0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phân loại bệnh nhân theo số tầng và vị trí hẹ p:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CỤ LIÊN GAI SAU COFLEX TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 74 -79 )

Bảng 3.26: Phân bố theo số tầng hẹp Số tầng hẹp n Tỷ lệ (%) 1 tầng 35 71.4 2 tầng 11 22.5 3 tầng 3 6.1 Tổng số 49 100 Nhận xét: HOSTL một tầng chiếm đa số (71.4%) Bảng 3.27: Phân bố theo vị trí hẹp. Vị trí hẹp Số lượng Tỷ lệ % L1L2 0 0.0 L2L3 1 0.15 L3L4 11 16.7 L4L5 47 71.2 L5S1 7 11.95 Tống số 66 100

Nhận xét: Hẹp vị trí L4L5 chiếm tỷ lệ cao nhất 71.2%, L1L2 không có bệnh nhân nào.

3.5. Điều trị phẫu thuật

3.5.1. Phương pháp điu tr phu thut

Bảng 3.28: Phân loại phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật n Tỷ lệ (%)

Giải ép và đặt dụng cụ coflex 13 26.5 Giải ép, lấy thoát vị và đặt dụng cụ coflex 36 73.5

Tổng số bệnh nhân 49 100

Nhận xét: HOSTL có kèm theo thoát vị có tỉ lệ cao (73.5%), có thể khi có thoát vị kèm theo thì bệnh mới biểu hiện lâm sàng.

Bảng 3.29: Vị trí đặt dụng cụ coflex Tầng đặt Số lượng Tỷ lệ % L1L2 0 0.00 L2L3 1 2.0 L3L4 5 10.0 L4L5 44 88.0 L5S1 0 0.00 Tổng số 50 100

Nhận xét: Dụng cụ coflex được đặt ở tầng L4L5 nhiều nhất 88%, L2L3 có duy nhất một trường hợp 2%.

3.5.2. Các biến chng ngay sau m

Trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có biến chứng ngay sau mổ như chảy máu, tổn thương thần kinh, rách màng cứng, rò dịch não tủy.

Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 2 bệnh nhân đau nhiều sau mổ. Có 1 bệnh nhân được phẫu thuật lại lấy dụng cụ. Một bệnh nhân có chỉđịnh mổ lấy dụng cụ nhưng bệnh nhân không đồng ý mổ.

Không bệnh nhân nào có biến chứng gãy dụng cụ hoặc di lệch dụng cụ đến thời điểm 24 tháng.

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. Đăc điểm chung

4.1.1. Gii tính

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam 1,72/1 Nguyễn Duy Tuyển [19], Nguyễn Trung Sơn [12] có tỉ lệ nam/nữ là 1:1, Bùi Huy Phụng [10] và Phạm Hòa Bình [1] có tỉ lệ nữ/nam là 2,17 lần.

4.1.2. Tui

Tuổi trung bình của nghiên cứu là 43.86±12.98 với tuổi cao nhất là 78 và thấp nhất là 26.Với tuổi hay gặp nhất là 31 đến 60(73.5%). Kết qua này cũng phù hợp với Nguyễn Duy Tuyển [19], Nguyễn Trung Sơn [12] có kết quả tuổi cao nhất 78, thấp nhất 21, tuổi trung bình 49.91±13.51.

4.1.3. Ngh nghip

Số lượng bệnh nhân có HOSTL chủ yếu gặp ở những người làm lao

động nặng (65.3%), nhận xét này của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Bùi Huy Phụng [10].

4.2. Đặc điểm lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng trước mổ hay gặp nhất là đau cột sống thắt lưng (96%), tiếp đến là đau kiểu rễ thần kinh (65.3%). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Duy Tuyển [19]. Rối loạn cơ tròn, liệt 2 chi dưới trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp bệnh nhân nào.

4.3. Đặc điểm hình ảnh học

- Về vị trí HOSTL, L4L5 là đoạn hẹp gặp nhiều nhất (71.2%), tỷ lệ này của nghiên cứu cũng phù hợp với các tác giả Nguyễn Duy Tuyển [19] 84.1%, Bùi Huy Phụng là 63.04%, Chao L [27] là 94.4%. Để giải thích cho sự thường

gặp hẹp ở đoạn L4L5 nhiều tác giả cho rằng đây là đoạn cột sống hoạt động nhiều nhất và phải chịu lực nhiều nhất.

- Số tầng hẹp, hẹp ống sống thắt lưng có thể gặp ở một tầng hoặc nhiều tầng. Trong nghiên cứu chúng tôi gặp một tầng (71.4%), hẹp 2 tầng có 11 bệnh nhân (22.4%), hẹp 3 tầng có 3 bệnh nhân (6.1%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Huy Phụng, Phạm Hòa Bình.

- Nguyên nhân gây hẹp chủ yếu gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là phì

đại diện khớp kết hợp 48 bệnh nhân, phối hợp phì đại dây chằng vàng với phì

đại diện khớp có 22 bệnh nhân. Trong 49 bệnh nhân nghiên cứu hẹp ống sống do thoái hóa có kèm theo thoát vị chiếm tỉ lệ cao 73.5%, điều này theo một số

tác giả như Nguyễn Duy Tuyển [19], hẹp ống sống đơn thuần đôi khi không biểu hiện triệu chứng, biểu hiện lâm sàng khi có nguyên nhân kèm theo như

thoát vịđĩa đệm mặc dù trên hình ảnh có bằng chứng hẹp ống sống tuyệt đối.

4.4. Chỉ định mổ

4.4.1. Chđịnh m HOSTL

Áp dụng chỉ định mổ của các tác giả trên thế giới. Vì vậy chỉ định mổ

HOSTL của nghiên cứu dựa vào: - Biểu hiện lâm sàng

+ Đau cách hồi thần kinh

+ Hội chứng chèn ép rễ thần kinh và các biểu hiện của rối loạn vận

động, cảm giác tương ứng rễ thần kinh.

+ Hội chứng đuôi ngựa với các biểu hiện rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác vùng yên ngựa.

+ Biểu hiện trên hình ảnh học của hẹp ống sống thắt lưng trên XQ và chup CHT kết hợp với triệu chứng lâm sàng.

+ Diễn biến quá trình điều trị: điều trị nội khoa ít nhất 3 tháng và các phương pháp bảo tồn khác không kết quả.

+ Trường hợp có liệt rễ thần kinh cấp hoặc hội chứng đuôi ngựa chỉ định mổ cấp cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp bệnh nhân nào có hội chứng đuôi ngựa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CỤ LIÊN GAI SAU COFLEX TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC (Trang 74 -79 )

×