1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc

72 856 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Thị trường Ngân hàng của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triểnmạnh mẽ, nhiều Ngân hàng mới được thành lập, quá trình cổ phần hóa cácNgân hàng cũng đang được tiến hành Vì vậy các Ngân hàng đã nhận thứcđược tầm quan trọng của năng lực quản lý rủi ro đối với sự sống còn vàphát triển của mình, việc quản lý rủi ro Tín dụng là một công tác hết sứccần thiết đối với các Ngân hàng Việt Nam bởi Tín dụng là hoạt động manglợi nhuận cao cho các Ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro phức tạp nhất vàkhó lường nhất Do đó để đảm bảo được nguồn lợi nhuận từ hoạt động Tíndụng thì công tác quản lý rủi ro Tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu.Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền côngnghiệp dịch vụ tài chính, đặc biệt là thực hiện cam kết mở cửa hoàn toàntrên lĩnh vực Ngân hàng thì đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải phải cónhững cải cách mạnh mẽ để giải quyết tốt công tác này nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước, để các Ngân hàng ViệtNam không bị “lép vế” trước sự thâm nhập của các Ngân hàng nướcngoài

Với tầm quan trọng của hoạt động Tín dụng và mối tương quan củahoạt động này với các hoạt động kinh doanh khác tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn, việc nghiên cứu, đo lườngvà đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng là việchết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho công cuộc xây dựng pháttriển bền vững của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ĐôngSài Gòn.

Nhận thức được tầm quan trọng trên của vấn đề, em đã chon đề tài

“Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chinhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn”

Trang 2

được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý rủiro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Đông Sài Gòn, tìm hiểu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanhTín dụng thực tế tại Chi nhánh để từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm ra nguyênnhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro Tín dụng góp phầnngày càng nâng cao công tác quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn.

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết cơ bản của Tín dụng,quản lý rủi ro Tín dụng của các Ngân hàng thương mại.

Đánh giá thực trạng hoạt động Tín dụng của tại Chi nhánh Ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn trong các nămgần đây

Nêu ra các dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tiềm ẩn, làm rõ cácnguyên nhân gây ra rủi ro Tín dụng của các Ngân hàng thương mại ViệtNam nói chung và tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Đông Sài Gòn nói riêng.

Đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro Tín dụng có hiệu quả, hạnchế đến mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phầnphục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng trước quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế và trong khu vực.

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài chọn công tác quản lý rủi ro Tín dụng của Chi nhánh Ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn để nghiên cứu.

Trang 3

Công tác quản lý rủi ro Tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệpVà phát triển nông thôn Đông Sài Gòn trong các năm gần đây.

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp tổng hợp thốngkê, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, so sánh… sẽ được sử dụngđể làm rõ vấn đề.

5.KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận thì đề tài gồm ba chương:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận về rủi ro Tín dụng.

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi

nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông SàiGòn.

- Chương 3: Các Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín

dụng tại Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển NôngThôn Đông Sài Gòn.

Trang 4

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

  

Trang 5

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG.1.1 TỔNG QUAN TÍN DỤNG.

1.1.1.Khái niệm cơ bản về Tín dụng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa haichủ thể là bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bênđi vay (cá nhân, Doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vaygiao tiền hoặc tài sản cho bên đi vay được sử dụng trong một thời giannhất định theo thỏa thuận, đồng thời bên đi vay cam kết hoàn trả vô điềukiện vốn và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán đã thỏa thuận

Căn cứ vào tính chất đảm bảo, có hai loại cho vay:

- Cho vay bằng tín chấp, thường đối tượng vay là cán bộ công nhânviên

- Cho vay có đảm bảo trực tiếp như: Thế chấp, cầm cố, bão lãnh,giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có hai loại cho vay:

- Cho vay sản xuất kinh doanh.

Trang 6

- Cho vay tiêu dùng.

Căn cứ vào mối quan giữa các chủ thể, có hai loại cho vay:

- Cho vay trực tiếp: người đi vay và người trả nợ là một chủ thể.

- Cho vay gián tiếp (chiết khấu): người đi vay và người trả nợ là haichủ thể khác nhau.

Căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay và thu nợ có hai loại chovay:

- Cho vay theo tài khoản luân chuyển.

- Cho vay theo hạn mức Bên vay có thể vay nhiều lần khi cần thiết(đảm bảo trong hạn mức mà Ngân hàng đã cấp).

1.1.3.Nguyên tắc Tín dụng Ngân hàng.

Nghiệp vụ Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và đâycũng là hoạt động có tính rủi ro nhất Vì vậy việc kiểm tra, quản lý thườngxuyên và chặt chẽ đối với hoạt động này là cần thiết và quan trọng màNgân hàng phải thực hiện Bằng các biện pháp cụ thể làm sao Ngân hàngphải đảm bảo việc thu hồi nợ gốc và lãi đến hạn đến mức tối đa có thể Đểlàm được điều này Ngân hàng phải thực hiện dựa theo những nguyên tắccơ bản sau:

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuậntrong hợp đồng Tín dụng và có hiệu quả kinh tế:

Điều này bắt buộc bên đi vay phải làm đơn xin vay và trong đó phảinói rõ mục đích đi vay và là phương án hoạt động mà nhân viên Tín dụngNgân hàng thẩm định là có hiệu quả Khi cho vay Ngân hàng phải cử cánbộ theo dõi sát việc thực hiện phương án đã vạch ra của khách hàng Nếuphát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì Ngân hàng có

Trang 7

Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc và lãi vay đúngthời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Tín dụng:

Thu hồi nợ là điều tất yếu của bất cứ bên cho vay nào Ngân hàngcũng vậy, nếu Ngân hàng muốn kinh doanh có lãi và tồn tại để hoạt độngthì mối quan tâm hàng đầu là cho vay phải thu hồi được nợ Trong việc thuhồi nợ cần phải đáp ứng hai yêu cầu là thu hồi nợ đúng thời hạn như tronghợp đồng Tín dụng và khi cho vay phải xác định kỳ hạn nợ cho rõ ràng.Bởi vì nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động vì thếnếu các khoản Tín dụng không trả đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khảnăng hoàn trả của Ngân hàng Để đảm bảo nguyên tắc này thì Ngân hàngphải bắt buộc bên đi vay phải có sự đảm bảo bằng việc thế chấp hoặc cầmcố bằng tài sản có giá trị tương đương, như vậy Ngân hàng mới an tâm chovay

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG.

1.2.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro Tín dụng.

Rủi ro Tín dụng là sự xuất hiện của các biến cố không bình thườngxảy ra trong quan hệ Tín dụng Rủi ro này xuất phát từ việc không thu hồiđược nợ hoặc thu hồi nhưng không đầy đủ khi nợ đến hạn.

1.2.2 Phân loại rủi ro Tín dụng.

Rủi ro Tín dụng được chia thành các loại như sau:

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro Tín dụng mà nguyên

nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệtcho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính làrủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm, rủi ro nghiệp vụ:

 Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá

và phân tích Tín dụng, khi Ngân hàng lựa chọn những phương ánvay vốn hiệu quả để ra quyết định cho vay.

Trang 8

 Rủi ro đảm bảo: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo

như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảmbảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trịgiá của tài sản đảm bảo.

 Rủi ro nghiệp vụ: Là loại rủi ro liên quan đến công tác quản lý

khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệthống xếp hạng rủi ro và kỷ thuật xử lý các khoản cho vay có vấnđề.

Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro Tín dụng mà nguyên

nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vaycủa Ngân hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi rotập trung.

 Rủi ro nội tại: Là loại rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc

điểm riêng, mang tính chất riêng biệt bên trong của mỗi chủ thểđi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểmhoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

 Rủi ro tập trung: Là trường hợp Ngân hàng tập trung vốn cho

vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiềuDoanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế,hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loạihình cho vay có rủi ro cao.

Rủi ro thanh khoản: Là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp

Ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp thời các loạitài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầucủa các hợp đồng thanh khoản.

Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho

Trang 9

Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi

suất thị trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến tổnthất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của Ngân hàng.

1.2.3 Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro Tín dụng.Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thương mại.

Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủiro Tín dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:

- Ngân hàng đưa ra chính sách Tín dụng không phù hợp với nền kinhtế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn củaNgân hàng.

- Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như:Không đánh giá đầy đủ, chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vaykhống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn Đồng thời cán bộNgân hàng không kiểm tra giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vaycủa khách hàng.

- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ Tín dụng còn yếu kém nên việcđánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự ánthiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.

- Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạođức kinh doanh như: Thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn,xâm tiền khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệkhách hàng.

- Ngân hàng đôi khi quá chủ động về lợi nhuận, đặt những khoản vaycó lợi nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh.

- Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

- Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hà

Trang 10

Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Đối với khách hàng là Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp quản lý không hiệu quả:

+ Kế hoạch tài chính không phù hợp, không có thông tin dự báodòng tiền hoặc những thay đổi của ngân sách nên đầu tư quá mứcvào tài sản cố định, mở rộng hoạt động kinh doanh không có kếhoạch.

+ Thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh gây ra những khó khăntrong quản lý tài chính và sản xuất.

+ Không có sự thống nhất giữa các cổ đông, hội đồng quản trị, banđiều hành.

+ Không nắm bắt được thông tin về những thay đổi của ngành nghềkinh doanh.

+ Cơ cấu vốn không hợp lý, mức vốn tự có quá nhỏ có thể dẫn tớinguy cơ bất ổn tiềm tàng của Doanh nghiệp.

+ Khả năng tự tài trợ thấp và nhận tài trợ không hợp lý.

+ Chi phí hoạt động quá lớn, doanh thu giảm sút do cạnh tranh.+ Doanh nghiệp kinh doanh quá mức: Không ít Doanh nghiệp kinhdoanh quá mức so với khả năng của họ dẫn tới thiếu hụt nguồn vốnkinh doanh và không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

+ Nhân viên trong Doanh nghiệp yếu kém làm cho kế hoạch kinhdoanh của Doanh nghiệp thực hiện không thành công.

Đạo đức của cán bộ quản lý Doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin sai sự thật cho Ngân

Trang 11

không đáng tin cậy, trong khi cán bộ Tín dụng không có đủnguồn thông tin để kiểm chứng nguồn thông tin từ phía Doanhnghiệp.

- Doanh nghiệp cố tình trì hoãn việc trả tiền cho Ngân hàng. Đối với khách hàng là cá nhân.

- Do khách hàng làm ăn thua lỗ liên tục, sản phẩm hàng hoá làm rakhông tiêu thụ được.

- Do bị sa thải, thất nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn.- Do sử dụng vốn sai mục đích.

- Thiếu năng lực pháp lý.

- Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa Ngân hàng, sử dụng tiền vaybừa bãi.

Nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh.

- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh làm khách hàng mất khả năng chitrả cho Ngân hàng.

- Do khủng hoảng suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cáncân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.

- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ

1.3 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro Tín dụng.

Quản lý rủi ro Tín dụng là một trong những công tác quan trọngnhất trong quản trị rủi ro của Ngân hàng Vì rủi ro Tín dụng là không thểtránh khỏi, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ Vì vậy quảnlý rủi ro Tín dụng cũng là một quá trình tiếp cận rủi ro trong nghiệp vụ Tíndụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm

Trang 12

soát, phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnhhưởng bất lợi của rủi ro.

1.3.2 Hoạt động quản lý rủi ro Tín dụng.

Phòng ngừa và tính toán xác định rủi ro

- Phân tán rủi ro trong cho vay bằng cách không dồn vốn cho vay quánhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiềuvào một ngành, lĩnh vực kinh tế có độ rủi ro cao.

- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ của kháchhàng.

- Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tìnhhình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành củaDoanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụsản phẩm của Doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thịtrường Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế Đánh giánăng lực lãnh đạo của các cán bộ Doanh nghiệp.

- Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là Ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro chocơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.

- Phải có chính sách Tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dựphòng để đối phó với rủi ro.

- Trước khi quyết định cho vay đối với một khách hàng, Ngânhàng phải xem xét các điều kiện sau:

+ Khả năng trả nợ của khách hàng phải lớn hơn hoặc bằng với mức cho vay.

+ Mức cho vay không được vượt quá 70% tài sản đảm bảo.

Trang 13

Lượng hóa rủi ro.

Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đolường những rủi ro được thể hiện qua các con số Để đánh giá rủi ro Tíndụng người ta dựa vào các chỉ tiêu sau đây:

Hệ số nợ quá hạn: là tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay

Việc phân loại nợ được thực hiện theo quyết định 493 do Ngân hàngNhà nước ban hành ngày 22/4/2005, các khoản nợ được chia thành 5 nhómtheo điều 6 của quyết định này như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức

Tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thờihạn và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ cơ cấu lại,các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày

đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vaònhóm 3 theo quy định

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360

ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân vào nhóm4 theo quy định.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên

360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại, cáckhoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.

Nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Trang 14

Tỷ trọng nợ xấu / tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu (NPL) là một trong những vấn đề luôn làm đau đầu các nhàquản trị Ngân hàng Theo tiêu chuẩn quốc tế, “nợ xấu” là những khoản nợquá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu Tại ViệtNam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi,nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn khôngđược Chính phủ xử lý rủi ro.

Nợ xấu là khoản nợ có các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng khi cáccam kết đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫnđến có khả năng Ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi.

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất 90 ngày.Hiện nay, theo quyết định 493/QĐ-NHNN ban hành ngày22/4/2005, nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5

Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số cho ta thấy tỷ trọng Tín dụng trong tài sản có, khoản mục Tín

Trang 15

 Nhóm dư nợ của các khoản Tín dụng có chất lượng xấu: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập caocho Ngân hàng Đây cũng là khoản Tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trongtổng dư nợ cho vay.

 Nhóm dư nợ của các khoản Tín dụng có chất lượng tốt: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhậpkhông cao cho Ngân hàng Đây cũng là khoản Tín dụng chiếm tỷ trọngthấp trong tổng dư nợ cho vay.

 Nhóm dư nợ của các khoản nợ có chất lượng trung bình: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mang lại thunhập vừa phải cho Ngân hàng Đây là khoản Tín dụng chiếm tỷ trọng ápđảo trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng nên ta có công thức sau:

Nhận diện các khoản vay có vấn đề

Trang 16

Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấnđề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp cácvấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất Mối quan tâm hàng đầucủa hầu hết các Ngân hàng đó là danh mục cho vay được bảo đảm an toàn,các Ngân hàng thường chủ quan bởi cảm giác an tâm sai lầm về một khoảncho vay đã có đảm bảo Tuy nhiên các tài khoản đảm bảo này cũng bị thayđổi, đặc biệt là khi nền kinh tế có những thay đổi theo chiều hướng xấu sẽảnh hưởng rất nhiều đến tài sản đảm bảo của khoản vay Vì vậy, cần phảinhận thức được rằng một khoản Tín dụng có thế chấp giúp Ngân hàngquyết định tiếp tục cho vay vì có khả năng thu hồi nợ trong chừng mựcnào đó nhưng không có nghĩa là hoàn toàn được bảo đảm Những dấu hiệucảnh báo sẽ giúp Ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớmcác vấn đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu gồm:

+ Những dấu hiệu liên quan đến hoạt động giao dịch với Ngân hàng+ Những dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của kháchhàng

+ Những dấu hiệu liên quan đến vấn đề tài chính

Việc nhận biết sớm vấn đề từ những dấu hiệu cảnh báo là quan trọngnhất giúp Ngân hàng đưa ra được những nhận định đúng đắn và lên kếhoạch hành động nhanh chóng, hiệu quả, giảm thiểu được rủi ro

Biện pháp phòng ngừa khắc phục, xử lý đối với các nhóm nợ códấu hiệu rủi ro

Khi nhận diện được các khoản vay có vấn đề, cán bộ Ngân hàng tiếnhành thu thập thông tin, bằng chứng và số liệu liên quan đến khoản vay đểxác định mức độ rủi ro của khoản vay Tuỳ theo mức độ rủi ro của khoảnvay cao hay thấp mà có hướng xử lý thích hợp để giảm tổn thất tối thiểu

Trang 17

+ Đối với trường hợp nhóm nợ có dấu hiệu rủi ro nhưng Ngân hàngchưa có nguy cơ mất vốn trong hiện tại, và khách hàng vẫn có thiện chíhợp tác thì Ngân hàng và khách hàng cùng tháo gỡ khó khăn và cùngkhách hàng tìm cách khôi phục lại khả năng tài chính để đảm bảo việc trảnợ và lãi của khách hàng.

+ Đối với trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng cácbiện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lýtài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan toà án

Trang 18

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝRỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐÔNG SÀI GÒN.

 

Trang 19

Ngày 31/08/1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 525/TTGthành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo.

Năm 2003 _ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônViệt Nam đã đẩy mạnh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu nhằm đư hoạtđộng của Ngân hàng phát triển với quy mô hiệu quả cao với những thànhtích đặc biệt xuất sắc.

Năm 2004 _ Sau 4 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu giaiđoạn 2001 – 2010 Ngân hàng đã đạt được những kết quả khích lệ: Ngân

Trang 20

hàng đã có quan hệ với 979 Ngân hàng đại lý tại 113 vùng quốc gia và lãnhthổ, là thành viên của nhiều hiệp hội, tổ chức có uy tín lớn.

Đến năm 2007 _ Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 295.048 tỷđồng và hoàn toàn là vốn huy động.

Năm 2008 _ Là năm ghi đầu chặng đường 20 năm xây dựng vàtrưởng thành của AGRIBANK và cũng là năm quyết định tiến trình hộinhập kinh tế, quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động.

Để mở rộng mạng lưới phục vụ, thu hút các tầng lớp dân cư và cácDoanh nghiệp, đồng thời được sự chấp thuận của Tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gònđã mở rộng được bốn phòng giao dịch như sau:

- Thực hiện văn bản số 1163/NHNH-TCCB ngày 13/05/2003 và văn bảnsố 2290/NHNH-TCCb ngày 25/07/2003 của Tổng giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam chấp thuận mở Phòng giao dịch Bình Phú trựcthuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.

- Thực hiện văn bản số 2291/NHNH-TCCB ngày 25/07/2003 của Tổnggiám đốc NHNo&PTNT Việt Nam chấp thuận mở Phòng giao dịch KCNCát Lái trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.

- Thực hiện văn bản số 4078/NHNH-TCCB ngày 17/10S/2003 của Tổnggiám đốc NHNo&PTNT Việt Nam chấp thuận mở Phòng giao dịch Số 3trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.

- Thực hiện văn bản số 42/QĐ/NHNo-TCCB ngày 16/01/2007 của Tổnggiám đốc NHNo&PTNT Việt Nam chấp thuận mở Phòng giao dịch Số 6trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.

Trang 21

- Đại diện Chi nhánh kí kết các hợp đồng với khách hàng Phối hợpvới các tổ chức đoàn thể lãnh đạo trong phong trào thi đua và bảo

Ban Giám Đốc

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng kế hoạch

tổng hợp

Phòng kiểm

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng kế toán

ngân quỹ

Phòng tín dụng

Phòng dịch

Phòng giao dịch Bình Phú

Phòng giao dịch Cát Lái

Phòng giao dịch Số 3

Phòng giao dịch Số 6

Trang 22

đảm quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh theo chếđộ quy định.

- Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy Chinhánh theo sự phân công ủy quyền của Tổng giám đốc.

- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước,Đảng, Ngân Hàng Nhà Nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỹ luật các bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyềncủa Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tấthồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định củaNhà nước, của ngành ngân hàng Thực hiện công tác thi đua, khenthưởng của Chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm trachuyên đề.

Phòng Nguồn vốn – Kế hoạch – Tổng hợp.

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và

có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đãđược Giám đốc Chi nhánh phê duyêt.

Trang 23

- Triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và các nhánhNHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn Trực tiếp làm thư ký tổng hợpcho Giám đốc NHNo&PTNT.

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy độngvốn tại địa phương Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dàihạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.

Phòng Kiểm soát

- Xây dựng công trình công tác năm, quý phù hợp với chương trìnhcông tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặcđiểm cụ thể của đơn vị mình.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trìnhcông tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kếhoạch của đơn vị, phụ.

- Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán việcchỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo địnhkỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra,kiểm toán nội bộ.

- Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hànhhoạt động kiểm tra, kiểm toán của đơn vị mình gởi về ban kiểm tra,kiểm toán nội bộ

- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơnthư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Làm nhiệm vụ thường trựcban chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tạiđơn vị mình.

Phòng Thanh toán quốc tế

- Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giámđốc Chi nhánh trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện các dịch vụ liên

Trang 24

quan đến dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước phát sinh tại Chinhánh theo đúng quy chế, quy định hiện hành của Chính phủ, Ngânhàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam

- Thực hiện các dịch vụ như: cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tếcho khách hàng là tổ chức kinh tế; thực hiện trực tiếp việc thanh toánhàng hóa và dịch vụ nhập khẩu bằng phương thức TTR Dịch thuậtcác chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế choNgân hàng và khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán chuyển đổi)thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định Tiến hành công tác thanhtoán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam.

Phòng Kế toán – Ngân quỹ.

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theoquy định của Ngân Hàng Nhà Nước, NHNo&PTNT Việt Nam.

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chitài chính, quỹ tiền lương đối với các Chi nhánh trên địa bàn trìnhNgân hàng Nông Nghiệp cấp trên phê duyệt.

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định củaNHNo&PTNT trên địa bàn Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về kếhoạch, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

Phòng Tín Dụng

- Trực tiếp nhận hố sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ Tín dụng vàxét duyệt dự án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, xác định giátrị tài sản, bảo đảm nợ vay thuộc phạm vi quản lý của phòng để tríchduyệt cấp Tín dụng.

Trang 25

- Quản lý, kiểm tra, giám sát các khoản cấp Tín dụng bảo lãnh, cácsản phẩm dịch vụ và tài sản đảm bảo của khách hàng có quan hệ Tíndụng, bảo lãnh với Chi nhánh.

Phòng Dịch vụ

- Trực tiếp triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụthanh toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý vàchủ thẻ

- Quản lý giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối, giải đáp thắc mắc củakhách hàng, xử lý tranh chấp, khiếu nại phát sinh có liên quan đếnhoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.

Phòng điện toán

- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụkinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Quản lý, bảodưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

2.1.4 Các sản phẩm _ dịch vụ.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của tất cảcác tổ chức và dân cư trong tỉnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.- Phát hành kỳ phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi và thực hiện các

hình thức huy động khác theo quy định của NHNo&PTNTViệtNam.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế

Trang 26

Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác đầu tư các dự án trong nước và quốc tế.

Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanhnghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực- Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống

đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác Nghiệp vụ thanh toán trong nước.

- Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR)cho các cá nhân và tổ chức kinh tế

- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.

- Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án Thu, chi hộ đơn vị.- Chi trả lương qua tài khoản,

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.

- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C),nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR).

- Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại.

- Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuấtkhẩu.

 Thanh toán, chuyển tiền biên giới

 Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế Thu đổi ngoại tệ.

- Dịch vụ gửi, rút tiền nhiều nơi Thu tiền tận nơi theo yêu cầu củaKhách hàng khi số dư tiền gửi đạt 100 triệu đồng.

Trang 27

- Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa SUCCESS vàquốc tế VISA, MASTER CARD.

- Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010

Trong hoạt động của Ngân hàng thì việc huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động chủ yếu quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Trang 28

Số tiền%(+/-)Tổng nguồn vốn

TG từ dân cư1,5911,5092,016-82-5.250733.6

Phân theo kỳ hạn

TG có kỳ hạn8541,326`1,21747255.3-109-8.22TG không kỳ

Trang 29

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của Chi nhánh Đông SàiGòn thuộc NHNo&PTNT qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 có sự biến độngkhá lớn về cơ cấu nguồn vốn Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi củacác Tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng qua từng năm đến cuối năm 2009nguồn vốn này đạt 1,666 tỷ đồng, tăng 361 tỷ đồng (tương đương với mứctăng 27.7%) so với năm 2008 Năm 2010 nguồn vốn huy động từ các tổchức kinh tế đạt 1,717 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương ứng 3.1% so vớinăm 2009 Trong tất cả các nguồn vốn mà Ngân hàng có khả năng huyđộng thì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấpnhất Vì Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyêncủa khách hàng Do vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tăng cườngkhả năng thanh khoản của Ngân hàng, vì tiền gửi của các tổ chức kinh tếbiến động mạnh, khi đó nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồnvốn huy động này rất cao.

Tính đến thời điểm cuối năm 2009 nguồn vốn từ tiền gửi của dâncư đạt 1,509 tỷ đồng giảm 82 tỷ đồng tương ứng với mức giảm là 5.2% sovới năm 2008 Đến cuối năm 2010 thì nguồn vốn này đạt được 2,016 tỷđồng, tăng 507 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 33.6% so với năm 2009.

Trang 30

Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động từdân cư, làm giảm áp lực từ thị trường liên Ngân hàng vốn mang tính ngắnhạn và không ổn định Điều này cũng chứng tỏ sự tin tưởng của dân cư đốivới Ngân hàng ngày một phát triển, đó cũng là thành công của Ngân hàngtrong cơ chế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt.

Vốn huy động từ tiền gửi có nhiều biến động, tiền gửi VND năm2009 đạt 3,061 tỷ đồng tăng 10.7% so với năm 2008 (tương đương vớimức tăng 297 tỷ đồng), năm 2010 số vốn huy động VND tăng thêm 15.3%(tương với mức tăng 468 tỷ đồng), và vượt so với nguồn vốn huy độngnăm 2009 là 468 tỷ đồng Về nguồn vốn huy động bằng USD tuy chiếm tỷtrọng không cao nhưng cũng có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2008 đạt132 tỷ đồng, năm 2009 đạt 114 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với năm 2008(tương ứng với mức giảm 13.6%) Đến năm 2010 nguồn vốn huy động nàyđạt 204 tỷ đồng tăng 78.9% so với năm 2009 (tương đương mức tăng 90 tỷđồng)

Ta thấy nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn có sự thay đổi quacác năm Đối với tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 đạt 1,326 tỷ đồng, tăng 472tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm là 55.3%) Trong năm2010 tiền gửi có kỳ hạn chỉ đạt 1,217 tỷ đồng, giảm 8.22% so với năm2009 Đối với tiền gửi không kỳ hạn, trong năm 2008 Chi nhánh đã huyđộng được 2,042 tỷ đồng, năm 2009 chỉ đạt được 1,849 tỷ đồng, giảm 193tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng mức giảm 9.45%) Đến năm 2010nguồn vốn huy động này đạt được 2,516 tỷ đồng, tăng 667 tỷ đồng tươngứng 36.1% so với cuối năm 2009.

Trang 31

Huy động vốn tốt song sử dụng vốn cũng phải đạt hiệu quả thì Ngânhàng mới có lãi trong kinh doanh và có thể phát triển vững mạnh được.

Cũng như nhiều Ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn của Chinhánh Đông Sài Gòn chủ yếu là hoạt động Tín dụng, trong đó hoạt độngcho vay chiếm tỷ trọng lớn Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớncho Chi nhánh, do đó nếu mở rộng hoạt động cho vay và tăng cường cácbiện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạtđộng của Ngân hàng Trong thời gian qua, Chi nhánh Đông Sài Gòn đã mởrộng thị phần cho vay tại các địa bàn trọng yếu tại TP Hồ Chí Minh, tậndụng các thế mạnh về lãi suất, chuyên nghiệp trong thẩm định Tín dụng vàthời gian hoàn tất hồ sơ vay vốn cho khách hàng để taưngdoanh thu à mởrộng thị phần Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thường xuyên rà soát, quantâm và châm sóc khách hàng, qua đó đạt được mức tăng trưởng về dư nợTín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn chất lượng của khoản vay Công táckiểm tra nội bộ được tiến hành theo định kỳ hề hàng năm nên đã kịp thờibổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động Tín dụng trong từng hệthống.

Dư nợ cho vay theo thời gian.

Trang 32

Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010.

Số tiền% (+/-)

Trung và dài hạn

Ngắn hạnTrung và dài hạn Tổng dư nợ

Trong cơ cấu cho vay tại Ngân hàng, dư nợ có xu hướng chuyển từ

Trang 33

Trong năm 2010 tổng dư nợ ngắn hạn đã lên đến 1,505 tỷ đồng, tăng0,67% so với cuối năm 2009.

Trong khi đó tổng dư nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng có nhiềubiến chuyển: năm 2008 là 849 tỷ đồng, năm 2009 giảm đi còn 793 tỷ đồng,(tương ứng giảm đi 6.6% so với năm 2008) Trong năm 2010, tổng dư nợtrung và dài hạn đạt 959 tỷ đồng, tăng 20.9% so với cuối năm 2009.

Từ đây ta có thể thấy rằng hình thức Tín dụng của Ngân hàng chủyếu là Tín dụng ngắn hạn Nguyên nhân là do đặc điểm Tín dụng trung vàdài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng dài, vòng quay vốn chậm Dovậy nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được Trong khi đó Tín dụngngắn hạn cho phép tính thanh khoản của Ngân hàng được đảm bảo, phùhợp với quy mô Tín dụng hiện thời của Ngân hàng thu được hiệu quả sửdụng vốn.

Do đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôncũng tham gia vào việc thu mua lương thực, vật tư nông nghiệp… Nhữnghoạt động kiểu này mang tính thời vụ, ngoài ra Ngân hàng còn cung cấpcác hình thức Tín dụng hộ sản xuất, cho vay các Doanh nghiệp sản xuấttheo hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động còn thiếu của Doanh nghiệp.Do vậy đặc điểm của các khoản vay này phần lớn là ngắn hạn.

Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ vì để tìm đượcdự án đầu tư tốt và gặp ít rủi ro là gặp rất nhiều khó khăn.

Dư nợ cho vay theo đồi tượng cho vay.

Bảng 2.3: Tình hình cho vay theo đối tượng cho vay 2008 – 2010

Trang 34

Số tiền%(+/-)

DN Ngoài quốc doanh

-Hộ sản xuất, tư nhân, cá thể

Trang 35

DN Ngoài quốc doanhTổ chức tín dụng

Hộ sản xuất, tư nhân, cá thê

Tổng dư nợ

Dư nợ Tín dụng của Chi nhánh Đông Sài Gòn tập trung toàn bộ chocác tổ chức kinh tế và cá nhân Hầu hết các khoản vay đều có tài sản thếchấp được định giá theo quy trình thẩm định tài sản đảm bảo của Ngânhàng Quy trình này luôn được cập nhật theo những biến động của thịtrường nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đảm bảothu hồi nợ cho Ngân hàng trong trường hợp có những rủi ro đối với kháchhàng vay vốn.

Cho vay theo đối tượng cá nhân qua các năm: năm 2008 đạt 307 tỷđồng, Năm 2009 đạt 300 tỷ đồng giảm 2,28% so với 2008 (tương ứng vớisố tiền là 7 tỷ đồng) Đến năm 2010 con số này tăng lên 318 tỷ đồng, tăng6% so với năm 2009.

Dư nợ theo đối tượng TCKT có sự biến động qua các năm:

Dư nợ đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua cácnăm: năm 2008 đạt 1,257 tỷ đồng, năm 2009 dư nợ đạt 1,643 tỷ đồng tăng

Trang 36

30.7% so với năm 2008, năm 2010 lại tiếp tục tăng lên đến 1,720 tỷ đồng,tỷ lệ tăng tương ứng là 4.69% so với năm 2009.

Dư nợ đối với Doanh nghiệp quốc doanh biến động qua các năm:2008 đạt 435 tỷ đồng , năm 2009 đạt 415 tỷ đồng, giảm 4.6% so với năm2008, năm 2010 tăng lên đến 426 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là2.65%.

Có sự biến động trên là do năm 2008 ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng kinh tế Mỹ nên nhiều Doanh nghiệp và cá nhân gặp nhiều biến độngvà cần nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh của mình Đến năm2009 sau khi tình hình kinh tế dần dần hồi phục các cá nhân và các TCKTlại có nhu cầu vay vốn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình sauthời kỳ hậu khủng hoảng.

Dư nợ cho vay theo loại tiền.

Trong hoạt động Tín dụng tại Chi nhánh chủ yếu bằng VND và USD,trong đó cho vay USD để tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu của cácDoanh nghiệp.

Bảng 2.4: Tình hình cho vay theo loại tiền 2008 – 1010.

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 31/12/2007 về “quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHNo &PTNT VN” Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHNo & PTNT VN
6. Quyết định 666/ QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 về “quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT VN” Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT VN
1. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản thống kê Khác
2. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội. Tài liệu từ Ngân hàng Khác
3. Các báo cáo của phòng Tín dụng – PGD Bình Phú Khác
4. Sổ tay Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2008 _ 2010. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2008 _ 2010 (Trang 28)
Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc
Bảng 2.2 Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010 (Trang 32)
Bảng 2.4: Tình hình cho vay theo loại tiền 2008 – 1010. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc
Bảng 2.4 Tình hình cho vay theo loại tiền 2008 – 1010 (Trang 36)
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh 2008 – 2010. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc
Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh 2008 – 2010 (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w