hãy làm sáng tỏ vai trò của gia đình việt nam thời kỳ cnh-hđh đất nước
Trang 1A LỜI NÓI ĐẦU
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII) đã đặt vấn đề gia đình
ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước Vấn đề đặt ra là phải tạo ra đời sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội Gia đình không chỉ nổi lên như một vấn đề quan trọng và cấp thiết của riêng Việt Nam mà còn là vấn đề đang được đặt ra với các dân tộc trên toàn thế giới
Bước vào thế kỷ XXI Vấn đề gia đình ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và phức tạp Ở mọi lúc mọi nơi gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại Nó đem lại hạnh phúc cho con người và cũng có thể ngược lại Ở cả phương Đông và phương Tây, nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai
Lịch sử CNH – HĐH của các dân tộc đều gắn liền với những biến đổi sâu sắc của gia dình, đều chịu sự tác động kìm hãm hay thúc đẩy, tiến bộ hay bảo thủ của gia
đình.Việt Nam là một nước chậm tiến đang đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hóa với rất nhiều những khó khăn Tuy nhiên Việt Nam cũng có những thuận lợi to lớn là với
sự nỗ lực và sáng tạo, Việt Nam có thể tránh được những sai lầm của người đi trước
và xử lý vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình Việt Nam trở thành nhân tố tích cực cho CNH – HĐH vừa thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại Và để làm được điều đó chúng ta cần nghiên cứu thật kỷ lưỡng bản chất của nó và các mối quan hệ liên quan Có thể nói Gia đình Việt Nam là một vấn đề khoa học Và đó là lí do em chọn lựa đề tài “ Hãy làm sáng
tỏ vai trò của gia đình Việt nam trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước” Chắc chắn với nhận thức của bản thân bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót vì vậy em rất mong những ý kiến đóng góp của cô để bài viết được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2B NỘI DUNG
I.QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
Nghiên cứu di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen, chúng ta thấy, trong suốt tiến trình xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, bao giờ các ông cũng dựa vào những tiền đề hiện thực Những tiền đề hiện thực này thường được các ông sử dụng với tư cách những phạm trù xuất phát để nghiên cứu, mổ xẻ các quá trình xã hội nhằm phát hiện ra các quy luật, các mâu thuẫn, các xu hướng vận động và phát triển của nó Những tiền đề hiện thực này được biểu hiện một cách cụ thể qua các phạm trù, như phạm trù hàng hóa, phạm trù con người, phạm trù sở hữu, Ở đây, điều đáng nói là, tất cả các phạm trù này đều có liên quan đến phạm trù gia đình Bởi, trong quan niệm của các ông, gia đình là tế bào của xã hội, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ sản phẩm; từ việc tái tạo ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người; từ chỗ tạo ra sự khác biệt về sở hữu đến chỗ giải quyết vấn đề
sở hữu Và, ngược lại, các quá trình sản xuất, tiêu dùng, cải tiến và sử dụng công cụ lao động, giáo dục và đào tạo, v.v đều tác động trở lại gia đình, củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu gia đình
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề gia đình như vậy, nên trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng một số lượng trang sách không ít để viết, để nói về gia đình Các ông đã xem xét gia đình với tư cách một xã hội thu nhỏ, xem xét các hình thức lịch sử của gia đình, xem xét gia đình với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình và nhà nước, nghiên cứu gia đình dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tương lai Không chỉ thế, các ông còn nghiên cứu gia đình trong quan hệ tính giao - vấn đề trong hôn nhân, và gia đình với tư cách yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất trong lịch sử phát triển xã hội
Có thể nói, vấn đề gia đình trong di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ lại dừng ở khái niệm "gia đình" thuần túy, mà còn vượt qua hình thức gia đình để khám phá nguồn gốc gia đình, tác động của gia đình tới xã hội và ảnh hưởng của những biến đổi xã hội tới gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế, của tiến trình công nghiệp hoá
Trang 3Quan hệ gia đình Theo các ông, quan hệ gia đình “tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển của lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha
mẹ và con cái” Sự sản xuất ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như
ra đời sống của người khác bằng việc sinh con đẻ cái - biểu hiện ngay ra là một quan
hệ song trùng: một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ với xã hội
Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời sống kinh tế trong cộng đồng dần xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi nền sản xuất Gia đình thành dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh “ xã hội thu nhỏ”, nhưng không phải là
sự thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội Như vậy, gia đình được coi là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất Điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hóa xã hội
Tóm lại, gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại
và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên
II VỊ TRÍ CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI
Thứ nhất, gia đình là tế bào của xã hội Mỗi một chế độ xã hội sinh ra, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất xác định và có vai trò quy định với gia đình Nhưng xã hội ấy tồn tại thông qua các hình thức kết cấu và quy mô gia đình Mỗi gia đình hạnh phúc hòa thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại vận động một cách êm thấm Trên cơ bản đó là mối quan hệ tác động qua lại tương hổ lẫn với nhau Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình
Thứ ba, gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Sự đồng thuận hay không đồng thuận của những tác động từ xã hội, nhà nước với những hình thức tổ chức, sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ xã hội, mỗi thời đại
Thứ tư, gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội
III VAI TRÒ (CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH ) CỦA GIA ĐÌNH
Tái sản xuất ra con người
Đây là vai trò xã hội quan trọng của gia đình
Trang 4Bản thân con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình Bao gồm: tái sản xuất, duy trì nòi giống, duy trì nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội
Chiến lược về dân số hợp lí sẽ trực tiếp tạo ra một cách có kế hoạch nguồn nhân lực mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Trong thời kỳ này việc thực hiện chức năng này diễn ra theo hướng ngày càng tăng cường sự kết hợp gia đình – xã hội theo sự định hướng của xã hội nhằm bảo đảm cho mỗi gia đình có cuộc sống ấm no hạnh phúc, trẻ em trong mỗi gia đình đều được học hành tử tế và do đó xã hội cũng ngày càng phát triển
Bên cạnh đó việc sinh đẻ có kế hoạch của các gia đình đang là một yêu cầu cấp thiết của xã hội trước tình hình gia tăng dân số một cách chóng mặt như hiện nay Đồng thời còn là yêu cầu và tiền đề để gia đình nuôi dưỡng con cái ngày càng tốt hơn, thực hiện tốt điều này chính là gia đình đã đóng góp một phần quan trọng làm cho xã hội phát triển
Gia đình còn là môi trường thuận lợi nhất để tổ chức nghỉ ngơi giải trí đảm bảo tái tạo sức lao động xã hội của các thành viên trong gia đình Cuộc vận động sinh đẻ có
kế hoạch và kế hoạch hóa gia đình mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành chính là
để giúp cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội quan trọng này đồng thời cũng có
ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Vai trò kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
Hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia đình Hiểu một cách dầy đủ thì hoạt động kinh tế gồm có hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các yêu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mỗi thành viên và của gia đình Thực hiện tốt chức năng này gia đình chẳng những có được những điều kiện vật chất để tổ chức tốt đời sống, nuôi dạy và giáo dục con cái tốt hơn, mà gia đình còn góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng những việc làm cụ thể Dới chế độ xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc “ xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ”
Đáp lại sự quan tâm đó nhiều gia đình đã tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để tăng thêm nguồn thu nhập chính đáng cho gia đình và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển
Trong thời kỳ CNH – HĐH ngày nay nhiều gia đình có điều kiện (có sở hửu hoặc tham gia sở hửu TLSX) đều có thể trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh Và để phát huy điều đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện các
Trang 5chính sách sao cho mọi gia đình, mọi cá nhân có thể làm giàu chính đáng bằng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật
Về vai trò tổ chức đời sống gia đình đây là một chức năng rất cần thiết của gia đình trong thời kỳ CNH – HĐH ngày nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và tạo điều kiện để mỗi gia đình có thể tổ chức tốt đời sống gia đình với điều kiện hiện có Bởi vì nếu gia đình được tổ chức đời sống tốt là điều kiện quan trọng để người lao động yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội
Tổ chức tốt đời sống gia đình chính là việc sử dụng một cách hợp lí các khoản thu nhập các thành viên trong gia đình và quỹ thời gian nhàn rỗi nhằm tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, trong đó tình cảm ruột thịt, quyền lợi vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo
Như vậy việc thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho tổ chức đời sống của gia đình Đương nhiên ngoài cơ sở kinh tế thì còn nhiều yếu tố khác để đảm bảo cho một gia đình trở nên văn minh, hạnh phúc
Chức năng giáo dục của gia đình
Nội dung của giáo dục gia đình tương đối toàn diện, cả giáo dục tri thức và kinh nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, song chủ yếu là phương pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý, gia phong của gia đình truyền thống Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế Giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục Do đó, chủ thể giáo dục gia đình cơ bản và chủ yếu vẫn là thế hệ cha mẹ, ông bà đối với con cháu
Giáo dục gia đình là một bộ phận và có quan hệ hỗ trợ, bổ sung hoàn thiện thêm cho giáo dục nhà trường và xã hội Do đó, dù giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội có phát triển lên trình độ nào, giáo dục gia đình vẫn được coi là một thành tố của nền giáo dục xã hội nói chung Giáo dục gia đình luôn trở thành bộ phận quan trọng, hợp thành giáo dục nói chung phục vụ các lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị trong bất
cứ thời đại nào, khi xã hội còn giai cấp và phân chia giai cấp
Thứ tư, chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình
Nếu như trình độ sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
là điều kiện và tiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý được coi là một chức năng có tính văn hoá - xã hội của gia đình Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế
Trang 6cho xây dựng gia đình hạnh phúc Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác nhiều khi có thể được giải quyết trong một môi trường gia đình hoà thuận Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái làm cho mỗi thành viên có điều kiện sống lạc quan, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần là những tiền đề cần thiết cho một thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình và xã hội
Gia đình là một thiết chế đa chức năng Mọi thành viên gia đình, tuỳ thuộc vào vị thế, lứa tuổi đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức năng nói trên Trong đó, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ là người do đặc thù tự nhiên - sinh học, đảm nhận và thực hiện một số thiên chức không thể thay thế Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử, phụ nữ là những người vất vả, cực nhọc và chịu nhiều thiệt thòi nhất cả trong quan hệ xã hội lẫn trong quan hệ gia đình Do đó, giải phóng phụ
nữ được coi là một mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải được bắt đầu từ gia đình
Gia đình, thông qua thực hiện các chức năng khách quan vốn có của mình, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội, nhưng chỉ với tư cách là của cái bộ phận đối với cái toàn thể Mọi quan điểm tuyệt đối hoá, đề cao quá mức hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm
IV SUY NGHĨ VAI TRÒ BẢN THÂN TRONG VIỆC TẠO DỰNG GIA ĐÌNH TRONG TƯƠNG LAI
Như đã tìm hiểu ở trên ta đã biết gia đình chính là tế bào của xã hội và bản thân mỗi người chúng ta chính là yếu tố cấu thành nên tế bào đó Với vai trò là một người con trong gia đình ở thời điểm hiện tại và là một người cha người chồng của gia đình trong tương lai Mỗi quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau song các nước đều có mục tiêu là phát triển kinh tế và xây dựng đất nước ngày một văn minh và công bằng hơn Việt Nam đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để hoà nhập vào trào lưu tiến bộ trên thế giới Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, kết hợp và sử dụng hài hoà các nguồn lực (tài lực và vật lực) của đất nước Xuất phát từ nhận thức
đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm – vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình xây dựng và phát triển một xã hội tương lai Trong khi chúng ta coi con người là động lực và mục tiêu phát triển xã hội, thì thế giới cũng thừa nhận con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã hội và chương trình phát triển của
Trang 7mỗi nước cũng như toàn thế giới Đầu những năm 50 của thế kỷ trước, phần lớn các nước theo mô hình tăng trưởng, nghĩa là chỉ lo tăng thu nhập, coi đó là cái tập trung nhất của phát triển kinh tế và cho rằng tăng trưởng kinh tế đã có thể đem lại sự phồn vinh, hạnh phúc cho loài người, cho các dân tộc và cho từng con người Nhưng đến những năm 70, mô hình tăng trưởng đã được chuyển sang mô hình phát triển, nghĩa
là phải lo đến công việc phát triển xã hội, làm sao cho xã hội được phồn vinh, làm sao cho con người được hưởng hạnh phúc, tức là từ chỗ tăng trưởng thu nhập kinh tế làm biến đổi tất cả các quan hệ xã hội, biến đổi cấu trúc xã hội cùng với việc biến đổi
cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nhằm phục vụ đời sống con người, không những nâng cao đời sống vật chất mà nâng cao đời sống con người, tức là nhằm vào mục tiêu nâng cao chất lượng sống Hơn thế nữa, nhằm vào mục tiêu thúc đẩy văn hoá, văn minh lên các đỉnh cao mới Vấn đề kinh tế gắn liền với các vấn đề phát triển xã hội, phát triển văn hoá và phát triển con người Phát triển con người bền vững dần dần trở thành tư tưởng trung tâm trong toàn bộ tư tưởng phát triển kinh tế xã hội Từ đấy đi đến khái niệm "vốn người", nguồn nhân lực là yếu tố phát triển nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội Đến cuối những năm 1980, Ngân hàng Thế giới mới đi đến kết luận là nhất thiết phải chuyển sang mô hình phát triển và từ đó, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra "Chỉ số phát triển người" (tiếng Anh viết tắt là HDI) và coi đây là chỉ số tổng hợp nói lên thang bậc phát triển của một nước
Từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX đến nay, UNDP đã công bố Báo cáo phát triển con người hàng năm dựa trên 3 tiêu chí: Thu nhập quốc dân đầu người, giáo dục
và tuổi thọ Đây là các tiêu chí có thể đo đạc được Tuổi thọ, giáo dục và thu nhập bình quân đầu người phụ thuộc vào nhiều yếu tố Như việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tình trạng đầy đủ về chất dinh dưỡng, sự thoả mái về vật chất, tinh thần do gia đình và xã hội quyết định, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng chính yếu
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người của xã hội tương lai Vai trò đó được thể hiện rõ trong các chức năng của gia đình đặc biệt là chức năng giáo dục, chức năng tâm lý tình cảm và chức năng tái sản xuất
- Chức năng giáo dục (Xã hội hoá)
Thông qua chức năng này, gia đình biến con người từ con người sinh vật thành con người xã hội Qua quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, con người tiếp thu những kinh nghiệm, chuẩn mực giá trị, tri thức xã hội để trở thành con người xã hội Con người sống gắn bó với gia đình vì thế phẩn chất và giá trị của mỗi thành viên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình đặc biệt là phụ thuộc vào giáo dục gia đình Chức năng xã hội hoá là chức năng cơ bản để hình thành nhân cách trẻ em, cơ
Trang 8sở của xã hội hoá trẻ em trong gia đình là văn hoá gia đình và quá trình được thực hiện thông qua điều kiện lao động và sinh hoạt vật chất, tinh thần của gia đình Các yếu tố văn hoá của gia đình như hệ thống giá trị đạo đức, môi trường tâm lý tình cảm, nếp sống, tín ngưỡng tôn giáo của gia đình tác động đến sự xã hội hoá cá nhân Chức năng này của gia đình cũng có vai trò quan trọng trong việc lưu truyền các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm bảo lưu các giá trị truyền thống của dân tộc Như những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, những giá trị văn hoá truyền thống, tri thức được đúc kết, trải nghiệm trở thành những di sản quý báu của gia đình, cộng đồng và dân tộc
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại và sự giao thoa văn hoá giữa các nước trên thế giới, quá trình xã hội hoá con người ngày càng được nâng cao cùng với quá trình xã hội hoá các thành viên trong gia đình Sự ra đời của hệ thống giáo dục và các cơ quan chức năng trong ngành này là bước tiến về các hình thức xã hội hoá đáp ứng yêu cầu của sự phát triển Điều này càng làm cho vị trí, vai trò quan trọng của chức năng xã hội hoá trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước được nâng cao Nếu gia đình
và xã hội thực hiện tốt chức năng xã hội hoá con người nghĩa là xây dựng được
nguồn nhân lực có trình độ cao, tham gia vào quá trình phát triển của xã hội, thì nền kinh tế tất yếu phát triển mạnh Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển mạnh sẽ là cơ
sở để tạo môi trường giáo dục (cơ sở vật chất trường lớp, phương tiện học tập hiện đại…) cho quá trình xã hội hoá Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các cá nhân học tập, rèn luyện và phát triển Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực không thể chỉ dựa vào gia đình Nếu thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng thì gia đình không thể thành công được Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách đối với gia đình: tăng tỷ lệ ngân sách cho giáo dục, y tế Cộng đồng cũng cần có một phần trách nhiệm đối vơi vấn đề này
Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay, giáo dục gia đình có vai trò rất quan trọng Giáo dục gia đình cần tập trung vào việc đào tạo cho cá nhân những phẩn chất đạo đức, năng lực cơ bản sau:
Gia đình giáo dục những phẩm chất quan trọng của một con người chân chính: tình thương yêu, kính trọng đối với cha mẹ, người trên hay giáo dục cho trẻ về "nhân",
"nghĩa", "lễ", "trí", "tín", dạy cho trẻ học thuộc và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy… Đây
là những đức tính cơ bản để hình thành nên nhân cách một con người chân chính Tuy nhiên, muốn lớp trẻ thực sự trở thành nguồn nhân lực, "nguồn vốn" cho xã hội tương lai thì cần trú trọng hơn nữa tới việc giáo dục cho trẻ em tình yêu lao động Bởi
Trang 9lẽ, từ tình yêu lao động, con người sẽ tích cực tìm tòi, khám phá ra những tri thức mới, hình thành những ý tưởng mới, những sáng tạo mới, tiếp cận, cập nhật những công nghệ khoa học mới nhất áp dụng vào lao động sản xuất… Chỉ có tình yêu lao động, con người mới có sự đam mê, chăm chỉ từ đó họ sẽ học hỏi, làm được nhiều điều có ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội
Bên cạnh việc giáo dục cho trẻ em tình yêu lao động, rèn luyện ý thức độc lập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tương lai có chất lượng cho đất nước Trong thời đại ngay nay, ý thức độc lập đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hoàn thiện con người Con người nhất thiết phải có ý thức độc lập mới có thể phát triển và bắt nhịp với tiến độ phát triển của xã hội Nếu không chủ động con người sẽ không thể tiếp nhận được những thông tin, những kiến thức khoa học công nghệ đang thay đổi từng ngày, từng giờ và con người sẽ trở lên lạc hậu so với thời đại Vì lẽ đó, để cá nhân có đủ bản lĩnh, vững vàng trước những sóng gió cuộc đời, nhất thiết cá nhân phải được rèn luyện ý thức độc lập Tính độc lập thể hiện
ở khả năng độc lập giải quyết công việc, ở việc giám đối mặt với những thách thức, sóng gió trong cuộc sống
Gia đình cũng cần giáo dục, trang bị cho các thành viên của mình những kỹ năng sống như các giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh, sự hiểu biết về truyền thống văn hoá dân tộc cũng như luật pháp Bởi đây cũng là những yếu tố giúp cho cá nhân thích ứng, hoà mình vào sự vận động, phát triển xã hội
Là một sinh viên chuẩn bị ra trường góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời tạo dựng một gia đình trong tương lai thì bản thân cần nhận thức rõ ràng vai trò của mình để có thể trang bị tốt vốn tri thức vốn sống cần thiết Bởi lẻ trong thời kỳ CNH – HĐH nhằm xây dựng một xã hội phát triển, một xã hội CÔNG BẰNG – DÂN CHỦ - VĂN MINH thì trước tiên phải xây dựng tốt từng gia đình trong xã hội và để làm được điều đó thì mỗi chúng ta với vai trò là một thành viên trong gia đình cần phải nhận thức được vai trò của mình trong gia đình cũng như vai trò của bản thân trong mối quan hệ với xã hội đồng thời phải không ngừng học tập trau dồi cho mình vốn tri thức chuyên môn cũng như tri thức xã hội cần thiết Có như vậy thì gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới thực sự phát triển, và Việt Nam ta có thể
đi đúng với con đường mà Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra
Trang 10C LỜI KẾT
Trong giai đoạn CNH – HĐH ngày nay, Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân ta đã từng bước từng bước thực hiện những nhiệm vụ, những sách lược kinh tế -
xã hội và chính trị Con đường phía trước còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng chúng ta vẫn có thể tự tin vào sự đúng đắn của nó mà lạc quan hướng đến một tương lai tốt đẹp Trong rất nhiều nhiệm vụ phải tiến hành thì nhiệm vụ xây dựng một gia đình HẠNH PHÚC - ẤM NO – KHỎE MẠNH – VĂN MINH là một điều kiện tiên quyết và vô cung quan trọng!
Chính vì vậy mỗi người chúng ta cần phải cố gắng hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ kinh tế nhiệm vụ xã hội của mình trong sự phát triển chung của Đất nước Có như vậy thì công cuộc CNH – HĐH đât nước mới thành công Con đường đi lên xã hội
chủ nghĩa của chúng ta mới rộng mở!