Khái niệm xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử sơ thấm vụ án dân sự 1.1.4.L Khái niệm xét xử Theo Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng: “Xé/ xử là hoạt động do Tòa án tiễn hành theo pháp luật
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT
NGUYEN NGỌC THƯƠNG DUNG
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẤM
VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
KỲ SƠN (NGHỆ AN)-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Vinh, tháng 05 năm 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT
NGUYỄN NGỌC THƯƠNG DUNG
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẤM
VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
KỲ SƠN (NGHỆ AN)-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS ĐOÀN MINH DUỆ
Sinh viên hướng dân: Nguyên Ngọc Thương Dung
Lớp : 40 BI Luật
Vinh, tháng 05 năm 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ của Hội đồng Khoa học khoa Luật, các thầy giáo, cô giáo trong tô bộ môn Luật Tư pháp, cán bộ, nhân viên Tòa án huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cùng sự động viên, khích lệ tinh thần từ gia đình, bạn
bè Đặc biệt, là sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của PGS TS ĐOÀN MINH DUỆ
Xin trân trọng cảm ơn PGS TS ĐOÀN MINH DUỆ - người trực tiếp hướng dẫn khóa luận, xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học khoa Luật, các
thầy cô giáo trong tổ bộ môn Luật Tư pháp, cán bộ, nhân viên Tòa án huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cùng với gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình triển khai đề tài khóa luận
Với kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng
khoa học khoa Luật, các thầy giáo, cô giáo cũng như những người quan tâm
Trang 42 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2222 xe x2£xezEErrrxerres 2
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên CỨU - ¿+5 +++s++s£++s£+*e++ss2 3 3.1 Mục đích - c + c 1 2.11211121191112 111 1101111 H1 TH ng ng vờ 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2© 2©2+2+++£E+EEeEEEtrErrrkrrrkerrrree 4
5 Phuong phap nghién COU 4
6 Dong gop cla kha WAN eee 4
7 Két cu cla khOa WAI eecccessessecsecsesscsecseceecscseserssesuceecsesseserssesuceuceeeseereeavenees 4
Chuong 1 CO SO LY LUAN VE HOAN THIEN THU TUC XET XU SO THẢM VỤ ÁN DÂN SỰ 2-5-1 E2 1221121111110 11g gxeerreg 5 1.1 Khái niệm vụ việc dân sự, việc dân sự, vụ án dân sự và xét xử sơ thâm vụ án
CaN SỰ cọ HH TT nn n en eeeeneeeeeeeneeeaeeeeeeeeeeneeeaeees 5 1.2 Khái niệm và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm vụ án đân sự - 8 1.3 Những quy định chung về phiên tòa sơ thẩm vụ án đân sự 9
1.4 Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thâm vụ án dân sự - - - 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHAM NANG CAO CHAT LƯỢNG TRONG XÉT XỬ SƠ THẤM VỤ ÁN DÂN SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN
DÂN HUYỆN KỲ SƠN (NGHỆ AN) 22-2222-2222 31
2.1 Thực trạng xét xử sơ thâm vụ án dân sự ở Tòa án nhân dân huyện Kỳ Sơn
(Nghệ An) trong giai đoạn 2009 - 20 Ï Í c1 1E ng ng rưy 31 2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong xét xử sơ thẩm các vụ án
dân sự ở Tòa án nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hiện nay - - 47
C - KẾT LUẬN 2-52 S EE2E15 11127112712 1.T1 T1 T11 11 TH tt rey 61
D - TAT LIEU THAM KHAO ooocccccccccscccessessscsseessssseesseessesssesssesssesssessseease 62
Trang 5NHUNG TU VIET TAT TRONG LUẬN VĂN BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
HĐXX : Hội đồng xét xử
TAND : Tòa án nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 6A MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Đất nước ta hiện nay đang trên con đường đổi mới, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa càng trở nên quan trọng, vai trò của các
cơ quan tư pháp càng trở nên cần thiết trong việc thực hiện các mục tiêu của
công cuộc xây dựng một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Do vậy, việc đổi mới các cơ quan thực hiện quyền tư pháp phải toàn diện Vị trí, vai trò của mỗi cơ quan bảo vệ pháp luật trong cơ chế mới cần được
xác định rõ ràng, cụ thể kể cả trên phương diện luật pháp lẫn thực tế Có thể nói
rằng hiện nay tô chức và hoạt động của Tòa án nhân dân (TAND) các cấp vẫn
chưa phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới Nền kinh tế thị trường đã và đang phát sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp đỏi
hỏi phải điều chỉnh bằng pháp luật một cách chính xác, toàn diện Bên cạnh đó, các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ xã hội ngày càng phức tạp và cần thiết cần được giải quyết thông qua các thủ tục tư pháp Việt Nam là một nước có sự
ổn định chính trị Đây là một thuận lợi đối với hoạt động tư pháp nhưng cũng đòi
hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nâng cao trách nhiệm và làm tròn nghĩa vụ của mình
Điều 126 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã khẳng định: “TAND và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa về quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mang, tài sản, tự do, danh
dự và nhân phẩm của công dân” [2;71] Điều đó chứng tỏ vai trò của Tòa án và
Viện kiểm sát rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án nhằm đem lại sự hòa
bình, an ninh trật tự, bảo vệ được chế độ, bảo vệ được tính mạng và tài sản của
công dân
Trang 7Đất nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế với những thay đổi lớn và
nhanh chóng về mọi mặt của: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Theo đó,
không chỉ có những mặt tích cực mà còn xuất hiện các vấn để tiêu cực và điều
cần phải kế đến đó là tình hình gia tăng các vụ án đân sự với những hình thức
mới, đa dạng, phức tạp mà các nhà làm luật chưa thể kiểm soát hết được Vì vậy,
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vấn đề xét xử sơ thâm của Tòa án cấp huyện được quan tâm để làm tăng hiệu quả hoạt động cũng như để TAND cấp huyện
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, qua đó làm cơ sở cho việc tăng thâm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện
Thực trạng xét xử các vụ án nói chung và xét xử sơ thâm các vụ án dân sự
ở TAND huyện Kỳ Sơn - tỉnh Nghệ An nói riêng trong những năm qua đã cho thấy bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận cũng còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém nhiều mặt do cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
Ví dụ: những khó khăn trong việc áp dụng Bộ luật dân sự, BLTTDS, trình độ chuyên môn của Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Thực trạng này nếu không
nghiên cứu tìm các giải pháp khắc phục thì khó có thể nâng cao được chất lượng xét xử các vụ án dân sự ở TAND huyện Kỳ Sơn
Chính vì lý đo trên, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm
vụ án dân sự của TAND Kỳ Sơn (Nghệ An) - Thực trạng và giải pháp” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp cho mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động xét xử với phiên tòa sơ thâm mặc dù là lần đầu tiên đưa vụ án
ra xét xử nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự bởi nó đưa ra bản án, quyết định giải quyết các vụ án dân sự Vì vậy, đề tài này
đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau, được thể hiện ở các giáo trình của các trường Đại học như: “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội hoặc của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Trang 8công trình của các tác giả tiêu biểu sau đây: “Bình luận khoa học một số vấn đề
của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng của TS Lê Thu Hà (2006);
“Bàn về giới hạn của việc xét xử sơ thâm” của Đinh Văn Quế - Tạp chí Luật học,
số 11/ 1999: “Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thâm” của ThS Nguyễn Thị Thu Hà - Tạp chí Luật học số 3/ 2003; “Cơ sở lý luận và thực
tiễn tăng cường năng lực của TAND cấp huyện” - Đề tài cấp cơ sở của Nguyễn Văn Hiện (2003)
Tuy nhiên, các giáo trình, các sách báo pháp lý, các bài viết, các công
trình nói trên mới chỉ nghiên cứu tông quát hoặc đi sâu nghiên cứu, phân tích luận giải một số khía cạnh nào đó của vấn đề Vấn đề xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự ở một TAND cấp huyện cụ thể thì chưa có một công trình, bài viết nào đề
cập đến
Các báo cáo hoạt động của TAND huyện Kỳ Sơn qua các năm cũng mới
chỉ nêu ra kết quả hoạt động của TAND huyện Kỳ Sơn về giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự mà chưa đi vào nghiên cứu sâu, toàn diện về thực trạng
cũng như các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử sơ thâm các vụ án đân
sự ở Kỳ Sơn hiện nay Vì vậy, “Hoàn thiện thú tục xét xử sơ thẩm vụ án dân
sự của TAND Kỳ Sơn (Nghệ An) - Thực trạng và giải pháp” là đề tài nghiên
cứu toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về hoạt động xét xử sơ thâm các vụ án dân sự ở một TAND cấp huyện cụ thể
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích của luận văn là nhằm phân tích rõ ràng các cơ sở lý luận của
hoạt động xét xử sơ thâm các vụ án dân sự Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
trạng công tác xét xử sơ thâm các vụ án dân sự ở TAND huyện Kỳ Sơn từ năm
2009 - 2011, luận văn sẽ xây dựng những phương hướng, giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự ở TAND huyện Kỳ Sơn nói
riêng và các TAND cấp huyện nói chung
Trang 93.2 Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc xét xử sơ thâm vụ án dân sự
- Thu thập các tài liệu, khảo sát thực trạng trong xét xử sơ thâm vụ án dân
sự ở TAND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) giai đoạn 2009 - 2011
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong xét xử sơ thâm vụ
án xét xử sơ thâm vụ án đân sự ở TAND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực trạng hoạt động xét xử sơ thâm vụ án dân sự
ở TAND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi việc sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp logic và phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hóa,
6 Đóng góp của khóa luận
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc xét xử sơ thẩm vụ
án dân sự của TAND cấp huyện
- Với kết quả nghiên cứu đạt được của luận văn có thể áp dụng vào công
tác xét xử sơ thấm các vụ án dân sự của TAND cấp huyện
7 Kết cấu cúa khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2
chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thâm vụ án dân sự
Chương 2 Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong xét xử
sơ thẩm ở TAND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)
Trang 10B NOI DUNG
Chuong 1 CO SO LY LUAN VE HOAN THIEN THU TUC XET XU
SO THAM VU AN DAN SU’
1.1 Khái niệm vụ việc dân sự, việc dân sự, vụ án dân sự và xét xử sơ thấm vụ án dân sự
1.1.1 Khái niệm vụ việc dân sự
Theo Từ điển Luật học: “Ứự việc thuộc thẩm quyên của Tòa án; tranh
chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp hoặc trọng tài Theo Luật
tổ chức TAND, Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia
đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật” [I3; 8607
Vụ việc dân sự là các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đo Tòa án giải quyết
1.1.2 Khái niệm việc dân sự
Việc dân sự là việc không có tranh chấp về quyền và lợi ích nhưng có yêu cầu của cá nhân, tổ chức đề nghị Tòa án công nhận hay không công nhận một sự
kiện pháp lý từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức này
Có các việc yêu cầu về đân sự (như yêu cầu tuyên bố một người bị mắt năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, ), việc yêu cầu về hôn nhân
và gia đình (như yêu cầu về việc hủy kết hôn trái pháp luật, yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, ), các việc yêu cầu về kinh
doanh thương mại (như: yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài
thương mại; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của trọng tài nước ngoài; ), các việc yêu cầu về lao động (yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng
tài nước ngoài, ) Tât cả các việc yêu câu này được gọi chung là việc dân sự
Trang 11Trong việc dân sự, do không có yếu tố kiện tụng, không có tranh chấp trực
tiếp về quyền và lợi ích giữa các đương sự nên không có bên kiện và bên bị kiện,
không xuất hiện khái niệm nguyên đơn, bị đơn trong yêu cầu giải quyết việc đân
sự
1.1.3 Khái niệm vu án dân sự
Vụ án dân sự là vụ án có tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các cá nhân,
cơ quan, tô chức với nhau Các tranh chấp bao gồm: tranh chấp dân sự (như: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, ), tranh
chấp hôn nhân và gia đình (như: ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn, ), tranh chấp kinh doanh và thương mại (như: tranh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, ), tranh chấp lao động (như: tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động mà hòa giải tại cơ sở không thành, ) Khi một
tranh chấp dân sự thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án và được đương sự yêu cầu giải quyết thì sẽ trở thành vụ án dân sự
Vụ án dân sự trong Bộ luật tố tung dan su (BLTTDS) van la những tranh
chấp bắt đầu từ những mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các bên và các bên này trở thành các đương sự trong tố tụng dân sự Luật tố tụng đân sự gọi những người này là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Các
đương sự này chỉ xuất hiện trong các vụ án dân sự
1.1.4 Khái niệm xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử sơ thấm vụ án dân sự
1.1.4.L Khái niệm xét xử
Theo Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng: “Xé/ xử là hoạt động do Tòa
án tiễn hành theo pháp luật tô tụng, trong đó Tòa án sau khi nghiên cứu hỗ sơ vụ
án một cách khách quan, toàn điện và các tình tiết của vụ án, tiễn hành giải
quyết và xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định cân thiết có liên
quan” [11;418]
Trang 12Xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng nhiệm vụ của các Tòa án Tòa
án là cơ quan duy nhất của Nhà nước CHXHCNVN được đảm nhiệm chức năng
xét xử
Xét xử là giai đoạn quan trọng của tố tụng dân sự, được tiến hành dưới hình thức phiên tòa nhằm xét xử, phán xét, nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết theo trình tự luật định những vụ án thuộc thâm quyền của Tòa án
Hoạt động xét xử của Tòa án cũng phải được tiến hành trên các nguyên tắc luật định như: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đắng về quyền và nghĩa vụ
trong tố tụng dân sự, nguyên tắc xét xử tập thể, nguyên tắc xét xử công khai
thâm Nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn đo pháp luật quy định
thì bản án, quyết định sơ thâm của Tòa án có hiệu lực pháp luật
1.1.4.3 Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tại phiên tòa là việc đưa vụ án ra xét xử lần
đầu tiên Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình giải quyết vụ án dân sự, trong đó HĐXX tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật làm sáng tỏ bản chất của vụ án
HĐXX sơ thẩm bao gồm: một Thẩm phán (làm chủ tọa phiên tòa) và hai
Hội thâm nhân dân Đối với những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì HĐXX
sẽ gồm hai Thẩm phán và ba Hội thâm nhân dân
1.2 Khái niệm và ý nghĩa cúa phiên tòa sơ thắm vụ án dân sự
1.2.1 Khái niệm phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Trang 13Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với những vụ án dân sự pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được thì Tòa án phải tiến hành xét xử Phiên tòa này được gọi là phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án
dân sự
“Phiên tòa sơ thấm vụ án dân sự là phiên xét xứ vụ án dân sự lần đâu tiên
của Tòa án” [6;273]
Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải qua giai
đoạn xét xử sơ thẩm Phiên tòa xét xử sơ thẩm dân sự được tiến hành theo trình
tự, thủ tục pháp luật quy định Tại thời điểm mở phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án
dân sự có sự tham gia của người tiến hành tố tụng như Thâm phán, Hội thâm
nhân dân, Thư ký và những người tham gia tố tụng như: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
HĐXX thực hiện việc xét xử qua việc nghe các bên đương sự trình bày,
tranh luận; kiểm tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ từ đó đưa ra được quyết định giải quyết vụ án Ở phiên
tòa xét xử này, Tòa án phải giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới vụ án
Theo Điều 15 BLTTDS thì việc xét xử của Tòa án được tiến hành công
khai Vì vậy, mọi hoạt động tố tụng ở phiên tòa xét xử sơ thâm phải được công
khai và mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa Tuy nhiên, trong những
trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thê xét xử kín khi đương sự có yêu cầu chính
đáng như giữ gìn bí mật Nhà nước, giữ gìn thuần phong mĩ tục của dân tộc, giữ gìn bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh đoanh, bí mật đời tư nhưng vẫn phải tuyên
án công khai
1.2.2 Ý nghĩa của phiên tòa sơ thâm vụ án dân sự
Phiên tòa sơ thâm mặc dù là lần xét xử đầu tiên của Tòa án nhưng lại có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự
Trang 14Thứ nhát, tại phiên tòa sơ thầm Tòa án sẽ giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án làm cơ sở cho việc thi hành án
Thứ hai, phiên tòa sơ thâm là một đảm bảo về tố tụng để đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi các quyền và lợi ích hợp pháp
này bị xâm phạm đồng thời cũng đảm bảo cho Tòa án thực hiện chức năng xét
xử của mình
Thứ ba, phiên tòa sơ thâm được thực hiện công khai cũng góp phần vào
việc giáo dục ý thức pháp luật đối với người dân Từ đó, nâng cao được ý thức pháp luật cho người dân, góp phần ngăn chặn được những hành vi nguy hiểm, gây hại cho xã hội
Thứ tu, phiên tòa xét xử SƠ thâm ngoài việc thực hiện chức năng xét xử của Tòa án thì còn thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Nếu hoạt động xét xử ngay từ phiên tòa sơ thâm đã được tiến hành tốt thì sẽ làm tăng tác dụng của công tác giáo dục pháp luật cũng như niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước Ngược lại, nếu việc xét xử ở phiên tòa sơ thâm có nhiều sai
sót thì sẽ gây tác động xấu tới niềm tin của người dân vào cơ quan quyền lực Nhà nước
1.3 Những quy định chung về phiên tòa sơ thắm vụ án dân sự
1.3.1 Nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thấm vụ án dân sự
Muốn giải quyết các vụ án dân sự một cách đúng đắn thì việc tiễn hành xét
xử vụ án đân sự phải được tiến hành trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật Các nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Chương 2 từ Điều 3 đến Điều
24 BLTTDS 2004
Một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân,
vi dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Do đó, các nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thâm đều nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân,
ngăn chặn sự xâm phạm một cách trái pháp luật từ phía cơ quan có thâm quyền,
Trang 15từ đó đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Ví dụ nguyên tắc Hội thâm
nhân dân tham gia xét xử Ngay bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư
tưởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân đân
trong hoạt động xét xử của Tòa án Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình Chính
bằng hoạt động xét xử, Tòa án giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, tôn
trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân Ngoài ra, vì sự có mặt của các bên đương sự trong vụ án là rất cần thiết cho nên phiên tòa sơ thâm phải được tiến hành đúng thời gian và địa điểm đã quy định Yêu cầu này được quy định tại Điều 196 BLTTDS: “Phiên tòa sơ thẩm
phải được tiễn hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa
vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn
phiên tòa” Từ đó, đảm bảo cho các đương sự tham gia tố tụng thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng một cách đầy đủ, bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, tránh được những phiền hà và tổn thất về thời gian, tiền bạc cho đương sự do theo kiện
Ngoài yêu cầu nêu trên, BLTTDS còn quy định phiên tòa sơ thâm phải được tiến hành theo phương thức trực tiếp, bằng lời nói và liên tục Yêu cầu này
được quy định tại Điều 197 BLTTDS Thực hiện xét xử trực tiếp và bằng lời nói
có ý nghĩa quan trọng bởi đó là căn cứ để Tòa án thẩm định và xác minh được đầy đủ, chính xác các tài liệu, chứng cứ liên quan tới vụ án để có một đánh giá khách quan, toàn điện, đưa ra được những quyết định giải quyết vụ án đúng đắn Theo quy định này, Tòa án phải trực tiếp xác định các tình tiết liên quan tới vụ
án bằng cách hỏi và nghe trình bày từ phía nguyên đơn, bị đơn, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người
có quyền và lợi ích liên quan khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện
Trang 16hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa); nghe các đương sự và người đại diện
của họ tranh luận về chứng cứ cũng như về việc áp dụng pháp luật Bản án được
đưa ra dựa trên các căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc xét hỏi tại phiên tòa và
các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa trên cơ sở các quy định của
Trong trường hợp đặc biệt do BLTTDS quy định thì việc xét xử có thể bị
tạm ngừng nhưng không quá 5 ngày làm việc Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét
xử vụ án được tiếp tục (khoản 2 Điều 197) BLTTDS quy định việc xét xử bằng
lời nói và phải được tiến hành liên tục là nhằm bảo đảm cho HĐXX và những
người tham gia tố tụng đễ dàng nhớ được các tình tiết của vụ án, kết nối các tình tiết ấy một cách hệ thống, rõ ràng và đưa ra được bản án, quyết định cuối cùng
một cách đúng đắn, toàn diện Tòa án phải xét xử đứt điểm vụ án này rồi mới xét
xử tới vụ án khác, không được làm thủ tục khai mạc phiên tòa chung cho nhiều
vụ án hoặc tuyên án cùng một lúc cho nhiều vụ án
1.3.2 Thành phan Hội đồng xét xử sơ thẩm và những người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
1.3.2.1 Thành phân Hội dong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 52 BLTTDS, thành phần HĐXX sơ thấm vụ án
dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thâm nhân dân Trong trường hợp đặc
biệt thì HĐXX có thể gồm hai Thâm phán và ba Hội thâm nhân dân
Thẩm phán:
“Tham phán là người được bồ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyên
Trang 17của Tòa án” (khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh về thâm phán và Hội thâm nhân dân
2002)
Tham phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc
khác thuộc thâm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn Chỉ có Thắm phán mới có quyền nhân danh Nhà nước tuyên án khi xét xử một vụ án cụ thể Thâm phán là người thuộc biên chế Nhà nước, là người tiễn
hành tô tụng chủ yếu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong giải quyết
vụ việc dân sự Tham phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy tính chất mức độ vi phạm
mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hội thẩm nhân dân:
“Hội thẩm nhân dân là người được bẩu hoặc cử theo quy định của pháp
luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyển của Toà án ” (Khoản
2 Điều 1 Pháp lệnh về Thắm phán và Hội thâm TAND 2002)
Khác với Thâm phán, Hội thâm nhân dân không phải là người thuộc biên
chế của Tòa án mà do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ Tuy
cũng là người tiến hành tố tụng, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trong giải
quyết vụ án dân sự nhưng Hội thâm nhân dân không tham gia vào giải quyết tất
cả các vụ việc dân sự cũng như tất cả các giai đoạn xét xử dân sự Hội thâm nhân dân chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thâm
Hội thẩm nhân dân xét xử một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Cũng giống như Thâm phán, trong quá trình xét xử nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu có hành vi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi đó
Trang 18Trong quá trình xét xử, nếu có một thành viên nào đó của HĐXX vì lý do
đặc biệt không thể tham gia xét xử vụ án được nữa thì theo Điều 198 BLTTDS
việc thay thế thành viên đó như sau:
“Trong trường hợp có Thâm phán, Hội thâm nhân dân không thẻ tiếp tục
tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên toà từ
đầu
Trong trường hợp HDXX có hai Thâm phán mà Thâm phán chủ toạ phiên
toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thâm phán là thành viên HĐXX làm chủ toạ phiên toà và Thâm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên HDXX
Trong trường hợp không có Thâm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự
khuyết đề thay thế thành viên HĐXX hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà mà
không có Thẩm phán đề thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vụ án
phải được xét xử lại từ đầu”
1.3.2.2 Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Xét xử tại phiên toà sơ thâm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi tại phiên toà sơ thâm, toà án giải quyết tat cả các vấn đề của vụ án, các đương sự được công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của
mình trước toà án Ở phiên toà, HĐXX không chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ
có trong hồ sơ vụ án mà phải xác định lại chúng đồng thời làm rõ thêm những tình tiết bằng cách nghe ý kiến trình bày của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, xem xét các tài liệu, vật chứng Chỉ sau khi nghe ý kiến của người tham gia tố tụng và kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ tại phiên toà,
HĐXX mới nghị án để ra các quyết định về việc giải quyết vụ án Do đó, việc
đảm bảo cho một vụ án được giải quyết một cách chính xác, khách quan, công
bằng, tuân thủ đúng nguyên tắc của BLTTDS về xét xử sơ thẩm thì sự có mặt
của những người tham gia tố tụng là rất cần thiết
Trang 19Theo BLTTDS từ Điều 199 đến Điều 207 những người tham gia phiên tòa
sơ thâm gồm có: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên địch Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 21
BLTTDS Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên tòa đối với những
vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại
Nguyên đơn:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc được người khác khởi kiện vụ án dân
sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Nguyên đơn là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhưng đồng thời cũng là người khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Trong tố tụng dân sự, hoạt động tham gia tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đôi hay đình chi tố tụng
Nguyên đơn có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
Theo Điều 199 BLTTDS thì:
“Nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu
vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa
Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì
bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn
có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn”
Bi don:
Trong tổ tụng dân sự, khái niệm “bị đơn dân sự” được hiểu là người tham
gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện
theo quy định của pháp luật Việc tham gia vào quá trình xét xử của bị đơn mang
Trang 20tính bị động chứ không phải chủ động như nguyên đơn, họ buộc phải tham gia tố
tụng
Theo quy định tại Điều 200 BLTTDS về sự có mặt của bị đơn như sau:
“Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng
mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa
BỊ đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa
án vẫn tiễn hành xét xử vắng mặt họ”
Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có thể đo chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự hoặc theo
yêu cầu của Tòa án
BLTTDS quy định về sự có mặt của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại Điều 201:
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bi coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án
ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu nguyên đơn và bị đơn đều đồng ý Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc
lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn”
Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia
tố tụng theo yêu cầu của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Trang 21Tuy nhiên, đối với luật sư, để trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự một cách “chính thức” thì người luật sư đó phải thỏa mãn 2
Người làm chứng:
Người làm chứng là người tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ việc dân sự đo biết được những thông tin về tình tiết đó
Tại Điều 204 BLTTDS quy định:
“Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của
Tòa án đề làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án Trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai
cho Tòa án thì chủ tọa phiên tòa công bố lời khai đó
Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì HĐXX quyết định hoãn phiên
tòa hoặc vẫn tiễn hành xét xử; trường hợp người làm chứng vắng mặt không có
ly do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thê
bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của HĐXX”
Người giảm định:
Người giám định là người tham gia tố tụng sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn nhằm làm rõ những vắn đề liên quan đến việc giám định
Tại Điều 205 BLTTDS quy định:
“Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định
Trang 22Trong trường hợp người giám định vắng mặt thì HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiễn hành xét xử”
Người phiên dịch:
Người phiên địch là người tham gia tố tụng để dịch ngôn ngữ khác sang
ngôn ngữ tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt
Điều 206 BLTTDS quy định: “Người phiên dịch có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án Trường hợp người phiên dịch vắng mặt
mà không có người khác thay thế thì HĐXX quyết định hoãn phiên tòa trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử”
Kiểm sát viên:
Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố
Điều 207 BLTTDS quy định về sự có mặt của Kiểm sát viên:
“Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có
nhiệm vụ tham gia phiên tòa
Trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên đự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu
Trong trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì
HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát
cùng cấp”
Đương sự là thành phần quan trọng trong vụ án dân sự, theo Điều 202 BLTTDS, Tòa án chỉ xét xử vắng mặt đương sự trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng
mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa;
Trang 23- BỊ đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ
đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
1.3.3 Hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
1.3.3.1 Những trường họp hoãn phiên tòa vụ án dân sự
Vì tính chất quan trọng của sự tham gia tố tụng dân sự tại phiên tòa của
các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng, BLTTDS quy định HĐXX phải hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:
- Thay đổi Thâm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 BLTTDS hoặc trong trường hợp họ không thẻ tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ mà không có người thay thế ngay;
- Vắng mặt Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa hoặc trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết đề thay thế theo
quy định tại Điều 207 BLTTDS;
- Trường hợp nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan vắng mặt lần thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì theo quy định tại các Điều 199,
200, 201, 202, 203 BLTTDS;
- Trường hợp thay đổi người giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 72
BLTTDS hoặc khi HĐXX quyết định giám định bổ sung, giám định lại theo quy
định tại khoản 4 Điều 230 BLTTDS;
- Trường hợp người phiên dịch bị thay đổi mà không có người khác thay thế, người phiên dịch vắng mặt trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 206 BLTTDS;
Đối với trường hợp người làm chứng, người giám định vắng mặt thì tùy
từng trường hợp cụ thể HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiễn hành xét
xử theo quy định tại các Điều 204, 205 BLTTDS
Trang 241.3.3.2 Thời hạn hoãn phiên tòa
Phiên tòa xét xử vụ án dân sự có thể bị hoãn khi phải thay đổi Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch hoặc do sự vắng mặt của đương sự, những người tham gia tố tụng khác hoặc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 57, các Điều từ Điều
198 đến Điều 207, Điều 215 BLTTDS Theo quy định tại khoản I Điều 208
BLTTDS thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thấm không quá ba mươi ngày, kế từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa
Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời hạn, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn
phiên tòa thì Toà án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa
1.3.3.3 Quyết định hoãn phiên tòa vụ án dân sự
Việc hoãn phiên tòa do HĐXX quyết định với thủ tục quyết định hoãn phiên tòa quy định tại Điều 210 BLTTDS
Theo quy định tại khoản 2 Điều 208 BLTTDS, quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng;
- Vụ án được đưa ra xét xử;
- Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa
1.3.4 Tạm đình chí, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1.3.4.1 Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tại Điều 189 BLTTDS tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xảy ra trong các trường hợp sau:
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia tách,
giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng
của cá nhân, cơ quan, tô chức đó;
Trang 25- Một bên đương sự là cá nhân mat nang lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
- Chấm dứt đại điện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thé;
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tô chức khác giải quyết trước mới giải
quyết được vụ án
1.3.4.2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tại Điều 192 BLTTDS quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
Sau khi thụ lý vụ án thuộc thâm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ liên quan
của họ không được thừa kế;
- Cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá
nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức
đó;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người
khởi kiện không có quyền khởi kiện;
- Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;
- Các đương sự đã thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết
vụ án;
- Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
- Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
1.3.5 Nội quy phiên tòa
Nội quy phiên tòa là các quy định về quy tắc xử sự của các chủ thể ở phiên
Trang 26“Những người dưới mười sáu tudi không được vào phòng xử án, trừ
trường hợp được Tòa triệu tập tham gia phiên tòa
Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án,
phải tôn trọng HĐXX, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa
Chỉ những người được HĐXX cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phat biểu Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức
khỏe được HĐXX cho phép ngồi đề hỏi, trả lời hoặc phát biểu
Chánh án TAND tối cao căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định khác của pháp luật ban hành nội quy phiên tòa”
Nội quy phiên tòa có hiệu lực bắt buộc mọi người phải tuân theo khi tham gia tố tụng tại phiên tòa hoặc tham dự phiên tòa Trước khi khai mạc phiên tòa, theo Điều 212 BLTTDS, Thư ký tòa án có nhiệm vụ phô biến nội quy phiên tòa cho những người tham gia tố tụng và tham dự phiên tòa biết để họ thực hiện
1.3.6 Bản án sơ thấm
Bản án sơ thấm dân sự là văn kiện được tuyên nhân danh Nhà nước CHXHCNVN, khi có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn
trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 136
Hiến pháp 1992, Điều 12 Luật tổ chức TAND và Điều 19 BLTTDS)
Ý nghĩa:
- Bản án sơ thẩm được đưa ra là kết thúc toàn bộ quá trình tố tụng xét xử,
xác định những vấn đề chủ yếu của vụ án cần phải giải quyết
- Đối với các vụ án dan sy, bản án phân tích chính xác những quyên, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và Tòa án đưa ra phán quyết thấu tình, đạt lý
- Bản án giúp mọi người nhận thức rõ đường lối và pháp luật được vận
dụng vào thực tiễn
Trang 27- Bản án là công cụ bảo vệ chế độ, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyên, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, giáo dục đương sự, giáo dục nhân dân tin tưởng vào hoạt động xét xử, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần củng có, xác lập nếp sống tuân theo pháp luật
Cơ cấu bản án gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận
định của Tòa án, phần quyết định Trong từng phần của bản án, Tòa án phải ghi
đầy đủ các nội dung tại Điều 238 BLTTDS
- Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thấm; số và ngày
thụ lý vụ an; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên HĐXX, Thư
ký Tòa án, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan tổ chức khởi kiện; người đại điện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; só, ngày, tháng năm của quyết định đưa vụ án ra
xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử
- Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, khởi kiện của cơ quan, tổ chức; đề nghị, yêu cầu phản
tố của bị đơn; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Tòa án; điểm, khoản và điều luật của văn bản quy phạm pháp luật mà Tòa án căn cứ dé giải quyết vụ án
Trong nhận định của Tòa án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyết định của Tòa án về từng vấn
đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng nghị đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó
1.3.7 Biên bản phiên tòa
Biên bản phiên tòa phản ánh mọi diễn biến trong phiên tòa, đo Thư ký Tòa
Trang 28ghi biên bản Đây là một trong những căn cứ quan trọng để Viện kiểm sát, Tòa
án có thâm quyền kiểm tra, kiểm sát lại việc xét xử của Tòa án nên phải ghi vào
những tờ giấy riêng lưu vào hồ sơ vụ án
Nội dung của biên bản phiên tòa quy định tại Điều 211 BLTTDS:
- Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại
khoản I Điều 195 của BLTTDS
- Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa
- Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa
Ngoài ra, việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của HĐXX
1.4 Thú tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
1.4.1 Thủ tục bắt dầu phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
1.4.1.1 Khai mạc phiên tòa
“Khai mạc phiên tòa là thủ tục 16 tung bat buộc phải thực hiện trước khi
- Thư ký Tòa án báo cáo với HĐXX về sự có mặt, vắng mặt của những
người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng
Trang 29- Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những
người tiễn hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đồi ai không
1.4.1.2 Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tô tụng, người giám định, người phiên dịch
Người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là những
người đóng vai trò quan trọng để giải quyết vụ án một cách trung thực, khách quan Để đảm bảo điều này, Điều 214 BLTTDS quy định về việc giải quyết yêu
cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch Khi có yêu cầu đó thì HĐXX phải xem xét, nghe ý kiến của người bị thay đôi trước khi
quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu đó Trường hợp không chấp nhận thì phải ghi rõ lý do
Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch phải được HĐXX thảo luận, thông qua da số và phải lập thành văn bản Khi thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch mà
không có người thay thế ngay thì phải ra quyết định hoãn phiên tòa
1.4.1.3 Quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
Trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được thuận lợi, công bằng thì HĐXX phải hoãn phiên tòa Vấn đề này được quy
định tại Điều 215 BLTTDS
Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa như: vắng mặt người làm chứng, người giám định, người phiên dịch thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì HĐXX xem xét quyết định
và có thê chấp nhận hay không chấp nhận Nếu không chấp nhận thì phải nêu rõ
lý do
Quyết định hoãn phiên tòa phải được HĐXX thảo luận, thông qua theo đa
Trang 301.4.2 Thú tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Thứ nhất, hỏi đương sự về thay đổi, bố sung, rút yêu cầu và thỏa thuận
giải quyết vụ án
Theo quy định của pháp luật, đương sự có quyền tự quyết định việc khởi
kiện vụ án dân sự Tòa án thụ lý vụ án khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ
giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu Trong quá trình tố tụng, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đồi, bổ sung các yêu cầu và thỏa thuận giải quyết với nhau
về các vấn đề có tranh chấp không trái pháp luật và trái đạo đức xã hội Vì vậy,
Điều 217 BLTTDS quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án, chủ tọa phiên tòa phải hỏi đương sự các vấn đề thay đổi, bố sung, rút yêu cầu
- Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu
khởi kiện hay không;
- Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản
tố hay không;
- Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không
Sau khi chủ tọa đã hỏi và các đương sự yêu cầu được thay đổi, bổ sung
hay rút yêu cầu thì HĐXX phải xem xét Khi HĐXX đã xem xét, chấp nhận việc
yêu cầu thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu thì sẽ dẫn đến việc
thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự
Ví dụ: Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng
bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tô của mình thì nguyên đơn trở thành bị đơn
và bị đơn trở thành nguyên đơn
Nhà nước khuyến khích các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong mọi giai đoạn tố tụng Pháp luật quy định, nếu trong trường hợp các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà thỏa thuận
đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự
Trang 31thỏa thuận của các đương sự Quyết định này phải được lập thành văn bản và có
hiệu lực pháp lý ngay
Thứ hai, nghe đương sự trình bày về vụ án
Khi các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và không thỏa thuận
được với nhau thì HĐXX tiếp tục giải quyết vu an bang cách nghe các đương sự
trình bày và xem xét các tài liệu, chứng cứ có liên quan Theo Điều 221 BLTTDS thì trình tự các bên đương sự được trình bày ý kiến như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày yêu
cầu của nguyên đơn và chứng minh các yêu cầu đó là hợp pháp Nguyên đơn có
quyền bổ sung ý kiến
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của
bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn Bị đơn có quyền bồ sung ý kiến
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền và nghĩa vụ
liên quan trình bày ý kiến của người có quyền và nghĩa vụ liên quan Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến Trong trường hợp họ
không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý
kiến của mình
Thứ ba, tiễn hành hỏi tại phiên tòa
Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS các chủ thể có quyền tham gia vào
quá trình hỏi tại phiên tòa gồm: các thành viên của HĐXX (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương
sự, những người tham gia tố tụng khác và kiểm sát viên nếu có Chủ tọa phiên
tòa sẽ hỏi trước rồi đến Hội thâm nhân dân, kế đó là người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự, tiếp theo là đương sự, kiểm sát viên (nếu có) rồi đến những người tham gia tố tụng khác
Việc hỏi phải được tiến hành lần lượt từ người này sang người khác Các
câu hỏi phải liên quan tới nội dung giải quyết vụ án và những vấn đề các đương
Trang 32dung vụ án, không có ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề còn mâu thuẫn, không
có tính khách quan, công minh thì pháp luật đã quy định cụ thể những nội dung hỏi đối với nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người
làm chứng, người giám định tại các Điều 223, 224, 225, 226 và 230 BLTTDS Thứ fư, công bố các tài liệu của vụ án dân sự
Mục đích cuối cùng của tố tụng dân sự là để làm sáng tỏ các tình tiết của
vụ án, để đưa ra được các phán quyết một cách chính xác, toàn diện, phù hợp bởi
vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, HĐXX phải xem xét các vật chứng, tài liệu
liên quan Những vật chứng được xem xét trực tiếp tại phiên tòa (trừ những vật chứng không mang tới phiên tòa được) Theo yêu cầu của Kiểm sát viên, người
tham gia tố tụng hay nếu thấy cần thiết, HĐXX sẽ cho nghe băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình ngay tại phiên tòa trừ trường hợp phải giữ bí mật Nhà
nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư theo yêu cầu của đương sự
Theo Điều 227 BLTTDS, HĐXX công bố các tài liệu của vụ án trong các
trường hợp sau:
- Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa mà trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử đã có lời khai;
- Những lời khai của người tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với những lời khai trước đó;
- Trong các trường hợp khác mà Tòa án thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng
Đối với trường hợp phải giữ bí mật Nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục
dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư thì không phải công bố các tài liệu này
1.4.3 Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Tranh luận tại phiên tòa là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm
cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án
Trang 33Những người tham gia tranh luận tại phiên tòa gồm: đương sự, người đại
diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
Sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện (theo quy định tại Điều 232 BLTTDS)
Trong phiên tòa, dé tránh việc đi chệch hướng hay sa đà vào các tinh tiết
cơ bản hay đã được làm rõ của vụ án thì nội dung tranh luận tập trung chủ yếu
vào:
- Phân tích, đánh giá chứng cứ tranh luận bảo vệ lý lẽ của mình, trong đó
có quyền đưa ra các chứng cứ để bác bỏ lý lẽ của phía bên kia, chỉ rõ việc áp
dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án
- Trong khi phát biểu tranh luận đánh giá về vụ án, các bên tham gia tố
tụng đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án trên cơ sở các tài
liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được các bên thảo luận, xem xét, xác minh
và thừa nhận tại phiên tòa
Việc tranh luận tại phiên tòa nhằm tạo thời cơ cho các đương sự tự chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, đúng đắn Việc tranh luận tại phiên tòa
của đương sự, người đại điện hợp pháp của đương sự là yếu tố quan trọng giúp cho HĐXX có những đánh giá khách quan, toàn diện vụ án để đưa ra được quyết định giải quyết vụ án đúng và đủ HDXX sẽ lắng nghe ý kiến của những người tham gia tố tụng và các chứng cứ có liên quan để làm rõ các tình tiết, sự kiện của
vụ án Trình tự phát biểu ý kiến khi tranh luận được quy định cụ thê tại Điều 232
BLTTDS
1.4.4 Nghị ún và tuyên ún
1.4.4.1 Nghị án
Nghị án là việc HĐXX xem xét, quyết định giải quyết vụ án Theo Nghị
quyết 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị: “Việc phán
quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên
cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của nguyên đơn, bị đơn và
Trang 34những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời hạn pháp luật quy định”
Theo Điều 236 BLTTDS, việc nghị án được tiến hành như sau:
- Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án để nghị án
- Chỉ có các thành viên của HĐXX mới có quyền nghị án Khi nghị án,
các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề Hội thắm nhân dân biểu quyết trước, Thâm phán biểu quyết sau cùng Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến
của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án
- Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra,
xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên
- Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của HĐXX Biên bản nghị án phải được các thành viên HĐXX ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án
- Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì HĐXX có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng
không quá năm ngày làm việc kề từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà
HĐXX phải thông báo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà biết giờ, ngày và địa điểm tuyên án; nếu HĐXX đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt thì
HĐXX vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này
Trong trường hợp khi nghị án nhưng thấy chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ
thì HĐXX cho dừng việc nghị án lại và tiến hành xét hỏi lại, tranh luận lại
1.4.4.2 Tuyên án
Sau khi bản án được thông qua, HĐXX trở lại phòng xử án để tuyên án Việc tuyên án được thực hiện theo quy định của pháp luật tại Điều 239
BLTTDS: