nhà trường đã phát động phong trào soạn giáo án điện tử trong suốt cả năm học Nhằm tạo cho giáo viên có tính... rộng về chất lượng giáo dục trong toàn trường Trong năm học 2013 - 2014 nhà trường đã chỉ đạo khu điểm, lớp điểm Điểm toàn diện về chất lượng giáo dục như Nhà trẻ 24 - 36 tháng A, Mẫu giáo 3 tuổi A, Mẫu giáo 4 tuổi A, Mẫu giáo 5 tuổi A Với các lớp chỉ đạo điểm nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu năm học, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dồ dùng, đồ chơi, chỉ đạo giáo viên trang... luận Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục mầm non tốt là mở đầu cho nền giáo dục tốt, 20 giáo dục mầm non vô cùng quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt Hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Muốn đạt được điều điều đó, người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, chỉ đạo sát sao... chơi cấp trường Do đó, số lượng đồ dùng, đồ chơi, đã được tăng lên Trong năm học 2013 – 2014 số giáo viên tham gia dự thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường tổng số giáo viên dự thi: 20 cô trong đó: đạt giải nhất 2 cô, giải nhì 3 cô, giải ba 3 cô, giáo viên còn lại đạt giải khuyến khích, 4.9 Biện pháp 9: Đổi mới công tác quản lý Chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục& Đào... môi trường: Xanh – Sạch – Đẹp, thân thiện Qua chỉ đạo điểm, giáo viên đã học tập thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên Đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng từng trẻ: Đánh giá đúng, thực chất kết quả giáo dục của trẻ đạt được, đối với trẻ nhà trẻ 15 đánh giá trẻ theo 4 lĩnh vực, trẻ 3, 4 tuổi đánh giá theo 5 lĩnh vực, trẻ 5 tuổi đánh giá theo các chỉ số, ... hiệu quả * Đối với phòng giáo dục: 21 Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên giỏi đi tham quan các đơn vị trường điểm để được giao lưu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác chỉ đạo chuyên môn tại đơn vị Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ được áp dụng trong quá trình thực hiện ở Trường mầm non Hồng Châu- Yên Lạc- Vĩnh phúc... đã bổ xung một số thiếu sót của giáo viên trong công tác giáo dục trẻ Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho trẻ đạt chất lượng giáo dục cao hơn 5 Kết quả đạt được: * Đối với giáo viên - 100% giáo viên trong nhà trường đã nắm được nội dung, phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạo của học sinh - Giáo viên đã . nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non. 4. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở tường mầm non Hồng Châu: 4.1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác bồi dưỡng. dụng một số giải pháp để chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ mầm non. 6. Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trường. 7 4. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Hồng Châu ………………………………………… 9 4.1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn 9 4.2. Biện pháp

Ngày đăng: 10/04/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w