Chỉ số F-K của nhóm hàng

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 76 - 139)

Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,360 0,420 0,414 0,471 Mỹ 0,388 0,465 0,476 0,535 Ca-na-đa 0,308 0,340 0,338 0,393 Mê-hi-cô 0,187 0,212 0,201 0,213

Qua bảng trên có thể thấy, đối với nhóm hàng này, triển vọng xuất khẩu của nước ta chỉ ở mức tương đối với chỉ số F-K dao động từ 0,360 đến 0,471. Trong đó thị trường xuất khẩu triển vọng nhất là Mỹ với chỉ số F-K đạt 0,535 năm 2011. Mê-hi-cơ là quốc gia mà ta có ít triển vọng xuất khẩu mặt hàng này. Điều này được lý giải là do mặt hàng này cũng là các mặt hàng mà Mê-hi-cơ có lợi thế về xuất khẩu.

Với nhóm đồ uống và thuốc lá (nhóm 1), bảng 3.12 cho thấy nước ta có nhiều triển vọng xuất khẩu mặt hàng này vào năm 1999, nhưng giảm nhiều vào năm 2003 và giữ ở mức trung bình những năm gần đây.

Bảng 3.12: Chỉ số F-K của nhóm hàng 1 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,586 0,208 0,326 0,442 Mỹ 0,583 0,213 0,314 0,434 Ca-na-đa 0,503 0,153 0,343 0,400 Mê-hi-cô 0,603 0,270 0,485 0,453

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Bảng 3.12 cũng cho thấy, với nhóm hàng này Mê-hi-cơ lại là quốc gia mà Việt Nam có nhiều triển vọng xuất khẩu nhất.

Nhóm hàng 2 (ngun liệu thơ, khơng dùng để ăn, trừ nhiên liệu) có chỉ số F-K dao động từ 0,220 đến 0,414 cho thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ít có sự tương đồng với cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của NAFTA. Đây là nhóm hàng mà ta có ít triển vọng xuất khẩu sang NAFTA nhất trong số 9 nhóm hàng. Kết quả về chỉ số F-K của nhóm hàng này được trình bày tại bảng 3.13.

Bảng 3.13: Chỉ số F-K của nhóm hàng 2 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,346 0,286 0,296 0,292 Mỹ 0,296 0,241 0,294 0,318 Ca-na-đa 0,326 0,273 0,288 0,229 Mê-hi-cô 0,414 0,276 0,253 0,220

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Nhìn vào bảng 3.14 ta thấy nhóm hàng 3 (nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan) có chỉ số F-K tương đối cao. Xét trong tổng số 9 nhóm hàng thì đây là nhóm mà Việt Nam có nhiều triển vọng xuất khẩu nhất.

Bảng 3.14: Chỉ số F-K của nhóm hàng 3 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,737 0,679 0,710 0,857 Mỹ 0,753 0,695 0,742 0,853 Ca-na-đa 0,767 0,730 0,722 0,757 Mê-hi-cô 0,113 0,080 0,078 0,226

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Bảng trên cũng cho thấy trong ba quốc gia thì Việt Nam chủ yếu có thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Ca-na-đa. Cịn với Mê-hi-cơ thì ta khơng có nhiều triển vọng. Điều này đã được giải thích ở trên là do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Mê-hi-cô là tương đối tương đồng, nên việc Mê- hi-cơ ít nhập khẩu những mặt hàng này là điều dễ hiểu.

Bảng 3.15 dưới đây trình bày chỉ số F-K của nhóm hàng 4 (dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật). Đây là nhóm hàng mà ta có ít khả năng xuất

khẩu vào thị trường NAFTA giai đoạn 1999 – 2003 (trừ Mỹ). Nhưng lại là những mặt hàng mà có nhiều triển vọng xuất khẩu những năm gần đây, trong đó chỉ số F-K cao nhất thuộc về Mê-hi-cô năm 2011 (0,874).

Bảng 3.15: Chỉ số F-K của nhóm hàng 4 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,416 0,436 0,877 0,776 Mỹ 0,489 0,486 0,813 0,704 Ca-na-đa 0,238 0,282 0,726 0,746 Mê-hi-cô 0,298 0,398 0,843 0,874

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Nhìn chung, nhóm hóa chất và sản phẩm liên quan (nhóm 5) cũng là nhóm hàng mà Việt Nam khơng có nhiều khả năng tăng trưởng xuất khẩu cao. Tuy nhiên, chỉ số F-K tăng dần qua các năm cho ta thấy nước ta đang dần có nhiều lợi thế hơn trong việc xuất khẩu mặt hàng này. Và Ca-na-đa là thị trường tiềm năng hơn so với hai quốc gia kia.

Bảng 3.16: Chỉ số F-K của nhóm hàng 5 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,320 0,355 0,380 0,458 Mỹ 0,306 0,308 0,344 0,421 Ca-na-đa 0,371 0,441 0,441 0,506 Mê-hi-cô 0,312 0,410 0,473 0.489

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Các mặt hàng thuộc nhóm 6 (hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu) và nhóm 7 (máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng) là

những mặt hàng có sự tương đồng ở mức trung bình giữa cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và cơ cấu nhập khẩu của NAFTA. Trong đó, triển vọng xuất khẩu của nhóm 6 cao hơn so với nhóm 7. Kết quả được trình bày tại bảng 3.17 và 3.18: Bảng 3.17: Chỉ số F-K của nhóm hàng 6 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,462 0,595 0,570 0,586 Mỹ 0,441 0,576 0,549 0,567 Ca-na-đa 0,443 0,558 0,569 0,570 Mê-hi-cô 0,417 0,536 0,562 0,583

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Bảng 3.18: Chỉ số F-K của nhóm hàng 7 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,452 0,475 0,507 0,463 Mỹ 0,453 0,472 0,503 0,459 Ca-na-đa 0,380 0,351 0,437 0,379 Mê-hi-cô 0,443 0,525 0,534 0,509

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Với nhóm 6, cơ hội xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường là ngang nhau, nhưng với nhóm 7, Mê-hi-cơ là thị trường tiềm năng hơn.

Kết quả về chỉ số F-K của nhóm hàng chế biến khác (nhóm 8) được trình bày tại bảng 3.19 dưới đây:

Bảng 3.19: Chỉ số F-K của nhóm hàng 8 Việt Nam 1999 2003 2007 2011 NAFTA 0,446 0,525 0,545 0,567 Mỹ 0,494 0,559 0,583 0,601 Ca-na-đa 0,296 0,366 0,453 0,465 Mê-hi-cô 0,329 0,315 0,273 0,322

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Theo đó ta thấy, Mỹ là quốc gia mà Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu mặt hàng này (dệt may, giày dép,…), trong khi thị trường Ca-na-đa và đặc biệt là Mê-hi-cơ ta có ít cơ hội hơn.

3.4. Đánh giá, kết luận về lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng NAFTA sang thị trƣờng NAFTA

Qua phân tích ta thấy, NAFTA là thị trường lớn nhất thế giới hiện nay với sức tiêu thụ mạnh mẽ. Đối với thị trường NAFTA, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ. Trong kim ngạch xuất khẩu của ta sang khu vực NAFTA, Mỹ luôn giữ tỷ trọng hơn 90% trong khi Ca-na-đa và Mê-hi-cơ chỉ đứng ở vị trí rất khiêm tốn so với Mỹ. Ca-na-đa là thị trường tương đối mới mẻ, kênh phân phối cho hàng Việt Nam cịn ít, thêm vào đó, địi hỏi của Ca-na-đa về yếu tố kỹ thuật cao nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thể xuất khẩu nhiều hàng hóa sang thị trường này. Cịn Mê-hi-cơ và Việt Nam lại có cơ cấu xuất nhập khẩu khá tương đồng, các mặt hàng mà ta có thế mạnh xuất khẩu cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mê-hi-cơ nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Mê- hi-cơ với ta phần nào bị bó hẹp. Tuy nhiên, việc xâm nhập và mở rộng sang thị trường các nước thành viên NAFTA là rất quan trọng. Đây là cơ hội để

Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như tạo ra các điều kiện cần thiết để ta tiếp cận với các thị trường rộng lớn khác ở châu Mỹ như Ác-hen-ti-na, Bra-xin,…

Đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường NAFTA, Việt Nam chủ trương chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng đã qua chế biến. Đồng thời ta cũng chú trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; đầu tư, hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn tại thị trường NAFTA là: Quần áo, giày dép, giường, tủ, dầu thô, thủy hải sản, hoa quả, cà phê.

Xét về lợi thế so sánh, các mặt hàng hiện có chỉ số lợi thế so sánh cao trong xuất khẩu sang thị trường NAFTA bao gồm: Hàng dệt may, giày dép, thủy sản, gạo, cà phê, quả, hạt dùng làm gia vị, … Đây đều là những mặt hàng thơ, hoặc đã qua chế biến nhưng cịn ở mức đơn giản. Hàng hóa Việt Nam cũng đã có sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh từ các mặt hàng thô sang hàng tinh chế và từ các sản phẩm chế tác đơn giản sang phức tạp nhưng chưa rõ rệt.

Về cơ cấu xuất khẩu thì nhóm “hàng lương thực, thực phẩm và động vật sống” và nhóm “nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan” là hai nhóm hàng có sự ổn định cao nhất về cơ cấu xuất khẩu sang thị trường NAFTA. Ngược lại, nhóm “máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng” và nhóm “đồ uống và thuốc lá” là hai nhóm có sự thay đổi nhiều nhất trong cơ cấu xuất khẩu.

Xét về triển vọng xuất khẩu, nhóm “nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan” là nhóm hàng Việt Nam có nhiều triển vọng xuất khẩu nhất vào thị trường NAFTA trong khi “nhóm ngun liệu thơ, khơng dùng để ăn, trừ nhiên liệu” ta có ít cơ hội hơn các nhóm hàng khác. Xét riêng lẻ từng thị trường thì Mỹ và Ca-na-đa là thị trường tiềm năng hơn cho xuất khẩu nhóm

hàng “nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan” trong khi xuất khẩu “dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật” và “máy móc, phương tiện vận tải” vào thị trường Mê-hi-cơ có triển vọng hơn, cịn Ca-na-đa là thị trường ta có thể đẩy mạnh hơn xuất khẩu nhóm hóa chất.

Nhìn chung, trong điều kiện các nước NAFTA giao thương với nhau là chủ yếu (chiếm hơn 85% kim ngạch xuất nhập khẩu của nhau) thì những nỗ lực của Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị phần, tăng trưởng xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thời gian tới cần phải có sự chuyển dịch dần từ khai thác lợi thế tự nhiên, sẵn có sang lợi thế tự tạo. Đó là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chiến lược xuất nhập khẩu của nước ta thời kỳ mới.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NAFTA

4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng phát huy lợi thế so sánh

Từ những phân tích ở chương 3 và từ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước được trình bày tại chương 1 thì phương hướng phát huy lợi thế so sánh tác giả đưa ra là:

Thứ nhất, lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có (thủy sản) và lao động rẻ (dệt may, giày dép), tuy nhiên những lợi thế này đang có xu hướng giảm nhanh trên thị trường khu vực và thế giới. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy mặc dù đã gần 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, xuất khẩu hàng chủ lực của nước ta vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào về trình độ cơng nghệ, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sản phẩm còn rất thấp.

Những hàng hố chủ lực Việt Nam đang có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, dầu khí… đều thuộc nhóm hàng chứa hàm lượng tài nguyên cao và phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bất ổn như thời tiết, giá cả, sức mua của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, lượng FDI đầu tư vào các ngành này khơng đáng kể.

Trong nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng lao động cao như dệt may, giày dép… vốn đang là lợi thế do chi phí thấp hiện nay của Việt Nam, cũng đang gặp rất nhiều bất cập khơng có sự gắn kết giữa chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi với năng lực thích ứng của đội ngũ lao động trong nước. Chẳng hạn trong nhóm hàng dệt may, ngun liệu chính cho ngành dệt hầu hết phải nhập khẩu hồn tồn. Năng lực quản lý, trình độ cơng nghệ và chất lượng lao động yếu nên chất lượng sản phẩm còn yếu, thiếu đa dạng về

chủng loại hàng hố, khơng phù hợp với thị hiếu thị trường. Trong ngành sợi, năng suất lao động của Việt nam chỉ bằng 30-50% so với các nước trong khu vực, kéo theo giá thành vải cao hơn nhiều nước trong khu vực từ 30-40%. Trong ngành giày da, khả năng tiếp nhận cơng nghệ yếu kém đã dẫn đến tình trạng máy móc nhập khẩu lạc hậu và năng suất lao động thấp hơn các nước trong khu vực từ 2-3 lần.

Do vậy, nếu như khơng nhanh chóng có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang các hàng hố có hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao hơn, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục không bền vững.

Thứ hai, tại thời điểm hiện nay, Việt Nam đang có những lợi thế so sánh tĩnh trong các ngành sản xuất cần nhiều lao động, đặc biệt là lao động giản đơn, các ngành khai thác và các ngành chế biến nông sản và hải sản. Hiện tại lợi thế so sánh tĩnh đang là một nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt Nam khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở mức độ cao hơn. Hơn nữa, trong điều kiện mậu dịch tự do, cùng với sự phát triển nhiều loại hình cơng nghệ mới, các công ty xuyên quốc gia sẽ ưu tiên đầu tư vào những nước có các điều kiện và lợi thế sản xuất cấp cao hơn. Do vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần chuyển dần từ khai thác lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động.

Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là Việt Nam phải từ bỏ các lợi thế so sánh cấp thấp, mà cần học tập kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a đó là kết hợp hài hoà hơn giữa lợi thế so sánh truyền thống với lợi thế so sánh mới. Muốn vậy phải kết hợp đồng thời nhiều yếu tố: Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nguồn nhân lực phong phú và cơng nghệ hiện đại, trong đó nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng. Bởi thiếu lao động kỹ năng để phục vụ nhu cầu tiếp nhận chuyển giao công nghệ và cơng nghiệp hố đất

nước cũng đang là một thách thức nghiêm trọng trong việc nâng cao chất lượng lợi thế so sánh ở Việt Nam.

Thứ ba, một nước đang phát triển như Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác buôn bán với nhiều nước đặc biệt là các nước lớn để phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế. Hiện tại, Việt Nam cũng đã buôn bán với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm phát huy lợi thế so sánh và bổ sung cơ cấu kinh tế. Kết quả đạt được về kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cơ sở của vấn đề là một quốc gia có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm nào. Bởi vì động lực của thương mại là lợi thế so sánh, chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Cùng với quá trình phát triển và chuyển đổi lợi thế so sánh, Việt Nam sẽ chuyển từ nhóm nước đang phát triển sang nhóm có trình độ phát triển cao hơn và quy mô thương mại cũng lớn hơn (Nguyễn Xuân Thiên, 2010).

Đối với thị trường NAFTA, Việt Nam chủ trương tiếp tục chính sách mở cửa, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ,…trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi. Trong thời gian tới, tỷ trọng thị trường Bắc Mỹ sẽ tiếp tục tăng, dự kiến xuất khẩu vào thị trường này sẽ tăng bình quân trên 20%/năm, bỏ xa các nước và khu

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 76 - 139)