Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang NAFTA

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 56 - 59)

ĐVT: Triệu USD Thị trƣờng 1999 2003 2007 2011 TTBQ (%) NAFTA 615,11 4.189,13 11.010,99 18.529,58 32,81 Mỹ 503,98 3.939,56 10.111,43 16.970,42 34,05 Ca-na-đa 91,04 171,27 539,18 969,41 21,79 Mê-hi-cô 20,09 78,29 360,38 589,75 32,53 Nguồn: UNSD

Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang NAFTA đều tăng dần qua các năm. Năm 1998, giá trị kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 615,11 triệu USD nhưng đã tăng lên 4.189,13 triệu USD vào năm 2003 và năm 2011 đạt 18.529, 58 triệu USD, đạt mức tăng trưởng bình quân là 32,81%.

Trong số ba thị trường thì xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh nhất. Đây là thị trường có rất nhiều tiềm năng và cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nếu như năm 1999, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 503,98 triệu USD chiếm 81,93% tổng kim ngạch xuất khẩu sang NAFTA thì năm 2003 con số này là 3.939,56 triệu USD, chiếm 94%. Năm 2007, kim ngạch tăng vọt lên con số 10.111, 43 triệu USD, tăng 156,7% so với năm 2003 và đạt 16.970,42 triệu USD năm 2011.

Với Ca-na-đa, kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 1999 là 91,04 triệu USD, chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường NAFTA. Năm 2007, kim ngạch này tăng lên 539,18 triệu USD nhưng chỉ chiếm 4,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường NAFTA. Và năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào Ca-na-đa đạt 969,41 triệu USD, mức tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 21,79%.

Mê-hi-cô là thị trường mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào đây chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường NAFTA tuy nhiên lại có mức tăng trưởng khá cao về kim ngạch xuất khẩu.

Qua số liệu tính tốn, tác giả nhận thấy, riêng năm 2009 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường NAFTA đều giảm từ 3-4%, đặc biệt xuất khẩu vào thị trường Mê-hi-cô giảm tới 17,72% so với năm 2008. Điều này là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu.

Hàng hóa xuất khẩu phân theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) được chia thành 10 nhóm (từ 0 đến 9) bao gồm:

 Nhóm 0: Lương thực, thực phẩm và động vật sống, bao gồm các mặt hàng như: Thịt, sữa, kem, cá, gạo, rau, quả, cà phê, đường, chè,…

 Nhóm 2: Ngun liệu thơ, khơng dùng để ăn, trừ nhiên liệu, bao gồm các mặt hàng như: Da thô, cao su, phế liệu gỗ, gỗ sơ chế, tơ tằm, quặng,..

 Nhóm 3: Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan, bao gồm các mặt hàng như: than đá, dầu thơ, khí tự nhiên,…

 Nhóm 4: Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật; gồm: dầu động vật và chất béo, dầu thực vật, sáp, mỡ động, thực vật.

 Nhóm 5: Hóa chất và sản phẩm liên quan, bao gồm các mặt hàng như: tân dược, tinh dầu, hương liệu, nước hoa, mỹ phẩm, xà phịng,…

 Nhóm 6: Hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu, bao gồm các mặt hàng như: Da thuộc, nguyên vật liệu bằng cao su, sản phẩm chế biến từ gỗ, giấy và bìa, sợi dệt, vải bơng, vật liệu xây dựng, đất sét, đồ thủy tinh, thiếc,…

 Nhóm 7: Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng, bao gồm các mặt hàng như: Máy móc, thiết bị, ti vi, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền,…

 Nhóm 8: Hàng chế biến khác, bao gồm các mặt hàng như: Giường, tủ, bàn ghế, rương, hòm, va ly, quần áo, giày dép, văn phòng phẩm, đồ kim hồn,…

 Nhóm 9: Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên, bao gồm các mặt hàng như: tiền đồng, vàng phi tiền tệ,…

Trong đó, nhóm hàng từ 0 đến 4 là các nhóm hàng thơ hoặc mới sơ chế, cịn các nhóm hàng từ 5 đến 8 là hàng chế biến hay đã tinh chế. Cơ cấu xuất khẩu các nhóm hàng sang thị trường NAFTA được trình bày tại bảng 3.3.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)