Cách hồi thần kinh là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng- cùng, được Dejerine mô tả lần đầu tiên vào năm 1911. Bệnh nhân đang
đi lại hoặc đứng lâu thì xuất hiện đau thắt lưng lan xuống hai chấn làm bệnh nhân không tiếp tục đi được, nếu nghỉ ngơi 10-20 phút thì lại tiếp tục đi lại
được. Triệu chứng này lúc đầu có thể không rõ ràng, bệnh nhân tự nhiên cảm thấy dễ mỏi bất thường ở hai chân, sau đó triệu chứng tăng dần theo thời gian và rõ dần khiến bệnh nhân phải chú ý. Bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo các rối loạn cảm giác như dị cảm da, tê bì, kiến bò, kim châm ở một chân hoặc hai chân. Sự rối loạn cảm giác thường không theo một định khu giải phẫu. Do sự rối loạn về cảm giác này làm cho bệnh nhân khi đi có cảm giác như đi trên “không”. Dejerine [39] giải thích cách hồi thần kinh không phải do tăng cung lượng máu khi gắng sức mà do tăng độ ưỡn của cột sống khi đi lại làm hẹp ống sống.
- Hậu quả của tăng áp lực lên rễ thần kinh: Rễ thần kinh được nuôi dưỡng bởi 2 nguồn gồm mạch máu đi kèm và thẩm thấu qua màng nuôi từ
dịch não tủy. Trong trường hợp chèn ép một đốt, người ta thấy để tăng từ từ
áp lực đến 10mmHg sẽ xuất hiện xung huyết của các vi mạch đi kèm với rễ. Duy trì áp lực 50mmHg trong vòng 2 giờ thì sự dẫn truyền các xung động thần kinh bắt đầu bị rối loạn và bị phong bế hoàn toàn nếu áp lực>100mmHg. Các sợi thần kinh cảm giác nhạy cảm với chèn ép kém hơn các sợi vận động.
10mmHg và bị phong bế hoàn toàn ở 50mmHg. Ngoài ra sự chèn ép còn ảnh hưởng đến hấp thu đường của rễ thần kinh, áp lực tăng lên 10mmHg thì sự hấp thu giảm đi 20-30%, khi áp lực tăng đến 50mmHg thì sự hấp thu giảm 55%.
Như vậy triệu chứng lâm sàng của sự chèn ép rễ thần kinh trong hẹp ống sống là kết quả của sự tắc nghẽn mạch máu rễ, giảm nuôi dưỡng rễ.
- Sinh lý bệnh của hẹp ống sống là do đĩa đệm mất nước dẫn đến giảm chiều cao đĩa đệm làm lồi vào ống sống nhân nhầy đĩa đệm và dây chằng vàng làm tăng tải trọng cho diện khớp.
Việc tăng tải trọng diện khớp gây phản ứng tạo ra các gai xương ép vào thần kinh gây đau.