MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc (Trang 66 - 72)

- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích Ngân hàng hiện có như SMS, Banking, VNtopup…tăng cường quảng bá dịch vụ đến các

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG.

Nhờ công cụ này Ngân hàng có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro Tín dụng, bảo đảm đa dạng hóa các rủi ro này.

Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực: thực hiện tốt công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ Tín dụng có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức nhằm thiểu rủi ro Tín dụng do trình độ yếu kém của cán bộ Tín dụng cũng như những rủi ro do sự tha hóa đạo đức của các cán bộ Ngân hàng gây ra.

 Giải pháp 5: Marketing Ngân hàng.

Hoạt động trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, Ngân hàng cần chủ động đi tìm kiếm khách hàng chứ không ngồi chờ khách hàng tự đến giao dịch như trước kia, có như vậy Ngân hàng mới không bị mất khách hàng vì các Ngân hàng khác lôi kéo. Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các hoạt động sau:

- Tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua cung cách phục vụ,

hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện hay các hình thức xổ số trúng thưởng.

- Gởi giấy giới thiệu đến các Doanh nghiệp dù Doanh nghiệp chưa có nhu cầu, thỉnh thoảng gọi điện nhắc nhỡ và lắng nghe ý kiến của khách hàng về Ngân hàng mình.

- Hãy xem việc Ngân hàng cần khách hàng ngang bằng với việc khách hàng cần Ngân hàng vì đây là mối quan hệ hài hòa giữa hai bên.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG. RỦI RO TÍN DỤNG.

 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước. Đề nghị Chính phủ phổ biến việc xếp loại, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp, xúc tiến triển khai chương trình bình chọn Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ngân hàng có thể yên tâm hơn khi cho vay đối với Doanh nghiệp này, góp phần nâng cao hiệu quả Tín dụng Ngân hàng. Mặt khác các Doanh nghiệp được bình chọn là Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, sẽ khuyến khích các Doanh nghiệp tìm cách hoàn thiện hơn về: chu trình công nghệ, sản xuất làm ăn có hiệu quả hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng vốn, đưa đất nước ngày càng phát triển.

Chính phủ cần sửa đổi quy định về gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giảm nợ. Nợ quá hạn phải chịu lãi suất cao gây khó khăn cho khách hàng trả nợ.

Cần xúc tiến thành lập công ty mua bán nợ đọng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm mạnh tài chính và đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường. Nên mở một số giám sát tình hình nợ của Doanh nghiệp

Cải tiến công tác toà án, thi hành án, sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu lực pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng cho công tác xử lý rủi ro Tín dụng để thu hồi nợ.

 Kiến nghị với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nông thôn Đông Sài Gòn và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Về qui trình Tín dụng:

Tại Ngân hàng Agribank, cán bộ Tín dụng thực hiện quy trình thẩm định và cho vay một cửa, cán bộ Tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay. Chính vì vậy cán bộ Tín dụng có trách nhiệm quá

bộ phận:

+ Bộ phận quan hệ khách hàng (front ofice): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay, thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay.

+ Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay (back office): Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.

Về chấm điểm và xếp hạng khách hàng:

Hiện nay Agribank đã xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ. Vì vậy Chi nhánh Đông Sài Gòn thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần nhanh chóng hoàn thiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng trên địa bàn quận và những khách hàng đang dư nợ tại Ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh khi xem xét cho vay, từ đó hạn chế được rủi ro do thiếu thông tin.

Tăng cường giám sát sau cho vay:

Tăng cường hơn trong công tác giám sát thực tế tại Doanh nghiệp bằng các hình thức thăm hỏi, tìm hiểu thông tin thực tế…Đối với tài sản đảm bảo: thường xuyên kiểm tra tình trạng của tài sản nhằm kịp thời phát hiện sự xuống cấp của tài sản để yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm.

Mở rộng các hình thức cho vay:

Cho vay bảo lãnh: Hiện nay tại Chi nhánh, rất ít Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn Tín dụng dưới hình thức này. Khi áp dụng hình thức này Chi nhánh cần yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải có

thức cấp Tín dụng có độ rủi ro thấp phù hợp với cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nên Chi nhánh cần đẩy mạnh đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và vừa tăng thu nhập, mở rộng Tín dụng cho Chi nhánh.

Cho vay bảo đảm bằng các khoản phải thu: Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng nhưng chưa thu được tiền do bị khách hàng chiếm dụng vốn, điều này làm cho các Doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Chi nhánh có thể cho vay trên một tỷ lệ nào đó đối với các khoản phải thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Việc cầm cố này có thể thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của Doanh nghiệp tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.

Khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh.:

Kích thích khách hàng vay vốn mở tài khoản tại Ngân hàng như tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm trên cơ sở sự biến động số dư các loại tài khoản này. Chi nhánh có thể nắm bắt được tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, cũng trên cơ sở của sự biến động luồng tiền vào tài khoản của khách hàng thì Ngân hàng cũng ít nhiều có thể biết được tình hình tài chính của khách hàng, thông qua dòng tiền vào tài khoản mà đối tác khách hàng trả cho Ngân hàng. Đây cũng là một yếu tố để Ngân hàng có thể dự báo và để đưa ra các quyết định là có cấp Tín dụng, thu hẹp hay mở rộng hay không đối với mỗi khách hàng và nếu như khách hàng không trả được thì đây cũng là một khoản thu hồi lại một phần khoản Tín dụng mà Ngân hàng đã cấp Tín dụng cho khách hàng. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm rủi ro khi cấp Tín dụng và quản lý sau cho vay đối với khách hàng.

+ Tăng cường nâng cao khả năng quản lý rủi ro Tín dụng cho cán bộ Tín dụng, đổi mới và nâng cao nhận thức, về công tác khách hàng cho cán bộ. Cán bộ Tín dụng phải là người am hiểu về định hướng kinh doanh, định hướng công tác Tín dụng, chính sách Tín dụng, và phát triển dịch vụ cho Ngân hàng của mình, các giới hạn rủi ro kinh doanh, hạn mức Tín dụng được phép cấp cho các ngành nghề hiện tại mà Ngân hàng mình đang có chủ trương, cơ cấu vốn dụng để kinh doanh, tài sản đảm bảo cho khoản cấp Tín dụng….để từ đó có những tham mưu, đề xuất kịp thời đúng đắn cho ban lãnh đạo về định hướng đối tượng khách hàng, định hướng đầu tư phù hợp.

+ Cần năng cao năng lực cán bộ là đội ngũ quản lý, và đội ngũ cán bộ tác nghiệp, để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc hội nhập.

+ Sử dụng các hình thức khen thưởng kỉ luật hợp lý, kịp thời nhằm tạo ra động lực trong công tác.

KẾT LUẬN

nay gặp khá nhiều rủi ro. Để tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt qua chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.

Do đó việc phân tích và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh Tín dụng của Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn nói riêng là cần thiết và nó cũng là nhân tố quyết định đến thành bại của Ngân hàng.

Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Sài Gòn phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ Tín dụng, dịch vụ Ngân hàng, kế toán tài chính, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w