Tình hình huy động vốn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc (Trang 28 - 37)

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã

2.2.1. Tình hình huy động vốn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2008 _ 2010.

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Tổng nguồn vốn huy động 2,896 3,175 3,733 279 9.6 558 17.6

Phân theo loại tiền

TG bằng VND 2,764 3,061 3,529 297 10.7 468 15.3

TG bằng USD 132 114 204 -18 -13.6 90 78.9

Phân theo nguồn hình thành

TG từ Tổ chức kinh tế 1,305 1,666 1,717 361 27.7 51 3.1 TG từ dân cư 1,591 1,509 2,016 -82 -5.2 507 33.6 Phân theo kỳ hạn TG có kỳ hạn 854 1,326 `1,217 472 55.3 -109 -8.22 TG không kỳ hạn 2,042 1,849 2,516 -193 -9.45 667 36.1

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

0 5 00 1 .0 00 1 .5 00 2 .0 00 2 .5 00 3 .0 00 3 .5 00 4 .0 00 2 00 8 20 09 2 01 0 N ă m Tỷ đ ồn g Tổ ng N V hu y đ ộn g TG b ằn g V N D TG b ằn g U S D TG c ác TC K T TG d ân c ư TG c ó k ỳ h ạn TG k hô ng k ỳ h ạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của Chi nhánh Đông Sài Gòn thuộc NHNo&PTNT qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 có sự biến động khá lớn về cơ cấu nguồn vốn. Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các Tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng qua từng năm đến cuối năm 2009 nguồn vốn này đạt 1,666 tỷ đồng, tăng 361 tỷ đồng (tương đương với mức tăng 27.7%) so với năm 2008. Năm 2010 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1,717 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương ứng 3.1% so với năm 2009. Trong tất cả các nguồn vốn mà Ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất. Vì Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Do vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tăng cường khả năng thanh khoản của Ngân hàng, vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động mạnh, khi đó nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồn vốn huy động này rất cao.

Tính đến thời điểm cuối năm 2009 nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư đạt 1,509 tỷ đồng giảm 82 tỷ đồng tương ứng với mức giảm là 5.2% so với năm 2008. Đến cuối năm 2010 thì nguồn vốn này đạt được 2,016 tỷ đồng, tăng 507 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 33.6% so với năm 2009.

Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động từ dân cư, làm giảm áp lực từ thị trường liên Ngân hàng vốn mang tính ngắn hạn và không ổn định. Điều này cũng chứng tỏ sự tin tưởng của dân cư đối với Ngân hàng ngày một phát triển, đó cũng là thành công của Ngân hàng trong cơ chế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt.

Vốn huy động từ tiền gửi có nhiều biến động, tiền gửi VND năm 2009 đạt 3,061 tỷ đồng tăng 10.7% so với năm 2008 (tương đương với mức tăng 297 tỷ đồng), năm 2010 số vốn huy động VND tăng thêm 15.3% (tương với mức tăng 468 tỷ đồng), và vượt so với nguồn vốn huy động năm 2009 là 468 tỷ đồng. Về nguồn vốn huy động bằng USD tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2008 đạt 132 tỷ đồng, năm 2009 đạt 114 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm 13.6%). Đến năm 2010 nguồn vốn huy động này đạt 204 tỷ đồng tăng 78.9% so với năm 2009 (tương đương mức tăng 90 tỷ đồng).

Ta thấy nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn có sự thay đổi qua các năm. Đối với tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 đạt 1,326 tỷ đồng, tăng 472 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm là 55.3%). Trong năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chỉ đạt 1,217 tỷ đồng, giảm 8.22% so với năm 2009. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, trong năm 2008 Chi nhánh đã huy động được 2,042 tỷ đồng, năm 2009 chỉ đạt được 1,849 tỷ đồng, giảm 193 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng mức giảm 9.45%). Đến năm 2010 nguồn vốn huy động này đạt được 2,516 tỷ đồng, tăng 667 tỷ đồng tương ứng 36.1% so với cuối năm 2009.

Huy động vốn tốt song sử dụng vốn cũng phải đạt hiệu quả thì Ngân hàng mới có lãi trong kinh doanh và có thể phát triển vững mạnh được.

Cũng như nhiều Ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh Đông Sài Gòn chủ yếu là hoạt động Tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh, do đó nếu mở rộng hoạt động cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong thời gian qua, Chi nhánh Đông Sài Gòn đã mở rộng thị phần cho vay tại các địa bàn trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh, tận dụng các thế mạnh về lãi suất, chuyên nghiệp trong thẩm định Tín dụng và thời gian hoàn tất hồ sơ vay vốn cho khách hàng để taưngdoanh thu à mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thường xuyên rà soát, quan tâm và châm sóc khách hàng, qua đó đạt được mức tăng trưởng về dư nợ Tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn chất lượng của khoản vay. Công tác kiểm tra nội bộ được tiến hành theo định kỳ hề hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót về hoạt động Tín dụng trong từng hệ thống.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010. ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Ngắn hạn 1,150 1,495 1,505 345 30 10 0.67 Trung và dài hạn 849 793 959 -56 - 6.6 166 20.9 Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 289 14.5 176 7.7

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian 2008 – 2010

0500 500 1,000 1,500 2,000 2,500 T đ n g 2008 2009 2010 Năm

Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng dư nợ

Trong năm 2010 tổng dư nợ ngắn hạn đã lên đến 1,505 tỷ đồng, tăng 0,67% so với cuối năm 2009.

Trong khi đó tổng dư nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng có nhiều biến chuyển: năm 2008 là 849 tỷ đồng, năm 2009 giảm đi còn 793 tỷ đồng, (tương ứng giảm đi 6.6% so với năm 2008). Trong năm 2010, tổng dư nợ trung và dài hạn đạt 959 tỷ đồng, tăng 20.9% so với cuối năm 2009.

Từ đây ta có thể thấy rằng hình thức Tín dụng của Ngân hàng chủ yếu là Tín dụng ngắn hạn. Nguyên nhân là do đặc điểm Tín dụng trung và dài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng dài, vòng quay vốn chậm. Do vậy nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được. Trong khi đó Tín dụng ngắn hạn cho phép tính thanh khoản của Ngân hàng được đảm bảo, phù hợp với quy mô Tín dụng hiện thời của Ngân hàng thu được hiệu quả sử dụng vốn.

Do đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng tham gia vào việc thu mua lương thực, vật tư nông nghiệp… Những hoạt động kiểu này mang tính thời vụ, ngoài ra Ngân hàng còn cung cấp các hình thức Tín dụng hộ sản xuất, cho vay các Doanh nghiệp sản xuất theo hình thức cho vay bổ sung vốn lưu động còn thiếu của Doanh nghiệp. Do vậy đặc điểm của các khoản vay này phần lớn là ngắn hạn.

Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ vì để tìm được dự án đầu tư tốt và gặp ít rủi ro là gặp rất nhiều khó khăn.

Dư nợ cho vay theo đồi tượng cho vay.

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) DN Nhà nước 435 415 426 -20 - 4.6 11 2.65 DN Ngoài quốc doanh 1,257 1,643 1,720 386 30.7 77 4.69 Tổ chức Tín dụng - - - - - - - Hộ sản xuất, tư nhân, cá thể 307 300 318 -7 - 2.28 18 6 Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464 289 14.5 176 7.7

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

0 500 1000 1500 2000 2500 T ỷ đ ồ n g 2008 2009 2010 Năm DN nhà nước

DN Ngoài quốc doanh Tổ chức tín dụng

Hộ sản xuất, tư nhân, cá thê

Tổng dư nợ

Dư nợ Tín dụng của Chi nhánh Đông Sài Gòn tập trung toàn bộ cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Hầu hết các khoản vay đều có tài sản thế chấp được định giá theo quy trình thẩm định tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Quy trình này luôn được cập nhật theo những biến động của thị trường nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đảm bảo thu hồi nợ cho Ngân hàng trong trường hợp có những rủi ro đối với khách hàng vay vốn.

Cho vay theo đối tượng cá nhân qua các năm: năm 2008 đạt 307 tỷ đồng, Năm 2009 đạt 300 tỷ đồng giảm 2,28% so với 2008 (tương ứng với số tiền là 7 tỷ đồng). Đến năm 2010 con số này tăng lên 318 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2009.

Dư nợ theo đối tượng TCKT có sự biến động qua các năm:

Dư nợ đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm: năm 2008 đạt 1,257 tỷ đồng, năm 2009 dư nợ đạt 1,643 tỷ đồng tăng

30.7% so với năm 2008, năm 2010 lại tiếp tục tăng lên đến 1,720 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 4.69% so với năm 2009.

Dư nợ đối với Doanh nghiệp quốc doanh biến động qua các năm: 2008 đạt 435 tỷ đồng , năm 2009 đạt 415 tỷ đồng, giảm 4.6% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên đến 426 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.65%.

Có sự biến động trên là do năm 2008 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ nên nhiều Doanh nghiệp và cá nhân gặp nhiều biến động và cần nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Đến năm 2009 sau khi tình hình kinh tế dần dần hồi phục các cá nhân và các TCKT lại có nhu cầu vay vốn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình sau thời kỳ hậu khủng hoảng.

Dư nợ cho vay theo loại tiền.

Trong hoạt động Tín dụng tại Chi nhánh chủ yếu bằng VND và USD, trong đó cho vay USD để tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu của các Doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Tình hình cho vay theo loại tiền 2008 – 1010.

ĐVT: Tỷ đồng

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cho vay bằng VND 1,938 2,214 2,324

Cho vay bằng USD 61 74 140

Tổng dư nợ 1,999 2,288 2,464

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

0500 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2008 2009 2010 Năm

Cho vay bằng VND Cho vay bằng USD Tổng dư nợ

Phần lớn các khoản cho vay tại Chi nhánh là cho vay bằng VND. Các khoản cho vay này nhằm tài trợ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện đầu tư trong nước. Cho vay bằng USD chiếm tỷ trọng nhỏ chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các Doanh nghiệp. Khi cho vay bằng ngoại tệ Ngân hàng không những phải đối phó với rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với rủi ro về tỷ giá hối đoái (đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính). Do đó, khi cho vay bằng ngoại tệ Ngân hàng cần xem xét nhiều khía cạnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn (2).doc (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w