Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
27,82 KB
Nội dung
CÁCGIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐNTẠICÔNGTYDỆTVẢICÔNGNGHIỆPHÀNỘIQua thực tế khảo sát tình hình sửdụngvốn kinh doanh cũng như hiệuquảsửdụngvốn kinh doanh của CôngtyDệtVảiCôngNghiệpHà Nội. Trong vài năm gần đây cho thấy rằng: mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nhưng do có sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Côngty nên Côngty đã đạt được những thành tích đáng kể trong quá trình hoạt dộng sản xuất kinh doanh nói chung, trong công tác nângcaohiệuquảsửdụngvốnnói riêng xét thấy cần phải đưa ra một số biện pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế của Công ty. Từ thực tế trên đây, qua phân tích và đánh giá như đã trình bày, được sự góp ý của cán bộ phòng KTTC của CôngtyDệtVảiCôngNghiệpHà Nội, đồng thời với nhận thức của bản thân, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau đây nhằm góp phần hoàn thiện cao hơn nữa hiệuquảsửdụngvốn kinh doanh của Công ty. 3.1. CÁCGIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐN ĐỐI VỚI CÔNGTYDỆTVẢICÔNGNGHIỆPHÀNỘI 3.1.1. GIẢIPHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH Hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt dộng sản xuất kinh doanh đều phải huy động vốn trên thị trường tài chính và chủ yếu là vốn nợ. Nguồn vốn chủ sở hữu luôn bị hạn chế bởi khả năng huy động và tích luỹ, vốn huy động thông qua thị trường chứng khoán bằng việc phát hành cổ phiếu cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể. Do đó để có đủ vốn cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại từ các tổ chức tài chính trung gian. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm nângcaonăng lực sản xuất là yêu cầu tất yếu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên huy động mọi nguồn lực tài chính của xã hội với cơ cầu và chi phí hợp lý. Thông thường có hai nguồn tài trợ: tài trợ nội sinh và tài trợ ngoại sinh. 3.1.1.1. Tài trợ nội sinh Đây là nguồn vốn rất quan trọng mà côngty phải tập trung để khai thác triệt để, nó thể hiện sức mạnh, khả năngnăng lực của côngtyquacác kỳ kinh doanh vừa giúp nângcao được uy tín vị thế của côngty trên thị trường, là cơ sở để côngty có thể huy động thêm các nguồn tài trợ ngoại sinh. Nguồn vốn huy động từ bên trong này chủ yếu hình thành từ lợi nhuận giữ lại quacác kỳ sản xuất kinh doanh của côngty và khấu hao tài sản cố định thông qua việc trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao… trong những năm gần đây lợi nhuận sau thuế của Côngty liên tục tăng từ 72 triệu năm 2001 lên 227 triệu năm 2002. Côngty cần xem xét phân bổ khoản lợi nhuận này vào việc bổ sung đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của mình. Nếu việc phân bổ là hợp lý sẽ giúp Côngtygiải quyết được khó khăn trong việc giảm bớt các khoản nợ lãi vay ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn. Là một Côngty trực thuộc Tổng côngty Nhà nước, Côngty cũng có thể huy động vốnnội sinh thông quasự cấp vốn bổ sung từ Tổng công ty. Đây là một nguồn tài trự dồi dào nângcao nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, giúp cho côngty có đủ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh lại không chịu gánh nặng về các khoản trả lãi vay hay chi trả các khoản lợi từ cổ phần. 3.1.1.2. Tài trợ ngoại sinh Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc huy động vốn sản xuất kinh doanh từ bên ngoài côngty là điều tất yếu. Côngty hoạt dộng trong cơ chế thị trường có kế hoạch điều đó tạo ra nhiều khả năng và nhiều hình thức huy động vốn từ bên ngoài không chỉ là các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian mà còn có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hùn vốn liên doanh dài hạn. Côngty có thể tận dụng uy tín của mình trên thị trường như năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, bản thân là một doanh nghiệp nhà nước… đảm bảo thuận lợi cho việc huy động các nguồn tài trợ ngoại sinh. Côngty có thể xem xét đến hình thức cổ phần hoá vừa nângcao nguồn vốn sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên và người lao động giúp cho họ yên tâm sản xuất kinh doanh. Khi họ có cổ phần trong doanh nghiệp, trách nhiệm của mỗi cổ đông trong Côngty được nâng cao, do đó sẽ tăng được năng suất lao động, tiết kiệm các chi phí sản xuất và nguyên vật liệu, kỷ luật của Côngty được tăng cường, hiệuquảsửdụngvốn được nâng cao. Trong những năm qua, các khoản tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trong lớn. Đến năm 2002 mặc dù tỷ trọng tín dụng ngắn hạn đã giảm nhưng đây là do Côngty vay dài hạn đầu tư vào một tài sản cố định mới chứ vay ngắn hạn năm 2002 vẫn tăng lớn. Huy động các khoản nợ tín dụng từ ngân hàng là điều tất yếu song cần chú ý hạn chế các khoản vay ngắn hạn, giữ một cơ cấu tín dụng ngắn hạn và dài hạn hợp lý. Nên sửdụngcác khoản vay trung va dài hạn cho đầu tư dài hạn và mở rộng sản xuất kinh doanh. Côngty lên tranh thủ lợi thế hiện nay lãi suất vay thương mại và côngnghiệp từ các ngân hàng không cao có thể tài trợ cho các dự án dài hạn. Mặc dù tự ý thức trong việc nângcao tính độc lập sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhưng nguồn tài trợ từ ngân sách không nên coi nhẹ. Vốn từ ngân sách cấp thường khá lớn, có nhiều thuận lợi, đặc biệt là chi phí vốn thấp. Năm 2000, vốn ngân sách cấp là 500 triệu đồng. Năm 2001, vốn ngân sách cấp là 1 tỷ đồng. Năm 2002 là 500 triệu đồng. Côngty cần phải tận dụng ưu thế của một doanh nghiệp nhà nước tăng cường khai thác nguồn tài trợ này nhằm đáp ứng đủ vốn cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Các nguồn tài trợ ngoại sinh khác như vốn liên doanh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp khác, nguồn kinh phí… vẫn chưa được khai thác. Trong thời gian tới Côngty cần có những chính sách phù hợp để có thể huy động được các nguồn vốn vay này. Huy động vốn cho sản xuất kinh doanh phải luôn xác định một cơ cấu vốn hợp lý tối ưu lựa chọn nguồn huy động nào đảm bảo chi phí vốn là thấp nhất lại có thể giảm thiểu các rủi ro tín dụng là yêu cầu đặt ra đối với Côngty trong thời gian tới. Hiện nay Côngty có tích luỹ từ nội bộ và có thể dựa vào uy tín của mình huy động được các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại do đó Côngty nên chú trọng tập trung vào hai nguồn huy động trên. 3.1.2. GIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐN CỐ ĐỊNH Thường xuyên đổi mới năng lực hoạt dộng bằng việc cải tiến máy móc thiết bị. Hiện nay trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các doanh nghiệp phải thường xuyên tự đổi mới để tránh tụt hậu trong sản xuất kinh doanh và nângcao được khả năng cạnh tranh. Đi vào hoạt dộng từ năm 1970, măc dù được sửa đổi bổ sung thường xuyên, trang thiết bị của Côngty đã hao mòn nhiều. Năm 2000 tổng nguyên giá TSCĐ là 38.518 triệu đồng trong đó giá trị còn lại là 28.414 triệu đồng, như vậy tổng mức khấu hao năm 2000 là 10.104 triệu đồng chiếm 26,2% đây là tỷ lệ khấu hao chưa cao nhưng cũng đặt ra yêu cầu đối với Côngty nên đầu tư đổi mới máy móc dây truyền thiết bị sản xuất. Việc lựa chọn công nghệ để đổi mới cần được tính toán thẩm định rõ ràng tránh lãng phí kém hiệu quả, do đó yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn được những công nghệ phù hợp bởi nhiều khi chọn lựa những công nghệ hiện đại nhưng côngty chưa sẵn sàng thích ứng với công nghệ đó lại gây ra phản ứng tiêu cực có thể dẫn đến việc khai thác chưa tối đa công suất làm giảm hiệuquảsửdụngvốn đầu tư. Chọn lựa dây truền công nghệ hiện đại phù hợp sẽ là nhân tố quan trọng cho phép tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, ít tốn kém nguyên vật liệu và cả chi phí nhân công điều hành quản lý. Trong thời gian tới Côngty cần chú trọng vào các nguồn vốn vay dài hạn để lựa chọn, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh bằng công nghệ máy móc phù hợp. Đối với cáctài sản cố định đã khấu hao hết hoặc những tài sản cố định đang chờ thanh lý cần nhanh chóng sử lý để bổ sung vốn cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Viẹc sử lý chậm chễ có thể gây ra việc ứ đọng vốn cố định lại bị chậm đổi mới công nghệ làm giảm năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Luôn gắn trách nhiệm của các cán bộ quản lý và người lao động với cáctài sản, máy móc thiết bị. Để đảm bảo cho cácquá trình hoạt dộng sản xuất diễn ra thông suốt, an toàn và có hiệuquả thì luôn luôn đòi hỏi trách nhiệm của người lao động, trách nhiệm đó phải được gắn với suốt quá trình vận hành của máy móc thiết bị. Do đó Côngty phải gắn trách nhiệm cụ thể từng máy móc cho từng tổ đội, phân xưởng, kịp thời phát hiện những thiếu sót sai lầm để có biện pháp khắc phục không làm ảnh hưởng, gián đoạn quá trình sản xuất. Kiểm tra theo dõi việc vận hành sửdụngtài sản cố định đi kèm các chính sách khen thưởng kỷ luật thích đáng sẽ nângcao ý thức kỷ luật của người công nhân, khuyến khích họ không ngừng nângcaonăng suất lao động làm nângcaohiệuquả của đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định. 3.1.3. GIẢIPHÁPNÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐN LƯU ĐỘNG Đối với vốn lưu động ở dạng tiền mặt cần xác định quy mô dự trữ tiền mặt tối ưu. Quy mô tiền mặt hợp lý đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong thanh toán không bị mất đi các cơ hội đầu tư tức thời, tránh bị ứ đọng các khoản tiền không sinh lời. Ngoài lượng tiền mặt tồn quỹ dùng để chi tiêu hàng ngày tại đơn vị, côngty nên đầu tư vào các loại hình đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà vẫn đem lại một tỷ lệ sinh lời nhất định như trái phiếu kho bạc, tài khoản séc . Đối với vốn lưu động ở dạng các khoản phải thu, trong những năm gần đây các khoản phải thu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản này đã làm ứ đọng một lượng vốn khá lớn của Côngty dây nên tình trạng thiếu hụt vốn. Côngty cần giảm lượng vốn bị chiếm dụng một cách hợp pháp của khách hàng, cần phải thu hồi đủ số vốn bị chiếm dụng hợp pháp hiện nay và tránh bị chiếm dụng nhiều trong thời gian tới. Trong khi các khoản phải thu không ngừng tăng lên thì Côngty vẫn phải đi vay nợ từ phía các ngân hàng thương mại và chịu các khoản phải trả lãi vay có nghĩa là Côngty đã bị thiệt hại một khoản đúng bằng khoản phải thu nhân với lãi suất tại thời điểm đó. Để có thể thu hồi nhanh các khoản vốn bị chiếm dụng hợp pháp từ phía khách hàng, Côngty có thể sửdụng biện pháp chiết khấu, giảm gía hàng bán cho những khách hàng thanh toán ngay tiền hàng hoặc những khách hàng đặt mua với khối lượng lớn, từ đó hạn chế các khoản nợ khó đòi. Mặt khác cần quy định rõ thời hạn trả tiền, hình thức thanh toán . . Và các biện pháp phạt khi vi phạm hợp đồng mua bán theo đúng quy định hiện hành. Tuy vậy cũng cần xác định rõ việc tồn tại tín dụng thương mại vay nợ lẫn nhau giứa các doanh nghiệp là điều tất yếu trong tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay, nhiều khi đó còn là các mối quan hệ giúp Côngty có thể hợp tác lâu dài với các khách hàng của mình, do đó mục tiêu của Côngty cần đề ra trong thời gian tới là giảm thiểu các khoản phải thu các khoản chiếm dụng hợp pháp của khách hàng. Tăng tốc độ luân chuyển vốn, giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho. Như đã nêu trên, hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn làm gia tăng vốn lưu động và làm giảm vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh. Lượng hàng tồn kho không sinh lời mà Côngty còn tốn chi phí lưu kho, bảo quản. Giảm bớt lượng hàng tồn kho ở mức hợp lý vừa đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh lại không gây ứ đọng nhiều vốn tốn kém chi phí khác là yêu cầu đặt ra. Côngty có thể thực thu một số giảipháp như sau: -Phải xác định nhu cầu của khách hàng, của thị trường, có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, từ đó đảm bảo duy trì lượng hàng tồn kho vừa đủ cho sản xuất kinh doanh. -Công ty có thể dựa vào nhu cầu sản phẩm quacác năm và tình hình sản xuất hiện tại để xác định nhu cầu thị trường. Để có thể xác định một cách chính xác nhu cầu của khách hàng, Côngty còn phải biết rõ thị phần, khả năng, uy tín của chính mình trên thị trường, thông thường nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của côngty được tính bằng tỷ lệ phần thị trường côngty chiếm giữ. 3.1.4. CÁCGIẢIPHÁP NHẰM HẠ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 3.1.4.1. Quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất kinh doanh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành, quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và hiệuquảsửdụngvốn của Công ty. Việc thu mua nguyên vật liệu cần phải có các hợp đồng mua bán cụ thể đảm bảo thu mua đúng giá hiện hành trên thị trường, có các đề nghị chiết khấu giảm giá khi mua với khối lượng lớn hoặc thanh toán nhanh. Xác định các hình thức mua bán, thanh toán và vận chuyển tối ưu, đặc biệt là dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, đảm bảo lượng hàng tồn kho tối ưu. Có thể áp dụngcác mô hình kinh tế lượng trong quản lý hàng tồn kho. Côngty nên tiếp cận nhiều nhà cung cấp để có được giá mua đúng nhưng đồng thời duy trì các nhà cung cấp truyền thống. 3.1.4.2. Quản lý tốt chi phí lương và các khoản trích theo lương Tiền lương và các khoản trích theo lương thường chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh. Nângcao mức lương cho đội ngũ cán bộ và công nhân viên trong Côngty là yêu cầu đặt ra nhưng nhiều khi có sự mâu thuẫn vơí mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Hiện nay mức lương bình quân của Côngty trả cho cán bộ công nhân viên là chưa cao. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Côngty diễn ra đúng tiến độ, hợp lý thì đảm bảo mức lương khá cho đội ngũ công nhân viên là yêu cầu đặt ra, điều này còn phù hợp với cả chủ trương của Nhà nước. Mức lương khá giúp cho họ yên tâm làm việc, không bị chi phối bởi các việc làm ngoài khác. Xác định đúng đắn hơp lý chế độ cho người lao động không những có thể giúp Côngty quản lý tốt chi phí đầu vào mà còn có thể tăng năng suất lao động, chất lượng lao động. Các khoản trích theo lương cũng cần xác định hợp lý. Nếu như phải thực hiện cáccông việc ngoài giờ để đảm bảo tiến độ công việc, thường thì mức lương bao giờ cũng phải cao hơn so với lương cố định trong giờ điều này làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên. Do đó cần có kế hoạch phân bổ hợp lý, nếu cần thiết có thể huy động thêm lao động ngoài côngty để đẩy nhanh tiến độ công việc mà không phải tăng chi phí lương cao hơn bình thường. 3.1.4.3. Quản lý tốt các chi phí khác Các chi phí khác đầu tư vào trụ sở, trang thiết bị văn phòng, xe cộ phải được kiểm soát hợp lý. Có thể đầu tư một lần và sửdụng lâu dài. Đặc biệt là các chi phí điện, nước, điện thoại, giao dịch đi lại cần được sửdụng hợp lý tránh lãng phí không cần thiết. Để nângcaohiệuquảsửdụngvốn thì cần phải làm giảm hợp lý các chi phí đầu vào đảm bảo từ một đồng vốn bỏ ra mang lại nhiều hơn một đồng doanh thu. Giảm các chi phí đầu vào nhằm hạ giá thành sản xuất là một yêu cầu quan trọng nhằm nângcaohiệuquảsửdụngvốn sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. 3.1.5. ĐẢM BẢO THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN Trong quá trình xác lập các báo cáotài chính doanh nghiệp, Côngty cần tuân thủ đầy đủ các chế độ về kế toán doanh nghiệp. Đó là việc đảm bảo trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp thất nghiệp. Nhằm nângcao và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc trích lập các quỹ trên là điều cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện như hiện nay khi mà các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho chiếm khá lớn, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro như rủi ro nợ khó đòi, giảm giá . . Các khoản này sẽ được lấy từ quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác trong quá trình xây dựngcác báo cáotài chính doanh nghiệp là điều cần thiết đối với công ty, điều này không chỉ giúp cho côngty đảm bảo ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà còn đảm bảo tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chính kế toán doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý cho Côngty hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay. 3.1.6. CHÚ TRỌNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Nghiên cứu tốt nhu cầu thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất kinh doanh, nângcao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Thực tiễn trong những năm vừa qua, lượng hàngtồn kho của Côngty khá lớn, chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường chưa được tốt. Trong thời gian tới, Côngty cần có kế hoạch Marketing quảng bá sản phẩm là hình ảnh của Côngty thông quacác phương tiện như báo chí, các kỳ hội chợ . Việc quảng cáo sẽ giúp Côngty tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư và khách hàng mới, mở rộng thị trường và lĩnh vực sản suất kinh doanh. Côngty có thể nghiên cứu nhu cầu thị trường thông quasự phối hợp hoạt động của các phòng ban trong Công ty, đồng thời thu thập các số liệu trên báo chí, internet . Các số liệu này sẽ là cơ sở cho việc xác định nhu cầu thị trường. Thăm dò khai thác thị trường nước ngoài là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian và chí phí, đặc biệt là các rủi ro trong kinh doanh là rất lớn. Trong thời gian tới Côngty cần tiếp tục củng cố các thị trường quen thuộc thông quacác hoạt động xúc tiến thưong mại, quảng cáo, đồng thời tìm kiếm các đối tác mới, mở rộng thị trường. Có thể phát triển thêm các hình thức liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, vừa tận dụng vốn, công nghệ tiên tiến của họ lại tranh thủ mở rộng thị trường. Marketing nghiên cứu thị trường là điều sống còn cho mỗi doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế hiện nay. Là một doanh nghiệp Nhà nước, đi lên từ trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chưa có kinh nghiệm nhiều về nghiên cứu thị trường, để tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay Côngty cần đầu tư thích đáng cho vấn đề này để nângcao uy tín mở rộng sản xuất kinh doanh và từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và Quốc tế. 3.1.7. LỰA CHỌN VÀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ CAO Ngày nay, trong nền kinh tế chi thức, nguồn nhân lực ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp và của toàn xã hội. Đầu tư vào con người là quá trình đầu tư tốn kém nhưng đảm bảo sự phát triển bền vững. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, trong những năm qua chúng ta thường tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn nguyên vật liệu dồi dào . nhưng những lợi thế khó có thể nângcao khả năng cạnh tranh của chúng ta trong thế kỷ XXI. [...]... đạt được hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính làm giảm bớt chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, đặc biệt là công tác huy động và sửdụngvốn sản xuất kinh doanh góp phần nâng caohiệuquảsửdụngvốn Đối với CôngtyDệtVảiCôngNghiệpHà Nội, qua phân tích tình hình tài chính trong những năm gần đây cho thấy hiêuquả kinh doanh của Côngty là khá tốt, có xu hướng tích cực và đang đứng trước các yêu... hiện nay Tuy nhiên sửdụng như thế nào để có hiệuquả là vấn đề đặt ra mà mô hình tổ chức tín dụng Nhà nước có thể mang lại một hướng đi cho các doanh nghiệp Nhà nước 3.2.5 Về phía CôngtyDệtVảiCôngNghiệpHàNộiCôngtyDệtVảiCôngNghiệpHàNội cần luôn thực hiện tốt chức năng sản xuất kinh doanh của mình, từng bước nângcao uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước Côngty cần biết phát... triển vốn Hàng năm, Côngty đều đóng một khoản vốn lớn VAT và các loại thuế khác vào ngân sách nhà nước, nếu được Nhà nước xem xét điều chỉnh hợp lý sẽ giúp tạo được động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và nâng caohiệuquảsửdụngvốn tiết kiệm chi phí sản xuất 3.2.4 Đổi mới mô hình cấp phát ngân sách CôngtyDệtVảiCôngNghiệpHàNội cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác hàng năm đều được... như các nhân viên tài chính kế toán, nhân viên Marketing, nhân viên phụ trách tin học ngoài ra để giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động, côngty cần ứng dụngcông nghệ thông tin vào việc quản lý sản xuất kinh doanh Quản lý tốt nguồn nhân lực sẽ giúp Côngtynângcao được giá trị của mình, đảm bảo nângcaohiệuquả mỗi đồng vốn đầu tư 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNGCAOHIỆUQUẢSỬDỤNGVỐN TẠI... hiệuquả hơn, từ đó nâng caohiệuquảsửdụngvốn sản xuất kinh doanh Khi hoạt động cấp phát ngân sách đi vào ổn định, các tổ chức tín dụng có thể tích lập các mối quan hệ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiếp nhận nguồn vốn từ thị trường bên ngoài…Tuy nhiên vốn chủ yếu là vốn từ ngân sách Nhà nước cấp Nhà nước cần gắn trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân tổ chức để nângcao trách nhiệm sửdụng vốn. .. giữa các doanh nghiệp Hiện nay luật doanh nghiệp ra đời đã giải quyết nhiều vướng mắc tồn đọng xung quanh sự hoạt động của các doanh nghiệp nhưng cũng còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết CôngtyDệtVảiCôngNghiệpHàNội cũng như các doanh nghiệp khác phải được đặt trong sân chơi bình đẳng hơn với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các ưu đãi về đất đai trụ sở, vốn nhà... ra các biện pháp tràn lan nhiều khi gây ra những hiệuquảnặng nề, chẳng hạn như trong những năm vừa quacông tác cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế Nhận thức đúng đắn vấn đề “ Nâng caohiệuquảsửdụngvốn sản xuất kinh doanh” trong doanh nghiệp, từ đó có các chính sách đúng đắn, phù hợp là điều quan trọng giúp cho doanh nghiệp nước ta, trong đó có CôngtyDệtvảiCông nghiệp. .. được đề cập, bởi vì hiệuquảsửdụngvốn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế Điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc từ năm 1986 Bởi vì chỉ có nâng caohiệuquảsửdụngvốn mới có thể nângcao được năng lực, hiệuquả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và khả năng... kế hoạch Côngty cần nghiên cứu kỹ tính khả thi của các dự án mở rộng năng lực quy mô sản xuất kinh doanh đảm bảo sửdụng có hiệuquảcác đồng vốn đầu tư Côngty nên đề nghị Nhà nước cấp thêm vốn trong các lĩnh vực cần mở rộng đảm bảo đủ vốn đầu tư lại tránh được các chi phí huy động khi vay vốn trên thị trường Ngoài ra Côngty còn phải đảm bảo quản lý tốt nguồn nhân lực nângcao phúc lợi cho các nhân... ra tình trạng kém hiệuquả trong sử dụng, nhiều khi bị thất thoát, sửdụng không đúng mục đích Do vậy thay vì cấp phát trực tiếp cho các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước có thể thành lập các tổ chức tín dụng, côngtytài chính, quỹ đầu tư…dựa trên hoạt động cho các doanh nghiệp Nhà nước vay Vốn hoạt động không phải được huy động từ thị trường như các ngân hàng thương mại mà được Nhà nước cung cấp và . nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. 3.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3.1.1. GIẢI PHÁP. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Qua thực tế khảo sát tình hình sử dụng vốn kinh doanh cũng như hiệu