1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA

139 688 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, lợi thế so sánh là yếu tố cần thiết để các quốc gia phát huy những ưu thế sẵn có để trao đổi và bổ sung lẫn nhau nhằm huy động nguồn l

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn

Tác giả

Nguyễn Thị Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Khánh Doanh _ người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học cũng như Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất

để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp

đã chia sẻ nhiều tài liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Thị Hà

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các biểu đồ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 3

5 Bố cục của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.1.1 Kinh tế đối ngoại 5

1.1.1.2 Ngoại thương 5

1.1.1.3 Xuất khẩu 7

1.1.1.4 Lợi thế so sánh 9

1.1.1.5 Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ 10

1.1.2 Các lý thuyết về lợi thế so sánh 11

1.1.2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 11

1.1.2.2 Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler 13

1.1.2.3 Lý thuyết H - O của Heckscher và Ohlin 14

1.1.2.4 Lý thuyết lợi thế hiện đại 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Xinh-ga-po 18

Trang 6

1.2.2 Thái Lan 19

1.2.3 Phi-líp-pin 20

1.2.4 Ma-lai-xi-a 21

1.2.5 In-đô-nê-xi-a 22

1.3 Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước 26

1.3.1 Quan điểm phát triển xuất khẩu 26

1.3.2 Định hướng phát triển xuất khẩu 31

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 33

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 33

2.2.1.1.Chọn mẫu nghiên cứu 33

2.2.1.2 Thu thập số liệu thứ cấp 33

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 34

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 34

2.2.3.1 Phương pháp tổng quan lịch sử 34

2.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả 35

2.2.3.3 Phương pháp phân tích so sánh 35

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36

2.3.1 Đo lường mức độ lợi thế so sánh 37

2.3.2 Đo lường mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu 37

2.3.3 Đo lường triển vọng xuất khẩu 38

Chương 3: PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAFTA 39

3.1 Giới thiệu về thị trường NAFTA 39

3.1.1 Lịch sử ra đời của NAFTA 39

3.1.2 Sơ lược về thị trường NAFTA 41

3.2 Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA 44

Trang 7

3.3 Phân tích lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường NAFTA 52

3.3.1 Kết quả về lợi thế so sánh 52

3.3.1.1 Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA 52

3.3.1.2 Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 56

3.3.1.3 Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ca-na-đa 58 3.3.1.4 Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mê-hi-cô 60 3.3.2 Tính ổn định về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 62

3.3.3 Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA 65

3.4 Đánh giá, kết luận về lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA 70

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NAFTA 73

4.1 Quan điểm, phương hướng phát huy lợi thế so sánh 73

4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA 76

4.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 76

4.2.1.1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 76

4.2.1.2 Chính sách tài chính - tín dụng đối với xuất khẩu 77

4.2.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm 79

4.2.2.1 Phát triển khoa học - công nghệ 79

4.2.2.2 Hạ giá thành sản phẩm _ biện pháp nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam trên thị trường NAFTA 80

4.2.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm 81

4.2.2.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu 82

4.2.3 Giải pháp về thị trường 84

Trang 8

4.2.4 Giải pháp về kênh phân phối 87

4.2.5 Giải pháp về liên kết, hợp tác trong xuất khẩu 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 92

Phụ lục 1: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA 95

Phụ lục 2: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 105 Phụ lục 3: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ca-na-đa 115 Phụ lục 4: Chỉ số RCA của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mê-hi-cô 123

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA ĐVT

EU FDI GDP NAFTA ODA R&D

Hỗ trợ phát triển chính thức Nghiên cứu và phát triển Ngân hàng thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh 12

Bảng 1.2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh – thay đổi do chuyên môn hóa 12

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ba nước thành viên NAFTA 2012 43

Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang NAFTA 45

Bảng 3.3: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang NAFTA 48

Bảng 3.4: Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang NAFTA 50

Bảng 3.5: Cơ cấu lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang NAFTA 52

Bảng 3.6: 10 mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất giai đoạn 1999 - 2011 54

Bảng 3.7: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có lợi thế so sánh cao nhất 57

Bảng 3.8: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa có lợi thế so sánh cao nhất 59 Bảng 3.9: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô có lợi thế so sánh cao nhất 61 Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng xuất khẩu Finger & Kreinin 63

Bảng 3.11: Chỉ số F-K của nhóm hàng 0 65

Bảng 3.12: Chỉ số F-K của nhóm hàng 1 66

Bảng 3.13: Chỉ số F-K của nhóm hàng 2 67

Bảng 3.14: Chỉ số F-K của nhóm hàng 3 67

Bảng 3.15: Chỉ số F-K của nhóm hàng 4 68

Bảng 3.16: Chỉ số F-K của nhóm hàng 5 68

Bảng 3.17: Chỉ số F-K của nhóm hàng 6 69

Bảng 3.18: Chỉ số F-K của nhóm hàng 7 69

Bảng 3.19: Chỉ số F-K của nhóm hàng 8 70

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Dân số ba nước thành viên NAFTA năm 2012 41 Biểu đồ 3.2: GDP của ba nước thành viên NAFTA năm 2012 42 Biểu đồ 3.3: GDP bình quân đầu người của ba nước thành viên NAFTA

2009 - 2012 43

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo

Thời kỳ 2001 – 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,3% /năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,4 lần (GDP tăng bình quân 7,21 % / năm), vượt mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 và vượt chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đã đề ra trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 Việt Nam có

vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hoá toàn cầu Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới đã tăng từ 0,24% trong năm 2001 lên 0,46% trong năm 2010 Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có mặt trên thị trường của 220 nước và vùng lãnh thổ

Với thị trường Bắc Mỹ - NAFTA, Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc phát triển quan hệ với Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, song cũng cố gắng duy trì, mở rộng thị phần và nâng cao kim ngạch buôn bán với thị trường Ca-na-đa và Mê-hi-cô Điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam và NAFTA có thể xâm nhập thị trường của nhau một cách dễ dàng

là do sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu kinh tế và các lợi thế so sánh của hai bên Đây chính là nhân tố thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam và NAFTA phát triển cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai Với thế mạnh về khoa học và công nghệ, Mỹ và Ca-na-đa có khả năng cung ứng nhiều sản phẩm quan trọng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam như máy móc, thiết

bị, đặc biệt là máy móc thiết bị nguồn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao Ngược lại, các nước thành viên NAFTA cũng có nhu cầu cao về các mặt hàng

Trang 13

như các loại tài nguyên khoáng sản, hàng nông, lâm, thuỷ sản, hàng may mặc

- những mặt hàng cần nhiều nguyên liệu và lao động mà các nước này ít có lợi thế trong sản xuất, còn Việt Nam lại có khả năng sản xuất và xuất khẩu

Trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, lợi thế so sánh là yếu tố cần thiết để các quốc gia phát huy những ưu thế sẵn có để trao đổi và

bổ sung lẫn nhau nhằm huy động nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế

Và đối với Việt Nam, việc tận dụng tối đa những lợi thế so sánh là điều cần thiết để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới nói chung và xâm nhập thị trường NAFTA nói riêng

Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh

tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, nước ta phải tìm ra các mặt hàng có lợi thế so sánh cao để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nhất trong quá trình công nghiệp hoá giai đoạn tiếp theo Đặc biệt với một thị trường tiềm năng nhưng có sức cạnh tranh lớn như NAFTA, Việt Nam cần thiết phải đầu tư nghiên cứu để có những chiến lược xuất khẩu phù hợp

Với tình hình trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực

Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi thế so sánh

- Phân tích lợi thế so sánh của từng nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt

Nam sang thị trường NAFTA và các thị trường thành viên

- Tìm ra những nhóm mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có lợi thế so sánh cao nhất nhằm hướng đến một cơ cấu xuất khẩu chiến lược

Trang 14

- Phân tích tính ổn định trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA

- Phân tích triển vọng xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường NAFTA

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu:

- Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường NAFTA

- Phân tích lợi thế so sánh của các nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA và sang từng thị trường các nước thành viên

- Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và NAFTA cũng như phát huy lợi thế so sánh của các mặt hàng xuất khẩu

- Phạm vi không gian: Lợi thế so sánh ở nghiên cứu này được xác định

là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về lợi thế so sánh và thực tiễn phát huy lợi thế so sánh tại một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam

- Thứ hai, luận văn cũng đi sâu phân tích lợi thế so sánh của các nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA Từ đó cho thấy được cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam hiện tại và định hướng cần đề ra trong tương lai

Trang 15

- Thứ ba, luận văn đã tập trung phân tích tính ổn định trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang NAFTA cũng như phân tích triển vọng xuất khẩu của các nhóm hàng, làm căn cứ cho việc đề ra giải pháp

- Cuối cùng, luận văn đưa ra định hướng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA trong thời gian tới

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 4 (bốn) chương: Chương 1: Cơ cở lý luận và thực tiễn về lợi thế so sánh

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA

Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với các chủ thể bên ngoài, bao gồm nhiều lĩnh vực khác như thương mại quốc tế, đầu tư quốc

tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác tài chính, tiền tệ quốc tế… Mỗi lĩnh vực này lại bao gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau Trên góc độ khoa học, mỗi lĩnh vực đó, thậm chí một phần của nó, cũng đã và đang trở thành một môn học được nhiều người quan tâm nghiên cứu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008)

1.1.1.2 Ngoại thương

a Khái niệm ngoại thương

Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thương Song xét về đặc trưng thì ngoại thương được định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa và dịch

vụ qua biên giới quốc gia Cách định nghĩa này được sử dụng nhiều nhất khi nhìn vào các chức năng của ngoại thương (Nguyễn Văn Tuân, 2009)

Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa ngoại thương như là một công nghệ khác để sản xuất hàng hóa và dịch vụ Như vậy, ngoại thương được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp

Trong hoạt động ngoại thương: xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch

vụ cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài Mục tiêu chính của ngoại thương là phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế trong nước, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân

b Vai trò của ngoại thương trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Thứ nhất, trong mỗi giai đoạn phát triển, ngoại thương bao giờ cũng được đánh giá cao vì nó giúp mỗi quốc gia có được các loại hàng hóa mà

Trang 17

nước đó không sản xuất được (hoặc không có) và tạo ra những hệ quả khả quan như sau:

- Chuyển giao công nghệ, nhờ đó nâng cao phúc lợi kinh tế cho mọi người dân;

- Kích cầu thông qua hoạt động của các số nhân, do đó nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

- Đem lại lợi ích không chỉ cho các doanh nghiệp do ngoại thương mở rộng thị trường, khai thác được lợi ích kinh tế nhờ quy mô mà còn kích thích được hoạt động của toàn bộ nền kinh tế;

- Mở rộng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng;

- Giảm chi phí đầu vào sản xuất như nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian, góp phần làm giảm tổng chi phí sản xuất

Thứ hai, ngoại thương phân bổ có hiệu quả các nguồn lực sản xuất của thế giới Điều này đã được chứng minh cả trong lý thuyết và trong thực tiễn Ngoại thương thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của mỗi nước, khiến cho các nước sử dụng nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất Đến lượt mình, chuyên môn hóa lại thúc đẩy tăng năng suất lao động, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, do đó thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương Như vậy, ngoại thương ngày càng làm tăng mức sống của các quốc gia nói riêng và của cả thế giới nói chung

Thứ ba, ngoại thương làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi nhất cho mỗi quốc gia Do đòi hỏi tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế và phân công lao động quốc tế, mỗi quốc gia khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới đều phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu bắt nguồn từ trình độ phát triển kinh tế, nguồn lực và lợi thế của mỗi quốc gia Với sự thay đổi đó, kim ngạch xuất khẩu của đất nước sẽ từng bước được nâng cao, vì vậy sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển

Trang 18

Thứ tư, ngoại thương nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Do ngoại thương phân bổ có hiệu quả nguồn lực trong nước, làm thay đổi cơ cấu kinh

tế theo hướng tận dụng triệt để lợi thế của quốc gia và sử dụng những nguồn đầu vào cạnh tranh của thế giới nên hiệu quả của nền kinh tế không ngừng được nâng cao, vì vậy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng cũng không ngừng tăng lên

Thứ năm, ngoại thương còn có mối liên hệ khăng khít với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trong nhiều trường hợp, ngoại thương có tác dụng thu hút FDI vì các nhà đầu tư, để khai thác thị trường nước ngoài có hiệu quả, sẽ tiến hành đầu tư ra nước ngoài Trong những trường hợp khác, FDI sẽ thúc đẩy ngoại thương phát triển do FDI vào kéo theo nhiều nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu và sản phẩm trung gian phục vụ cho quá trình sản xuất, đồng thời các doanh nghiệp có FDI sẽ xuất khẩu được những sản phẩm của mình nhờ khai thác được lợi thế từ nước nhận đầu tư

Thứ sáu, ngoại thương vô hình, đặc biệt là nhập khẩu công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, nhất là đối với các nền kinh

tế đang phát triển khi họ chưa đủ khả năng tạo ra công nghệ mới Việc nhập khẩu công nghệ mới sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của nền kinh tế, nhất là trong các

dự án ODA và FDI Do đó, nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nước (Nguyễn Văn Tuân, 2009)

1.1.1.3 Xuất khẩu

a Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia (Nguyễn Văn Tuân, 2009)

Trang 19

Còn theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

b Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu

và tích lũy sản xuất nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa đất nước Thông thường, nhập khẩu dựa vào ba nguồn ngoại tệ chính là từ xuất khẩu, vốn vay và viện trợ Trong thực tế, xuất khẩu là phương tiện, nhập khẩu

là mục đích Xuất khẩu để phục vụ nhập khẩu các thiết bị, công nghệ hiện đại, nhằm đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế

Xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng sản xuất do tính kinh tế nhờ quy mô Nhiều nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và kết quả

là GDP sẽ tăng

Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất Để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường quốc tế, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để sản xuất hàng hóa một cách có hiệu quả nhất

Xuất khẩu có tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế của toàn nền kinh tế, cũng như có tác động tới cơ cấu ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tương đối và tuyệt đối của đất nước Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì các doanh nghiệp phải sản xuất ra các hàng hóa có tính cạnh tranh dựa trên lợi thế của nền kinh tế nước ta Do đó, sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành

Xuất khẩu có tác động tích cực và trực tiếp đến việc nâng cao mức sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo Khi xuất khẩu tăng, sản xuất phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và nâng cao mức sống của người dân

Trang 20

Xuất khẩu giúp mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đối ngoại giữa nước ta với các nước trên thế giới Điều đó có nghĩa là thông qua các quan

hệ kinh tế, quan hệ đối ngoại giữa nước ta và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng trở nên khăng khít (Nguyễn Văn Tuân, 2009)

1.1.1.4 Lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối

có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác) Nói cách khác, một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một sản phẩm nếu chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm trong quốc gia thấp hơn chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm đó ở các quốc gia khác (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008)

Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa

Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn

là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình”

Lợi thế so sánh tĩnh

Lợi thế so sánh tĩnh (hay còn gọi là lợi thế so sánh cứng) là lợi thế đang có, những lợi thế có được mà không phải đầu tư lớn về vốn và tri thức Chẳng hạn: sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên như: vị

Trang 21

trí địa lý, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu,… Nếu không có đầu tư của con người hoặc đầu tư không hợp lý thì đất đai nhanh chóng bạc màu, cùng với những tác động của tự nhiên sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng Nếu

sử dụng thuật ngữ của M Porter thì đây là những lợi thế “trời cho” hay lợi thế

“cấp thấp” Những lợi thế này thường không vững chắc mà chỉ mang tính ngắn hạn và trung hạn, nếu các điều kiện sản xuất hiện có không được cải tạo liên tục và phát triển ở mức độ cao thì có thể lợi thế cạnh tranh của hàng hóa

sẽ giảm xuống (Trần Hoa Phượng, 2011)

Lợi thế so sánh động

Lợi thế so sánh động (hay còn gọi là lợi thế so sánh mềm) là lợi thế

“cấp cao”, lợi thế phải có đầu tư lớn về vốn và tri thức (như đầu tư và lao động với trình độ kỹ thuật và tri thức khoa học cao, kết cấu hạ tầng tốt…) Để

có được lợi thế này ngoài việc tận dụng triệt để các nguồn lực tự nhiên và sử dụng chúng có hiệu quả thì còn phải không ngừng đầu tư cho việc cải thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư mới tạo ra lợi thế tiềm năng làm cơ sở cho sự phát triển bền vững (Trần Hoa Phượng, 2011)

1.1.1.5 Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, viết tắt là NAFTA (North America Free Trade Agreement) là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Ca-na-đa, Mỹ và Mê-hi-cô, ký kết ngày 12/8/1992, có hiệu lực từ ngày 01/01/1994 Hiệp định là một văn bản dày 500 trang, gồm 8 phần, 22 chương

và 2.206 điều khoản Những quy định quan trọng nhất của Hiệp định liên quan đến việc loại bỏ toàn bộ các loại thuế quan đối với 10 nghìn loại sản phẩm trao đổi giữa ba nước trong vòng 15 năm, các hoạt động thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư sẽ được tự do hoá Các quốc gia thành viên cam kết dành cho nhau sự đối xử quốc gia phù hợp với quy định của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

Các thoả thuận chính của NAFTA xoay quanh 5 vấn đề lớn:

Trang 22

- Thương mại về trao đổi hàng hoá

- Thương mại về hoạt động dịch vụ

- Hoạt động đầu tư

- Bảo hộ chống cạnh tranh không trung thực và những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Các thủ tục giải quyết tranh chấp

Mục đích của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của ba nước Mỹ, na-đa và Mê-hi-cô phát triển thuận lợi Cụ thể là việc Mỹ và Ca-na-đa có thể

Ca-dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mê-hi-cô và Mê-hi-cô cũng Ca-dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho ba nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA

1.1.2 Các lý thuyết về lợi thế so sánh

1.1.2.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo

Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hóa, lợi ích của ngoại thương là rõ ràng Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một nước có thể sản xuất có hiệu quả hơn nước kia trong hầu hết các mặt hàng? Hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng của họ trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Và ngoại thương diễn ra như thế nào với những nước này?

Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối thì lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối Bảng 1.1 cho biết số đơn vị sản phẩm có thể được sản xuất ra với cùng một đơn vị nguồn lực ở mỗi nước Có thể thấy rằng Việt Nam là nước bất lợi thế tuyệt đối về cả 2 mặt hàng vải và gạo, còn Hàn Quốc

là nước có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng Trong trường hợp này, nếu theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì sẽ không có thương mại quốc tế trong trường hợp này

Trang 23

Bảng 1.1: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh

Lúa gạo (tạ) Vải vóc (m 2 )

Tuy nhiên, theo Ricardo, tuy Việt Nam bất lợi thế tuyệt đối về cả hai

mặt hàng nhưng do mức độ bất lợi thế của Việt Nam về mặt hàng gạo nhỏ hơn mặt hàng vải (thể hiện qua bất đẳng thức 4/10 < 5/9) Tương tự, mức độ lợi thế của Hàn Quốc về mặt hàng vải lớn hơn mặt hàng gạo (thể hiện qua bất đẳng thức 10/4 > 9/5) Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế so sánh về gạo còn Hàn Quốc có lợi thế so sánh về vải Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa mặt hàng mình

có lợi thế so sánh, sau đó đem trao đổi lấy mặt hàng mình bất lợi thế so sánh

Có thể phát biểu quy luật lợi thế so sánh như sau: “Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia”

Một cách cụ thể, quốc gia A sẽ xuất khẩu X khi và chỉ khi:

Chi phí lao động đề sản xuất

1 đơn vị X ở A

<

Chi phí lao động để sản xuất

1 đơn vị Y ở A Chi phí lao động để sản xuất

1 đơn vị X ở B

Chi phí lao động để sản xuất

1 đơn vị Y ở B

Bảng 1.2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh – thay đổi

do chuyên môn hóa Lúa gạo (tạ) Vải vóc (m 2 )

Trang 24

Giả sử rằng, Việt Nam sẽ chyển 2 giờ lao động từ ngành vải sang ngành gạo còn Hàn Quốc sẽ chuyển 1 giờ lao động từ ngành gạo sang ngành vải Bảng 1.2 cho biết kết quả của việc chuyên môn hóa như vậy Xét chung

cả hai quốc gia, lượng gạo tăng 1 tạ và lượng vải tăng lên 2m2 Điều đó chứng

tỏ chuyên môn hóa và thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia

Cần lưu ý là trong mô hình này, năng suất lao động ở mỗi ngành sản xuất được giả định là độc lập với mức sản lượng Nói cách khác, sản xuất được đặc trưng bởi hiệu suất không đổi theo quy mô

Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo là một trong những quy luật quan trọng nhất, đặt cơ sở, nền móng cho mậu dịch quốc tế và được ứng dụng rộng rãi nhất Cho đến nay, bản chất của quy luật lợi thế so sánh của Ricardo vẫn không thay đổi, nó đúng với bất kỳ một quốc gia nào Theo quy luật này thì thậm chí một quốc gia kém hiệu quả hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia kia trong việc sản xuất cả hai hàng hoá thì cả hai quốc gia vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại Quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối ít hơn (hàng hoá có bất lợi thế so sánh) và nhập khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối lớn hơn (hàng hoá

có bất lợi thế so sánh) Nói cách khác, một quốc gia sẽ có lợi hơn khi sản xuất

và xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tương đối hay giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia (Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn, 2007)

1.1.2.2 Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler

Gottfried von Haberler (1900) là người đã vận dụng khái niệm chi phí

cơ hội vào giải thích lý thuyết lợi thế so sánh Theo Haberler, chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X Trong 2 quốc gia thì quốc gia nào có chi phí cơ hội của mặt hàng nào thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng đó Về thực chất, chi phí cơ hội chỉ là cách phát biểu khác của giá cả hàng hóa tương quan

Trang 25

Tuy nhiên, xác định lợi thế so sánh dựa trên khái niệm chi phí cơ hội ưu việt hơn phương pháp của Ricardo ở chỗ không cần phải dựa trên bất kỳ giả định nào về lao động

Trong bảng 1.1 ở trên thì để sản xuất thêm 1 đơn vị gạo, Việt Nam cần di chuyển 1/5 lao động từ ngành vải sang ngành gạo, và như vậy thì sẽ phải cắt giảm 4/5 vải, đúng bằng giá một đơn vị gạo tính theo vải Tương

tự, chi phí cơ hội của 1 đơn vị gạo ở Hàn Quốc đúng bằng 10/10 = 1 vải, cũng bằng mức giá tương quan giữa hai mặt hàng Rõ ràng, chi phí cơ hội của Việt Nam về gạo thấp hơn của Hàn Quốc nên Việt Nam có lợi thế so sánh về gạo Trong khi đó, chi phí cơ hội về vải của Việt Nam là 5/4 gạo, của Hàn Quốc là 1 gạo nên Hàn Quốc có lợi thế so sánh về vải Như vậy,

mô hình thương mại cũng giống như những gì mà Ricardo đã đề xuất (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008)

Cần chú ý rằng, ở đây chi phí cơ hội của từng mặt hàng ở mỗi quốc gia được giả định là không thay đổi

1.1.2.3 Lý thuyết H - O của Heckscher và Ohlin

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo không giải thích được nguyên nhân xuất hiện lợi thế so sánh và vì sao các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau Để khắc phục hạn chế này, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Heckscher và Ohlin đã phát triển lý thuyết lợi thế so sánh thông qua việc xác định nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu

tố sản xuất Lý thuyết của Heckscher~Ohlin (H - O) dựa trên các giả định sau:

- Một là, thế giới chỉ có hai quốc gia, hai yếu tố sản xuất (vốn và lao động) và hai loại hàng hoá

- Hai là, hai quốc gia sử dụng cùng một công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị hiếu của các dân tộc là giống nhau

- Ba là, các sản phẩm khác nhau cần các yếu tố sản xuất ở các tỷ lệ khác nhau Chẳng hạn, việc sản xuất gạo cần tỷ lệ lao động tương đối lớn hơn

Trang 26

trên mỗi đơn vị vốn, trong khi đó việc sản xuất ô tô cần nhiều vốn hơn trên mỗi đơn vị lao động Trong trường hợp này, gạo được gọi là mặt hàng thâm dụng lao động, còn ô tô được gọi là mặt hàng thâm dụng vốn

- Bốn là, các quốc gia khác nhau có các yếu tố sản xuất sẵn có khác nhau Một quốc gia được coi là dư thừa tương đối về vốn khi tỷ lệ vốn/lao động của quốc gia này lớn hơn so với quốc gia kia Ngược lại, một quốc gia được cho là dư thừa tương đối về lao động khi tỷ lệ vốn/lao động của quốc gia này nhỏ hơn so với quốc gia kia

- Năm là, tỷ lệ đầu tư và sản lượng của hai loại hàng hoá trong hai quốc gia là một hằng số Cả hai quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất không hoàn toàn

- Sáu là, các yếu tố sản xuất di chuyển tự do trong phạm vi một quốc gia nhưng không di chuyển giữa các nước

- Bảy là, thương mại tự do, không có hàng rào thuế quan và phi thuế quan, và chi phí vận chuyển bằng không

Lý thuyết H - O khẳng định, nguồn gốc của lợi thế so sánh của một sản phẩm có được do sự dồi dào của số lượng yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cần sử dụng nhiều nhất Do đó, một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hóa nào mà việc sản xuất ra nó dùng nhiều yếu tố sẵn có trong nước với giá

rẻ và ngược lại, nhập khẩu hàng hóa cần nhiều yếu tố mà những yếu tố đó trong nước khan hiếm và giá đắt Như vậy, sẽ tận dụng được lợi thế quốc gia

và thu được nhiều lợi ích Chẳng hạn, Nhật Bản chuyên môn hoá vào sản xuất hàng công nghệ cao vì Nhật Bản có nguồn lao động có tri thức cao và dồi dào nguồn vốn Ngược lại, Ác-hen-ti-na lại chuyên môn hoá sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp vì quốc gia này có nhiều đất màu mỡ và nguồn lao động với chi phí thấp

Chính điều kiện này đã làm xuất hiện sự chênh lệch về chi phí cơ hội trong việc sản xuất các loại sản phẩm giữa các quốc gia Lý thuyết H – O đã

Trang 27

giải thích được trường hợp những nước có năng suất lao động tương đối thấp nhưng vẫn có lợi thế tương đối và vẫn có khả năng xuất khẩu Tuy nhiên, lý thuyết này trở nên bế tắc trong tình huống một mặt hàng có thể được sản xuất với nhiều tư bản ở nước có tương đối dư thừa tư bản Nghĩa là tồn tại khả năng thay thế cho nhau của các yếu tố sản xuất trong sản xuất ra một mặt hàng (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008)

1.1.2.4 Lý thuyết lợi thế hiện đại

Mô hình thương mại quốc tế truyền thống tập trung giải thích hoạt dộng thương mại liên ngành, tức là sự trao đổi hàng hóa khác nhau thuộc các lĩnh vực hoặc ngành sản xuất khác nhau Chẳng hạn thép đổi lấy gạo hoặc lúa

mì đổi lấy vải Trên thực tế quan hệ trao đổi còn diễn ra giữa các mặt hàng liên quan với nhau hoặc những mặt hàng được xếp vào cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực sản xuất Thương mại quốc tế diễn ra đồng thời vừa xuất khẩu lại vừa nhập khẩu một mặt hàng cơ bản giống nhau gọi là thương mại quốc tế hai chiều hay quan hệ thương mại nội ngành

Thương mại nội ngành được hiểu là mua bán hàng hóa trong một ngành hàng hay cùng một ngành sản xuất Thực tế cho thấy, thương mại nội ngành diễn ra rất phổ biến giữa các nhóm nước có cùng trình độ phát triển Ví dụ, Mỹ là quốc gia xuất khẩu xe hơi sang Châu Âu nhưng cũng nhập khẩu xe hơi từ Châu Âu, hoặc nhiều nước có đặc điểm giống nhau về tài nguyên cũng như khí hậu lại có tỉ lệ trao đổi thương mại với nhau cao như Mỹ và Ca-na-đa hay giữa Pháp với Đức

Để giải thích cho quan hệ thương mại này, Paul Krugman đã đưa ra một lý thuyết mới về thương mại quốc tế Theo lý thuyết này thì quan hệ

thương mại nội ngành có thể được thực hiện dựa trên giả định về lợi thế nhờ quy mô Nghĩa là, việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất

Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuát, lý thuyết Krugman còn dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm cũng là một lợi thế trong

Trang 28

quan hệ thương mại quốc tế Do hai đặc tính - lợi thế nhờ quy mô và sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng mà người sản xuất sẽ dần trở thành độc quyền với nhãn hiệu sản phẩm của mình, kể cả phải chịu sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác

Lý thuyết P Krugman đã giải thích được tại sao thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ

và nhân tố sản xuất tương tự nhau Ví dụ, Mỹ và Châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và công nghệ nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe Ford và nhập khẩu xe BMW từ Châu Âu Sự ưa thích tính đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng cũng nảy sinh ra lợi thế cho phép cả hai hãng xe Ford và BMW đều sản xuất ra cùng một loại sản phẩm mà vẫn có lợi thế tương đối nhờ những nhãn hiệu của mình

Ngoài ra, Paul Krugman còn giải thích hiện tượng đó của thương mại quốc tế dựa trên lý thuyết “tính tiết kiệm quy mô” Ông chứng minh rằng

“thương mại nội ngành” là kết quả của sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và đặc tính sản xuất Theo ông, số lượng sản xuất càng cao thì chi phí bình quân càng thấp Để tận dụng tiết kiệm do quy mô thì những địa phương được lựa chọn là những địa phương có sẵn một thị trường lớn, tức là những địa phương

mà các nhà sản xuất khác cũng đã chọn để sản xuất hàng của họ Như vậy, đặc tính về quy mô và sự ưa thích của người tiêu dùng là cơ sở giải thích lợi thế trong quan hệ thương mại toàn cầu hiện nay theo cách giải thích của P Krugman

Lý thuyết thương mại mới của P Krugman đã trở thành lý thuyết chính trong ngành thương mại quốc tế, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo và Heckscher-Ohlin Trên cơ sở nội dung cơ bản của các mô hình này, các nhà kinh tế học đã mở rộng và phát triển lý thuyết về lợi thế so sánh bằng cách tháo gỡ dần các giả thiết trong việc xây dựng chúng.bằng những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh được mô hình Ricardo và H-O vẫn đúng trong trường hợp có nhiều sản phẩm trao đổi, có nhiều nước tham gia

Trang 29

vào quá trình trao đổi và có sự di chuyển một số nhân tố đầu vào trên phạm vi quốc tế (Trần Hoa Phượng, 2011)

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, mỗi một quốc gia đều tập trung đầu tư vào một số nhóm hàng chủ lực dựa trên lợi thế so sánh của quốc gia đó để sản xuất những hàng hoá có chi phí thấp, chất lượng cao, và có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Việt Nam và một số nước láng giềng như Xinh-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a có rất nhiều điểm tương đồng Do vậy việc học hỏi kinh nghiệm của

họ trong việc phát huy lợi thế so sánh là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thành công trong chiến lược hướng về xuất khẩu của một số quốc gia láng giềng có điều kiện tương đồng với Việt Nam cho thấy chính phủ của các quốc gia này rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc phát huy lợi thế so sánh Sau đây là kinh nghiệm của một số quốc gia đã thành công trong việc phát huy lợi thế so sánh

1.2.1 Xinh-ga-po

Xinh-ga-po là một trong số những nền kinh tế thành công nhất trong khối ASEAN Thành công của Xinh-ga-po có sự đóng góp to lớn của chính sách thu hút đầu tư để phát triển kinh tế do có cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia và lực lượng lao động có kỹ năng cao Xinh-ga-po nhận thức cần phát triển các ngành dựa vào hàm lượng tri thức, phát huy sáng kiến để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ

Sau khi tách khỏi Ma-lai-xi-a năm 1965, Xinh-ga-po bắt đầu thực hiện chính sách hướng ngoại, cố gắng thu hút FDI và phát triển xuất khẩu Trong thập kỷ 70, xuất khẩu hàng hoá chế tạo là động lực chính của tăng trưởng kinh tế của Xinh-ga-po, nhưng trong thập kỷ 80 chủ yếu là các ngành tài chính và dịch vụ Sự phát triển này cho thấy Xinh-ga-po trở thành một trung

Trang 30

tâm tài chính quốc tế, do có những lợi thế về địa lí và những thành công trong chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế Xinh-ga-po đứng thứ 4 trong số những thị trường trao đổi ngoại hối lớn nhất thế giới và là trung tâm thương mại ở châu Á

Thành công trên của Xinh-ga-po bắt nguồn chủ yếu từ yếu tố con người

và nguồn dầu khí Là một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên, Xinh-ga-po xác định lấy con người làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế và lấy nguồn lợi xuất khẩu dầu khí, thiết bị viễn thông, cao su làm bàn đạp đầu tiên để tiếp tục mở rộng phát triển các ngành khác Chỉ số lợi thế so sánh của Xinh-ga-po trong các ngành công nghiệp tập trung nhiều công nghệ cao không ngừng tăng lên

và cao nhất trong số các nước ASEAN

Hiện nay, Xinh-ga-po là một trong những nước dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu hàng thiết bị điện tử, máy tính, máy móc các loại, dầu và nhiên liệu Trong ASEAN, Xinh-ga-po là nước phát huy những lợi thế so sánh mới một cách hiệu quả nhất Với vị trí địa lý thuận lợi, đây là nền kinh tế có sự phát triển dựa hoàn toàn vào bên ngoài, được coi là một cảng buôn bán tự do trên thế giới, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực được xếp thứ hạng cao trên thế giới

1.2.2 Thái Lan

Vào thập kỷ 50, Thái Lan là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới Tuy nhiên, nguồn lực sẵn có của Thái Lan trong giai đoạn trước khi công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu được đánh giá là rất có tiềm năng Thái Lan là một đất nước có tiềm năng dồi dào về tài nguyên thiên nhiên và lao động Do điều kiện đất đai trù phú, Thái Lan là một trong những nước có khả

năng gieo trồng các loại cây nhiệt đới

Vào năm 1970, Thái Lan được đánh giá là nước có sự giàu có và dồi dào về tài nguyên nông nghiệp, diện tích đất canh tác, lực lượng lao động, dung lượng thị trường và những ngành sản xuất cần nhiều lao động Nhờ

Trang 31

những tiềm năng sẵn có này, Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu có hàm lượng tài nguyên và lao động cao Ba mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan năm 1976 là gạo, bột sắn và ngô Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá năm 1980, xuất khẩu hàng hoá nông nghiệp chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, khai khoáng chiếm 11,6% và hàng chế tạo tập trung nhiều lao động như dệt may, giày da, chế biến hoa quả, đồ trang sức… chiếm 32,3% Bước sang thập kỷ 90, lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động của Thái Lan đã giảm xuống tương đối Thái Lan đứng trước các đối thủ mới xuất hiện có lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động tốt hơn như Trung Quốc, Ấn Độ Để thích ứng với tình hình mới, Thái Lan đã chuyển hướng đầu

tư sang các ngành có hàm lượng vốn và công nghệ tốt hơn như máy tính, đồ điện gia dụng, linh kiện điện tử, máy móc… Còn đối với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, Thái Lan tập trung đầu tư đáng kể cho nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, đầu tư về cơ sở hạ tầng để sản xuất hàng hoá tập trung, đầu tư vào khâu chế biến, bảo quản đồng bộ, đặc biệt là đầu tư vào thiết kế bao bì hấp dẫn người mua Ngoài ra, Thái Lan còn ban hành quy định về chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Về cơ bản, lợi thế so sánh của Thái Lan vẫn tập trung chủ yếu ở những ngành công nghiệp tập trung nhiều tài nguyên, nhưng cũng đã có dấu hiệu chuyển dần sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn

1.2.3 Phi-líp-pin

Là một đất nước có giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm các sản vật của ngành nông nghiệp và hải sản, du lịch và lực lượng lao động có khả năng nói tiếng Anh rất tốt, Phi-líp-pin có đầy đủ lợi thế để bắt tay vào công cuộc công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu bắt đầu từ thập kỷ 70 Vào năm

1970, Phi-líp-pin có lợi thế hơn hẳn các nước ASEAN khác (trừ Xinh-ga-po) trong các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động

Vào năm 1976, sản phẩm xuất khẩu chính của Phi-líp-pin là dầu dừa, đường và đồng Nhờ tận dụng lực lượng lao động đông đảo, có trình độ kiến

Trang 32

thức và ngoại ngữ khá trong khu vực, Phi-líp-pin cũng đã có những bước chuyển cơ bản về lợi thế so sánh để đáp ứng với tình hình mới Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 1985 - 1998, hàng nông sản của Phi-líp-pin đã giảm từ 25,1% xuống 6,2% Bù lại, ngành chế tạo và dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng, từ 71,2% lên 80,6% Nếu năm 1985, Phi-líp-pin có lợi thế so sánh hơn các nước đang phát triển và các nước trong khu vực trong các ngành tập trung nhiều tài nguyên Thì trong thập kỷ 90, lợi thế so sánh của Phi-líp-pin đã chuyển dần sang những ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn, trong khi những ngành tập trung nhiều tài nguyên có sự giảm mạnh về lợi thế so sánh

Mặc dù trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hoá điện tử ở khu vực Châu Á, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Xinh-ga-po là những nước xuất khẩu chủ yếu, nhưng Phi-líp-pin đã có những tiến bộ trong ngành điện tử, tạo ra những dây chuyền sản xuất hàng điện tử có giá trị gia tăng cao hơn so với các nước trên

Phi-líp-pin cũng là quốc gia rất chú trọng đến giáo dục, đào tạo Do có

sự kết hợp giữa khả năng giáo dục cao và tay nghề tốt, Phi-líp-pin đã tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng đứng thứ 4 Châu Á sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Xinh-ga-po

1.2.4 Ma-lai-xi-a

Giống như Thái Lan và Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có như thiếc, dầu khí, bô xít, mangan…Đất đai phì nhiêu là điều kiện rất tốt để phát triển các loại cây trồng như cao su, dầu cọ, cô ca, gỗ… Vì vậy, vào năm 1970 khi bắt đầu thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) và Kế hoạch triển vọng lần thứ nhất (OPP1), Ma-lai-xi-a đã tập trung thúc đẩy xuất khẩu các hàng hoá dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu khí, tài nguyên nông nghiệp Cụ thể là trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu năm

1971, sản phẩm gỗ chiếm tới 19,2% kim ngạch xuất khẩu, hoá dầu chiếm 17,5%, lương thực thực phẩm chiếm 16,4%, hoá chất chiếm 15,1% Các hàng hoá có thế mạnh nhất của Ma-lai-xi-a trong thời kỳ này là cao su, gỗ, dầu lửa

Trang 33

Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, xuất khẩu hàng hoá dựa nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ đã giảm nhanh chóng, nhường chỗ cho những ngành công nghiệp chế tạo cần nhiều vốn và lao động

có kỹ năng và trình độ công nghệ cao hơn

Song song với việc tập trung phát triển các ngành có lợi thế về công nghệ, hiện nay Ma-lai-xi-a vẫn được đánh giá là nước có lợi thế so sánh cao nhất trong ASEAN về nguyên liệu nông nghiệp, nguyên liệu công nghiệp, máy móc điện Với dân số hơn 29 triệu người, Ma-lai-xi-a đã tập trung phổ cập giáo dục, do vậy đã nâng cao được khả năng tay nghề và tri thức cho người dân Ma-lai-xi-a cũng được đánh giá là nước có nguồn nhân lực phát triển cao, đáp ứng hiệu quả cho chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu

1.2.5 In-đô-nê-xi-a

Trong khu vực ASEAN, In-đô-nê-xi-a là nước có nguồn lực tài nguyên giàu có vào dạng bậc nhất Đất nước này hiện đang chiếm khoảng 60% rừng nhiệt đới của khu vực Châu Á và là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 và trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới Ngoài ra, In-đô-nê-xi-a còn có trữ lượng thiếc đứng thứ hai khu vực ASEAN sau Ma-lai-xi-a Do vậy, trong thời

kỳ “Trật tự mới” (1965-1995), cùng với việc chuyển mạnh chiến lược “thay thế nhập khẩu” sang chiến lược “hướng về xuất khẩu”, dầu mỏ được coi là nguồn lực chủ yếu để chính phủ In-đô-nê-xi-a phát triển kinh tế thị trường và

là động lực để xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến khác Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào hai nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt

Bên cạnh đó, In-đô-nê-xi-a còn được đánh giá là có nguồn tài nguyên nông nghiệp giàu có Với điều kiện đất đai màu mỡ, In-đô-nê-xi-a có thể phát triển mùa màng quanh năm, với các loại cây trồng chủ yếu như lúa gạo, cao

su, dầu cọ, thuốc lá, hồ tiêu Vì vậy, ngay từ thời thuộc địa, In-đô-nê-xi-a đã

là trung tâm buôn bán nông sản và hương liệu sầm uất của khu vực

Trang 34

Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá lấy công nghiệp dầu khí làm chủ lực (1969-1982), các nguồn lợi về tài nguyên nông nghiệp không được khai thác đầy đủ Chỉ bắt đầu từ năm 1982, sau cuộc khủng hoảng dầu

mỏ thế giới, chiến lược công nghiệp hoá phụ thuộc vào dầu mỏ mới được thay thế bằng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu dựa trên sự khai thác các nguồn lợi tài nguyên khác

Để tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hoá phi dầu mỏ, chính phủ nê-xi-a đã tiến hành tháo bỏ các hàng rào thuế quan, cho phép nhập khẩu hàng hoá và thu hút FDI để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, phá giá tiền tệ và duy trì tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn Bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng cường đầu

In-đô-tư nghiên cứu R&D, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tích cực thông qua FDI để tiếp nhận công nghệ tiên tiến Trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 4 (1984 - 1989), chính sách công nghiệp của In-đô-nê-xi-a tập trung chủ yếu vào sản xuất hàng hoá trung gian, nguyên liệu công nghiệp, thiết bị và thành phẩm công nghiệp và hình thành công nghiệp chế biến dựa vào nguồn tài nguyên nông nghiệp Đến kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 5 (1989 - 1994),

cơ cấu công nghiệp của In-đô-nê-xi-a chủ yếu hướng về phát triển các ngành công nghiệp cơ khí và điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin Các ngành công nghiệp của In-đô-nê-xi-a đã bước sang một giai đoạn phát triển cao hơn, chuyển dịch từ các ngành công nghiệp lạc hậu sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn đầu tư

Sự phát triển công nghệ ở In-đô-nê-xi-a là do có sự đầu tư, hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ Có thể kể đến là "cách mạng công nghiệp" (thập kỷ 80) nhằm phát triển ngành công nghiệp chế tạo và hiện đại hoá ngành dầu khí, và

"cách mạng thông tin" (thập kỷ 90) nhằm tạo nên bước nhảy vọt mới của ngành công nghiệp (Trần Thị Lan Hương, 2005)

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của các nền kinh tế trong việc phát

huy lợi thế so sánh, tác giả rút ra một số bài học mà Việt Nam có thể xem xét

như sau:

Trang 35

Trước hết, các nước đều thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng

về xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh Đây là chính sách đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo đà tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhờ thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành mà các nhà sản xuất trong nước không có khả năng về vốn đầu tư, đồng thời tiếp nhận kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển

Tại Thái Lan, chiến lược hướng về xuất khẩu được đánh dấu bằng việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến bao gồm nguyên liệu đã chế biến như cao su, thiếc, thực phẩm chế biến truyền thống, hàng dệt may Tại Ma-lai-xi-a, đẩy mạnh xuất khẩu từ thập kỷ 70 bắt đầu chủ yếu từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như điện máy, giày dép, dệt may Chính sách khuyến khích thuế và thuế quan, trợ cấp xuất khẩu cũng đã được các nước thực hiện nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng hoá xuất khẩu

Việc áp dụng chính sách công nghiệp hoá theo định hướng xuất khẩu của các nước luôn tuân thủ theo một phương thức nhất định: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu; đưa ra những chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực xuất khẩu và thay thế nhập khẩu hàng chế tạo để đảm bảo các nguồn lực được phân bổ theo lợi thế so sánh; tạo ra các môi trường chính sách vĩ mô như hệ thống tài chính ngân hàng, chính sách tỷ giá… để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hoá

Thứ hai, dựa trên những lợi thế mà mình sẵn có, các nước nhìn chung

đã thực hiện chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nhưng với những hàng hoá chủ lực khác nhau Hầu hết các nước đã xây dựng cho mình một danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhằm tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có và tạo sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới Nhờ những chính sách ưu đãi về xuất khẩu, thu hút vốn FDI, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích chuyển giao công nghệ, các nước đã không những chỉ đảm bảo cho sự

Trang 36

phân bổ các nguồn lực theo lợi thế so sánh một cách hiệu quả, mà còn làm tăng tính cạnh tranh hơn nữa cho các sản phẩm xuất khẩu nhờ đầu tư thêm vốn và công nghệ Chính vì vậy, lợi thế so sánh của các nước này ngày càng

có xu hướng chuyển sang những lợi thế động hơn

Thứ ba, các nền kinh tế đều có sự thay đổi lợi thế so sánh trong từng giai

đoạn Bởi lợi thế so sánh có những giai đoạn thích hợp riêng của nó, nếu

chúng ta không tận dụng đầy đủ trong thời gian ngắn nhất, lợi thế so sánh đó

sẽ mất đi và không có tác dụng tích cực đối với phát triển kinh tế Do đó, song

song với việc phát huy lợi thế sẵn có của họ thì họ cũng không ngừng tạo ra các nguồn lực mới để phát triển, kết hợp giữa lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động

Thứ tư, các nền kinh tế kể trên đều rất quan tâm đến chính sách đào tạo nhân lực Bởi họ ý thức giáo dục đào tạo là biện pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp lợi thế so sánh về lao động ở các nước Hầu như tất cả các nước nghiên cứu đều đã có sự đầu tư lớn vào nguồn nhân lực, tạo nên sự dịch chuyển cơ cấu hàng hoá xuất khẩu từ những sản phẩm chứa hàm lượng lao động không kỹ năng sang những sản phẩm chứa hàm lượng lao động có kỹ năng cao hơn

Thứ năm, các quốc gia đều chú trọng phát triển khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến Có thể thấy, chính phủ các nước đều đã đề ra những chính sách công nghệ riêng cho mình, chọn những ngành chủ lực để đầu tư phát triển công nghệ Cụ thể, Xinh-ga-po đã thành lập một số viện nghiên cứu hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử và thông tin; Thái Lan đã đầu tư phát triển các công nghệ phục vụ cho chế biến nông sản phẩm và các ngành tập trung nhiều lao động phổ thông; chính phủ Phi-líp-pin lại tập trung phần lớn ngân sách để phát triển công nghệ điện tử và tạo điều kiện thuận lợi để đất nước chuyển sang các ngành dịch vụ, Các nước trên còn rất coi trọng sự chuyển giao công nghệ bằng các mời các

Trang 37

chuyên gia, kỹ sư và các nhà tư vấn nước ngoài, đồng thời cử cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập

1.3 Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước

1.3.1 Quan điểm phát triển xuất khẩu

Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ

2011-2020 là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững Tăng trưởng về

số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh

và bền vững Đây là quan điểm định hướng cho các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thời kỳ 2011-2020, quan điểm cụ thể để phát triển xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là:

(1) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Trong những năm tới, xuất khẩu vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu Đây là chủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu làm sụt giảm

Trang 38

tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhiều quan điểm cho rằng, cần chuyển định hướng phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu sang thay thế nhập khẩu và phát triển thị trường nội địa Tuy nhiên, đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, thị trường trong nước chưa phát triển, cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Phát triển xuất khẩu là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cần phải nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng Trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn

có về tài nguyên và lao động rẻ Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn đang phát huy tác dụng Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng, nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên như khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn Đó là chưa kể đến những tác động tiêu cực đến môi trường được xem như một hạn chế cản trở tăng trưởng xuất khẩu Lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần trong bối cảnh chênh lệch tiền lương lao động ở nước ta và các nước giảm dần và nhu cầu cao trên thị trường thế giới

về những hàng hóa có hàm lượng công nghệ và khoa học ngày càng cao Do

đó, dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế

so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng mới

Mô hình tăng trưởng mới là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng

và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng

Trang 39

hiện đại Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có (tĩnh) sang lợi thế so sánh động là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu; duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường, do đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới biến động bất lợi Thực hiện định hướng phát triển xuất khẩu theo chiều sâu cũng là giải pháp

để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình, nâng cao vị thế quốc gia, đảm bảo phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ

(2) Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu

Trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững về môi trường của nước ta trong thời gian tới, quan điểm phát triển xuất khẩu và bảo vệ môi trường được khái quát ở những khía cạnh sau đây:

Trước hết, tăng trưởng xuất khẩu phải trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Cần nhận thức đầy đủ rằng, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên là cơ sở của sự phát triển bền vững Đối với Việt Nam, một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, có trình độ phát triển thấp, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên sẽ tạo thuận lợi để tích lũy ban đầu cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa Lợi thế về điều kiện tự nhiên đã tạo thuận lợi cho Việt Nam xếp thứ hạng cao hiện nay về xuất khẩu một số sản phẩm như gạo, cà phê, hạt, hạt điều Một số mặt hàng khác như dầu thô, thủy sản đang có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trường thế giới

Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta chưa khai thác một cách hợp

lý tài nguyên thiên nhiên Tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, chè kéo theo sự suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học

Trang 40

Tương tự, khai thác thủy sản theo lối hủy diệt, quá mức làm suy giảm nghiêm trọng sinh quyển biển Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản cùng với giảm diện tích rừng ngập mặn Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta đang tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai và gây nên những hệ lụy đối với môi trường và xã hội

Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi trường Trong những năm tới, Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quá trình này sẽ khuyến khích khai thác tài nguyên

và sử dụng ngày càng nhiều năng lượng và nguyên liệu đầu vào Xuất khẩu trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến Nếu không có những biện pháp kiểm soát ô nhiễm, môi trường sinh thái nước ta sẽ

ô nhiễm nghiêm trọng Ô nhiễm môi trường còn làm giảm khả năng xuất khẩu

và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu

Thứ ba, phát triển xuất khẩu trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu, áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường Xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc

tế ngày càng phổ biến để giải quyết các vấn đề toàn cầu và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm, quy trình chế biến ngày càng được các nước áp dụng rộng rãi và ở mức cao hơn như những rào cản kỹ thuật trong buôn bán quốc tế Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng nhạy cảm với môi trường và an toàn như nông sản, thủy sản Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường phải được nhìn nhận như là một biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và cải thiện môi trường trong nước

Thứ tư, phát triển xuất khẩu bền vững ở nước ta trong giai đoạn tới phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu

Ngày đăng: 18/11/2014, 22:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS Đỗ Đức Bình, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế quốc tế
Tác giả: GS. TS Đỗ Đức Bình, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2008
2. Bộ Công Thương (2002), Chiến lược xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 2001-2010, www.moit.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 2001-2010
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2002
3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020
4. Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thương mại quốc tế
Tác giả: Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2007
5. Trần Thị Lan Hương (2005), Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Lan Hương
Năm: 2005
6. Lê Quốc Phương (2008), „Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam: Phân tích, nhận định và khuyến nghị‟ , Quản lý kinh tế, số 23, tr. 12-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý kinh tế
Tác giả: Lê Quốc Phương
Năm: 2008
7. Trần Hoa Phượng (2011), Lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Tác giả: Trần Hoa Phượng
Năm: 2011
9. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
10. Tổng cục thống kê, Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2008, 2010, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2008, 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
11. TS. Nguyễn Văn Tuân (2009), Hỏi và đáp về kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi và đáp về kinh tế đối ngoại Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Tuân
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2009
12. PGS. TS. Lê Danh Vĩnh; TS. Hồ Trung Thanh (2011), Quan điểm và định hướng phát triển xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Bộ Công thương,http://www.moit.gov.vn/web/guest/tulieu/tulieukhac.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm và định hướng phát triển xuất nhập khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020
Tác giả: PGS. TS. Lê Danh Vĩnh; TS. Hồ Trung Thanh
Năm: 2011
13. Arastou Khatibi (2008), „Kazakhtan‟s Revealed Comparative Advantage Vis-À-Vis the EU-27‟, Ecipe working paper , No. 03/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecipe working paper
Tác giả: Arastou Khatibi
Năm: 2008
14. Balassa, B. (1965) „Trade Liberalization and Revealed Comparative Advantage,‟ The Manchester School of Economic and Social Studies, 33, 99-124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Manchester School of Economic and Social Studies
15. Cantwell, J. (1993), Corporate Technological Specialization in International Industries, in Casson, M. C. and Creedy, J. (eds), Industrial Concentration and Economic Inequality, Edward Elgar, Aldershot Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corporate Technological Specialization in International Industries", in Casson, M. C. and Creedy, J. (eds), "Industrial Concentration and Economic Inequality
Tác giả: Cantwell, J
Năm: 1993
16. Dalum, B., Laursen, K. and Villumsen, G. (1998), „Structural Change in OECD Export Specialization Patterns: De-specialization and Stickiness‟, International Review of Applied Economics, 12 (3), 423–443 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Review of Applied Economics
Tác giả: Dalum, B., Laursen, K. and Villumsen, G
Năm: 1998
18. Guerrieri, P. and Iammario, S. (2007), „The Dynamics of Export Specialization in the Regions of the Italian Mezzogiorno: Persistence and Change‟, Regional Studies, 41 (7), 933-948 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regional Studies
Tác giả: Guerrieri, P. and Iammario, S
Năm: 2007
19. Hinloopen, J. and C. Van Marrewijk (2001), „On the Empirical Distribution of the Balassa Index‟, Weltwirtschaftliches Archiv, 137, 1-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Weltwirtschaftliches Archiv
Tác giả: Hinloopen, J. and C. Van Marrewijk
Năm: 2001
20. Lall, S. (2000), „The Technological Structure and Performance of Developing Country Manufactured Exports 1985–98‟, Oxford Development Studies, 28, 337–369 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oxford Development Studies
Tác giả: Lall, S
Năm: 2000
21. Laursen, K. (2002), Trade Specialization, Technology and Economic Growth, Routledge, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade Specialization, Technology and Economic Growth
Tác giả: Laursen, K
Năm: 2002
24. World Bank (2013), Indicators, http://data.worldbank.org/indicator Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 1.1 Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh (Trang 23)
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ba nước thành viên NAFTA 2012 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế ba nước thành viên NAFTA 2012 (Trang 54)
Bảng  3.2  dưới  đây  trình  bày  kim  ngạch  xuất  khẩu  hàng  hóa  của  Việt  Nam sang thị trường NAFTA giai đoạn 1999 - 2011 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
ng 3.2 dưới đây trình bày kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 56)
Bảng 3.4: Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang NAFTA - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.4 Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang NAFTA (Trang 61)
Bảng 3.5: Cơ cấu lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.5 Cơ cấu lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam (Trang 63)
Bảng 3.6: 10 mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất giai đoạn 1999 - 2011 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.6 10 mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 65)
Bảng 3.7: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có lợi thế so sánh cao nhất - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.7 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có lợi thế so sánh cao nhất (Trang 68)
Bảng 3.8: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa có lợi thế so sánh cao nhất - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.8 10 mặt hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa có lợi thế so sánh cao nhất (Trang 70)
Bảng 3.9: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô có lợi thế so sánh cao nhất - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.9 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cô có lợi thế so sánh cao nhất (Trang 72)
Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng xuất khẩu Finger &amp; Kreinin - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.10 Chỉ số tương đồng xuất khẩu Finger &amp; Kreinin (Trang 74)
Bảng 3.12: Chỉ số F-K của nhóm hàng 1 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.12 Chỉ số F-K của nhóm hàng 1 (Trang 77)
Bảng 3.13: Chỉ số F-K của nhóm hàng 2 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.13 Chỉ số F-K của nhóm hàng 2 (Trang 78)
Bảng 3.14: Chỉ số F-K của nhóm hàng 3 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.14 Chỉ số F-K của nhóm hàng 3 (Trang 78)
Bảng 3.17: Chỉ số F-K của nhóm hàng 6 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.17 Chỉ số F-K của nhóm hàng 6 (Trang 80)
Bảng 3.19: Chỉ số F-K của nhóm hàng 8 - Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA
Bảng 3.19 Chỉ số F-K của nhóm hàng 8 (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w