1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

25 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC :

Đề tài số 2 :

NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA

SVTH : VŨ DUY KHÁNH STT : 42

NHÓM : 3 LỚP : Cao Học Đêm 1 - K20 GVHD : TS BÙI VĂN MƯA

Thành phố Hồ Chí Minh, 05/2011

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1 - Triết học và tư tưởng triết học phương Đông 4

1.1 Khái lược bức tranh triết học về thế giới 4

1.2 Triết học Trung Quốc cổ - trung đại 5

1.2.1 Khái lược 5

1.2.2 Nho gia 5

1.2.3 Đạo gia 5

Chương 2 - Nét tương đồng giữa Nho gia và Đạo gia 7

2.1 Nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển 7

2.2 Nét tương đồng về quan điểm 7

2.2.1 Khởi nguyên vũ trụ: 7

2.2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan 8

2.2.3 Tư tưởng thực chứng luận 9

2.2.4 Quan điểm chính trị xã hội 10

2.2.5 Phương châm xử thế 10

Chương 3 – Sự khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia 11

3.1 Sự khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển 11

3.2 Sự khác biệt trong quan điểm 12

3.2.1 Khởi nguyên vũ trụ 12

3.2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan 13

3.2.3 Tư tưởng thực chứng luận 14

3.2.4 Quan điểm chính trị - xã hội 15

3.2.5 Phương châm xử thế 17

Chương 4 - Những ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam 18

4.1 Sự du nhập các tư tưởng triết học vào ViệtNam 18

4.2 Ảnh hưởng của Nho Giáo đến xã hội Việt Nam 19

4.2.1 Ảnh hưởng của Nho giáo trước Cách mạng tháng 8 19

4.2.2 Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ sau cách mạng tháng 8 20

4.3 Đạo gia và những tác động đến xã hội (hay hệ tư tưởng) Việt Nam 20

4.3.1 Những ảnh hưởng tích cực 20

4.3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực 22

PHẦN KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát triểntrong thời Xuân thu, Chiến quốc Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiềuhọc thuyết Hai trường phái triết học này có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triếthọc sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng củanền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam Tuy có nhiều nhược điểm và thiếu sót

nhưng hai trường phái triết học này đã đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng

một nền văn hến rực rỡ của nước ta, tạo nên sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm bảo

vệ chủ quyền độc lập dân tộc và góp phần tạo nên các giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc Việt Nam

Với đề tài “Nét tương đồng và khác biệt giữa nho gia và đạo gia”, tiểu luận nêu

lên những nét tương đồng và sự khác biệt giữa 2 trường phái này và những ảnh hưởngcủa của nó đến xã hội Việt Nam là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng củaTriết học Phương Đông, qua đó hiểu biết thêm về sự phát triển tư tưởng của Việt Nam

Đề tài được triển khai dựa trên nội dung của triết học Nho gia và Đạo gia Trongquá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụngnhư: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, …

Nội dung tiểu luận gồm 4 chương :

 Chương 1 : Triết học và tư tưởng triết học phương Đông

 Chương 2 : Nét tương đồng giữa Nho gia và Đạo gia

 Chương 3 : Sự khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia

 Chương 4 : Những ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam

Do kiến thức và trình độ còn hạn chế, cũng như sự hạn hẹp về thông tin nên tiểuluận này không tránh khỏi sai sót Kính mong sự được sự góp ý của thầy và những ngườiquan tâm

Trang 4

Chương 1 - Triết học và tư tưởng triết học phương Đông

1.1 Khái lược bức tranh triết học về thế giới.

Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Đông và phương Tây vàokhoảng thế kỷ VIII - thế kỷ VI trước CN Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứuthế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vậnđộng của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sốngcộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý

Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của conngười về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy

Để có một định nghĩa Triết học hoàn chỉnh như vậy, lịch sử Triết học đã phải trải quabao thăng trầm, biến cố của lịch sử, có lúc phát triển đến đỉnh cao như giai đoạn Triết họccủa Arixtốt, Đemôcrit và Platon nhưng cũng có lúc nó bị biến thành một môn của thầnhọc theo chủ nghĩa kinh viện trong một xã hội tôn giáo bao trùm mọi lĩnh vực vào thế kỷthứ X – XV Đến những năm 40 của thế kỷ XIX – Triết học Mác ra đời dựa trên nhữngđiều kiện lịch sử về kinh tế xã hội, những tiền đề khoa học tự nhiên và sự kế thừa nhữngthành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại

Sự phát triển của Triết học là sự phát triển song song giữa hai nền Triết học PhươngTây và Triết học Phương Đông Nhưng do điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, vănhóa mà sự phát triển của hai nền Triết học có sự khác nhau Phương Tây phát triển Triếthọc ‘ hướng ngoại’ bởi những yêu cầu phát triển khoa học nghiên cứu; còn Phương Đôngchịu sự tác động của chính trị, chiến tranh diễn ra liên tục, nên Triết học ‘hướng nội’,nghiên cứu về Tôn giáo có Ấn Độ, về chính trị - đạo đức – xã hội có Trung Quốc Nhưng

dù phát triển ở Phương Đông hay Phương Tây thì Triết học cũng là hoạt động tinh thầnbiểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người

Trang 5

1.2 Triết học Trung Quốc cổ - trung đại.

1.2.1 Khái lược.

Nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệlên xã hội phong kiến Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà tưtưởng Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của

xã hội Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện phápgiải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trongviệc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tậpquyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông Chínhtrong quá trình ấy đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường pháiTriết học khá hoàn chỉnh

Ngày nay, chúng ta thường nghe nói “nước có quốc pháp, nhà có gia phong” là nhữngcâu nói răn dạy để giáo dục con người Việt Nam sống có phép tắc, khuôn mẫu đạo đứcnhất định theo tinh thần “Nho giáo”, đồng thời còn là biểu tưởng tự hào về truyền thốngvăn hoá dân tộc, là nguyên khí tinh thần độc lập, từ cường của một dân tộc, là bản sắcriêng về truyền thống văn hoá

Trang 6

1.2.3 Đạo gia.

Đạo giáo giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, là tôn giáo

đặc hữu chính thống của nước này Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo có thể

ở thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, khi tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện Các

tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia

Đạo giáo là một trong tam giáo tồn tại thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nhogiáo và Phật giáo Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này

đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc Mặc dù có rất nhiềuquan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lí này đã hoà hợp thành một truyền thống Ảnhhưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc,được truyền đến một số nước Châu Á lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, HànQuốc, Lào,Campuchia…

Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực như: chính trị,kinh tế, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y học, hóa học, vật lý, địa lý, lịchsử,…

Vì xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và sự khó phân ranh rõ ràng với nhữngtôn giáo khác nên người ta không nắm được số người theo Đạo giáo Đặc biệt có nhiềungười theo Đạo giáo sinh sống tại Đài Loan, nơi nhiều trường phái Đạo gia đã lánh nạncách mạng văn hóa tại Trung Quốc lục địa

Trang 7

Chương 2 - Nét tương đồng giữa Nho gia và Đạo gia

2.1 Nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển.

Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát triển trong thời Xuân thu, Chiến quốc Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiều học thuyết Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều

học giả đưa ra học thuyết của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khắc phục tình trạngloạn lạc bấy lâu nay Có hàng trăm học giả với hàng trăm tác phẩm ra đời, cho nên thờinày còn gọi là thời “Bách gia chư tử, trăm nhà trăm thầy”; “Bách gia tranh minh, trămnhà đua tiếng” Trong đó có 6 học phái lớn là Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia,Pháp gia và Danh gia

Nho gia và Đạo gia tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, được hoàn thiện liên tục và cóảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng và nhiềuquốc gia phương Đông nói chung Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả haitrường phái triết học đã hoà hợp thành một truyền thống Ảnh hưởng hai trường phái triếthọc này trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyềnđến một số nước Châu Á lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào,Campuchia…

Trang 8

2.2 Nét tương đồng về quan điểm

2.2.1 Khởi nguyên vũ trụ:

- Quan niệm về đạo: Cả 2 trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt

nguồn từ đạo Đạo để chỉ cái nguyên lí tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khaithiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm Đạo có thể quan niệmdưới 2 phương diện: vô và hữu Vô, thì Đạo là nguyên lí của trời đất, nguyên lí vôhình Hữu, thì Đạo là nguyên lí hữu hình, là mẹ sinh ra vạn vật “Vô danh thiên địachi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”

- Quan niệm về âm dương: Cả 2 trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt

nguồn từ âm dương

+ Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụthể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trongtừng tế bào, từng chi tiết Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong

Âm có Dương và trong Dương có Âm

+ Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ứcchế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau

2.2.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan.

- Bản tính nhân loại đều có 1 tính gốc:

+ Nho Gia: Tính gốc là tính thiện hay tính ác

+ Đạo Gia: Tính gốc và khuynh hướng “vô vi” hay “hữu vi” “Vô vi” là khuynhhướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với đạo

- Về đạo đức: “Đạo” liên quan đến sự phát triển, tiến hoá của trời đất muôn vật.

+ Nho Gia: Đạo là quy luật biến chuyển, tiến hoá của vạn vật trời đất

Trang 9

+ Đạo Gia: Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sáng tạo ra vạn vật, là phép tắc của vạnvật, quy luật biến hóa tự thân của vạn vật.

- “Đức” gắn chặt với Đạo.

+ Nho Gia: đường đi lối lại đúng đắn phải theo để xây dựng quan hệ lành mạnh,tốt đẹp là đạo; noi theo đạo một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn trong cuộc sống thì cóđược đức trong sáng quý báu ở trong tâm

+ Đạo Gia: Đạo là quy luật biến hóa tự thân của vạn vật, quy luật ấy gọi là Đức

- Quan điểm về con người:

+ Tập trung chủ yếu vào xã hội và con người, coi trọng hành vi cá nhân, hướngtới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội

+ Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu: hướng vào nội tâm - luôn cốgắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh

và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém pháttriển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém phát triển kinh tế, khoa học sovới văn minh Phương Tây (hướng ngoại)

- Hòa hợp và trọng truyền thống:

+ Ta có thể tóm tắt tư tưởng của 2 vào trường phái vào 2 đặc điểm cá biệt: hòa hợp

và trọng truyền thống Trong cả Nho giáo lẫn Ðạo học, ta đều thấy ý tưởng về hòa hợp tựnhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật, và minh triết đến từ sự thừa nhận trạng thái đó,đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn ngoan của nó

+ Nhìn từ viễn cảnh hiện đại, ta thấy Nho giáo lẫn Ðạo học đều có vẻ là tôn giáo,tuy thế, xét theo nguyên ngữ, cả hai chỉ được đề cập tới một cách đơn giản là “giáo” với ýnghĩa giáo hóa, dạy bảo cách sống sao phải đạo làm người Tuy cả hai có triển khai các

Trang 10

thành tố tôn giáo và siêu hình nhưng rõ ràng chúng bắt nguồn từ các hệ thống triết học,được các tôn sư và các cá nhân đi theo làm thành các “học phái

2.2.3 Tư tưởng thực chứng luận.

Khổng Tử và Nho gia nói chung ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của vũ trụ Tuy nhiên để tìm chổ dựa vững chắc cho lý luận đạo đức của mình,

Khổng Tử cho rằng vạn vật không ngừng biến hóa theo một trật tự không gì cưỡng lạiđược Chúng ta có thể bắt gặp tư tưởng này trong Đạo gia với quan niệm của Lão Tử vềđạo: Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi), vừa mang tính phổ biến

Đều theo chủ nghĩa duy tâm:

+ Nho Gia: Mạnh Tử hệ thống hóa triết học duy tâm của Nho Gia trên phươngdiện thế giới quan và nhận thức luận Tư tưởng triết học của Tuân tử thuộc chủ nghĩa duyvật thô sơ

+ Đạo Gia: đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể Lão tửcho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạotrời”

2.2.4 Quan điểm chính trị xã hội.

 Quan điểm chính trị và xã hội của Đạo gia và Nho gia hoàn toàn khác xanhau Trong khi Đạo gia khuyên con người phải sống theo lẽ tự nhiên thì Nho gia khuyêncon người phải sống theo lễ và mệnh trời Tuy nhiên cũng có một nét tương đồng nhỏ vềphong cách sống, đó là Đạo gia khuyên con người sống không giả tạo, từ bỏ tính thamlam, vị kỷ để không làm mất đức Trong khi đó Nho gia cũng khuyên con người sốngphải chừng mực, điều gì mà mình không muốn cũng đừng nên áp dụng cho người khác

Các học thuyết đưa ra cũng đều nhằm hướng đến tập trung giải quyết những vấn đề thực tiễn Xã hội thời đại đặt ra, giải quyết những mâu thuẫn do xã hội đưa ra và đưa con người đến một lối giải thoát theo các cách khác nhau.

 Người trị vì thiên hạ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp và đáng quý

Trang 11

2.2.5 Phương châm xử thế.

 Con người sống và hành động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, hợp với lòng

người theo một quan niệm nhân sinh vững chắc Cả 2 trường phái đều hướng con người đến cái thiện, khuyên con người sống tốt để có gia đình hạnh phúc và góp phần cho 1 xã hội ổn định.

+ Nho gia nguyên thủy cho rằng Nền tảng của gia đình – xã hội là những quan hệđạo đức – chính trị, đặc biệt là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ Các quan hệ nàyđược nho gia gọi là đạo khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yênvui và ngược lại Nho giáo nguyên thủy là triết lý của Khổng Tử và Mạnh tử về đạo làmngười quân tử và cách thức trở thành người quân tử, cách cai trị đất nước

+ Đạo gia thì giáo huấn con người theo thuyết vô vi: sống và hành động theo lẽ

tự nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của

tự nhiên, là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức Nghệ thuật sống dành cho

con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung

Chương 3 – Sự khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia

3.1 Sự khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển.

Khổng tử là người sáng lập ra nho giáo vào cuối

thời kỳ Xuân thu là thời kỳ mà người ta rất quan tâm

đến đạo đức, chính trị, xã hội Ông coi hoạt động đạo

đức là nền tảng của xã hội, là công cụ để gìn giữ trật

người Đến thời chiến quốc,

Nguồn gốc lịch

sử được xác nhậncủa Đạo gia có thể

ở thế kỉ thứ 4

Khổng Tử

Lão Tử

Trang 12

phái của Tôn tử và phái của Mạnh tử là mạnh nhất.

Mạnh tử có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển

của nho giáo nguyên thủy, ông đã khép lại một giai

đoạn quan trọng – giai đoạn hình thành nho giáo,

nho giáo Khổng – Mạnh còn được gọi là nho giáo

nguyên thủy hay nho giáo tiên Tần

Nho giáo tiếp tục chi phối đời sống tư tưởng xã hội

Trung Quốc qua các triều đại tiếp theo, nhưng nói

chung, Nho giáo trong thời Minh-Thanh không có

phát triển mới nổi bật mà ngày càng khắt khe và bảo

thủ

Sang thế kỷ XIX, Nho giáo đã thật sự trở nên già

cỗi, không còn sức sống nữa

khi tác phẩm Đạo đức kinh của

Lão Tử xuất hiện Sau đó đượcTrang tử phát triển thêm vào thờiChiến quốc Nguồn gốc tư tưởngcủa Đạo gia xuất phát từ nhữngquan điểm về vũ trụ luận, thiênđịa, ngũ hành, âm dương, KinhDịch…

3.2 Sự khác biệt trong quan điểm.

3.2.1 Khởi nguyên vũ trụ.

Khổng Tử đứng trên quan điểm triết học

của Kinh Dịch Theo tư tưởng của kinh

này thì uyên nguyên của vũ trụ , của vạn

vật là thái cực Thái cực chứa đựng một

năng lực nội tại mà phân thành lưỡng

nghi Sự tương tác giữa hai thế lực

âm-dương mà sinh ra tứ tượng Tứ tượng

tương thôi sinh ra bát quái và bát quái sinh

ra vạn vật Vậy là sự biến đổi có gốc rễ ở

sự biến đổi âm -dương

Lão Tử thì quan niệm đó là đạo Trong

chương 25, sách “Đạo đức kinh” ông viết:

“Có một vật hỗn độn mà thành trước cả

trời đất Nó yên lặng, trống không, đứng một mình mà không thay đổi, vận hành khắp cả mà không ngừng, có thể coi nó là

mẹ của vạn vật trong thiên hạ Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là Đạo Đạo mang tên lớn vô cùng”

Ở chương hai mốt ông viết: “Đạo là cái gì

Ngày đăng: 19/11/2014, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w