1.4.2.1. Đau kiểu rễ
Đau kiểu rễ là đau lan theo đường đi của rễ thần kinh chi phối, điển hình là đau từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, trong hẹp
ống sống thắt lưng – cùng thường biểu hiện ở cả hai bên. Có thểđau ở bất cứ
rễ nào, thường gặp nhất là rễ L5 và S1, ít gặp hơn là rễ L3, L4. Đau tăng lên khi vận động thắt lưng, đặc biệt động tác ưỡn lưng ra sau, hoặc khi làm tăng áp lực ổ bụng như ho, hắt hơi. Đôi khi biểu hiện đau không điển hình, tiến triển không đều thành từng đợt với các mức độ khác nhau, đau có cảm giác nhức nhối, kết hợp rối loạn cảm giác, biểu hiện cả một hoặc hai bên. Đây là triệu chứng hầu như bao giờ cũng có và xuất hiện sớm.
Đau thường kèm với đau thắt lưng một bên hoặc hai bên. Người ta đã cố
gắng giải thích nguồn gốc của triệu chứng đau này và thấy có sự liên quan của các hiện tượng viêm, kéo căng rễ, làm ngừng dẫn truyền sợi trục hay tác động vào thụ thểđau.
Tóm lại triệu chứng đau kiểu rễđược tổng kết lại với 7 điểm chính: + Khởi đầu: thường là cấp tính và một số ít liên quan đến chấn thương.
Đau lan kiểu rễ, có khi đi kèm với tê bì, nếu chân bị yếu sẽ làm lu mờ cường
độđau.
+ Tiến triển: không đều, các đợi xuất hiện với các cường độ khác nhau. Nếu đau tiến triển từ từ và tăng dần cần chẩn đoán phân biệt với u tủy.
+ Tính chất đau: thường là đau sâu, khó định vị, đau có cảm giác nhức nhối, đau kết hợp với tê bì.
+ Định vị: đau có tính định vị kém.
+ Tăng và giảm: tăng khi vận động hoặc kéo căng, các động tác làm tăng áp lực trong bụng, ngực cũng làm tăng đau. Giảm đau là do cơ chếđiều chỉnh của cơ thể.
+ Phối hợp với các triệu chứng khác: hay phối hợp với tê bì, yếu hay thay đổi phản xạ.
+ Đáp ứng với điều trị: thường là đáp ứng tốt với điều trị, đây cũng là một điểm có tác dụng phân biệt với chèn ép khác.
1.4.2.2. Biểu hiện rối loạn cảm giác và vận động
Rối loạn cảm giác và vận động trong hẹp ống sống thắt lưng phụ thuộc vào từng rễ bị chèn ép. Trong thực tế lâm sàng việc phân định một cách chính xác rễ nào bị chèn ép là khó khăn. Đôi khi bệnh nhân không thể xác
định được một cách chính xác vùng có rối loạn cảm giác cũng như biểu hiện yếu vận động. Bảng 1.1. và hình 1.4 cho phép định vùng các rễ thần kinh bị
Bảng 1.1. Triệu chứng định khu thương tổn các rễ thần kinh thắt lưng cùng [19]
Rễ TK bị chèn ép Rối loạn cảm giác Yếu hoặc liệt Giảm hoặc mất
L1-L2 Vùng bẹn và mặt trong đùi
Cơ thắt lưng chậu Cơ may
Phản xạđùi- bìu.
L3-L4 Mặt trước đùi, trước trong cẳng chân
Cơ tứ đầu đùi, các cơ
khép
Phản xạ gối
L5 Mặt ngoài đùi, trước ngoài cẳng chân, mu chân, ngón cái Các cơ trước ngoài cẳng chân (không thể đi trên gót chân), giảm sức cơ duỗi ngón cái. S1 Mặt sau ngoài đùi,
sau ngoài cẳng chân, bờ ngoài bàn chân, ngón út. Các cơ khu sau cẳng chân (không thể đi kiễng chân). Phản xạ gót
S2 Mặt sau trong đùi và cẳng chân, gan chân.
Các cơ nhỏ ở bàn chân (dạng, khép, gấp các ngón)
Phản xạ da gan chân
S3-4-5 Vùng “yên ngựa” đáy chậu
Cơ thắt hậu môn và bàng quang