Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Đứng trước những thách thức của tiến trình hội nhập, và xu thế toàncầu hóa, nền kinh tế Việt Nam, và đặc biệt là hệ thống Ngân Hàng ThươngMại nói riêng phải tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thểđáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách hàng, vừa khẳng định vị thế củamình trên thị trường Đặc biệt trong năm 2006 vừa qua khi nước ta gianhập WTO, năm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Ngânhàng Việt Nam, các hoạt động tín dụng phát triển mạnh và phát huy hết thếmạnh để làm động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc dân vận động theo hướngCông nghiệp hóa - Hiện đại hóa Việc khai thông nguồn vốn đối với hoạtđộng huy động vốn của các Ngân Hàng Thương Mại đặt ra rất cấp thiết.Các ngân hàng hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có hiệu quả cao chính vì
vậy vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà phải
“như thế nào?” và “bằng cách gì?” để có hiệu quả cao nhất.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạtđộng của Ngân hàng Với những kiến thức đã học và qua thục tế tại Chinhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn,
em đã chọn đề tài : “Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn.”
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Dựa vào cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Chinhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn
để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó đưa ra các giải pháp và kiến
Trang 2nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NgânHàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác huy động vốn tại Chinhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn
Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báocáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và PhátTriển Nông Thôn Đông Sài Gòn từ năm 2008 đến năm 2010
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sử dụng phương pháp: So sánh, phân tích, lý luận
5 BỐ CỤC.
Kết cấu của Khóa Luận gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn trong hoạt động kinh
doanh của Ngân Hàng Thương Mại
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi
nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn
Trang 3CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1.1 Khái niệm về Ngân Hàng Thương Mại.
Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người tathường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tàichính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động
Theo Luật của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam: “Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán”.
“Ngân Hàng Thương Mại là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khaithác nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các Ngân HàngThương Mại đều có chung một tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳhạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch
vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng
Trang 51.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại.
Từ khái niệm về Ngân Hàng Thương Mại nêu trên áp dụng vào thực
tế nước ta, một nước có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, việc pháttriển sản xuất theo chiều hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa rất cần đếnNgân Hàng Thương Mại với vai trò to lớn của nó Nhất là khi quá trìnhCông nghiệp hóa-Hiện đại hóa của chúng ta đã đi vào chiều sâu, yêu cầucần có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốc đầu tư, từng bước chuyểndịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền,thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế năm thì vai trò của cácNgân Hàng Thương Mại càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng
Ngân Hàng Thương Mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân,doanh nghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế Vì vậy, muốn có nhiều vốnphải tăng thu nhập quốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý Tăng thu nhậpquốc dân đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩymạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế Điều đó muốn làmđược lại cần có vốn Ngân Hàng Thương Mại chính là người đứng ra tiếnhành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thànhphần kinh tế
Thông qua hình thức cấp tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện chodoanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổimới qui trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quảkinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh nghiệp lên những nấc thang cạnh tranhcao hơn Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển Như vậy vớikhả năng cung cấp vốn, Ngân Hàng Thương Mại đã trở thành một trongnhững điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia
Trang 6 Ngân Hàng Thương Mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp cho các nhà kinh doanh trong xây dựng chiến lược quản
lý doanh nghiệp
Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thịtrường đầu ra của doanh nghiệp Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt độngkinh doanh nào, doanh nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vàonhằm thực hiện thành công chiến lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giácả), Promotion (giao tiếp, khuyếch trương), Place (địa điểm) và People(con người)
Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu ra, tìm kiếm lợi nhuận.Quy trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp trang bị được đầy đủ vốncần thiết Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tàichính Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ Nguồn vốn tíndụng của Ngân Hàng Thương Mại sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyếtnhững khó khăn đó, tạo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thoả mãn tối đanhu cầu của thị trường trên mọi phương diện: giá cả, chủng loại, chấtlượng, thời gian, địa điểm Ngân Hàng Thương Mại sẽ là cầu nối giữadoanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian
Ngân Hàng Thương Mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò nàyngày càng thể hiện rõ rệt hơn áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốcgia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt làtiềm lực về tài chính Nhưng làm thế nào để có thể hoà nhập nền tài chínhcủa một quốc gia với phần còn lại của thế giới ? Câu hỏi đó sẽ được giảiđáp nhờ vào hệ thống các Ngân Hàng Thương Mại vì hệ thống này có khảnăng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ
Trang 7vụ hối đoái, cho vay uỷ thác đầu tư giúp cho luồng vốn ra, vào một cáchhợp lý, đưa nền tài chính nước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế Đây làmột trong những điều kiện tiên quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở cácquốc gia trên thế giới.
Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì hoạt động Ngân hàng góp phần chống lạm phát.
Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạmphát qua con đường tín dụng Khi xảy ra lạm phát, ngân hàng trung ương sẽtăng tỉ lệ vào dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thịtrường mở để thông qua các ngân hàng thương mại thay đổi lại lượng tiềntrong lưu thông Các Ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát lạm phát thôngqua các hoạt động tín dụng, bảo lãnh Ngân hàng xác định được hướng đầu
tư vốn và đề ra các biện pháp xử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nềnkinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều hoàlưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát
1.1.3 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của Ngân Hàng Thương Mại.
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của mà cụ thể là hìnhthành nên nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại Nguồn vốn của NgânHàng Thương Mại bao gồm:
*Vốn tự có:
Vốn tự có là vốn riêng có của Ngân Hàng Thương Mại Vốn này tuychiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn của Ngân Hàng Thương Mại song lại làđiều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng Mặt khác, vớichức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như là tài sản đảm bảo gây lòng tinđối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngânhàng gặp thua lỗ Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo
Trang 8Trong thực tế, vốn tự có không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạtđộng kinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại Bộ phận vốn này đónggóp một phần đáng kể vào vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân HàngThương Mại, đồng thời góp phần vào nâng cao vị thế của Ngân HàngThương Mại trên thương trường.
Như vậy, vốn tự có là nguồn vốn ổn định, ngân hàng sử dụng mộtcách chủ động Do đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải bảo toàn và khôngngừng tăng vốn tự có của mình theo yêu cầu của sự phát triển hoạt độngkinh doanh theo đúng chính sách, chế độ Đồng thời phải sử dụng vào cácmục đích đã định
* Nghiệp vụ huy động vốn:
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được
từ các TCKT (Tổ chức kinh tế) và cá nhân trong xã hội thông qua quá trìnhthực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinhdoanh
Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanhcủa các Ngân Hàng Thương Mại Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tổng nguồn vốn của ngân hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Mặc dù bị giới hạn về mức huy động vốn,song nếu các Ngân Hàng Thương Mại sử dụng tốt nguốn vốn này thì khôngnhững nguồn lợi của ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho ngân hàng uytín ngày càng cao Qua đó ngân hàng có thể mở rộng được vốn và mở rộngqui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn huy động củangân hàng bao gồm: Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, phát hành giấy
tờ có giá
* Nghiệp vụ vốn đi vay:
Trang 9Đối với nghiệp vụ này các Ngân Hàng Thương Mại tiến hành tạovốn cho mình bằng cách vay của các TCTD (Tổ chức tín dụng) trên thịtrường tiền tệ và NHTW (Ngân Hàng Trung Ương) dưới hình thức tái chiếtkhấu hay vay có bảo đảm, nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bảnthân Ngân Hàng Thương Mại khi mà họ không tự cân đối được trên cơ sởkhai thác tại chỗ Thực tế cho thấy, chi phí của vốn đi vay thường cao hơnchi phí của vốn huy động tại chỗ Tuy nhiên, tính chủ động của vốn đi vaylại cao hơn vốn huy động tại chỗ.
* Nghiệp vụ tạo vốn khác:
Trong quá trình là trung gian thanh toán, các Ngân Hàng ThươngMại cũng tạo được một khoản gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tàikhoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức và cáckhoản tiền phong toả do ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại Các khoản tiền tạm thời được trích khỏi tài khoản này nhập vào tài khoảnkhác chờ sử dụng, tạm thời coi là tiền nhàn rỗi
Thông qua nghiệp vụ đại lý, ngân hàng thu hút được một lượng vốnđáng kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho cácTCTD khác, nhận và chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư
Do đó ngân hàng có thể sử dụng tạm thời những tài khoản đó vào kinhdoanh
Để mở rộng nghiệp vụ này các Ngân Hàng Thương Mại cần chútrọng đến phát triển các dịch vụ và không ngừng nâng cao uy tín của mìnhtrên thương trường
Nghiệp vụ tài sản có:
Trang 10Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đíchnhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các Ngân HàngThương Mại Nội dung nguồn vốn này gồm:
* Nghiệp vụ ngân quỹ
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của ngân hàng đảm bảo
an toàn trong thanh toán và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc doNHTW đề ra Vì một trong những chức năng của Ngân Hàng Thương Mại
là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả Khoản dự trữ này
do NHNN (Ngân Hàng Nhà Nước) qui định theo một tỷ lệ nhất định trêntổng tiền gửi Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thời kỳ nhằmthực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
Những khoản này gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi tại NHNN (dự trữbắt buộc và tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán), các chứng khoán cótính thanh khoản cao
* Nghiệp vụ cho vay
Là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và tạo khả năng sinh lời cao chongân hàng Trong tổng tài sản có thì nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất
Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vayngắn hạn, trung và dài hạn:
- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay nhằm giải quyết thiếu hụtvốn tạm thời trong kinh doanh của khách hàng Cho vay ngắn hạn chủ yếuđầu tư vào tài sản lưu động Ở Việt Nam hiện nay thường cho vay ngắn hạntheo hai phương thức:
+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng cho những khách hàng vay trảthường xuyên có vòng quay vốn nhanh
Trang 11+ Cho vay từng lần: áp dụng cho những khách hàng vay trả thườngxuyên và có vòng quay vốn chậm.
+ Cho vay trung - dài hạn: là hình thức cho vay mà tiền vay được cấutạo vào tài sản cố định Đây là loại cho vay có thể nhận trức tiếp bằng tiềnhoặc cho vay thông qua tài sản - nghiệp vụ cho thuê tài chính
Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cơ bản cho ngân hàng, nhưngđồng thời nó cũng mang lại rủi ro rất cao cho nên ngân hàng luôn xem xét
kỹ lưỡng tới từng món vay và từng đối tượng khách hàng vay để chỉ đảmbảo an toàn cho các khoản vay
* Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Các Ngân Hàng Thương Mại thực hiện quá trình đầu tư bằng vốncủa mình thông qua các hoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứngkhoán trên thị trường với mục đích kiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đadạng hoá các hoạt động kinh doanh
* Nghiệp vụ tài sản có khác
Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: uỷ thác, đại lý, kinhdoanh và dịch vụ bảo hiểm, thực hiện các dịch vụ tư vấn, ngân quĩ và cácdịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ bảo quản hiệnvật quí, giấy tờ có giá, cho thuê két, cầm đồ và nhiều dịch vụ khác theo quiđịnh của NHNN Việt Nam giúp cho Ngân hàng thu được những khoản lợiđáng kể
Nghiệp vụ khác
Trang 12Là nghiệp vụ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàngthông qua đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng Nền kinh
Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này đều ghi “đơn” tức là chỉghi vào bên nợ hoặc bên có của tài khoản mà không ghi quan hệ đối ứnghoặc giá qui định trong biên bản giao nhận, trong hoá đơn, chứng từ Tàisản nhận giữ hộ, tài sản gán nợ, xiết nợ chờ xử lý
Những tài sản phản ánh trên các tài khoản này đều phải được tiếnhành kiểm kê, bảo quản như với tài sản thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp
1.2 VỐN VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Trang 131.2.1 Khái niệm về vốn.
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàngthương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thựchiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngânhàng thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng baogồm:
* Vốn tự có của Ngân Hàng Thương Mại là những giá trị tiền tệ dongân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng Nó mang tính ổn định
và căn cứ để quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động củangân hàng
* Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được
từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùng làm vốn đểkinh doanh Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngânhàng chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trả đúng gốc và lãi khi đến hạn.Nguồn vốn này luôn biến động, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọngđối với mọi hoạt động của ngân hàng
* Vốn đi vay là phần vốn các Ngân hàng đi vay để bổ sung vào vốnhoạt động của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng Nó có chiphí tương đối cao cho nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn củangân hàng
* Vốn khác là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp
vụ thanh toán…
1.2.2 Vai trò của vốn huy động
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được
Trang 14kinh doanh Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh mộtloại hàng hoá đặc biệt là “Tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đivay để cho vay” nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngânhàng lại càng có vai trò hết sức quan trọng
Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Ngoàivốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầuhoạt động kinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm làhuy động vốn Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư đểthu lợi nhuận Nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động đượcnhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng Nguồnvốn huy động được nhiều thì cho vay được nhiều và mang lại lợi nhuận caocho ngân hàng
Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh
tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mởrộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ
cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khảnăng cạnh tranh Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô,trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại
Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủyếu dựa vào vốn huy động Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trườnghợp cần thiết Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợiđối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phầnkinh tế cả về qui mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạncho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng Điều
đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngânhàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong
Trang 15Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìmcách đưa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từnhững người gửi tiền và những người cho vay khác nhau đến việc sử dụngnguồn vốn một cách hiệu quả Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàngcũng luôn tìm cách để đổi mới, hoàn thiện chúng cho phù hợp với tình hìnhchung của nền kinh tế Đó là một trong những điều kiện tiên quyết đưangân hàng đến thành công.
1.2.3 Các hình thức huy động vốn
Tiền gửi của khách hàng.
Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanhnghiệp cơ quan Nhà nước và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhântrong và ngoài nước có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng
Tiền gửi của khách hàng được chia làm hai bộ phận: Tiền gửi củaDoanh nghiệp và Tổ chức kinh tế, Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
* Tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bao gồm:
-Tiền gửi không kỳ hạn.
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào vàngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó là khoảntiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán
Tiền gửi đảm bảo thanh toán được ký thác vào ngân hàng để thựchiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhcủa khách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm Đây là khoản tiền tạmthời nhàn rỗi chờ thanh toán mà không phải để dành Bởi vậy đối với kháchhàng đây là một tài sản mà họ ký thác uỷ nhiệm cho ngân hàng bảo quản vàthực hiện các nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng Do vậy
Trang 16Họ có quyền lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai và bất kỳ thời giannào Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng các phương tiệnthanh toán dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền…
Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụthực hiện lệnh thanh toán chi trả cho người thụ hưởng loại tiền gửi này, lãisuất thường thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác.Nhưngkhi khách hàng mở và sử dụng các loại tài khoản này thì được ngân hàngcung ứng các loại dịch vụ miễn phí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn
ở tài khoản thanh toán thường chiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng
Như vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàntrong việc bảo quản vốn và trong qúa trình thanh toán trả tiền hàng hoádịch vụ, ngoài ra khách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ vàmột số dịch vụ miễn phí
Đối với ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế toán theodõi và nghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc và một sốdịch vụ kèm theo Chi phí này khá lớn, nhưng nó được bù đắp lại bởi vìtrên thực tế do lượng tiền gửi vào và số lượng tiền rút ra không cùng mộtlúc và chủ tài khoản thường không sử dụng hết số tiền của mình trên tàikhoản Do đó luôn tồn tại một số tiền trên tài khoản trong một thời gian dài
số dư ấy được ngân hàng dùng để đầu tư cho vay đối với một số doanhnghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận Như vậyđối với tài khoản tiền gửi thanh toán số dư trên tài khoản giao dịch khôngnhững bù đắp được chi phí mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho ngânhàng
Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệmới được ứng dụng vào hoạt động ngân hàng Vì vậy đã có nhiều doanhnghiệp, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền
Trang 17sức quan trọng của ngân hàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn nàycũng ngày càng tăng.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp,chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian nàyđược xác định trước Do đó cá doanh nghiệp thường gửi vào ngân hàngdưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuấtphát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có Về nguyên tắc kháchhàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiềngửi đó Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửitiền vào ngân hàng, các Ngân Hàng Thương Mại cho phép khách hàng rúttiền ra trước thời hạn Trong trường hợp này khách hàng không đượchưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn
Do tính chất của loại tiền vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thê sửdụng phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn Nếunguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạođiều kiện thuận lợi, chủ động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh,các Ngân Hàng Thương Mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn nhằm đápứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng
Hiện tại các Ngân Hàng Thương Mại có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng 9 tháng, 1 năm, 2 năm Với mỗi một kỳhạn khác nhau thì ngân hànng áp dụng một loại lãi suất khác nhau Thôngthường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Các Ngân Hàng ThươngMại thường khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiềnnày tương đối ổn định, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh Để thu hútđược nhiều nguồn vốn dài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổnđịnh, giá trị đồng tiền được đảm bảo, lạm phát vừa phải (thường là một con
Trang 18* Tiền gửi tiết kiệm dân cư:
Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi các nhân được gửivào Ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định Tiền gửi tiết kiệm là bộphận thu nhập bằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng được gửi vào tổchức tín dụng Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng
cá nhân Khi gửi tiền người gửi tiền được giao một sổ tiết kiệm coi như mộtgiấy chứng nhận tiền gửi vào Ngân hàng Đến thời hạn khách hàng rút tiền
ra được nhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tích kiệm
Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Loại tiền gửi này người gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ
số tiền gửi bất kỳ lúc nào Nhưng khác với loại tiền gửi thanh toán, ngườigửi tiền không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho ngườikhác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và phần lớn những ngườigửi tiền tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trongtương lai, nhưng lại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tích kiệm có kỳ hạntrên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãisuất theo qui định và khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn Nhưngtrong thực tế ở nước ta hiện nay để khuyến khích người gửi tiền các NgânHàng Thương Mại vẫn cho khách hàng rút ra trước thời hạn và được hưởnglãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (thông thường bằng lãi suất tiềngửi tiết kiệm không kỳ hạn)
Do nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này mang tính ổn định, chonên các Ngân Hàng Thương Mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác
Trang 19nhau như loại 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng… nhằm thu hút càngnhiều nguồn vốn với lãi suất của các kỳ hạn khác nhau Thông thường kỳhạn ngày càng dài thì lãi suất huy động ngày càng cao (lãi suất tiền gửi có
kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán)
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có số lượng lớnthứ hai trong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phục thuộc rấtlớn vào thu nhập bình quân theo đầu người, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thunhập của dân cư, chất lượng phục vụ của Ngân Hàng Thương Mại, sự ổnđịnh đồng tiền và nền kinh tế tăng trưởng vững chắc
Tạo vốn qua phát hành công cụ nợ.
Vốn phát hành của ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn thôngqua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Đó là các công cụ nợ của ngân hàng
Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiếtkiệm Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn.Nguồn vốn này được huy động theo nhiều thời hạn khác nhau như ngắnhạn, trung hạn, dài hạn Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Hiện nay ởViệt nam các Ngân Hàng Thương Mại thường huy động nguồn vốn nàydưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích và trái phiếu trung, dài hạn
* Phát hành kỳ phiếu có mục đích.
Khi các Ngân Hàng Thương Mại có nguồn vốn tài chính dồi dào đểtài trợ cho các nguồn vốn có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địaphương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc liên doanh, liên kết với các tổchức kinh tế mà các nguồn vốn tự có chưa đáp ứng được, Ngân HàngThương Mại trình ngân hàng Nhà nước xin phép phát hành kỳ phiếu để tạonguồn vốn tín dụng tương đối lâu dài cho các hoạt động này
Trang 20Như vậy kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, cóthời hạn, người sở hữu có thể chuyển nhượng cho người khác qua chứngnhận của ngân hàng, vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên người hưởng Kỳ phiếungân hàng được phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linhhoạt có tác dụng thu hút cá nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phầnkiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, tạo nguồn vốn trung dàihạn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế.
* Phát hành trái phiếu.
Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngânhàng đối với những người mua trái phiếu (nhà đầu tư) Trái phiếu được cácNgân Hàng Thương Mại hay các tổ chức tín dụng phát hành nhằm huyđộng vốn cho chính bản thân ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có liênquan Thời hạn của trái phiếu thường lớn hơn một năm Lãi suất của tráiphiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Các NgânHàng Thương Mại phát hành trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốnthông qua các dự án đầu tư của các doanh nghiệp mà ngân hàng cam kếtcho vay
Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ của cácNgân Hàng Thương Mại như kỳ phiếu, trái phiếu là một hình thức mớitrong công tác huy động vốn của Ngân Hàng Thương Mại ở cá nước đangphát triển Vốn được huy động từ hình thức này dùng để đầu tư cho các dự
án trung và dài hạn
Ở nước ta hình thức này được Ngân hàng sử dụng từ năm 1992.Nhưng cho đến nay khối lượng vốn huy động của Ngân Hàng Thương Mạiqua hình thức này vẫn còn thấp so với các hình thức huy động vốn truyềnthống Để phát huy được thế mạnh của công cụ huy động vốn này đòi hỏiphải có thị trưòng vốn hoàn chỉnh (thị trưòng chứng khoán) Ở nước ta thị
Trang 21trường này mới được thành lập cho nên hoạt động của nó chưa ảnh hưởngnhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Vốn vay từ các Tổ chức tín dụng khác và Ngân Hàng Trung Ương.
Khi các Ngân Hàng Thương Mại có sự mất cân đối giữa nguồn vốnhuy động và sử dụng vốn, xảy ra hiện tượng thiếu vốn đột xuất
Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, các tổ chức tín dụng vayvốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng Thị trường này giúp cho NgânHàng Thương Mại bổ sung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạngthiếu hụt vốn trong thanh toán Hoạt động của thị trường này nhằm tậndụng đến mức cao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt để của các tổchức tín dụng, trước khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Trung ương
Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các Ngân Hàng Thương Mạiphải được tiến hành theo nguyên tắc đi vay cho vay và phải được thoảthuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng, vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp,cầm cố (tiền mặt tại quĩ và các chứng từ có giá trị), hay Ngân HàngThương Mại đi vay có thể xin ngân hàng Nhà nước bảo lãnh để vay vốncác ngân hàng khác Các ngân hàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quychế dự trữ bắt buộc và an toàn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toánhoạt động thường xuyên tại NHTW
Khi các Ngân Hàng Thương Mại đã hết khả năng vay mượn củanhau mà vẫn thiếu vốn hoặc mất khả năng thanh toán, các Ngân HàngThương Mại thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ưng để tạo thêm nguồnvốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình Việc ngân hàng Trungương cho các Ngân Hàng Thương Mại vay đã làm tăng khả năng thanhtoán cho các Ngân Hàng Thương Mại Nguồn vốn của ngân hàng Trungương là nguồn vốn cuối cùng, làm cho khả năng thanh toán của nền kinh tế
Trang 22được bình thường Nếu như thiếu nguồn vốn này thì sẽ xuất hiện các cuộckhủng hoảng tài chính khi các Ngân Hàng Thương Mại mất khả năng thanhtoán.
Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàngTrung ương để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cầnthiết Cho nên thời hạn vay thường ngắn, lãi suất thường cao hơn các hìnhthức huy động vốn khác của Ngân Hàng Thương Mại
Tạo vốn từ nguồn vốn khác.
Ngoài các nguồn vốn huy động trên các Ngân Hàng Thương Mạicũng có thể khai thác nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây lànguồn vốn lớn, có thời hạn tương đối dài từ 5 đến 50 năm với lãi suấttương đối ưu đãi Khi các Ngân Hàng Thương Mại nhận các nguồn vốn nàythường có các điều kiện kèm theo rất chặt chẽ và việc cấp phát phải đúngnội dung chương trình của các dự án tài trợ
Ở nước ta khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng và Nhànuớc ta đã sáng suốt lựa chọn các đường lối ngoại giao đúng đắn, trên tinhthần mở cửa của nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, thuhút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt nam Các nguồn vốnnày có đóng gỏp rất quan trọng vào công cuộc đổi mới công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước và Ngân Hàng ThươngMại phải tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, từ đó tranhthủ và tiếp nhận các nguồn vốn này
Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của Ngân HàngThương Mại, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốnchịu ảnh hưởng tác động rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ
mô, đến các yếu tố mang tính chât vi mô của nền kinh tế, cũng như các yếu
tố liên quan tới chính Ngân Hàng Thương Mại
Trang 231.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 1.3.1 Các nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý
Nghiệp vụ huy động vốn của các Ngân Hàng Thương Mại chịu sựđiều chỉnh rất lớn của môi trường pháp lý Có những Bộ Luật tác động trựctiếp mà chúng ta thường thấy như: Luật các Tổ Chức Tín Dụng, Luật NgânHàng Nhà Nước Những Luật này qui định tỉ lệ huy động vốn của ngânhàng so với vốn tự có, qui định về việc gửi và sử dụng tài khoản tiền gửi
Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luậtđầu tư nước ngoài hoặc các Ngân Hàng Thương Mại không được nhận tiềngửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất doNgân Hàng Nhà Nước đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định
mà Ngân hàng Nhà Nước cho phép
Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của mộtquốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn tới nghiệp vụ tạo vốn của Ngân HàngThương Mại Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳnghạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệbằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NgânHàng Thương Mại huy động vốn dễ dàng hơn Như vậy, môi trường pháp lí
là nhân tố khách quan có tác động rất lớn tới quá trình huy động vốn củaNgân Hàng Thương Mại Mục tiêu hoạt động của Ngân Hàng Thương Mạiđược xây dựng vào các qui định, qui chế của Nhà nước để đảm bảo an toàn
và nâng cao niềm tin từ khách hàng
Môi trường kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cũng có tác độngkhông nhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng Khi nền kinh tế tăng
Trang 24trưởng hay suy thoái thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NgânHàng Thương Mại
Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trongviệc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng Nền kinh
tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn,
do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của Ngân Hàng Thương Mạithuận lợi Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng, người dânkhông gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hoá, việc thu hútvốn gặp khó khăn
Tâm lý, thói quen khách hàng
Khách hàng của ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tạingân hàng và những đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ở cácnước phát triển, khách hàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập đượcchuyển vào tài khoản của họ Nhưng ở các nước kém phát triển, nhu cầudùng tiền mặt thường lớn hơn Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tốquan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền Thu nhậpảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huy động trongtương lai
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền.Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn địnhlượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng vềđồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn
là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng Một đặc điểm quan trọng của đốitượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụngân hàng Mức độ sử dụng càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mởrộng việc huy động vốn
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
Trang 25 Các hình thức huy động vốn
Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đadạng hình thức huy động vốn Hình thức huy động vốn của ngân hàng ngàycàng phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tếcàng lớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu vàtâm lí của các tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng các hình thức huy độngcàng cao thì dễ dàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đềutìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà lại an toàn Do vậycác Ngân Hàng Thương Mại thường cân nhắc rất kĩ lưỡng trươc khi đưavào áp dụng một hình thức mới
Chính sách lãi suất cạnh tranh
Việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau
đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới vàduy trì tiền gửi hiện có Điều này đặc biệt đúng khi lãi suất thị trường đã ởvào mức tương đối cao
Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàngkhác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và vớinhững người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trườngtiền tệ Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định,việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt Đặc biệt tronggiai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãisuất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác
Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng
* Về phương diện quản lí, nếu ngân hàng có trình độ quản lí tốt sẽ cókhả năng tư vấn phù hợp cho khách hàng đem lại hiệu quả cao thì sẽ thu
Trang 26an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện tốt cho công tác huy động vốn củangân hàng.
* Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởnglớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hútvốn của ngân hàng
Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán
bộ có nhiều bất cập Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độcho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường
Công nghệ ngân hàng
Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau:
Thứ nhất: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng
Thứ hai : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàngThứ ba : Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh.Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càngcảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khigửi tiền tại các ngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàngcạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quantâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngânhàng cung ứng Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nàocải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàngthì sức cạnh tranh sẽ cao hơn
Các dịch vụ ngân hàng cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có lợi thế hơn socác ngân hàng có các dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãi
Trang 27hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tựđộng làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạođược niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NgânHàng Thương Mại Khác về cạnh tranh, về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụngân hàng không giới hạn, do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngânhàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Mức độ thâm niên của một Ngân hàng
Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì baogiờ họ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn làmột ngân hàng mới thành lập Một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng
có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanhtoán cao Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo rađược lòng tin đối với khách hàng
Chính sách quảng cáo
Không một ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của chính sáchquảng cáo trong thời đại ngày nay Trong hoạt động ngân hàng hiện đại,quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho côngtác này Đồng thời ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệtkhông chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả Pano, áp phích, tờ rơi nhằm đẩymạnh công tác huy động vốn
Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn
Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc
tổ chức các quĩ tiết kiệm Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạođiều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, cần được mở ra ở cả những nơi cách
Trang 28xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng caođược hiệu quả huy động vốn.
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các hệthống ngân hàng thương mại Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạnkhác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động huy độngvốn cũng khác nhau Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng cóthể xây dựng cho mình một chiến lược huy động thích hợp
CHƯƠNG 2:
Trang 29PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN.
HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam(NHNo&PTNT) được thành lập ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính Phủ) về việc lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có
Trang 30Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từNHNN: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp,quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố Ngân hàng pháttriển Nông nghiệp Trung Ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận VụTín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ tíndụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một
số đơn vị
Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triểnnông nghiệp nông thôn Luật Ngân Hàng Nhà Nước và Luật các Tổ chứctín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngânhàng Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhậnthực hiện tốt các dự án nước ngoài ủy thác, cho vay các chương trình dự ánlớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tác sản xuấtđược coi là biện pháp chú trọng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và PhátTriển Nông Thôn VN thực hiện kế hoạch tăng trưởng
Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dungchính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính nâng cao chất lượng tàisản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổimới sắp xếp lại bộ máy tổ chúc theo mô hình Ngân Hàng Thương Mạihiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới côngnghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiên đại
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002,NHNN&PTNT Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế
Trang 31Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã đẩynhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt độngNHNN&PTNT Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quảcao.Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góptích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn,Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký quyết định
số 226/2003/ QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùngLao động thời kỳ đổi mới cho NHNo&PTNT Việt Nam
Có thể nói NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân Hàng Thương Mạihàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tếnông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tếViệt Nam
Hiện NHNo&PTNT Việt Nam đã vi tính hóa hoạt động kinh doanh
từ Trụ sở chính đến hấu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thốngcác dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền tử, dịch vụ thanh toán thẻtín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạngSWIFT
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởngthành của NHNo&PTNT Việt Nam và cũng là năm có tính quyết địnhtrong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chínhphủ Trong đó NHNo&PTNT Việt Nam sẽ trở thành Tập đoàn tài chính đangành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực Tiếp tục giữ vai trò chủ lực trênthị trường tài chính nông thôn, người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của
10 triệu hộ gia đình
2 2 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG SÀI GÒN.
Trang 32Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn là một Ngân Hàng ThươngMại trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập từ08/07/1998 theo quyết định số 391/NHNo-02.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạncho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn
- Các dịch vụ trung gian: thanh toán quốc tế qua mạng thanh toántoàn cầu S-WIFT, kinh doanh mua bán ngoại tệ và làm dịch vụ kiều hối,thực hiện các dịch vụ bảo lãnh như : dự thầu, thanh toán, bảo hành côngtrình, chất lượng sản phẩm, vay vốn trong nước và ngoài nước…, và thanhtoán chuyển tiền điện tử
Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn hoạt động trong cơ chế thịtrường có quyền tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnhtranh, kinh doanh có lãi, ổn định và phát triển Mạng lưới và cơ cấu tổ chứccủa Ngân hàng đã được cãi tiến cho phù hợp với kinh tế thị trường, pháthuy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt dộng huy độngvốn cũng như sử dụng vốn
Trang 33Khi mới thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn nhận bàngiao từ Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đức Để mở rộng mạng lưới phục
vụ, thu hút các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp, đồng thời được sựchấp thuận của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đến nay Chinhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn đã mở rộng được bốn phòng giao dịchnhư sau: Phòng giao dịch Bình Phú, Phòng giao dịch Cát Lái, Phòng giaodịch số 3, Phòng giao dịch số 6
2.2.1 Đặc điểm Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động.
Hình 1:
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Chi nhánh
NHNo&PTNT Đông Sài Gòn.
Phòng kiểm soát
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng
kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòn
g dịch vụ
Trang 342.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Đại diện Chi nhánh ký kết các hợp đồng với khách hàng Phối hợpvới các tổ chức đoàn thể lãnh đạo trong phong trào thi đua và bảo đảmquyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh theo chế độ quy định
Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy Chinhánh theo sự phân công ủy quyền của Tổng giám đốc
Phòng kế toán ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy địnhcủa NHNo&PTNT Việt Nam Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyếttoán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương với các chi nhánh trên địabàn bày trình cấp trên duyệt
Trang 35Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dụng theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn.Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về kếhoạch, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định Thực hiện cáckhoản nộp ngân sách theo luật định, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong
và ngoài nước
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theoquy định.Quản lý, sử dụng thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinhdoanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Chấp hành chế độ báocáo và kiểm tra chuyên đề Tổng hợp, thống kê và lụu trữ số liệu, thông tinliên quan dến hoạt động của Chi nhánh Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liênquan đến hạch toán, kế toán, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt độngkhác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chấp hành chế độ báocáo, thống kê và cung cấp các số liệu, thông tin theo quy định Quản lý, bảodưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.Trực tiếp dịch vụ triển khai thẻtrên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ thanh toán thẻ theo quy địnhcủa Ngân NHNo&PTNT Việt Nam Tham mưu cho Giám đốc chi nhánhphát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ Quản lý giám sát hệ thống thiết bịđầu cuối, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý tranh chấp, khiếu nạiphát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa trong phạm
vi quản lý
Phòng tín dụng
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loạikhách hàng và đề suất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng,phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hànglực chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả
Trang 36Thẩm định và đề suất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủyquyền Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án trong nước và ngoàinước Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ,ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyênnhân và đề xuất khắc phục Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm trahoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Tổng hợp,báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.Thực hiện các nghiệp vụ kinhdoanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán trực tiếp theo quy định.Tiến hành công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFTNHNo&PTNT VN Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ
có liên quan đến thanh toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền,
mở tài khoản nước ngoài
Phòng Tổ chức – Hành chính – Nhân sự
Triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các nhánhNHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn Trực tiếp làm thư ký tổng hợp choGiám đốc NHNo&PTNT
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kếthợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh cấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh
Thực thi pháp luật có liên quan an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơquan Lưu trữ các văn bản pháp luật pháp luật có liên quan đến ngân hàng
và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam Đầu mối giao tiếp với
Trang 37chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giaothông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, muasắm công cụ lao động Thực hiện các công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất
cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước
Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch,đào tạo Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước,Đảng, Ngân Hàng Nhà Nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật, cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền củaTổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất
hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhànước, của ngành ngân hàng Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng củachi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề
Phòng kiểm soát
Xây dựng công trình công tác năm, quý phù hợp với chương trìnhcông tác kiểm tra kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụthể của đơn vị mình Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra,kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toánnhằm đảm bảo an toàn của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn
vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tạihội sở và các chi nhánh phụ thuộc
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng tháng, quý,6tháng, năm Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chinhánh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi
tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội
Trang 38 Phòng Thanh toán quốc tế
Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giámđốc Chi nhánh trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện các dịch vụ liên quanđến dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước phát sinh tại Chi nhánh theođúng quy chế, quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vàNHNo&PTNT Việt Nam
Thực hiện các dịch vụ như: cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tếcho khách hàng là tổ chức kinh tế; thực hiện trực tiếp việc thanh toán hànghóa và dịch vụ nhập khẩu bằng phương thức TTR; mở hồ sơ L/C nhậpkhẩu; nhận L/C của ngân hàng nước ngoài mở và thông báo cho kháchhàng là người thụ hưởng; thực hiện chiết khấu chứng từ hàng hóa xuấtkhẩu; công bố tỷ giá giao dịch theo quy định của ngân hàng tại Chi nhánh
và thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; nghiệp vụ bảo lãnh trong nước…Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tếcho Ngân hàng và khách hàng
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán chuyển đổi)thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định Tiến hành công tác thanh toánthông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam Thực hiện các nghiệp
vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các dịch
vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản nước ngoài
Phòng Dịch vụ
Trực tiếp triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ thanhtoán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Tham mưu cho Giámđốc Chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ Quản lý giám sát hệthống thiết bị đầu cuối, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý tranh chấp,