Trong thực tế, tổn hao đường truyền tín hiệu vô tuyến di động chủ yếu do tác động của địa hình và sự có mặt của các đối tượng tán xạ sóng vô tuyến dọc theo đường truyền trong môi trường truyền sóng vô tuyến. Số đo suy hao đường truyền là hiệu số giữa công suất phát và cường độ trường trung bình của tín hiệu thu được. Do vậy, nhằm đánh giá một cách tương đối sự thay đổi tổn hao công suất để từ đó thực hiện điều chỉnh công suất chính xác người ta đưa ra mô hình tổn hao đường truyền.
Do hiện tượng che khuất mà công suất trung bình của tín hiệu thu được dao động theo phân bố chuẩn loga. Hiện tượng che khuất xuất hiện do sự bất
đồng nhất của môi trường truyền, các vật cản lớn như nhà cao tầng, cây cối, các ngọn núi gây nên những tổn hao do tán xạ và nhiễu xạ. Kết quả là có sự thay đổi rất chậm của giá trị trung bình tại chỗ.
Giả sử, P là công suất của tín hiệu thì hàm mật độ xác suất có dạng: f(P) = (ln )2/2 2 2 1 σ σ π d P P e P − − (3.1) công suất được tính theo [dB] được cho bởi Pd=10lgS, đó là biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn với kì vọng là Pd và σ2 là phương sai.
Khi đó, biến ngẫu nhiên P được biểu diễn:
10/ /
10Pd
P= (3.2)
Mặt khác, công suất tín hiệu thu được tại một điểm xác định trong tế bào tỉ lệ nghịch với khoảng cách theo quy luật truyền dẫn công suất, nên tổn hao đường truyền giữa trạm di động với trạm gốc tỉ lệ với rµ, trong đó r là khoảng cách và µ là hằng số. Mô hình đơn giản nhất của sự thay đổi tổn hao
công suất tín hiệu trên đường truyền là:
LP= rµ.10Pd/10 (3.3) Với LP là biến ngẫu nhiên đặc trưng cho sự thay đổi tổn hao công suất đo bằng dB, µ là hằng số nhận các giá trị khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường
truyền sóng bằng 2 ở vùng nông thôn đến 6 trong môi trường đô thị có che khuất.