SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại Chương 2: Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại Chương 2: Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Thầy BÙI VĂN MƯA BÙI THỊ DIỆU LỚP: CHKT K20 ĐÊM 1 STT: 11 - NHÓM 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1Lý do chọn đề tài 4 2Mục tiêu nghiên cứu 4 3Phương pháp nghiên cứu 5 4Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5 5Cấu trúc nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 6 1.Khái quát triết học Phương Đông cổ đại 6 2. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Ấn Độ Cổ 7 3.Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Trung Quốc Cổ 12 CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 17 1.Sự tương đồng giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại 17 2.Sự khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại 21 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 3 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung của tồn tại và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Lịch sử Triết học đã trãi qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, có lúc phát triển đến đỉnh cao như giai đoạn triết học của Arixtốt, Đêmôcrít và Platôn nhưng cũng có lúc biến thành một môn của thần học theo chủ nghĩa kinh viện trong một xã hội tôn giáo bao trùm mọi lĩnh vực vào thế kỷ thứ X – XV. Sự phát triển của Triết học là sự phát triển song song giữa hai nền Triết học phương Tây và phương Đông. Do điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá mà sự phát triển của hai nền Triết học có sự khác nhau. Nói đến triết học phương Đông phải kể đến Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại. Đây là hai trong số những chiếc nôi Triết học sớm nhất, lâu đời, phong phú và đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt cho nền lịch sử Triết học. Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại đều có chung đặc điểm là phân tích các vấn đề xuất phát từ nhân sinh quan, tuy nhiên do đặc điểm kinh tế - chính trị, xã hội khác nhau nên mỗi nền triết học này cũng có những đặc trưng khác nhau. Do đó nhóm 1 chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại” để phân tích sâu hơn về các vấn đề như sự hình thành, phát triển và nét đặc thù cũng như những điểm tương đồng và khác biệt của hai nền Triết học này. 2 Mục tiêu nghiên cứu Để tài này đặt ra các mục tiêu cần nghiên cứu sau: + Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại + Sự khác nhau giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại 4 3 Phương pháp nghiên cứu Đối với đề tài này, tôi đã lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của nó. b) Thu thập dữ liệu: – Thu thập thông tin từ sách vở, bài giảng, giáo trình, báo, đài, internet. 4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài này giúp cho học viên cao học hiểu rõ hơn về nền Triết học Phương Đông, chủ yếu là Triết học Ấn Độ cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại. Chủ yếu là học viên đi sâu vào sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền Triết học này để có sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc. Đồng thời, qua đó học viên nâng cao trình độ tư duy lí luận và vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng vào lĩnh vực công tác chuyên môn của chính mình. 5 Cấu trúc nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại Chương 2: Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại Chương 2: Sự tương đồng giữa triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1. Khái quát triết học Phương Đông cổ đại Lịch sử triết học Phương Đông nỗi bật với hai hệ thống triết học lớn là triết học Ấn Độ và triết học Trung Quốc Quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại trải qua hai thời kỳ chính: Thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến thể kỷ VIII TCN) và thời kỳ cổ điển (còn gọi là thời kỳ Bàlamôn – phật giáo, khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI). Một xu hướng khá đậm nét trong triết học ấn Độ cổ đại là quan tâm giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi tìm cái Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân. Có thể nói, sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học ấn Độ cổ, trung đại (trừ trường phái Lokàyata), và hầu hết các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Triết học Trung Quốc có mầm mống từ thần thoại thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu). Sự phát triển của triết học Trung Quốc cổ - trung đại là một quá trình đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa các trường phái (Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia). Mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị - đạo đức phong kiến phương Đông. Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Hoa thời cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm Dương, Ngũ hành tuy còn có những 6 hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện chứng của người Trung Hoa thời cổ, đã có ảnh hưởng to lớn tới thế giới quan triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền triết học Trung Hoa. 2. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của Triết học Ấn Độ Cổ a) Điều kiện ra đời • Điều kiện tự nhiên: Ấn Độ cổ đại là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á có những yếu tố địa lý rất trái ngược nhau: Vừa có núi cao (bao gồm cả nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay), lại vừa có biển rộng; vừa có sông ấn chảy về phía Tây, lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông; vừa có đồng bằng phì nhiêu, lại có sa mạc khô cằn; vừa có tuyết rơi giá lạnh, lại có nắng cháy, nóng bức • Điều kiện kinh tế - xã hội: Xã hội ấn Độ cổ đại ra đời sớm, có điều kiện và dân cư rất đa dạng. Ấn Độ cổ - Trung đại được chia thành 4 thời kỳ: Thời kỳ văn minh sông Ấn, thời kỳ văn minh Vêđa, thời kỳ các vương triều độc lập và thời kỳ các vương triều lệ thuộc. Từ trong nền văn minh sông Ấn của người bản địa Đraviđa xa xưa, nhà nước Ấn Độ cổ đã xuất hiện, đến thế kỷ XVII trước công nguyên, thiên tai (lũ lụt trên sông Ấn…) đã làm cho nền văn minh này sụp đổ. Vào khoảng thế kỷ XV trước Công nguyên,các bộ lạc du mục Arya ở Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ. Họ định canh, định cư và tiến hành quá trình nô dịch, đồng hóa, hỗn chủng với các bộ lạc bản địa Đraviđa. Kinh tế tiêu biểu nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp mang tính tự cung, tự cấp, lấy gia đình, gia tộc của người Arya làm cơ sở, đã tạo nền tảng vững chắc cho các công xã nông thôn ra đời. Trong mô hình của công xã nông thôn đã hình thành bốn đẳng cấp với sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và dai dẳng; ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước của các đế vương; nhà nước kết hợp với Tôn giáo thống trị nhân dân và bóc lột nông nô công xã; tôn giáo bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội; con người sống nặng về tâm linh tinh thần và khao 7 khát được giải thoát. Sư phân biệt về đẳng cấp, chủng tộc, dòng dõi, tôn giáo, nghề nghiệp,v.v… đã tạo ra những xung đột ngấm ngầm trong xã hội nhưng bị kìm giữ bởi sức mạnh tinh thần của nhà nước –tôn giáo. Xã hội phát triển một cách chậm chạp và nặng nề. • Điều kiện về văn hóa: Văn hóa ấn Độ được hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên và hiện thực xã hội. Người Ấn Độ cổ đại đã tích lũy được nhiều kiến thức về thiên văn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực ở đây, toán học xuất hiện sớm: phát minh ra số thập phân, tính được trị số π, biết về đại số, lượng giác, phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3. Về y học đã xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng thuật châm cứu, bằng thuốc thảo mộc. Chữ viết đã xuất hiện từ thời văn hóa Harappa; các bộ kinh Vêđa và sử thi sớm xuất hiện; Nghệ thuật tạo hình như Kiến trúc, điêu khắc được thể hiện trong các cung điện, đền chùa, tháp, lăng tẩm, trụ đá…; sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như đạo Bàlamôn – Hinđu, đạo Phật, đạo jaina, đạo Xích,… b) Các đặc điểm Triết học Ấn Độ cổ đại Triết học Ấn Độ cổ đại là loại hình Triết học tôn giáo. Tôn giáo và Triết học xen kẽ vào nhau. Trong Tôn giáo có màu sắc Triết học, trong Triết học có màu sắc Tôn giáo. Tuy nhiên Tôn giáo của Ấn Độ có xu hướng “hướng nội” đi sâu tìm hiểu sức mạnh của đời sống tâm linh, tinh thần, không phải “hướng ngoại” như các tôn giáo phương Tây tìm kiếm sức mạnh nơi thượng đế. Hầu hết các hệ thống Triết học Ấn Độ đều tập trung giải quyết vấn đề nhân bản, đó là vấn đề nhân sinh quan và con đường giải thoát. Cuộc đấu tranh giữa Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm xung quanh các vấn đề: Bản nguyên vũ trụ + Con người, linh hồn, đạo đức. c) Quá trình hình thành và phát triển của Triết học Ấn Độ cổ đại Người ta phân chia quá trình thành 2 thời kỳ chính - Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ Vêđa khoảng thế kỷ 15 TCN đến thế kỷ 8 TCN 8 Trong thời kỳ này con người quan niệm về thế giới, về đời sống bằng các biểu tượng huyền thoại, đa thần. Những quan niệm đó được thể hiện trong các tác phẩm chủ yếu là kinh Veđa và Upanisal + Vêđa có nghĩa là hiểu biết, tri thức cao cả, thiêng liêng, nó cũng được dùng với nghĩa là “Kinh thánh”. + Kinh Upanishad: Là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, gồm 200 bài kinh giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần thoại, tôn giáo Véđa. Nó thể hiện một tinh thần mới là giải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc của nghi lễ và bàn đến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự. -Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ cổ điển (hay Bà la môn và Phật giáo): Thế kỷ thứ 7 TCN đến thế kỷ 6 SCN. Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ ấn Độ đã phát triển cao, nhưng vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn, cùng sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duy tâm, tôn giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Các trào lưu triết học thời kỳ này với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau, vừa mang tính chất triết học, vừa mang đậm màu sắc tôn giáo. d) Nội dung cơ bản TH Ấn Độ cổ đại Tư tưởng Triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy chủ yếu bàn về Thế giới quan và Nhân sinh quan. Thế giới quan Phật giáo đưa ra các luận điểm: Vô tạo giả, vô ngã, vô thường, nhân duyên. Vô tạo giả: Nghĩa là không có ai sáng tạo ra thế giới, bởi vì mọi vật đều có nhân, có quả, không có nguyên nhân đầu tiên (Phật giáo không thừa nhận đấng sáng tạo) Mọi vật trong vũ trụ, kể cả con người là tự có theo luật nhân quả. Chúng biến đổi vô cùng vô tận. Vô ngã: Phật giáo cho rằng thế giới (vạn vật và con người) được cấu tạo từ các yếu tố vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Sắc và danh chỉ hội tụ nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác, sinh sinh, hóa hóa, tan hợp, hợp tan. Do đó vạn vật chỉ là dòng biến hóa hư ảo vô cùng, không có gì là 9 thường định. Phật giáo quan niệm: sự tồn tại của một con người ở trên đời chỉ là ngắn ngủi bởi vì các yếu tố tạo nên con người chỉ nhóm lại trong chốc lát rồi lại chuyển hóa thành cái khác. Thủy + Hỏa + Thổ + Phong + Không/ 5 yếu tố vật chất (Sắc) + Thức / 1 yếu tố tinh thần (Danh) Vô thường: Phật giáo quan niệm: Thế giới này không có cái gì là thường định (ổn định), vĩnh hằng, đứng im một chỗ mà mọi vật đều thường xuyên biến đổi theo một chu trình: Sinh, Trụ, Dị, Diệt. Sinh là sinh ra, Trụ là tồn tại, phát triển trong một thời gian, Dị là biến đổi, Diệt là tiêu vong, là mất. Nhân duyên: Nhân là nguyên nhân, duyên là điều kiện. Tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới này xuất hiện đều có nguyên nhân và điều kiện. Duyên là điều kiện giúp cho nhân trở thành quả, quả lại do duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại do duyên mà thành quả mới. Cứ như thế không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng. Nhân sinh quan (quan điểm của con người về cuộc sống) Thuyết luân hồi, nghiệp báo Luân hồi: Bánh xe quay tròn Lý giải: Khi người ta chết thì chết về thể xác, còn linh hồn bất tử, còn sống đầu thai sang kiếp khác. Nghiệp báo: là cái do hành động của ta gây ra, trong cuộc đời hiện hữu của mỗi người đều phải gánh chịu hậu quả của những hành vi do kiếp trước gây ra. Đạo Phật cho rằng một người tu nhân, tích đức ở kiếp này, đời này thì đời sau thiện báo, còn đời này ác thì đời sau ác báo: Thiện giả Thiện báo; Ác giả Ác báo. Cuộc đời con người trong vòng số kiếp kiếp này là quả của kiếp trước và lại là nhân của kiếp sau. Thuyết tứ diệu đế: Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế là đạo lý căn bản của Thanh Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết khác trong giáo lý Phật. Tứ đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. a. Khổ đế: Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta thấy vì sao mà khổ, phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Theo cách phân tích khác, Phật chia cái khổ ra làm 8 loại: 10 [...]... của nó) Cả hai học thuyết của Khổng Tử và Lão Tử đều không được xã hội đương thời chú ý Song cả hai đều là những trường phái có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội sau này CHƯƠNG 2: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1 Sự tương đồng giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại Triết học Ấn Độ và Trung Quốc giống nhau ở chỗ cả hai đều là triết học phương Đông... triệt để của triết học vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội phương Đông cũng không mạch lạc như phương Tây 20 2 Sự khác biệt giữa Triết học Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại Tuy nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng có sự khác biệt: Triết học Ấn Độ hầu như là nghiên cứu về tôn giáo Còn triết học Trung Quốc nghiên cứu không chỉ là tôn giáo mà còn rất nhiều lĩnh vực, chuyên ngành của triết học (đó cũng... đại trong tương quan so sánh với các nền triết học cổ đại khác, cái làm nên thiên hướng riêng của nó Còn về nội dung tư tưởng, nền triết học Ấn Độ cũng giống như nhiều nền triết học cổ đại khác, nó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề về triết học: Bản thể luận, nhận thức luận v.v… Triết học Trung Quốc nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là... tính tôn giáo của ấn Độ cổ đại có xu hướng “hướng 21 nội” mà không phải “hướng ngoại” như nhiều tôn giáo phương Tây Cũng bởi vậy, xu hướng chú giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự “giải thoát” là xu hướng trội của nhiều học thuyết triết học – tôn giáo ấn Độ cổ đại Đó chỉ là những nét đặc thù của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại trong tương quan so sánh... thái ý thức xã hội khác Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập Và có những thời kỳ người ta đã lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung hoa đan xen với chính trị 19 lý luận, còn triết học Ấn độ lại đan xen tôn giáo với nghệ thuật Nói chung ở phương Đông thì triết học thường ẩn dấu... nào hiểu thêm về sự hình thành, phát triển và đặc điểm Triết học Phương Đông thời cổ đại, các tư tưởng triết học Phương Đông thường gắn liền với tôn giáo, dường như giữa triết học và tôn giáo không có ranh giới rõ ràng Tôn giáo và Triết học xen kẽ vào nhau, trong Tôn giáo có màu sắc Triết học, trong Triết học có màu sắc Tôn giáo Tuy nhiên Tôn giáo của triết học phương Đông có xu hướng “hướng nội” đi... hội khác Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những Triết gia với những tác phẩm Triết học độc lập Và có những thời kỳ người ta đã lầm tưởng triết học là khoa học của khoa học, Triết học đan xen với chính trị lý luận Nói chung thì Triết học thường ẩn dấu đằng sau các khoa học 22 KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm về sự hình... b) Các đặc điểm Triết học Trung Quốc cổ đại 1 Triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị và đạo đức Thường những nhà triết học là những nhà chính trị, những ông quan tham mưu cho các vương triều đình – có đạo đức tiêu biểu cho xã hội đương thời – như Khổng Tử 2 Triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất có nhiều học thuyết gọi thời... tập trung giải quyết những vấn đề do thực tiễn đạo đức – chính trị - xã hội của thời đại đặt ra, điển hình là Nho gia Khổng-Mạnh với các bộ sách kinh điển: bộ Ngũ kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu) và bộ Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại học, Trung du, Mạnh Tử) Nếu như triết học Ấn Độ cổ nhấn mạnh vào các học thuyết của trường phái hay các kinh sách cổ, thay vì nhấn mạnh vào cá nhân các triết gia, đa số họ khuyết... không có gì vui thú hơn Từ thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều đặc điểm khác của Triết học Trung Quốc như: lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội; hay như nghiên cứu thế giới cũng là để làm rõ con người và vấn đề bản thể luận trong Triết học Trung Quốc bị mờ nhạt Ở Trung Quốc những tư tưởng Triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý . thức thi n địa nhân là một nguyên tắc thi n nhân hợp nhất”. Cụ thể là: 17 Triết học Trung quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất, hình thành cuối thi n niên kỷ II đầu thi n. cho rằng một người tu nhân, tích đức ở kiếp này, đời này thì đời sau thi n báo, còn đời này ác thì đời sau ác báo: Thi n giả Thi n báo; Ác giả Ác báo. Cuộc đời con người trong vòng số kiếp kiếp. vì thi n hạ phải là bậc thánh nhân quân tử, với những phẩm chất đạo đức sáng ngời nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… chủ trương xây dựng một xã hội đại đồng thì Lão Tử cho rằng bậc Thánh nhân trị vì thi n