1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM

60 664 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 553 KB

Nội dung

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM ĐỢT 1 (Từ ngày 04/11/2013 đến ngày 29/11/2013 (04 tuần)) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHƯƠNG CHÂM 1. Mục tiêu - Nắm được các hoạt động của trường phổ thông, về các mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, các hoạt động của học sinh trong lớp, ở trường và ở gia đình. - Nắm được các hoạt động giáo dục và dạy học của người giáo viên phổ thông. - Vận dụng các tri thức khoa học cơ bản, các phương pháp giảng dạy, các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học trong việc tổ chức giáo dục và dạy học. 2- Yêu cầu a) Hình thành các kỹ năng dạy học - Phân tích nội dung chương trình môn học, nội dung bài học, từ đó xác định được mục tiêu dạy học của bài. - Xác định được các kiến thức trong bài, chọn được các kiến thức cơ bản, trọng tâm, kiến thức cơ sở, kiến thức bổ trợ - Lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học cho từng bài phù hợp, hiệu quả, đặc biệt sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh. - Tổ chức các hình thức dạy học, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm qua từng giờ giảng. b) Hình thành các kỹ năng giáo dục - Nắm được các hoạt động học tập, sinh hoạt của học sinh, từ đó phân loại được các đối tượng theo các nhóm cần giáo dục. - Thiết kế, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, vạch ra được chiến lược phát triển của tập thể lớp, tổ nhóm, cá nhân học sinh trong sự phát triển chung của nhà trường, tối ưu hoá các kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và của học sinh. - Tổ chức các hoạt động của tập thể lớp, cá nhân học sinh, tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm một cách chính xác, khoa học giúp giáo viên thực hiện các kế hoạch đã xây dựng một cách hiệu quả. 1 - Giao tiếp, ứng xử sư phạm, xử lý các tình huống có tác dụng giáo dục cao trong dạy học, tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và nhân dân trong cộng đồng xã hội. - Hoạt động công tác Đoàn, Đội, hoạt động ngoại khóa, văn thể, qua đó nhằm giúp giáo viên có khả năng làm quen, dễ dàng chiếm được cảm tình, tạo được ấn tượng tốt đẹp trong việc giáo dục học sinh và tổ chức các hoạt động tập thể có hiệu quả. 3. Phương châm Thực tập sư phạm đợt này, nhà trường chú trọng cho sinh viên học nghề dạy học, tập việc và rèn luyện các kỹ năng, từng bước hình thành các năng lực sư phạm giúp sinh viên có đủ điều kiện hoàn thành tốt đợt thực tập sư phạm cuối khoá. Giáo viên phổ thông là người cố vấn, hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên thực tập trên đối tượng học sinh và đánh giá kết quả của sinh viên sau đợt thực tập tại trường phổ thông. II. NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM Sinh viên thực tập sư phạm đợt 1 sẽ tiến hành thực tập hai nội dung sau: - Thực tập giảng dạy (TTGD) ; - Thực tập chủ nhiệm (TTCN). 1. Thực tập giảng dạy Để tìm hiểu các hoạt động giảng dạy của giáo viên phổ thông, sinh viên về thực tập sẽ được nghe báo cáo kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi, được tham gia các hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn. - Mỗi sinh viên phải tham gia kiến tập 1 tiết dạy mẫu của giáo viên bộ môn, thực hiện ở tất cả các khâu: + Soạn giáo án theo quy định của giáo viên hướng dẫn (phân tích được các đơn vị kiến thức, xác định được các kiến thức cơ bản, kiến thức đã học, chuẩn bị phương tiện dạy học, các phương pháp thể hiện, phân bố thời lượng cho từng phần nội dung giảng, dự kiến và xử lý các tình huống trong dạy học ). + Dự giờ dạy phải có giáo án đã soạn, phải ghi biên bản đầy đủ, nhận xét các hoạt động dạy học ). + Rút kinh nghiệm giờ giảng: Sinh viên đối chiếu giáo án đã soạn, so sánh với bài giảng, nhận xét và rút ra bài học về cái được và chưa được trong việc soạn giảng của mình. + Ngoài dự tiết dạy mẫu của giáo viên bộ môn, sinh viên phải dự đầy đủ các tiết dạy của giáo viên bộ môn và của các bạn trong nhóm lên lớp (trừ các tiết trùng giờ 2 dạy). Cuối đợt sinh viên nộp đủ số giáo án, biên bản dự giờ có nhận xét, bản thu hoạch cá nhân cho giáo viên hướng dẫn để giáo viên hướng dẫn đánh giá cho điểm. - Mỗi sinh viên soạn, giảng và được đánh giá 3 tiết chính thức trên đối tượng học sinh theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn, riêng sinh viên các ngành: + Sư phạm Thể dục Thể thao - Giáo dục Quốc phòng trong 3 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau: a) Giảng dạy 2 tiết môn Thể dục Thể thao và 1 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. b) Giảng dạy 3 tiết môn Thể dục Thể thao hoặc 3 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. + Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp - Kỹ thuật Công nghiệp - Kinh tế Gia đình trong 3 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau: a) Giảng dạy 1 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp, 1 tiết Kỹ thuật Công nghiệp và 1 tiết Kinh tế Gia đình. b) Giảng dạy 3 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp hoặc 3 tiết Kỹ thuật Công nghiệp hoặc 3 tiết Kinh tế Gia đình. + Sinh viên ngành Giáo dục Công dân - Giáo dục Quốc phòng trong 3 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau: a) Giảng dạy 2 tiết môn Giáo dục Công dân và 1 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. b) Giảng dạy 3 tiết môn Giáo dục Công dân hoặc 3 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. + Ngành Giáo dục Tiểu học: Đánh giá 03 tiết (1 Toán + 1 Tiếng Việt + 1 tiết tự chọn trong các môn chuyên biệt cho các khối lớp 2; 3; 4). + Ngành Giáo dục Mầm non: Đánh giá 03 tiết được chọn trong các tiết qui định sau:  Tổ chức hoạt động với các đồ vật : 1 tiết  Tổ chức hoạt động vui chơi : 1 tiết  Hình thành các biểu tượng về toán : 1 tiết  Phát triển ngôn ngữ cho trẻ : 1 tiết  Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh : 1 tiết  Hát, múa, nhạc : 1 tiết  Tổ chức các hoạt động tạo hình : 1 tiết  Phát triển thể chất cho trẻ : 1 tiết 3 + Các bước tiến hành: Sinh viên soạn giáo án, nộp cho giáo viên hướng dẫn trước ít nhất 3 ngày để góp ý, chỉnh sửa, tập giảng, lên lớp, rút kinh nghiệm theo nhóm. - Đánh giá công tác giảng dạy: Căn cứ vào giáo án, kết quả lên lớp của sinh viên, giáo viên hướng dẫn dự và đánh giá, cho điểm thực tập giảng dạy vào phiếu của mỗi sinh viên lên lớp : + Cấp THPT: Mẫu số 3. + Cấp GDTH: Mẫu số 5 + Cấp GDMN : Mẫu số 6, mẫu số 7. Căn cứ vào kết quả thực tập công tác giảng dạy của sinh viên, giáo viên hướng dẫn tổng hợp đánh giá thực tập giảng dạy (theo Mẫu số 4B). 2. Thực tập giáo viên chủ nhiệm (Mỗi sinh viên sẽ thực tập và được đánh giá 3 tuần chủ nhiệm) Nhằm giúp sinh viên hiểu và nắm bắt được các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong một ngày và cả tuần, thông qua quan sát và tham gia một số hoạt động tổ chức lớp học, các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tại trường phổ thông theo các nội dung sau: Nội dung 1: Tìm hiểu trường phổ thông, tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm qua việc đoàn thực tập được nghe các báo cáo: - Báo cáo của Hiệu trưởng. - Báo cáo của giáo viên về công tác giảng dạy. - Báo cáo của giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp. - Báo cáo công tác Đoàn, Đội. Nội dung 2: Nắm tình hình lớp được phân công thực tập chủ nhiệm: - Tập tìm hiểu qua hồ sơ, giáo viên, cha mẹ học sinh, dự giờ nhận xét về trình độ, thái độ trong học tập, trong quan hệ thầy trò, bạn bè, trong công tác của trường, lớp, của giáo viên chủ nhiệm. - Dự giờ của giáo viên bộ môn. - Ghi đặc điểm của lớp, học sinh. Nội dung 3: Công tác trực trường (giám thị) Tìm hiểu công việc của người trực trường trong một ngày. Nội dung 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm: - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (một mặt đề ra các kế hoạch cụ thể về thời gian, công việc, mặt khác cần đưa ra biện pháp thực hiện ) 4 - Tổ chức hoạt động văn thể, chào mừng ngày lễ - Tham dự các buổi sinh hoạt lớp. Nội dung 5: Công tác Đoàn, Đội - Tìm hiểu hoạt động của Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM ở trường và lớp chủ nhiệm. - Tìm hiểu sinh hoạt của chi đoàn thanh niên, đội thiếu niên, gắn hoạt động Đoàn, Đội với công tác chủ nhiệm lớp. - Tham gia các hoạt động của Đoàn và Đội. * Đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm: Căn cứ vào kết quả thực tập công tác chủ nhiệm của sinh viên, giáo viên hướng dẫn đánh giá cho điểm theo tuần thực tập chủ nhiệm vào phiếu của sinh viên (theo Mẫu số 4A). * Ngành Giáo dục Mầm non đánh giá theo tiêu chuẩn riêng (theo Mẫu số 8) + Công tác hoạt động của Trưởng đoàn TTSP được Trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp hướng dẫn, đánh giá là điểm thực tập chủ nhiệm. III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI Sinh viên thực tập sư phạm đợt 1 sẽ tiến hành 4 tuần theo kế hoạch sau: Tuần 1: - Ổn định nơi ăn, ở, nhận giáo viên hướng dẫn, nhận lớp chủ nhiệm. Nghe 04 báo cáo của nhà trường: 1 - Báo cáo của Hiệu trưởng. 2 - Báo cáo của giáo viên về công tác giảng dạy. 3 - Báo cáo của giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp. 4- Báo cáo công tác Đoàn, Đội. - Kiến tập giờ dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn. - Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch chung, soạn giáo án bài dạy. Tuần 2 đến tuần 4: Sinh viên tiến hành TTSP theo kế hoạch xây dựng và nội dung qui định trong văn bản. - Triển khai công tác chuyên môn (soạn bài, tập giảng, dự giờ, lên lớp). - Triển khai công tác chủ nhiệm, hoạt động chuyên môn, ngoại khoá, công tác Đoàn, Đội ). - Sau mỗi tuần thực tập, Trưởng đoàn TTSP có trách nhiệm họp đoàn sơ kết các hoạt động thực tập, đánh giá kết quả, những mặt làm được và tồn tại, hướng khắc phục và báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo. 5 - Ban chỉ đạo trường phổ thông tổng kết chia tay. Sinh viên trở về trường ĐHSP Hà Nội 2 theo kế hoạch. Trong đợt TTSP sinh viên phải ghi nhật ký TTSP (ghi chép trao đổi với giáo viên, học sinh, phụ huynh, các hoạt động xã hội, tham gia lao động sản xuất, ). IV. TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ, HOÀN THIỆN HỒ SƠ 1. Tổng kết đối với các đoàn TTSP cả 02 đợt 1.1. Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông - Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông sẽ tổng kết toàn bộ quá trình TTSP của giáo sinh đợt 1 trên cơ sở báo cáo kết quả TTSP của các tổ bộ môn. - Công bố kết quả TTSP cho giáo sinh, đánh giá những mặt được và những mặt chưa được của đợt TTSP, đồng thời kiến nghị với trường ĐHSP Hà Nội 2 về công tác đào tạo giáo viên hiện nay. - Công nhận và lưu kết quả của giáo sinh TTSP đợt 1 ở trường TTSP. 1.2. Ban chỉ đạo của trường ĐHSP Hà Nội 2 Căn cứ vào ý kiến đề nghị, qua các đợt kiểm tra công tác TTSP đợt 1 của sinh viên tại các trường phổ thông để triển khai tốt hơn trong TTSP đợt 2. 2. Tổng kết đối với các đoàn chỉ TTSP 01 đợt 2.1. Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông - Ban chỉ đạo TTSP của trường phổ thông sẽ tổng kết toàn bộ quá trình TTSP của giáo sinh trên cơ sở báo cáo kết quả TTSP của các tổ bộ môn. - Công bố kết quả TTSP cho giáo sinh, đánh giá kết quả đợt 1 TTSP (những mặt được và những mặt chưa được), đồng thời kiến nghị với trường ĐHSP Hà Nội 2 về công tác đào tạo giáo viên hiện nay. - Kết thúc đợt TTSP, Ban chỉ đạo sẽ tập hợp toàn bộ hồ sơ thực tập của giáo sinh, báo cáo tổng kết của trường phổ thông giao cho Trưởng đoàn TTSP nộp về trường ĐHSP Hà Nội 2. 2.2. Ban chỉ đạo của trường ĐHSP Hà Nội 2 - Căn cứ vào kết quả đánh giá công tác thực tập sư phạm của các Ban chỉ đạo TTSP các trường phổ thông quy đổi điểm cho sinh viên sang thang điểm 10, tập hợp các nhận xét, ý kiến đề nghị, qua các đợt kiểm tra công tác TTSP của sinh viên tại các trường phổ thông, xây dựng báo cáo tổng kết đánh giá công tác TTSP hàng năm để điều chỉnh công tác đào tạo giáo viên sao cho ngày càng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay. - Tiến hành Hội nghị tổng kết TTSP toàn trường hàng năm sau khi tập hợp đầy đủ các kết quả, dữ liệu báo cáo về công tác TTSP. 6 - Chuẩn bị đầy đủ các văn bản tổng kết để thông báo trong Hội nghị triển khai công tác TTSP cho các Ban chỉ đạo trường phổ thông hàng năm. 3. Đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP Theo Quy định về đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP. 7 QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM ĐỢT 2 (Từ ngày 17/02/2014 đến ngày 28/03/2014 (06 tuần)) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHƯƠNG CHÂM 1. Mục tiêu - Tập dượt toàn bộ công việc của người giáo viên. - Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản, các phương pháp dạy học, các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học vào việc triển khai các nội dung TTSP. - Phát triển và nâng cao các năng lực sư phạm, các kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục học sinh phổ thông. - Từ thực tiễn sinh động của trường phổ thông, đối chiếu, so sánh, liên hệ, rút ra những nhận xét, đề xuất ý kiến với trường ĐHSP Hà Nội 2 về công tác đào tạo. - Thấy được phương hướng tự hoàn thiện mình, nhằm đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn những yêu cầu của trường phổ thông trong thời kỳ đổi mới. 2. Yêu cầu - Phát triển, hoàn thiện những kỹ năng sư phạm đã được hình thành ở trường ĐHSP, đặc biệt là kỹ năng dạy học và kỹ năng nghiệp vụ chủ nhiệm. - Tận tình với nghề, làm việc có kế hoạch khoa học và có khả năng nhận xét, đánh giá các hoạt động dạy học. - Phải phát huy cao độ tinh thần tự giác, độc lập, tự chủ, sáng tạo của giáo sinh trong mọi hoạt động ở trường phổ thông. 3. Phương châm - Thực tập toàn diện nhưng đi sâu vào hai công tác trọng tâm là giảng dạy và chủ nhiệm. - Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất chặt chẽ giữa nhà trường sư phạm và trường phổ thông để công tác TTSP đạt hiệu quả cao. II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI - Tuần 1: + Ổn định nơi ăn, ở, nhận giáo viên hướng dẫn, nhận lớp chủ nhiệm. + Kiến tập giờ dạy của giáo viên hướng dẫn. + Xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch chung. Soạn giáo án theo bài dạy. - Tuần 2 đến tuần 5: 8 Sinh viên tiến hành TTSP theo kế hoạch (triển khai soạn giảng, thực tập công tác chủ nhiệm, hoạt động chuyên môn, ngoại khoá, công tác Đoàn, Đội ). + Sau mỗi tuần, Trưởng đoàn TTSP họp đoàn sơ kết công tác TTSP, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo. + Sau tuần thứ 3: Ban chỉ đạo sơ kết đợt 1 (từ tuần 1 đến tuần 3) các hoạt động TTSP. Các Trưởng đoàn TTSP có trách nhiệm báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo trường TTSP, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (phòng Đào tạo). + Ban chỉ đạo TTSP Trường ĐHSP Hà Nội 2 thăm làm việc với các trường và đoàn TTSP. - Tuần 6: Các đoàn tổng kết, hoàn thành các văn bản, hồ sơ TTSP, đánh giá các mặt hoạt động của đoàn TTSP. Ban chỉ đạo trường phổ thông tổng kết chia tay. Sinh viên trở về trường ĐHSP Hà Nội 2 theo kế hoạch. III. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Thực tập giảng dạy (TTGD); 2. Thực tập chủ nhiệm (TTCN). 1. Thực tập giảng dạy Giảng dạy là hoạt động chủ yếu của người giáo viên bộ môn ở trường phổ thông, là loại lao động vừa có tính chất khoa học vừa có tính chất nghệ thuật, có yêu cầu rất cao đối với người giáo viên. Hoạt động thực tập giảng dạy cần tiến hành thông qua các khâu: Chuẩn bị bài giảng (soạn giáo án) tập giảng, lên lớp, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn học sinh tự học, rút kinh nghiệm giờ giảng. Giáo sinh thực tập phải đảm nhiệm được nội dung chương trình bộ môn trong thời gian TTSP. Trước khi lên lớp giảng dạy (giờ thực tập) giáo sinh phải nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trao đổi ở nhóm chuyên môn để chuẩn bị bài cho tốt, đồng thời phải tiến hành dự tất cả các giờ dạy của giáo viên hướng dẫn và của giáo sinh cùng nhóm chuyên môn của mình (những tiết không trùng giờ lên lớp). Trước khi lên lớp giảng dạy, giáo án phải được giáo viên hướng dẫn góp ý và được dạy thử trước nhóm. - Trong công tác chỉ đạo hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn tập trung vào việc kiểm tra các việc làm của giáo sinh ở các khâu soạn giáo án, tập giảng, lên lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm. * Đánh giá, nhận xét, số tiết đánh giá: 9 Dự giờ, đánh giá: Mọi giáo sinh đều phải dự giờ của giáo viên hướng dẫn giảng dạy quy định và của bạn cùng nhóm thực tập giảng dạy (những tiết không trùng giờ lên lớp ). - Số tiết đánh giá : + Giáo sinh được đào tạo thành giáo viên dạy một môn (như Toán, Lý, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Tin học, Giáo dục Công dân, Sư phạm Kỹ thuật, ) được đánh giá cho điểm 5 tiết, riêng giáo sinh các ngành: + Sư phạm Thể dục Thể thao - Giáo dục Quốc phòng trong 5 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau: a) Giảng dạy 3 tiết môn Thể dục Thể thao và 2 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. b) Giảng dạy 5 tiết môn Thể dục Thể thao hoặc 5 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. + Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp - Kỹ thuật Công nghiệp - Kinh tế Gia đình trong 5 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau: a) Giảng dạy 3 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp, 1 tiết Kỹ thuật Công nghiệp và 1 tiết Kinh tế Gia đình. b) Giảng dạy 5 tiết Kỹ thuật Nông nghiệp hoặc 5 tiết Kỹ thuật Công nghiệp hoặc 5 tiết Kinh tế Gia đình. + Sinh viên ngành Giáo dục Công dân - Giáo dục Quốc phòng trong 5 tiết được đánh giá trên được phép chọn giảng một trong hai phương án sau: a) Giảng dạy 3 tiết môn Giáo dục Công dân và 2 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. b) Giảng dạy 5 tiết môn Giáo dục Công dân hoặc 5 tiết môn Giáo dục Quốc phòng. + Ngành Giáo dục Tiểu học: Đánh giá 05 tiết (2 Toán + 2 Tiếng Việt + 1 tiết tự chọn trong các môn chuyên biệt cho các khối lớp 2; 3; 4). + Ngành Giáo dục Mầm non: Đánh giá 05 tiết được chọn trong các tiết qui định sau:  Tổ chức hoạt động với các đồ vật : 1 tiết  Tổ chức hoạt động vui chơi : 1 tiết  Hình thành các biểu tượng về toán : 1 tiết  Phát triển ngôn ngữ cho trẻ : 1 tiết  Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh : 1 tiết  Hát, múa, nhạc : 1 tiết  Tổ chức các hoạt động tạo hình : 1 tiết 10 [...]... dy + Phiu ỏnh giỏ ca giỏo viờn ch nhim + Bn thu hoch cụng tỏc TTSP Sinh viờn no np khụng y nhng vn bn quy nh trờn s khụng c cụng nhn kt qu thc tp s phm 15 QUY NH QUY I IM T THANG IM 20 SANG THANG IM 10 Tớnh im TTSP theo thang im 20 cụng thc (1), (2) v lm trũn n mt s thp phõn im TTSP thang im 20 c quy i sang thang im 10 nh sau: THANG IM 20 T 19,0 T 17,0 n di 19,0 T 15,0 n di 17,0 T 13,0 n di 15,0 T... hot nhúm, on + Vi phm cỏc quy nh ca trng thc tp, ni quy ca on hoc khụng hon thnh cỏc cụng vic m nhúm v on giao cho - ỡnh ch thc tp: p dng i vi sinh viờn vi phm mt trong cỏc li sau õy: + B cnh cỏo ln th 2 + Vng 1/3 tng s bui sinh hot ca nhúm v on + Vng 1/5 tng s thi gian thc tp + Khụng thụng qua giỏo ỏn hoc k hoch cụng tỏc ch nhim + Vi phm nghiờm trng quy nh ca trng thc tp, ni quy ca on + Cú hnh vi sai... di 15,0 T 11,0 n di 13,0 T 9,0 n di 11,0 T 7,0 n di 9,0 T 5,0 n di 7,0 T 3,0 n di 5,0 T 1,0 n di 3,0 Di 1,0 THANG IM 10 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 * Ghi chỳ: Vic quy i im TTSP t thang im 20 sang thang im 10 s do Trng HSP H Ni 2 thc hin theo quy nh QUY NH V CễNG TC CH O, T CHC THC HIN; KHEN THNG, K LUT SINH VIấN; TRONG TTSP T 1 V TTSP T 2 I QUI NH V CH O, T CHC THC HIN CễNG TC TTSP 16 Trng HSP H Ni 2 t chc... d liu bỏo cỏo v cụng tỏc TTSP - Chun b y cỏc vn bn tng kt thụng bỏo trong Hi ngh trin khai cụng tỏc TTSP cho cỏc Ban ch o trng ph thụng hng nm 2 ỏnh giỏ v hon thin h s TTSP Theo Quy nh v ỏnh giỏ v hon thin h s TTSP 13 QUY NH V NH GI V HON THIN H S TTSP 1 NH GI Kt hp vi cỏc hot ng khỏc, t trng chuyờn mụn a kt qu d kin ra t tho lun vi s cú mt ca giỏo sinh Nhn xột ỏnh giỏ nhng thnh cụng ng thi cng ch... thng v b phiu kớn 1.2 Khen thng cp trng a) Kt qu TTSP ca sinh viờn t loi gii tr lờn trong cỏc t; b) Sinh viờn c khen thng cp khoa cỏc t TTSP S lng sinh viờn c khen thng cp trng v mc khen thng theo quy nh ti Quy ch chi tiờu ni b nh trng 2 K lut Sinh viờn vi phm lm nh hng xu n kt qu thc tp ca on s b x lý k lut cỏc mc sau: - Khin trỏch: Tr 25% s im kt qu tng hp i vi sinh viờn vi phm mt trong cỏc li sau:... Phỏt trin th cht cho tr : 1 tit - i vi giỏo viờn hng dn, khi d gi, ỏnh giỏ giỏo sinh viờn phi lm theo quy nh sau: + Kim tra vic son giỏo ỏn v duyt giỏo ỏn Thi hn np cho giỏo viờn ỳng quy nh (ớt nht trc 03 ngy lờn lp), kim tra vic tp ging ca giỏo sinh + Lờn lp d khi giỏo sinh ging bi + Rỳt kinh nghim, ỏnh giỏ i vi mi tit lờn lp ca giỏo sinh Cỏc... thc tp Ban ch o trng ph thụng cú c s ỏnh giỏ, ngh + Cỏc mc khin trỏch, cnh cỏo, tr im do Ban ch o trng ph thụng ra quyt nh, sau ú gi vn bn v Ban ch o ca trng HSP H Ni 2 + Riờng mc ỡnh ch thc tp, Ban ch o ca trng thc tp gi bỏo cỏo bng vn bn v Trng Ban ch o ca trng HSP H Nụ 2 ra quyt nh TRNG HSP H NI 2 ( MU S 01A ) TRNG HSP H NI 2 ON TTSP: CNG HềA X HI CH NGHA VIT NAM c lp - T do - Hnh phỳc GIO N... k hoch cụng tỏc trong t TTSP - Bỏo cỏo Ban Ch o TTSP Trng HSP H Ni 2 v tỡnh hỡnh ca on, sau khi on n trng ph thụng, s kt sau 3 tun TTSP i vi t TTSP 2 v tng kt TTSP theo qui nh tng t - Nhn tm ng v gii quyt kinh phớ cho on vi phũng Ti v, giao kinh phớ cho trng ph thụng v lp cỏc chng t thanh toỏn hp l - Theo dừi, quỏn xuyn cụng vic ca on, qun lý, ụn c sinh viờn thc hin y ni dung TTSP - Hng tun hp on... trng thc tp - Trong thi gian thc tp, nu cú lý do chớnh ỏng cn vng mt, sinh viờn phi xin phộp v ch c ra khi trng khi ó c s ng ý bng vn bn ca trng Ban ch o trng thc tp, phi nhanh chúng tr v trng khi ó gii quyt xong cụng vic - on kt, thõn ỏi, tng tr giỳp bn trong nhúm, trong on - Phi cú quan h tt vi hc sinh, gi ỳng tỏc phong gng mu ca ngi giỏo viờn - Khiờm tn, hc hi, kớnh trng, l phộp i vi giỏo viờn, cỏn... TTSP l Hiu trng 19 - Phú Ban ch o TTSP l cỏc Phú Hiu trng - Cỏc u viờn Ban ch o TTSP: Bớ th on, Tng ph trỏch i, T trng B mụn hoc khi lp cú sinh viờn Ban ch o cú trỏch nhim : - B trớ ni cho giỏo sinh - Quyt nh giỏo viờn hng dn ging dy, giỏo viờn ch nhim - Lp k hoch TTSP, phõn cụng giỏo sinh thc tp - Hng tun trao i, gúp ý vi on thc tp, x lý giỏo sinh vi phm k lut - S kt v tng kt, ỏnh giỏ kt qu TTSP ca . thông. II. NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM Sinh viên thực tập sư phạm đợt 1 sẽ tiến hành thực tập hai nội dung sau: - Thực tập giảng dạy (TTGD) ; - Thực tập chủ nhiệm (TTCN). 1. Thực tập giảng dạy Để. thông hàng năm. 3. Đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP Theo Quy định về đánh giá và hoàn thiện hồ sơ TTSP. 7 QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM ĐỢT 2 (Từ ngày 17/02/2014 đến ngày 28/03/2014 (06. 7. Căn cứ vào kết quả thực tập công tác giảng dạy của sinh viên, giáo viên hướng dẫn tổng hợp đánh giá thực tập giảng dạy (theo Mẫu số 4B). 2. Thực tập chủ nhiệm Công tác thực tập giáo viên chủ nhiệm

Ngày đăng: 19/11/2014, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w