TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

25 546 1
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài số 2: “NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA” SVTH: ĐINH THỊ THÚY LAN STT: 47 Nhóm: 3 Lớp: Cao học Đêm 1 – K20 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Tp. Hồ Chí Minh, 2011 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII - thế kỷ VI Tr.CN. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Sự phát triển của Triết học là sự phát triển song song giữa hai nền Triết học Phương Tây và Triết học Phương Đông. Nhưng do điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa mà sự phát triển của hai nền Triết học có sự khác nhau. Phương Tây phát triển Triết học ‘ hướng ngoại’ bởi những yêu cầu phát triển khoa học nghiên cứu; còn Phương Đông chịu sự tác động của chính trị, chiến tranh diễn ra liên tục, nên Triết học ‘hướng nội’, nghiên cứu về Tôn giáo có Ấn Độ, về chính trị - Đạo đức – xã hội có Trung Quốc. Nhưng dù phát triển ở Phương Đông hay Phương Tây thì Triết học cũng là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người. Nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - Đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - Đạo đức phong kiến phương Đông. Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái Triết học khá hoàn chỉnh. Trong số các trường phái triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Người theo Nho giáo được gọi là nhà Nho, là người đã đọc thấu sách thánh hiền được thiên hạ trọng dụng, dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường Đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc tri thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó. Một trường phái Triết học lớn nữa của Trung Quốc là Đạo giáo. Đạo giáo tức là giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, là tôn giáo đặc hữu chính thống của nước này. Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo có thể xuất hiện ở thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, khi tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia Đạo giáo là một trong tam giáo tồn tại thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y học, hóa học, vật lý, địa lý, lịch sử,… Hai trường phái Triết Học này đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, việc tìm hiểu tư tưởng Triết học của Nho gia – Đạo gia và những ảnh hưởng của của nó đến xã hội Việt Nam là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của Triết học Phương Đông, qua đó hiểu biết thêm về sự phát triển tư tưởng của Việt Nam. CHƯƠNG I SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA 1. Nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát triển trong thời Xuân thu, Chiến quốc. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều học thuyết. Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả đưa ra học thuyết của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng loạn lạc bấy lâu nay. Nho gia và Đạo gia tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng và nhiều quốc gia phương Đông nói chung. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả hai trường phái triết học đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng hai trường phái triết học này trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến một số nước Châu Á lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào, Campuchia… 2. Nét tương đồng về quan điểm: a. Khởi nguyên vũ trụ: Cả 2 trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ Đạo. Đạo để chỉ cái nguyên lí tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dưới 2 phương diện: vô và hữu . Vô, thì Đạo là nguyên lí của trời đất, nguyên lí vô hình . Hữu, thì Đạo là nguyên lí hữu hình, là mẹ sinh ra vạn vật “Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”. Lão tử cho rằng Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ Đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với Đạo. Khổng tử coi Đạo đức là nền tảng của xã hội, là công cụ để giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân cho con người. Xuất phát từ khai thác lý luận âm dương – ngũ hành, Đổng Trọng Thư là người đã đưa ra thuyết “trời sinh vạn vật” và “thiên nhân cảm ứng” để hoàn chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và xã hội. Cả 2 trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ âm dương. Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. b. Thế giới quan – Nhân sinh quan: Cả 2 trường phái đều cho rằng bản tính nhân loại đều có một tính gốc. Nho gia thì cho rằng tính gốc là tính thiện hay tính ác. Theo Đạo gia thì nói đến tính gốc và khuynh hướng “vô vi” hay “hữu vi”. “Vô vi” là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với Đạo. Cả 2 trường phái đều cho rằng “Đạo” liên quan đến sự phát triển, tiến hoá của trời đất muôn vật. Theo Nho gia thì Đạo là quy luật biến chuyển, tiến hoá của vạn vật trời đất và phải xây dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp là Đạo; noi theo Đạo một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn trong cuộc sống thì có được đức trong sáng quý báu ở trong tâm Còn theo Đạo thì gia Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sáng tạo ra vạn vật, là phép tắc của vạn vật, quy luật biến hóa tự thân của vạn vật. Cả 2 trường phái đều tập trung chủ yếu vào xã hội và con người, coi trọng hành vi cá nhân, hướng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội. Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu: hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém phát triển kinh tế, khoa học so với văn minh Phương Tây (hướng ngoại). Tư tưởng của hai trường phái có hai đặc điểm cá biệt: hòa hợp và trọng truyền thống. Trong cả Nho giáo lẫn Ðạo học, ta đều thấy ý tưởng về hòa hợp tự nhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật, và minh triết đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn ngoan của nó. Nhìn từ viễn cảnh hiện đại, ta thấy Nho giáo lẫn Ðạo học đều có vẻ là tôn giáo, tuy thế, xét theo nguyên ngữ, cả hai chỉ được đề cập tới một cách đơn giản là “giáo” với ý nghĩa giáo hóa, dạy bảo cách sống sao phải Đạo làm người. Tuy cả hai có triển khai các thành tố tôn giáo và siêu hình nhưng rõ ràng chúng bắt nguồn từ các hệ thống triết học, được các tôn sư và các cá nhân đi theo làm thành các “học phái” Khổng Tử và Nho gia nói chung ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của vũ trụ. Tuy nhiên để tìm chổ dựa vững chắc cho lý luận Đạo đức của mình, Khổng Tử cho rằng vạn vật không ngừng biến hóa theo một trật tự không gì cưỡng lại được. Chúng ta có thể bắt gặp tư tưởng này trong Đạo gia với quan niệm của Lão Tử về Đạo: Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi), vừa mang tính phổ biến. Mạnh Tử hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho gia trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận. Tư tưởng triết học của Tuân tử thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ. Đạo gia đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết Đạo trời”. c. Quan điểm chính trị xã hội: Quan điểm chính trị và xã hội của Đạo gia và Nho gia hoàn toàn khác xa nhau. Trong khi Đạo gia khuyên con người phải sống theo lẽ tự nhiên thì Nho gia khuyên con người phải sống theo lễ và mệnh trời. Tuy nhiên cũng có một nét tương đồng nhỏ về phong cách sống, đó là Đạo gia khuyên con người sống không giả tạo, từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Trong khi đó Nho gia cũng khuyên con người sống phải chừng mực, điều gì mà mình không muốn cũng đừng nên áp dụng cho người khác. Người trị vì thiên hạ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp và đáng quý. d. Về phương châm xử thế: Con người sống và hành động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, hợp với lòng người theo một quan niệm nhân sinh vững chắc. Nho gia nguyên thủy cho rằng Nền tảng của gia đình – xã hội là những quan hệ Đạo đức – chính trị, đặc biệt là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ. Các quan hệ này được Nho gia gọi là Đạo. khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yên vui và ngược lại. Đạo gia thì giáo huấn con người theo thuyết vô vi: sống và hành động theo lẽ tự nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên, là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Nghệ thuật sống dành cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung. CHƯƠNG II SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA 1. Nét khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển Nho gia & Đạo gia Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (551-479 TCN)-người nước Lỗ (Sơn Đông)- phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra học thuyết Nho giáo. Khổng Tử sống trong thời Xuân Thu (722-480 TCN). Lúc bấy giờ, thế lực của thiên tử nhà Chu ngày càng sa sút, bị chư hầu lấn lướt. Từ hơn 1.500 tiểu quốc phong kiến tuân phục vương quyền trung ương nay chỉ còn khoảng 150 thành quốc. Thất bá gồm Tề, Tấn, Tần, Tống, Sở và hai nước phương nam Ngô và Việt mượn danh nghĩa vua Chu để tập hợp các chư hầu khác, đánh nhau triền miên hơn 483 lần, giành nhau làm bá chủ chư hầu, gây xung đột và đối lập giữa hai miền nam bắc. Các nước nhỏ dần dần bị thôn tính. Tới cuối thời Xuân thu, chỉ còn khoảng 40 thành quốc làm phụ dung cho thất bá vừa kể. Thời kỳ này thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước Chư hầu lớn nhỏ. Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiện không trở thành tư tưởng chủ yếu ngay mà mãi đến thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Trung Quốc lúc đó đã là một nhà nước theo thế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất. Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các đại sĩ phu thời Hán, Khổng Tử và tư tưởng Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng chính thống. Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc (480-221 TCN), do bất đồng về bản tính con người mà Nho gia bị chia thành 8 phái, trong đó phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Mạnh Tử (372 - 298 TCN) đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyên thủy. Ông đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Ông đã khép lại một giai đoạn hình thành Nho gia. Vì vậy, Nho gia Khổng- Mạnh còn được gọi là Nho gia Nho gia nguyên thủy hay Nho gia tiên Tần. Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học, còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Đến thời Tây Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) đã dựa trên lợi ích giai cấp phong kiến thống trị, khai thác lý luận Âm dương-Ngũ hành, đưa ra thuyết trời sinh vạn vật và thiên nhân cảm ứng để chỉnh thêm Nho gia trong việc giải thích vạn vật, con người và xã hội. Ông đã hệ thống hóa kinh điển Nho gia thành Tứ thư và Ngũ kinh, đồng thời đưa ra quan niệm tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ. Những quan điểm này đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn đạo đức và nền tảng tư tưởng xã hội, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị Trung Quốc. Nho gia không dừng lại với tư cách một trường phái triết học vươn lên thành hệ tư tưởng xã hội mà còn được mở rộng thành một hệ thống niềm tin, tín ngưỡng-nghi thức được phổ biến trong toàn xã hội. Nho giáo xuất hiện và Khổng Tử được suy tôn làm Giáo chủ của đạo Học. [...]... dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 2 .Tiểu ban Triết học, Triết học (Phần I & II, dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , LHNB Trường ĐH Kinh tế TPHCM, 2010 3.Khoa Triết học trường ĐH Kinh tế TPHCM, Giáo trình Đại cương lịch sử Triết. .. như đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú…đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần người Việt, làm cho một bộ phận người bất lương lợi dụng điều này để chuộc lợi từ những người nhẹ dã, cả tin KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu và phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia, ta thấy có rất nhiều điểm tương đồng cũng như sự khác biệt của hai trường phái triết học này Tuy nhiên, dù khác. .. người sáng lập ra Đạo gia Học thuyết Đạo gia của ông được ông trình bày trong cuốn Đạo đức kinh Sách Đạo đức kinh chỉ có khoảng 5 nghìn chữ, được phân ra Thiên thượng 37 chương và Thiên hạ 44 chương, tất cả gồm 81 chương Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức Ngoài Lão Tử là người sáng lập, thì Đạo gia còn có hai yếu nhân khác được thừa nhận và tôn vinh muôn đời, đó là Dương Chu và Trang Tử Trong... chứng sâu sắc Đạo gia với những tư tưởng sâu sắc và độc đáo về đạo, về đức, về phép biện chứng, về vô vi trong hệ thống triết học của Lão Tử Chúng là mạch suối nguồn làm phát sinh nhiều tư tưởng triết học đặc sắc của nền triết học phương Đông nói chung và triết học Trung Hoa nói riêng… Tuy nhiên, cách sống dửng dưng, thoát tục, vị ngã của trường phái Đạo gia là một phản ứng tiêu cực trước sự bế tắc của... quan điểm lạc hậu của Nho gia o Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho gia o vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay Nội dung gia o dục của Nho gia o là dạy đức và dạy tài vẫn còn có ý nghĩa đến ngày nay và càng được trân trọng 3.3 Đạo gia và những tác động đến xã hội (hay hệ tư tưởng) Việt Nam Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ II Sách Đạo Tạng kinh ghi: “Sau... vô vi nơi yên lặng Những người tu theo Đạo giáo, chỉ biết xuất thế lo tu độc thiện kỳ thân CHƯƠNG III NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM 3.1 Sự du nhập các tư tưởng triết học vào Việt Thời kỳ Bắc thuộc bắt đầu bằng sự xâm lược của nhà Hán năm 110 trước công nguyên cho tới khi Ngô Quyền giành được độc lập vào năm 939 Trong thời gian này, kẻ thù đã tìm mọi cách để Hán... nước và giữ nước ấy được phản ánh sinh động và rực rỡ trong đời sống ý thức của dân tộc, trong đó tư tưởng triết học về dân, về con người, về dân tộc… hay nói chung hơn, những tư tưởng triết học về xã hội, về thực tiễn giữ vai trò là trung tâm của nó và xuyên suốt về sau Triết học Việt Nam tiếp tục được kế thừa, bổ sung và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn dựng nước và giữ nước của dân tộc và. .. quyền vững mạnh Nho gia o rất coi trọng trí thức, coi trọng học hành Hàng nghìn năm qua, Nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học -Nho gia o làm nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật, đặc biệt là gia o dục Gia o dục Nho gia o góp phần nâng cao văn hóa con người, đặc biệt là về văn học, sử học, triết học Hiếu học là đặc điểm của Nho gia o và chính... Vào thời kỳ phong kiến dân tộc ở Việt Nam, Đạo giáo thường được dùng để thu hút nông dân tham gia vào các cuộc bạo động chống lại cường hào ác bá địa phương và quan lại trung ương Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng truyền thống đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người dân Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng Từ xa xưa người... các tư tưởng triết học của Trung Quốc đã thâm nhập vào con người Việt Nam nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung một cách sâu sắc Theo dòng thời gian lịch sử phát triển xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những mặt tích cực và đào thải những mặt tích cực của các trường phái triết học Trên trực tế rất khó phân biệt những tư tưởng bản địa thuần túy với các tư tưởng du nhập, như Phật, Đạo, Nho, Lão, phương

Ngày đăng: 19/11/2014, 20:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

    • 1. Nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển

    • 2. Nét tương đồng về quan điểm:

    • CHƯƠNG II

    • SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

      • 1. Nét khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển Nho gia & Đạo gia

      • 2. Nét khác biệt trong quan điểm

      • CHƯƠNG III

      • NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM

        • 3.1 Sự du nhập các tư tưởng triết học vào Việt

        • 3.2 Nho gia và những tác động đến xã hội (hay hệ tư tưởng) Việt Nam

        • 3.3 Đạo gia và những tác động đến xã hội (hay hệ tư tưởng) Việt Nam

        • KẾT LUẬN

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan