Tiểu luận triết học Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia

35 566 0
Tiểu luận triết học Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận triết học Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII - thế kỷ VI trước Công Nguyên. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.

1    1.1. Nét tương đồng trong lịch sử hình thành và phát triển 4 1.2. Nét tương đồng về quan điểm 5 1.2.1 Khởi nguyên vũ trụ 5 1.2.2. Thế giới quan – Nhân sinh quan 6 1.2.3. Những tư tưởng biện chứng 6 1.2.4. Quan điểm chính trị - xã hội 7 1.2.5. Quan điểm trong phương châm xử thế 8  !"# 2.1. Nét khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển 9 2.2. Nét khác biệt trong quan điểm 11 2.2.1. Khởi nguyên vũ trụ 11 2.2.2. Thế giới quan - Nhân sinh quan 12 2.2.3. Những tư tưởng biện chứng 15 2.2.4. Quan điểm chính trị - xã hội 17 2.2.5. Quan điểm trong phương châm xử thế 19 $%&'( ()*+", 3.1. Nho gia và những tác động đến xã hội (hay hệ tư tưởng) Việt Nam 20 3.2. Đạo gia và những tác động đến xã hội (hay hệ tư tưởng) Việt Nam 21 (-. /0 "$ Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 2  Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ VIII - thế kỷ VI trước Công Nguyên. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông. Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái Triết học khá hoàn chỉnh. Trong số các trường phái triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Người theo Nho giáo được gọi là nhà nho, là người đã đọc thấu sách thánh hiền được thiên hạ trọng dụng, dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc tri thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 3 thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho học hay “Khổng học” - gắn với tên người sáng lập ra nó. Một trường phái Triết học lớn nữa của Trung Quốc là Đạo giáo. Đạo giáo tức là giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, là tôn giáo đặc hữu chính thống của nước này. Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo có thể xuất hiện ở thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, khi tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia . Đạo giáo là một trong tam giáo tồn tại thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y học, hóa học, vật lý, địa lý, lịch sử,… Hai trường phái Triết Học này đã có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, việc tìm hiểu, so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học của Nho gia – Đạo gia và những ảnh hưởng của của nó đến xã hội Việt Nam là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của Triết học Phương Đông, qua đó hiểu biết thêm về sự phát triển tư tưởng của Việt Nam. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” cho tiểu luận môn Triết học. Nội dung đề tài tiểu luận gồm ba chương:   !" Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 4 $%&'( ()*+"  11 2    3  4  5  6     /  37 Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và phát triển trong thời Xuân thu, Chiến quốc. Ra đời trên cơ sở kinh tế xã hội Đông Chu, so sánh với Triết học phương Tây và Ấn Độ cùng thời. Triết học Nho gia và Đạo gia có các đặc điểm chung nổi bật như sau: Thứ nhất, nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Thứ hai, chú trọng đến chính trị đạo đức. Thứ ba, nhấn mạnh đến sự hài hòa và thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Thứ tư là tư duy trực giác. Triết học Nho gia và Đạo gia ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông. Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, triết học Nho gia và Đạo gia còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm Dương, Ngũ hành tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện chứng Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 5 của người Trung Hoa thời cổ, đã có ảnh hưởng to lớn tới thế giới quan triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền triết học Trung Hoa. 12897 11:;<=>?@A=BCDEF  9?G==<HIBJKLM: Cả hai trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ đạo. Đạo để chỉ cái nguyên lí Tuyệt Đối của Vũ Trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Đạo có thể quan niệm dưới hai phương diện: Vô và Hữu. Vô thì Đạo là nguyên lí của trời Đất, nguyên lí vô hình. Hữu, thì Đạo là nguyên lí hữu hình, là Mẹ sinh ra Vạn Vật “Vô danh thiên Địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu”.  9?G==<HIBJNIOPQ=> Cả 2 trường phái đều đề cập đến khởi nguyên vũ trụ bắt nguồn từ thuyết “Âm dương”. Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương". Âm dương phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hóa và phát triển của sự vật. Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 6 Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm. 1 :R><S<T?G=U:N=V<=:T?G=  Quan điểm về con người: Cả hai trường phái đều lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân. Tập trung chủ yếu vào xã hội và con người, coi trọng hành vi cá nhân, hướng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội. Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu: hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh và ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém phát triển kinh tế, khoa học so với văn minh Phương Tây (hướng ngoại).  Hòa hợp và trọng truyền thống: Ta có thể tóm tắt tư tưởng của hai trường phái vào hai đặc điểm cá biệt: hòa hợp và trọng truyền thống. Trong cả Nho giáo lẫn Ðạo học, ta đều thấy ý tưởng về hòa hợp tự nhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật, và minh triết đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn ngoan của nó. Nhìn từ viễn cảnh hiện đại, ta thấy Nho giáo lẫn Ðạo học đều có vẻ là tôn giáo, tuy thế, xét theo nguyên ngữ, cả hai chỉ được đề cập tới một cách đơn giản là “giáo” với ý nghĩa giáo hóa, dạy bảo cách sống sao phải đạo làm người. Tuy cả hai có triển khai các thành tố tôn giáo và siêu hình nhưng rõ ràng chúng bắt nguồn từ các hệ thống triết học, được các tôn sư và các cá nhân đi theo làm thành các “học phái”. 1.:W=>DPDP;=>X<H=Y:Z=> Cả 2 trường phái Nho gia và Đạo gia đều không có sự phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, không có đấu tranh biện chứng giữa các Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 7 học thuyết triết học. Điều này tạo nên đặc điểm tính thiếu triệt để, tính thiếu nhất quán. Chẳng hạn, trong phái Nho gia, thế giới quan của Khổng Tử dao động, giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa hữu thần. Một mặt ông xem trời (thiên) là giới tự nhiên, có sự vận hành của tự nhiên, ông nói “Trời nói lên tất cả? Bốn mùa vận hành, trăm vật sinh ra”. Nhưng mặt khác, ông lại cho rằng trời một lực lượng vô hình chi phối vận mệnh của xã hội và con người, “sống chết có mệnh, giàu snag tại trời”. Ông chủ trương thờ phụng quỷ thần, kính trọng quỷ thần, nhưng lại xa lánh quỉ thần “quỉ thần thì đáng kính, nhưng có chớ gần”. Còn Đạo gia thì thể hiện quan điểm biện chứng của mình trong tư tưởng về Đạo, nơi cội nguồn của mối liên hệ phổ biến và sự vận động biến đổi của vũ trụ vạn vật, mà nguồn gốc là do các mối liên hệ, tác động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập; cách thức là khi phát triển đến tột đỉnh rồi sẽ trở thành cái đối lập, tương phản với chính nó; khuynh hướng của sự vận động biến đổi là sự trở về với Đạo. Tuy nhiên vẫn có yếu tố duy tâm trong tư tưởng của mình, thể hiện ở chỗ đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”. 19?G=K<[IBJY:\=:DE]^_`:a< Đây là nền triết học đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính trị- đạo đức. Bởi đây là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đã đặc biệt quan tâm, suy tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý, những biện pháp nhằm khác phục hiện tượng xã hội biến động trong lịch sử chính trị, cai trị của các triều đại. Ngay cả những học thuyết mà theo tôn chỉ mục đích của nó là xa rời chính trị nhưng thực tế Đạo gia của Lão Tử và Trang Tử vẫn bàn về chính trị và đạo đức. Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 8 Học thuyết “Âm dương – Ngũ hành” vốn là học thuyết chủ trương luận và những vấn đề nguyên lý biến đổi của trời đất, vạn vật cũng được vận dụng để lý giải những vấn đề chính trị, đạo đức của xã hội, con người. Mặc dù phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung các học thuyết triết học Nho gia và Đạo gia tập trung vào các vấn đề: (1) làm thế nào để thống nhất đất nước; (2) làm thế nào để ổn định xã hội và (3) các chuẩn mực đạo đức mà con người phải tuân thủ. Tuỳ theo lập trường chính trị khác nhau và lợi ích giai cấp khác nhau mà có cách giải đáp khác nhau về một vấn đề chính trị đạo đức. Do đó nó tạo nên tính vừa phong phú và vừa sâu sắc của triết học Nho gia và Đạo gia. Chẳng hạn, vấn đề triết lý về bản tính con người. Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướng khẳng định bản tính thiện của con người. Ngược lại, Tuân Tử và Hàn Phi Tử lại chủ trương biện luận về bản tính bất thiện của con người; còn Lão Tử, Trang Tử lại đưa ra luận thuyết về bản tính tự nhiên của con người. Với những quan niệm khác nhau về bản tính người như thế lại là điểm xuất phát cho một tư duy triết lý về những phương cách coi trọng giáo dục hay pháp trị trong đạo trị quốc của các học thuyết này. 10 9?G=K<[IDEM=>b:PQ=>Y:NI_cD:R Con người sống và hành động dựa trên các nguyên tắc cơ bản, hợp với lòng người theo một quan niệm nhân sinh vững chắc. Cả hai trường phái đều hướng con người đến cái thiện, khuyên con người sống tốt để có gia đình hạnh phúc và góp phần cho một xã hội ổn định. Nho gia nguyên thủy cho rằng Nền tảng của gia đình - xã hội là những quan hệ đạo đức – chính trị, đặc biệt là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Các quan hệ này được nho gia gọi là đạo. khi các quan hệ này chính danh thì xã hội ổn định, gia đình yên vui và ngược lại. Nho giáo nguyên thủy là triết lý của Khổng Tử và Mạnh tử về đạo làm người quân tử và cách thức trở thành người quân tử, cách cai trị đất nước Đạo gia thì giáo huấn con người theo thuyết “vô vi”: sống và hành động theo lẽ tự nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 9 tính của tự nhiên, là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Nghệ thuật sống dành cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung. Đề cao và coi trọng người quân tử.  !" 1 2 !"3456/  37 :M><dM Nho giáo được hình thành từ thời Xuân Thu Chiến Quốc do Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) sáng lập ra. Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiện không trở thành tư tưởng chủ yếu ngay mà mãi đến thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Trung Quốc lúc đó đã là một nhà nước theo thế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất. Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các đại sĩ phu thời Hán, Khổng Tử và tư tưởng Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng chính thống Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), :e=>><dM hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 :e=>c 10 còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". LM><dM Đạo gia ra đời và phát triển rực rỡ từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc. Nguồn gốc tư tưởng của Đạo gia xuất phát từ những quan điểm về vũ trụ luận, thiên địa, ngũ hành, âm dương, Kinh Dịch… Lão Tử (khoảng 580- 500 TCN)- người nước Sở là người sáng lập ra Đạo gia. Học thuyết Đạo gia của ông được ông trình bày trong cuốn Đạo đức kinh. Ngoài Lão Tử là người sáng lập, thì Đạo gia còn có hai yếu nhân khác được thừa nhận và tôn vinh muôn đời, đó là Dương Chu và Trang Tử. Trong đó vị trí của Trang Tử được sánh ngang với Lão Tử, nên còn gọi là Đạo Lão – Trang. Dương Chu (khoảng 440 – 360 TCN) là một đạo sĩ ẩn danh và bí hiểm. Theo luận giải, ông phải sinh trước Mạnh Tử (372 - 298 TCN) và sau Mặc Tử (478 - 392 TCN). Tư tưởng của ông được diễn đạt lại thông qua các tác phẩm của cả những người ủng hộ lẫn những người chống đối ông. Chủ thuyết của ông là quý sự sống, trọng bản thân. Ông thường mượn chuyện Bá Thành Tử Cao không chịu mất một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ, nhằm trình bày tư tưởng của mình. Đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia” Nhóm 3 `Mc [...]... PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIỀT HỌC Đề tài số 2: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA SVTH : MAI QUỐC HÒA STT : 31 Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 35 NHÓM : 03 LỚP : CAO HỌC ĐÊM 1 – K20 GVHD : TS BÙI VĂN MƯA Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011 Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 ... hợp Nho gia với pháp gia Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 29 So với các học thuyết khác, nho gia là học thuyết có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hai ngàn năm của xã hội phong kiến Để trở thành tư tưởng chính thống, Nho Gia đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai... tiếp thu và phát triển những tư tưởng của Nho giáo để giải quyết những vấn đề về gia đình, về mối quan hệ cá nhân và xã hội, về quản lý đất nước, về phát triển kinh tế, giáo dục… trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 25 PHỤ LỤC I ĐẶC ĐIỂM TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIA: Nho gia xuất hiện vào khoảng... Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hóa con người, đặc biệt là về văn học, sử học, triết học Hiếu học là đặc điểm của nho giáo và chính đặc điểm này đã trở thành truyền thống văn hóa của người Việt Nam Nho giáo góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội ngày càng rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự hơn b/ Tiêu cực Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 21 Nho giáo... thể những quan hệ xã hội giữa con người với con người nhưng Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội, đề cao vai trò của những quan hệ ấy và thâu tóm những quan hệ Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 26 này vào ba rường mối chủ đạo (gọi là tam cương) Trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua- tôi, cha- con và chồng- vợ Nếu xếp theo... có lỗi" Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 23 Những hiện tượng như đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú…đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần người Việt, , làm cho một bộ phận người bất lương lợi dụng điều này để chuộc lợi từ những người nhẹ dạ, cả tin KẾT LUẬN Nho gia và Đạo gia từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm và đã từng ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc... www.dongtac.net 6 Đạo giáo - http://cuocsongviet.com.vn/index.asp?act=detail&mabv=1844&/Daogiao.csv 7 Lão Tử và Đạo học (Phần 1) http://dienchan.com/?cid=3,4&txtid=406 8 Tư tưởng Đạo học: http://www.vinhanonline.com/index.php? option=com_content&view=category&layout=blog&id=44&Itemid=162 Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 34 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP... duy tâm trong học thuyết Nho giáo Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 12 Tuy nhiên khi nói về khởi nguyên vũ trụ thì tính biện chứng duy vật của học thuyết Nho giáo được thể hiện qua học thuyết “Âm dương, ngũ hành” Sự biến hóa trong vũ trụ là do nhất động, nhất tịnh của Thái cực mà ra Còn đối với Đạo giáo thì Lão tử cho rằng vạn vật được sinh ra từ Đạo Đạo sinh nhất,... Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia Nhóm 3 20 CHƯƠNG III : NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM 3.1 NHO GIA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN XÃ HỘI (HAY HỆ TƯ TƯỞNG) VIỆT NAM 3.1.1 Ảnh hưởng của Nho giáo trước Cách mạng tháng Tám Nho giáo du nhập vào Việt Nam khá lâu có ảnh hưởng sâu sắc đến truyền thống giáo dục, tư tưởng nhân dân ta tư xưa đến nay Nho giáo trong... trong triết lý nhân sinh của ông Do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp nên trong triết học của Khổng Tử luôn chứa đựng những mâu thuẫn giằng co, đan xen giữa những yếu tố duy vật, vô thần với những yếu tố duy tâm, giữa những tư tưởng tiến bộ với những quan điểm bảo thủ, phản ánh tâm trạng bị giằng xé của ông trước biến chuyển của Đề tài: Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và Đạo gia . !"# 2. 1. Nét khác biệt trong lịch sử hình thành và phát triển 9 2. 2. Nét khác biệt trong quan điểm 11 2. 2.1. Khởi nguyên vũ trụ 11 2. 2 .2. Thế giới quan - Nhân sinh quan 12 2. 2.3. Những. 4 1 .2. Nét tương đồng về quan điểm 5 1 .2. 1 Khởi nguyên vũ trụ 5 1 .2. 2. Thế giới quan – Nhân sinh quan 6 1 .2. 3. Những tư tưởng biện chứng 6 1 .2. 4. Quan điểm chính trị - xã hội 7 1 .2. 5. Quan. 2. 2 .2. Thế giới quan - Nhân sinh quan 12 2. 2.3. Những tư tưởng biện chứng 15 2. 2.4. Quan điểm chính trị - xã hội 17 2. 2.5. Quan điểm trong phương châm xử thế 19 $%&'( ()*+", 3.1.

Ngày đăng: 19/11/2014, 20:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan