1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phương án thực hiện quan trắc lún

16 6K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 255,34 KB

Nội dung

Việc đo lún công trình cần được tiến hành theo một chương trình cụ thể nhằm các mục đích sau: Xác định các giá trị độ lún, tốc độ lún, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế của chúng. Tìm ra các nguyên nhân gây ra lún, chuyển dịch và mức độ nguy hiểm của chúng đối với quá trình làm việc bình thường của nhà và công trình trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra. Xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của nền và công trình. Làm chính xác các thông số đặc trưng cho tính chất cơ lý của nền đất. Dùng làm số liệu kiểm tra các phương pháp tính toán, xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với các loại nền đất và các công trình khác.

Môc lôc I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Giới thiệu chung về dự án 2. Giới thiệu chung về gói thầu 3. Nguyên nhân gây ra lún công trình 4. Mục đích thực hiện gói thầu II. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC QUAN TRẮC LÚN. II. 1. CĂN CỨ THỰC HIỆN II. 2. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO LÚN 1. Nội dung và khối lượng công việc. 2. Chọn phương pháp quan trắc lún và dụng cụ đo. a. Phương pháp quan trắc lún. b. Dụng cụ đo. 3. Chọn cấp hạng đo biến dạng, thiết kế lưới. 4. Phương án thực hiện. a. Mốc khống chế độ cao chuẩn b. Mốc độ cao kiểm tra lún. 5. Quy trình đo lún 6. Tiêu chuẩn xử lý kết quả đo lún. 7. Lập hồ sơ báo cáo. 8. Kiến nghị và kết luận II.3. YÊU CẦU ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ CHU KỲ QUAN TRẮC. III. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG. IV. NHÂN SỰ VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN GÓI THẦU. V. CÁC PHỤ LỤC - Bảng sai số quan trắc (tham khảo) - Bản vẽ cấu tạo mốc chuẩn và mốc quan trắc - Bản vẽ mặt bằng quan trắc lún PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUAN TRẮC LÚN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Dự án: Nhà làm việc của các cơ quan đại diện Bộ Công thương Địa điểm: Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh Chủ đầu tư: Cục Công tác phía nam - Bộ Công Thương I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Giới thiệu chung về dự án - Tên dự án: Đầu tư xây dựng công trình Nhà làm việc của các cơ quan đại diện Bộ Công thương tại Thành phố Hồ Chí Minh - Tên Chủ đầu tư: Cục công tác phía nam - Bộ công thương. - Quyết định phê duyệt dự án: Quyết định số 5569/QĐ-BCT ngày 24/09/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc phê duyệt dự án đầu tư: Xây dựng công trình Nhà làm việc của các cơ quan đại diện Bộ công thương tại Thành phố Hồ chí Minh. - Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu: Quyết định số 5541/QĐ-BCT ngày 06/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư Xây dựng công trình Nhà làm việc của các cơ quan đại diện Bộ Công Thương tại Thành phố Hồ chí Minh. - Vị trí xây dựng công trình tại Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai , P. Đakao, Q.1, Tp. HCM. - Loại, cấp công trình: Công trình cấp I. - Quy mô xây dựng công trình: 02 tầng hầm và 14 tầng lầu. - Công trình: Nhà làm việc Các cơ quan Bộ Công thương được xây dựng tại: Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh do Cục Công tác phía nam làm Chủ đầu tư. Công trình gồm 1 khối nhà cao tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng trệt, 13 tầng lầu và 1 tầng sân thượng. Kết cấu khung BTCT chịu lực kết hợp lõi cứng BTCT (vách thang máy) đổ toàn khối. Hệ cọc bê tông cốt thép ứng suất trước đường kính D500 có chiều sâu 39m, chống vào lớp sạn sỏi trạng thái rất chặt. Công trình này là một Toà nhà văn phòng cao tầng nên có đủ những tính chất đặc trưng của không gian công cộng. Công trình được thiết kế đầy đủ các hệ thống kỹ thuật hiện đại; hệ thống cấp thoát nước cho nhà cao tầng, hệ thống điện nhẹ, điện động lực, thông gió, hệ thống PCCC, hệ thống thông tin liên lạc, internet Giao thông theo phương đứng gồm có 02 thang máy và 02 thang bộ từ tầng hầm lên đến mái. Vật liệu hoàn thiện cho công trình là những vật liệu có chất lượng cao như cửa sổ mặt ngoài sử dụng khung nhựa lõi thép bảo đảm cách âm. Các chủng loại vật tư, vật liệu được sử dụng dựa trên nguyên tắc bảo đảm bền vững, kinh tế. 2. Giới thiệu chung về gói thầu - Tên gói thầu: Quan trắc lún công trình. - Nguồn vốn đầu tư: từ tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu. - Hình thức hợp đồng: Trọn gói. - Thời gian thực hiện hợp đồng: Theo tiến độ dự án. 3. Nguyên nhân gây ra lún công trình - Có 02 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lún công trình: + Do các yếu tố tự nhiên. + Do các yếu tố nhân tạo. - Các yếu tố tự nhiên bao gồm: + Sự thay đổi trạng thái kích thước như co dãn của các lớp đất đá dưới nền móng công trình. + Sự thay đổi của các yếu tố vật lý như các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, mức nước ngầm và ảnh hưởng của các hiện tượng địa chất công trình, địa thủy văn của các hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất. - Nguyên nhân do các yếu tố nhân tạo bao gồm: + Ảnh hưởng của tải trọng tác động lên công trình. + Các sai sót trong quá trình khảo sát địa chất công trình, sự thu thập không đầy đủ thông tin về khảo sát. + Sự thay đổi các tính chất cơ lý của đất đá do những tác động của con người làm thay đổi trạng thái về nước ngầm như khai thác nước ngầm quá đáng, về thi công hệ thống công trình ngầm. + Sự rung động của nền móng do hoạt động của các thiết bị, máy móc trong thời gian thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn khai thác vận hành công trình. + Sự thay đổi áp lực lên nền móng cũng như điều kiện địa chất thủy văn do việc thi công xây dựng các công trình lân cận. Đo lún là một loại đo chuyển vị để xác định độ chuyển dịch vị trí công trình chủ yếu theo phương thẳng đứng và phương ngang (trường hợp lún lệch). Khi đo lún công trình phải thiết lập quy trình đo, quy trình này phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành. 4. Mục đích thực hiện gói thầu Việc đo lún công trình cần được tiến hành theo một chương trình cụ thể nhằm các mục đích sau: - Xác định các giá trị độ lún, tốc độ lún, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế của chúng. - Tìm ra các nguyên nhân gây ra lún, chuyển dịch và mức độ nguy hiểm của chúng đối với quá trình làm việc bình thường của nhà và công trình trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra. - Xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của nền và công trình. - Làm chính xác các thông số đặc trưng cho tính chất cơ lý của nền đất. - Dùng làm số liệu kiểm tra các phương pháp tính toán, xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với các loại nền đất và các công trình khác. Công việc đo lún nền móng của nhà và công trình được tiến hành trong thời gian xây dựng và sử dụng cho đến khi đạt được độ ổn định về đo lún. Việc đo lún trong thời gian sử dụng công trình còn được tiến hành khi phát hiện thấy công trình xuất hiện các vết nứt lớn hoặc có sự thay đổi rõ nét về điều kiện làm việc của nhà và công trình. Sự chuyển dịch của công trình được hiểu là sự thay đổi vị trí nguyên thủy của nó trong không gian dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên như mưa ngập, động đất hay của tải trọng của các hoạt động khác. Có thể phân loại chuyển dịch công trình thành 2 loại chính như sau: + Chuyển dịch theo phương thẳng đứng (sự trồi hoặc lún của công trình) + Chuyển dịch theo phương nằm ngang (lún lệch công trình). Nếu các chuyển dịch nêu trên lớn vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến các sự cố công trình. II. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO LÚN CÔNG TRÌNH II.1. CĂN CỨ THỰC HIỆN. - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. - Báo cáo khảo sát địa chất công trình. - Tiêu chuẩn 9364:2012 Nhà cao tầng -Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. - TCXDVN 9360:2012 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng Phương pháp đo cao hình học. - TCXDVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung. - QCVN11: 2008/BTNMT Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao. - Các tiêu chuẩn hiện hành khác. - Căn cứ vào quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. - Căn cứ vào quản lý bảo hành thi công. II.2. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO LÚN 1. Nội dung và khối lượng công việc: - Căn cứ theo điều kiện thực tế của công trình và nhằm đảm bảo cho công việc đo, xác định độ lún được chính xác, phản ánh được thực chất hiện trạng lún của công trình nhà thầu dự kiến tiến hành gồm các nội dung sau: + Lập phương án kỹ thuật. + Thành lập hệ thống mốc chuẩn (gồm 03 mốc : 3 mốc loại A) - Mốc chuẩn được khoan sâu đến tầng địa chất ổn định nhằm đảm bảo cho sự ổn định của mốc về độ cao trong suốt quá trình quan trắc công trình. Đường truyền dẫn từ các mốc chuẩn gốc phải chính xác hợp lý, để làm cơ sở tính toán độ cao cho các mốc theo dõi lún. Về số lượng mốc chuẩn, tạo thành cụm mốc chuẩn, cụm này có 03 mốc. ( Chi tiết kết cấu mốc chuẩn xem tại phụ lục) + Lưới khống chế độ cao, lưới đo lún: Xây dựng hệ thống mốc quan trắc (gồm 12 mốc tại công trình chính và 12 mốc tại công trình lân cận). + Gắn các mốc theo dõi lún vào công trình: Gắn mốc theo dõi lún trên cột chịu lực công trình (tầng hầm 1) để phục vụ quan trắc trong quá trình thi công. Các mốc quan trắc lún được làm bằng thép, được khoan và gắn vào các cột chịu lực chính của công trình. Các mốc này được gắn sao cho thuận tiện cho quá trình quan trắc, có giá trị sử dụng lâu dài và không ảnh hưởng tới kiến trúc công trình. + Tiến hành quan trắc lún: - Do công trình thi công 2 tầng hầm nên dự kiến tiến hành quan trắc lún 6 chu kỳ công trình lân cận với 12 mốc quan trắc trong giai đoạn thi công tầng hầm công trình chính. STT Chu kỳ Tiến độ xây dựng Ghi chú 1 Chu kỳ 1 Tiến hành khi bắt đầu khởi công Đây là tần xuất quan trắc dự kiến, có thể điều chỉnh theo tốc độ lún đã được xác định ở chu kỳ trước. 2 Chu kỳ 2 Đào đất tầng hầm 1 ( Lắp Shoring 1) 3 Chu kỳ 3 Đào đất tầng hầm 2 ( Lắp Shoring 2) 4 Chu kỳ 4 Thi công đáy móng 5 Chu kỳ 5 Tháo Shoring 2 6 Chu kỳ 6 Tháo Shoring 1 - Đối với công trình chính: - Do đặc thù công trình thi công 02 tầng hầm nên dự kiến tiến hành quan trắc 13 chu kỳ và làm thành ba giai đoạn; Giai đoạn thi công kết cấu, giai đoạn hoàn thiện và giai đoạn đưa vào vận hành công trình. Do đặc thù kết cấu ta sử dụng 12 mốc đo lún gắn vào tầng hầm 01 để phục vụ quan trắc. * Trong giai đoạn thi công kết cấu: 05 chu kỳ. Căn cứ vào tải trọng cũng như quy mô của công trình, số chu kỳ quan trắc trong giai đoạn này dự kiến như sau: STT Chu kỳ Tiến độ xây dựng Ghi chú 1 Chu kỳ 1 Sau khi xong kết cấu tầng hầm Đây là tần xuất quan trắc dự kiến, có thể điều chỉnh theo tốc độ lún đã được xác định ở chu kỳ trước. 2 Chu kỳ 2 Thi công đến tầng 3 3 Chu kỳ 3 Thi công đến tầng 7 4 Chu kỳ 4 Thi công đến tầng 10 5 Chu kỳ 5 Thi công xong phần mái Việc theo dõi lún trong giai đoạn này cần phải được kết hợp chặt chẽ với thi công công trình. * Trong giai đoạn hoàn thiện công trình: 04 chu kỳ. STT Chu kỳ Tiến độ xây dựng Ghi chú 1 Chu kỳ 6 Tháng thứ 2 sau khi thi công xong phần mái Đây là tần xuất quan trắc dự kiến, có thể điều chỉnh theo thời gian hoàn thiện công trình 2 Chu kỳ 7 Sau chu kỳ 6, 1 tháng 3 Chu kỳ 8 Sau chu kỳ 7, 1 tháng 4 Chu kỳ 9 Khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng * Trong giai đoạn công trình đưa vào sử dụng: 04 chu kỳ STT Chu kỳ Tiến độ xây dựng Ghi chú 1 Chu kỳ 10 Sau chu kỳ 9, 3 tháng Đây là tần xuất quan trắc dự kiến, có thể điều chỉnh theo thời gian hoàn thiện công trình 2 Chu kỳ 11 Sau chu kỳ 10, 6 tháng 3 Chu kỳ 12 Sau chu kỳ 11, 9 tháng 4 Chu kỳ 13 Sau chu kỳ 12, 12 tháng - Sau khi thi công xong công tác quan trắc vẫn phải tiếp tục để xác định tốc độ lún sau khi chịu tải nhằm đánh giá độ ổn định của công trình và những biểu hiện lún không bình thường để đưa ra những biện pháp xử lý nhằm đảm bảo cho độ an toàn của công trình. Chú ý: Việc đo lún cần tiến hành thường xuyên cho tới khi đạt được độ ổn định về độ lún. Đồng thời việc đo lún có thể dừng lại nếu trong quá trình do giá trị độ lún theo chu kỳ đo giao động trong giới hạn độ ổn định cho phép. Trong trường hợp nếu thấy công trình có dầu hiệu chuyển dịch đột biến (lún nhiều, nứt, ) cần tổ chức đo kịp thời, để xác định các thông số độ lún, tìm ra nguyên nhân và mức độ nguy hiểm đối với công trình, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp phù hợp. 2. Phương pháp đo lún công trình và dụng cụ đo. a. Phương pháp quan trắc: Hiện nay có nhiều phương pháp quan trắc lún công trình, nhưng phổ biến hơn cả là phương pháp đo cao hình học, cụ thể ở đây chúng tôi dùng phương pháp “Thuỷ chuẩn hình học tia ngắm ngắn”. Nội dung của phương pháp đã được đề cập trong “Kiến nghị kỹ thuật về đo lún công trình dân dụng và công nghiệp” của Viện khoa học kỹ thuật xây dựng - Bộ xây dựng. Việc thực hiện công tác đo lún công trình còn phải tuân thủ theo TCXDVN 9360: 2012, các quy phạm chuyên ngành của Cục đo đạc và Bản đồ. - Trong quá trình đo (từ chu kỳ đầu đến chu kỳ cuối) sử dụng cùng một máy, một người đo chuyên trách, điều kiện ngoại cảnh tương tự (cụ thể ở thời gian đo: sáng, trưa, chiều). - Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau trên một trạm máy không quá 0,4 mét, tích luỹ trên tuyến không quá 1,0 mét. - Do tính chất của phương pháp, máy được chọn phải đọc số trên mia chính xác đến 0,01mm, ước đọc đến 0,01mm. Nên dùng loại máy thủy chuẩn độ chính xác cao (tương đương đo thuỷ chuẩn hạng 1, hạng 2 nhà nước ), trong số này có máy NA2. Mia được sử dụng là mia Inva. - Tuyến thuỷ chuẩn độ cao phải khép kín. - Để tránh ảnh hưởng của sai số hệ thống do mia, nên dùng 1 mia Inva duy nhất cho cả mia trước và mia sau. - Sai số giới hạn khép tuyến: nf h 5.0 mm ( Trong đó n - số trạm máy). b. Dụng cụ đo - Dụng cụ sử dụng trong công tác đo lún công trình là máy thuỷ chuẩn Leica NA-2(sản xuất tại Thụy Sỹ), độ chính xác cao, có bộ đo cực nhỏ đọc số đến 0,01mm, kết quả đọc số tin cây 95%; hoặc sử dụng một số loại máy khác như Ni007 có sai số 0,5mm/1km, máy NAK2 có sai số 0,3mm/1km và một số loại máy khác có độ chính xác tương đương. - Mia sử dụng: Mia Inva kích thước 2 mét, có bọt thuỷ đảm bảo mia thẳng đứng, cho kết quả đo khách quan. - Các máy móc, thiết bị sử dụng để đo theo dõi lún trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo đúng qui định của quy phạm hiện hành. 3. Chọn cấp hạng đo lún, thiết kế lưới. Chọn cấp hạng đo cao theo hạn sai xác định độ lún tuyệt đối được thực hiện như sau: - Xác định trọng số đảo của điểm yếu nhất trong lưới. - Xác định sai số trung phương trọng số đơn vị ( thường chọn sai số trung phương một trạm máy ). 2 Sy h m M Ry  Trong đó Ry là sai số trung phương độ cao điểm yếu nhất, vì độ chính xác đo trong hai chu kỳ liên tiếp thường chọn bằng nhau nên ta có: Trong đó m Sy là yêu cầu độ chính xác xác định độ lún tuyệt đối. Đối với một lưới do biến dạng công trình, người ta lấy m Sy =  1mm, còn trọng số đảo của điểm yếu trong lưới thường là 2. Vậy ta có sai số trung phương trạm máy bằng 0,5 mm. Đối chiếu quy phạm Đo đạc bản đồ - Cục Đo đạc và Bản đồ, ta chọn được tiêu chuẩn “Thuỷ chuẩn hạng II nhà nước” 4. Phương án thực hiện. a. Mốc khống chế độ cao chuẩn: Xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật nêu trên, điều kiện thực tế của công trình và đặc điểm địa chất khu vực, để quan trắc độ lún của công trình trước hết phải xây dựng một hệ thống các mốc chuẩn có độ ổn định cao trong suốt quá trình quan trắc. Theo tài liệu tham khảo địa chất của khu vực công trình và các khu vực xung quanh công trình, ở độ sâu khoảng 42m là lớp sỏi sạn, cuội kết chặt nên chúng tôi bố trí 03 mốc chuẩn sâu từ bề mặt mốc đến đáy mốc khoảng 42,0m. + Dùng máy khoan XY-1 tạo lỗ và thả ống thép d60 dày khoảng 3mm liên kết bằng khớp ren hoặc liên kết hàn bu lông suốt dọc chiều sâu mốc. + Khoảng cách 6m trên cùng dùng ống d110 bao bên ngoài ống thép. + Nhồi bê tông vào trong ống thép, phía trên gắn mốc cầu bằng thép. + Sau đó xây hố ga có nắp đậy để bảo vệ mốc chuẩn không bị tác động của bên ngoài. Dùng cát lấp đầy hố ga. + Mỗi lần trước khi sử dụng mở nắp đậy và lau sạch đầu mốc đo, sau khi dùng lại nắp đậy cẩn thận để mốc được bảo vệ tốt nhất trong suốt quá trình quan trắc. * Hệ thống mốc chuẩn phải: Cách xa khu vực chấn động. Không nằm trên đường phục vụ cho thi công. Không nằm trên các công trình ngầm của dự án cũng như các công trình lân cận. Thuận tiện cho việc đo nối vào công trình, đảm bảo mức độ an toàn và ổn định theo yêu cầu của quy phạm hiện hành. Sau khi xây dựng hệ thống mốc chuẩn lập biên bản nghiệm thu trước khi sử dụng quan trắc lún công trình. Đơn vị quan trắc có trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc chuẩn trong suốt quá trình quan trắc đến khi kết thúc công tác quan trắc lún công trình. b. Mốc độ cao kiểm tra lún: Các mốc đo lún được gia công bằng thép có đường kính 16 mm, gắn chặt vào các cột bê tông chịu lực của công trình, đầu kia được tiện hình cầu để đảm bảo khi dựng mia luôn tiếp xúc với mốc tại một điểm duy nhất (xem bản vẽ mặt bằng bố trí mốc ). Kích thước và hình dáng mốc kiểm tra lún: xem bản vẽ chi tiết mốc kiểm tra lún. Cách lắp đặt mốc: Dùng khoan bê tông tạo lỗ, gắn mốc vào thân cột chịu lực, sau 7 ngày có thể đo kiểm tra lún. 5. Quy trình đo lún Việc đo lún được thực hiện qua hai bước: + Bước 1: Đo lưới chuẩn. - Lưới chuẩn là lưới nối các mốc chuẩn lại với nhau tạo thành vòng khép kín. Mục đích của việc đo lưới chuẩn là kiểm tra độ ổn định của các mốc chuẩn. Việc đo lưới chuẩn được tiến hành bằng phương pháp thuỷ chuẩn hình học, xác định theo hai chiều đo thuận và đo nghịch. Sai số khép trong tuyến không vượt quá 0,3mm n , với n là số trạm máy trong tuyến. + Bước 2: Dẫn độ cao từ các mốc chuẩn vào các mốc quan trắc lún. - Mục đích của việc dẫn độ cao vào các mốc đo lún là để xác định độ cao thực tế của các mốc trong chu kỳ hiện tại. Việc dẫn độ cao vào các mốc đo lún được thực hiện bằng phương pháp thuỷ chuẩn hình học chính xác theo một hướng. Khi đo đạc phải tuân thủ theo các hạn sai của quy phạm hiện hành. Riêng sai số khép của các tuyến đo không được vượt quá 0,5mm n . Sơ đồ quan trắc lún được trình bày trong hình vẽ kèm theo. 6. Xử lý kết quả đo lún: Số liệu đo đạc được xử lý trên máy vi tính theo chương trình bình sai ENET Ver 4,1 chuẩn các đại lượng đặc trưng cho độ lún của công trình: a. Độ lún tương đối mốc thứ j trong chu kỳ đo thứ i như sau: S i j = (H j ) i - (H j ) i-1 (1) Lập phương trình số hiệu chỉnh ở dạng ma trận, hệ phương trình số hiệu chỉnh nh ư sau: A* H + L = V (2) Trong đó: A: là ma trận hệ số của phương trình số hiệu chỉnh có kích thước n x m. n là số đại lượng đo m là số ẩn H : Là vectơ số hiệu chỉnh vào các ẩn số, có kích thước bằng ẩn số m L: là vectơ số hạng tự do có kích thước j i H : Độ cao của mốc thứ j trong chu kì thứ i. H i j -1 : Độ cao của mốc thứ j trong chu kì thứ i-1. b. Độ lún trung bình của công trình trong chu kì thứ i là: n L L i td tdtd )( (3) c. Độ lún trung bình tổng cộng của công trình trong chu kì thứ k là: ( ) K tc td td L L n  (4) d. Tốc độ lún trung bình của công trình trong chu kì thứ i là (tính bằng mm/tháng, một tháng lấy bằng 30 ngày): 30. )( t S V itb i  (5) e. Tốc độ lún trung bình của công trình kể từ khi bắt đầu quan sát là: 30. )( T S V itb i  (6) Trong các công thức (5) và (6) V i : Tốc độ lún tính theo mm/tháng 30: số ngày trong tháng [...]... Danh sách cán bộ tham gia thực hiện gói thầu đo lún và biến dạng công trình STT Họ và tên Trình độ chuyên môn Chức danh đảm nhiệm 1 KS Trắc địa công trình Chủ trì 2 KS Trắc địa công trình Phó chủ trì 3 KS Trắc địa công trình Cán bộ kỹ thuật 4 KS Trắc địa công trình Cán bộ kỹ thuật 5 KS Trắc địa công trình Cán bộ kỹ thuật 6 KS Trắc địa công trình Cán bộ kỹ thuật 7 Kỹ sư địa chất công trình Cán bộ kỹ thuật... 6 KS Trắc địa công trình Cán bộ kỹ thuật 7 Kỹ sư địa chất công trình Cán bộ kỹ thuật 8 Kỹ sư địa chất công trình Cán bộ kỹ thuật 9 Kỹ sư xây dựng Cán bộ kỹ thuật 10 Kỹ thuật viên trắc địa Cán bộ kỹ thuật 11 Kỹ sư xây dựng Cán bộ kỹ thuật Ghi chú Danh sách thiết bị thực hiện gói thầu đo lún và biến dạng công trình STT Tên thiết bị Loại máy/Hãng SX Số lượng Tình trạng máy LEICA 01 Sử dụng tốt 1 Máy thủy... c vic gỡ trờn thỏp khoan c) An ton lao ng cho nhng ngi xung quanh - Thc hin cỏc bin phỏp phũng nguy him cho nhng ngi xung quanh nh lm ro chn v treo bin bỏo nguy him quanh khu vc khoan trong bỏn kớnh 20m - B trớ ngi bo v, theo dừi ngn chn nhng yu t nguy hi trong quỏ trỡnh khoan cho nhng ngi xung quanh - Thc hin bin phỏp bo v mụi trng xung quanh, khụng gõy ụ nhim hay vt ba bói cỏc ph thi ni cụng cng... trỡnh quan trong xõy dng trờn khu vc cú iu kin a cht phc tp cú th tng chu k o trong quỏ trỡnh thi cụng xõy dng * Giai on u khi a cụng trỡnh vo khai thc s dng: Trong giai on ny cỏc chu k quan trc c n nh tựy thuc vo tc lỳn ca cụng trỡnh Tc lỳn cng ln thỡ s chu k o n nh tha i Thụng thng trong giai on ny chu k o dao ng trong khong 1 - 6 thỏng III BIN PHP M BO AN TON V SINH LAO NG - Trong quỏ trỡnh quan. .. o: n v quan trc s thụng bỏo trc mi chu k 01 ngy bng in thoi hoc bng vn bn gi Ch u t v T vn QLDA II.3 YấU CU CHNH XC V CHU K QUAN TRC 1 chớnh xỏc o lỳn cụng trỡnh c qui nh c th i vi tng loi cụng trỡnh trong TCXDVN 9360 : 2012 2 Vic o lỳn c tin hnh lp i lp li nhiu ln gi l chu k o Cú th phõn chia quỏ trỡnh o lỳn thnh 2 giai on trong ú cỏc chu k o c la chn nh sau: * Giai on thi cụng: - Chu k quan trc... công trình Giá trị tính toán độ lún Dự tính theo thiết kế 1 500 ĐVT: mm Giai đoạn xây dựng Giai đoạn sử dụng công trình Loại đất nền Cát đất sét Cát đất sét 2 3 4 5 1 1 1 1 2 1 1 1 5 2 1 2 10 5 2 5 15 10 5 10 Bảng 2 - Sai số giới hạn đo chuyển dịch và độ chính xác của các cấp đo ĐVT: mm Độ chính xác của các cấp 1 2 3 Sai số đo chuyển dịch độ lún 1 2 5 ... nht, mc lỳn ớt nht) S liu o c v tc lỳn ca cụng trỡnh chỳng tụi s cú kin ngh s dng hay tip tc quan trc lỳn cụng trỡnh - Khi cú bin ng bt thng nh thu s lp bỏo cỏo trỡnh ch u t xem xột a ra cỏc phng ỏn x lý hp lý 8 Nhng lu ý v kin ngh: Trong quỏ trỡnh thc hin cn cú s phi hp cht ch gia Ch u t, T vn QLDA v n v quan trc lỳn Nu cú vng mc, thỡ cỏc bờn cựng bn bc v gii quyt Trong quỏ trỡnh thi cụng mc chun... gia hai chu kỡ liờn tip T : l s ngy gia chu kỡ u tiờn n chu k hin ti 7 Lp h s bỏo cỏo H s bỏo cỏo gm cỏc ti liu sau õy: - Khi quan trc lỳn trong quỏ trỡnh xõy dng thỡ Sau 01 chu kỡ o s cú bỏo cỏo lỳn cụng trỡnh Sau khi kt thỳc vic xõy dng phn thụ cụng trỡnh s bỏo cỏo giai on quan trc lỳn trong quỏ trỡnh xõy dng Trong bỏo cỏo ny ngoi cỏc thụng tin ó nờu trờn s cú th biu din lỳn trung bỡnh ca cụng... nhng cụng trỡnh lõn cn - Lp cỏc l khoan sau khi ó khoan xong 2 Vn an ninh trt t - Cú i bo v cỏc thit b ca nh thu ti cụng trỡnh - Ton b nhng ngi tham gia thc hin gúi thu khụng c t tp hoc n nhng c quan hay cỏc c quan ban ngnh lõn cn khi khụng cú phn s - Trong gi lm vic tuõn theo quy nh ca nh nc v di s qun lý ca cỏn b ph trỏch Khi ht gi lm vic thỡ ra khi phm vi cụng trỡnh 3 Cụng tỏc bo v mụi trng - Khụng... tuõn th quy nh an ton v sinh lao ng theo quy nh trong cụng trng 1 An ton lao ng trong quỏ trỡnh tin hnh cụng vic a) An ton giao thụng - Phi vch cỏc hng giao thụng thun li khi khoan hn ch nh hng ti xung quanh; - Nghiờm chnh chp hnh cỏc lut l giao thụng trong khi vn chuyn; - Vn chuyn thit b bng xe cu t hnh, trong quỏ trỡnh bc d phi cn trng nh nhnh, trỏnh va p mnh, trc khi bc d phi kim tra cỏp, múc cu, . về dự án 2. Giới thiệu chung về gói thầu 3. Nguyên nhân gây ra lún công trình 4. Mục đích thực hiện gói thầu II. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC QUAN TRẮC LÚN. II. 1. CĂN CỨ THỰC HIỆN II CỨ THỰC HIỆN II. 2. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO LÚN 1. Nội dung và khối lượng công việc. 2. Chọn phương pháp quan trắc lún và dụng cụ đo. a. Phương pháp quan trắc lún. b. Dụng cụ đo Bản vẽ cấu tạo mốc chuẩn và mốc quan trắc - Bản vẽ mặt bằng quan trắc lún PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUAN TRẮC LÚN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Dự án: Nhà làm việc của các cơ quan đại diện Bộ Công thương Địa

Ngày đăng: 18/11/2014, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w