1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phương pháp luận khảo sát địa chất

17 2,2K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 247,26 KB

Nội dung

a. Mục đích khảo sát: Mục đích việc khảo sát địa chất là làm sáng tỏ các yếu tố điều kiện địa chất công trình (tối ưu và tương đối đồng đều trên toàn bộ diện tích nghiên cứu) Đánh giá điều kiện địa chất công trình và cung cấp các chỉ tiêu cơ lý của nền đất tại khu vực xây dựng để lựa chọn thiết kế nền và móng, xác định chiều sâu đặt móng và kích thước móng có dự kiến đến những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, chọn các phương pháp cảI tạo tính chất đất nền.

Trang 1

Phần iii: giải pháp và phương pháp luận tổng quát do nhà

thầu đề xuất để thực hiện dịch vụ tư vấn

I Giải pháp và phương pháp luận

I.1 khái quát về dự án và gói thầu:

I.1.1 Khái quát về dự án:

Dự án: Xây dựng công trình Nhà nghỉ Công đoàn NHCSXH tại thành phố Nha Trang

Địa điểm: Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Tổng mức đầu tư công trình (tạm tính): 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ

đồng chẵn)

Gói thầu: Tư vấn Khảo sát địa chất công trình

I.1.2 Khái quát về gói thầu:

1 Mục tiêu:

- Lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc khảo sát địa chất công trình xây dựng

2 Căn cứ:

- Nhu cầu đầu tư của NHCSXH

- Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 20/3/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị

về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng Quỹ phúc lợi NHCSXH năm 2012; Quyết định

số 10/QĐ-HĐQT ngày 10/02/2014 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Nhà nghỉ Công đoàn NHCSXH tại thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 2525/QĐ-NHCS ngày 15/7/2014 của Tổng Giám đốc NHCSXH

về việc phê duyệt Nhiệm vụ và Dự toán khảo sát địa chất công trình xây dựng Nhà nghỉ Công đoàn NHCSXH tại thành phố Nha Trang

- Hiện trạng khu đất được xây dựng;

- Các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng;

3 Phạm vi công việc:

- Lập phương án kỹ thuật khảo sát địa chất công trình

- Thực hiện khoan khảo sát tại hiện trường

- Thí nghiệm trong phòng

- Lập báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình

Trang 2

4 Thời gian thực hiện:

- Thời gian, tiến độ: 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng (không kể thời gian xin ý kiến nếu gặp trường hợp bất thường về địa chất)

5 Trách nhiệm của bên mời thầu:

- Cung cấp điều kiện làm việc, cán bộ hỗ trợ của bên mời thầu và những tài liệu

có liên quan đến nhiệm vụ của tư vấn, kể cả các tài liệu nghiên cứu liên quan hiện có nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu tư vấn thực hiện nhiệm vụ của mình

6 Nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình:

a Mục đích khảo sát:

- Mục đích việc khảo sát địa chất là làm sáng tỏ các yếu tố điều kiện địa chất công trình (tối ưu và tương đối đồng đều trên toàn bộ diện tích nghiên cứu)

- Đánh giá điều kiện địa chất công trình và cung cấp các chỉ tiêu cơ lý của nền

đất tại khu vực xây dựng để lựa chọn thiết kế nền và móng, xác định chiều sâu đặt móng và kích thước móng có dự kiến đến những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng

- Trong trường hợp cần thiết, chọn các phương pháp cảI tạo tính chất đất nền

b Phạm vi khảo sát

- Khảo sát địa chất tại khu vực xây dựng công trình trên diện tích khuôn viên đất

là 850,3 m2

c Phương pháp khảo sát

- Khoan xoay lấy mẫu, bơm rửa bằng dung dịch bentonite

- Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến:

- Dự kiến khoan 4 hố khoan ký hiệu HK1 đến HK4; đường kính hố khoan ≥ 91mm; các hố khoan được bố trí trên diện tích xây dựng Chiều sâu các hố khoan dự kiến (HK1, HK2, HK3, HK4) = 50m

- Tổng khố lượng khoan khảo sát dự kiến là 200m

- Thí nghiệm hiện trường: Thí nghiệm SPT được thí nghiệm ở tất cả các hố khoan, cứ 3m tiến hành thí nghiệm xuyên SPT một lần Tổng khố lượng dự kiến 67 lần

- Thí nghiệm trong phòng:

- THí nghiệm các mẫu nguyên dạng được tiến hành xác định tối thiểu 9 chỉ tiêu, tối đa 17 chỉ tiêu cơ lý đất: dự kiến 67 mẫu

Trang 3

- Thí nghiệm các mẫu không nguyên dạng được xác định tối thiểu 7 chỉ tiêu cơ

lý của đất: dự kiến 1 mẫu

- Thí nghiệm mẫu nước: Mẫu nước được lấy trong hố khoan mẫu và nước mặt để thí nghiệm thành phần hóa học của nước, đánh giá ăn mòn của nước với bê tông cốt thép: dự kiến 02 mẫu

- Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng:

- Khảo sát xây dựng – Nguyên tắc cơ bản TCVN 4419:1987

- Tiêu chuẩn ngành “ Đất xây dựng” – phương pháp chỉnh lý thống kê các kết quả xác định các đặc trưng của chúng theo 20TCN 74-87

- TCVN 5747:1993 - Đất xây dựng – Phân loại

- TCVN 4195-4202:2012 – Các phương pháp thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của mẫu đất trong phòng thí nghiệm

- TCVN 4196:2012 – Phương pháp xác định độ ẩm

- TCVN 4197:2012 – Phương pháp xác định giới hạn chảy dẻo

- TCVN 4198:1995 – Phương pháp xác định thành phần hạt

- TCVN 4199:1995 – Phương pháp xác định sức chống cắt

- TCVN 4200:2012 – Phương pháp xác định tính nén lún

- TCVN 4202:2012 – Phương pháp xác định khối lượng thể tích

- Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT: 20TCXD 226-1999

- Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 259:2000 – Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình

- TCN 145-2005 – Hướng dẫn lập đề cương khảo sát thiết kế xây dựng

- TCVN 2683:2012 Đất xây dựng – Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển, bảo quản mẫu

- TCVN 9363:2012 – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng

I.2 Đề xuất phương án kỹ thuật khảo sát địa chất:

1 Phương pháp thi công hiện trường:

- Các phương pháp thi công thực địa được nêu ra như sau:

Trang 4

a Công tác khoan:

+ Định vị hố khoan: sau khi chuyển máy đến công trình, việc định vị hố khoan

được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử hoặc máy thủy bình, thước dây và cắm cọc

gỗ định vị vị trí hố khoan

+ Vận chuyển máy khoan vào vị trí đã định vị và tiến hành lắp dựng, đào hố dung dịch và pha dung dịch khoan

+ Căn chỉnh máy vào đúng vị trí đã định, khoan mở lỗ bằng lưỡi khoan đường kính 110mm

+ Tiến hành công tác khoan: Sử dụng lưỡi khoan gắn hợp kim tiến hành khoan theo hiệp khoan 50cm một hiệp, mùn khoan được đưa lên mặt đất bằng dung dịch Bentonit

+ Các công tác hiện trường, ghi chép mô tả và lấy mẫu thí nghiệm kết hợp liên tục trong quá trình khoan Khi khoan gần đến độ sâu lấy mẫu đất hay độ sâu thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn thì dừng khoan, vét sạch đáy hố, đo lại chiều sâu lỗ khoan, sau đó mới tiến hành các công tác tiếp theo

b Nội dung theo dõi, mô tả, chỉnh lý tài liệu khoan:

* Nội dung theo dõi và mô tả đất đá:

Trong quá trình khoan, cán bộ kỹ thuật phải theo dõi ghi chép và mô tả như sau:

- Nhật ký khoan:

+ Ghi chép toàn bộ quá trình khoan, thể hiện ngày khoan, thời tiết, nhân công, người theo dõi, độ sâu từng vị trí lấy mẫu, độ sâu từng vị trí thí nghiệm trong mỗi hố khoan và tất cả những công việc đã làm

+ Theo dõi sự biến đổi địa tầng thông qua tốc độ khoan, mùn khoan, dung dịch khoan và lấy mẫu thí nghiêm

+ Theo dõi công tác lấy mẫu thí nghiệm yêu cầu phải lấy đúng vị trí, số lượng,

đảm bảo kỹ thuật

+ Theo dõi mực nước ngầm xuất hiện trong các lỗ khoan

+ Ghi chép các số liệu thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn

- Trong suốt quá trình khoan, cán bộ theo dõi phải dựa vào mẫu khoan sau mỗi hiệp, màu sắc mùn khoan, mẫu đóng SPT, mẫu lưu, để mô tả chi tiết về màu sắc, trạng thái, thành phần, tính chất của các lớp đất khoan qua

- Sau khi kết thúc 1 lỗ khoan phải chụp ảnh lưu trữ và sơ bộ phân chia ranh giới các lớp đất, lập hình trụ hố khoan tại hiện trường theo mẫu sau:

Hình trụ hố khoan

Tên công trình:

Trang 5

Tọa độ: X: Y: Ngày khoan: …/…/…

Vị trí lấy mẫu Ký hiệu

mẫu và thí nghiệm

Biểu

đồ SPT

Ký hiệu thạch học

Độ sâu và

bề dày

Độ sâu

lấy mẫu

(m)

Mẫu

số

Loại

- Tiến hành nghiệm thu hố khoan tại hiện trường

c Công tác lấy mẫu:

+ Khi khoan tới điểm lấy mẫu, đáy hố khoan đã được thổi rửa sạch sẽ, thì tiến hành công tác lấy mẫu

+ Thả bộ dụng cụ chuyên dùng (ống mẫu) xuống đáy hố khoan, dùng tạ tiêu chuẩn (63,5kg) đóng cho ống mẫu ngập sâu vào đất 50cm

+ Dừng đóng và sử dụng dụng cụ (kìm) xoay ống mẫu để cắt rời phần mẫu đất bên trong ống mẫu với phần đất tại đáy hố khoan

+ Dùng tời nhẹ nhàng kéo bộ dụng cụ lấy mẫu lên khỏi hố khoan

+ Tháo bộ ống mẫu chẻ đôi, nhẹ nhàng lấy mẫu đất ra khỏi lòng ống mẫu + Cho mẫu đất đã lấy được (có chiều dài tối thiểu 20cm) vào hộp tôn có nắp

đậy, dùng Paraphin lỏng bao kín hộp mẫu để đảm bảo không có sự tiếp xúc giữa mẫu

đất và môi trường bên ngoài

+ Ghi Catalo mẫu: các mẫu đất đá lấy được phải được ghi chép đầy đủ các thông tin trên phiếu theo dõi gắn kèm hộp mẫu, các thông tin về mẫu bao gồm: số hiệu hố khoan, vị trí lấy mẫu, chiều sâu lấy mẫu, chiều dài mẫu, thời gian lấy mẫu, mô tả sơ bộ và các thông tin khác liên quan,

+ Đặt hộp mẫu đã lấy được vào thùng gỗ để vận chuyển về phòng thí nghiệm

(Trong quá trình vận chuyển phải hết sức nhẹ nhàng để tránh làm hư hỏng mẫu)

Nội dung thẻ mẫu

Tên cơ quan khảo sát thiết kế

Mô tả đất mẫu : Số liệu lỗ khoan :

Loại mẫu :

Số hiệu mẫu :

Độ sâu lấy mẫu từ m, đến … m

Trang 6

Loại dụng cụ lấy mẫu : Ghi chú : Ngày lấy mẫu : Ngày … tháng … năm …

Đơn vị lấy mẫu Người lấy mẫu

d Thí nghiệm hiện trường - thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT:

+ Thí nghiệm hiện trường - thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT có ý nghĩa rất lớn trong quá trình khảo sát Nó mang lại rất nhiều thông tin quí giá cho việc đánh giá các chỉ tiêu cơ học của đất đá, khả năng chịu tải trọng của lớp đất phục vụ cho công tác thiết kế

+ Tương tự như việc lấy mẫu nguyên dạng, tại vị trí thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, đáy hố khoan cũng phải được thổi rửa sạch sẽ

+ Thả bộ dụng cụ thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn xuống đáy hố khoan

+ Đánh dấu các vị trí quan trắc lên cần khoan: 15 cm một vị trí - tổng cộng 3 vị trí quan trắc

+ Dùng tạ tiêu chuẩn đóng cho mũi xuyên xuyên vào đất, quan trắc tốc độ xuyên của dụng cụ vào đất trong từng 15 cm một

+ Ghi lại kết quả đã quan sát được

+ Sau khi kết thúc một lần thí nghiệm SPT, tiếp tục khoan các hiệp tiếp theo Việc thi công được tiến hành lặp đi lặp lại cho đến khi đạt yêu cầu và đủ chiều dài dừng khoan theo qui định Kết quả thí nghịêm SPT được ghi chép theo mẫu:

Biểu ghi chép tại hiện trường

Ngày kết thúc: Tọa độ (X: Y ); Cao độ :

Ngày

giờ

Độ sâu

(m)

Số búa đóng trong khoảng

độ xuyên (cm), búa

Mẫu

đất lưu

Mô tả đất Mức

nước ngầm

Ghi chú

2 Thí nghiệm trong phòng:

a) Mục đích:

Thí nghiệm trong phòng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất địa chất công trình của đất đá, xác định thành phần hóa học của nước để đánh giá mức độ ăn mòn bê tông của nước

b) Phương pháp tiến hành:

Trang 7

Công tác thí nghiệm trong phòng được tiến hành để xác định các chỉ tiêu cơ lí của đất đá và thành phần hoá học của nước dưới đất Tuỳ theo giai đoạn khảo sát

phục vụ mục tiêu cụ thể của dự án, chúng tôi đề xuất như sau:

- Sau khi hoàn tất công tác thi công thực địa, các mẫu đất đá thu thập được phải được đưa về phòng thí nghiệm hợp chuẩn (LAS – XD1089) để tiến hành công tác thí nghiệm trong phòng phân tích các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, đánh giá và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các bài toán về nền móng phục vụ công tác thiết kế

- Vận chuyển mẫu: việc vận chuyển mẫu phải được thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh làm hư hỏng mẫuvà tuân thủ các quy định ngặt nghèo của công tác vận chuyển mẫu

- Kiểm tra mẫu và mở mẫu thí nghiệm: khi mẫu đất đá được vận chuyển về phòng thí nghiệm, cán bộ thí nghiệm phải tiến hành công tác kiểm tra và mở mẫu thí nghiệm Mẫu chỉ được đem thí nghiệm khi có đầy đủ phiếu ghi chép thông tin, mẫu còn nguyên dạng không bị phá huỷ trong quá trình lấy và vận chuyển Các mẫu đất

đá không đủ tiêu chuẩn phải được loại bỏ không tiến hành thí nghiệm

- Sau khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng mẫu sẽ được phân thành nhiều phần theo quy định để tiến hành thí nghiệm các thông tin chỉ tiêu cơ lý

- Các kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng kết quả theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng

- Cán bộ phụ trách thí nghiệm sau khi có kết quả thí nghiệm tiến hành đánh giá, phân tích và loại bỏ các mẫu thí nghiệm có các chỉ tiêu không chính xác hoặc không phù hợp với các chỉ tiêu chung của vùng, tổng hợp, lập báo cáo kết quả thí nghiệm và chuyển cho cán bộ kỹ thuật phụ trách lập báo cáo kết quả khảo sát

Dựa vào thành phần, trạng thái, điều kiện làm việc của đất nền, tính chất và nhiệm vụ của giai đoạn khảo sát, các thí nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn TCVN 4195 – 4202 ban hành năm 2012 của Bộ Xây dựng

 Mẫu nguyên trạng:

Mẫu sau khi chuyển về phòng thí nghiệm, sẽ được tiến hành thí nghiệm xác

định các chỉ tiêu cơ lý thông thường gồm:

Trang 8

5 Giới hạn dẻo Lăn trên kính mờ

7 Góc ma sát trong Cắt nhanh không thoát nước bằng máy cắt

phẳng; máy nén 3 trục

8 Lực dính kết Cắt nhanh không thoát nước bằng máy cắt

phẳng; máy nén 3 trục

9 Hệ số nén lún Nén nhanh không nở hông ở các cấp áp lực,

nén cố kết

Từ các chỉ tiêu thí nghiệm ta xác định các chỉ tiêu tính toán theo các quan hệ giữa các chỉ tiêu sau:

- Dung trọng khô c (g/cm3) :

W

c

 1

- Độ lỗ rỗng n (%) :

S

C

n

 1

1

n

n

- Độ bão hòa G (%) :

0

.

e

W

GS

p L

p L

W W

W W I

- Chỉ số dẻo Ip : Ip = WL - Wp

- Modul tổng biến dạng :

k

M a

e E

2 1 0

1

 

 Mẫu không nguyên trạng

Đối với mẫu không nguyên dạng ( cát ) chỉ tiến hành thí nghiệm xác định thành phần hạt, hệ số rỗng lớn nhất và nhỏ nhất, góc nghỉ khi ướt và khô

TT Chỉ tiờu Ký hiệu Đơn vị

3 Khối lượng riờng  g/cm3

4 Gúc ma sỏt trong  độ

Trang 9

5 Gúc nghỉ khi khụ c độ

6 Gúc nghỉ khi ướt w độ

7 Khối lượng thể tớch khụ k g/cm3

 Thí nghiệm mẫu nước:

Đối với mẫu nước xác định thành phần hóa học của nước, gọi tên nước, đưa ra

đánh giá mức độ ăn mòn bê tông của nước

3 Tổng hợp lập báo cáo kết quả khảo sát:

- Công tác tổng hợp tài liệu và tính toán kết quả sẽ được tiến hành ngay sau khi kết thúc công tác thi công hiện trường và thí nghiệm trong phòng Dựa trên các tài liệu thu thập được ngoài hiện trường các kết quả phân tích trong phòng, tiến hành công tác tổng hợp tài liệu viết báo cáo kết quả

- Báo cáo kết quả sẽ đầy đủ các nội dung, yêu cầu, rõ ràng theo đề cương đã đề nghị được các cấp thẩm quyền phê duyệt

- Công tác lập báo cáo sẽ được tiến hành sau khi đã có đầy đủ cơ sở, tài liệu và tuân thủ theo đúng qui phạm hiện hành của Việt nam Các số liệu thi công, thí nghiệm được chuyển về văn phòng để tổng hợp và tính toán kết quả

- Việc tổng hợp viết báo cáo kết quả khảo sát được thực hiện ngay sau khi kết thúc hố khoan khảo sát cuối cùng và có kết quả thí nghiệm trong phòng, giao nộp chậm nhất sau 10 ngày cho chủ đầu tư và thiết kế

- Công tác khoan ngoài hiện trường sẽ được nghiệm thu giữa các bên có liên quan và được lập biên bản nghiệm thu có đầy đủ chữ ký ngay sau khi kết thúc thi công

- Sau khi tiến hành xong công tác thi công hiện trường sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng trả cho đơn vị thi công giai đoạn sau

* Nội dung báo cáo:

- Nội dung báo cáo khảo sát địa chất công trình cần được tuân thủ theo mục 7 của tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 194: 2006 “ Nhà cao tầng – công tác khảo sát địa kỹ thuật”

Báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật là bản tổng hợp các kết quả khảo sát địa

kỹ thuật tại hiện trường và trong phòng tại địa điểm xây dựng, tham khảo các tài liệu địa kỹ thuật khu vực lân cận Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật gồm các phần sau:

Mở đầu:

- Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;

Trang 10

- Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc bịêt khác

I Phương án khảo sát

- Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;

- Bố trí các điểm thăm dò;

- Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương pháp khảo sát và thí nghiệm

II Điều kiện địa kỹ thuật của đất nền:

- Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;

- Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền móng và công trình;

- Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện phục vụ tính toán thiết kế nền móng

- Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có);

III Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình

- Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;

- Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn

định của đất nền dưới tác dụng của tải trọng;

- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng, đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và

bê tông cốt thép, đồng thời đưa ra phương án dự phòng;

- Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục

đích xây dựng công trình;

- Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận

IV Kết luận chung và kiến nghị

IV Phần phụ lục

- Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ Các phụ lục cần thiết phải có:

- Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;

- Các trụ địa tầng hố khoan;

- Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp, ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện ;

- Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;

- Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;

Ngày đăng: 18/11/2014, 22:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tiến độ thực hiện gói thầu: - Phương pháp luận khảo sát địa chất
Bảng ti ến độ thực hiện gói thầu: (Trang 13)
Bảng  : Bố trí nhân sự - Phương pháp luận khảo sát địa chất
ng : Bố trí nhân sự (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w