Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 29)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH

1.2. Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, mỗi một quốc gia đều tập trung đầu tư vào một số nhóm hàng chủ lực dựa trên lợi thế so sánh của quốc gia đó để sản xuất những hàng hố có chi phí thấp, chất lượng cao, và có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việt Nam và một số nước láng giềng như Xinh-ga-po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đơ- nê-xi-a có rất nhiều điểm tương đồng. Do vậy việc học hỏi kinh nghiệm của họ trong việc phát huy lợi thế so sánh là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thành công trong chiến lược hướng về xuất khẩu của một số quốc gia láng giềng có điều kiện tương đồng với Việt Nam cho thấy chính phủ của các quốc gia này rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc phát huy lợi thế so sánh. Sau đây là kinh nghiệm của một số quốc gia đã thành công trong việc phát huy lợi thế so sánh.

1.2.1. Xinh-ga-po

Xinh-ga-po là một trong số những nền kinh tế thành công nhất trong khối ASEAN. Thành cơng của Xinh-ga-po có sự đóng góp to lớn của chính sách thu hút đầu tư để phát triển kinh tế do có cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách hấp dẫn các cơng ty xun quốc gia và lực lượng lao động có kỹ năng cao. Xinh-ga-po nhận thức cần phát triển các ngành dựa vào hàm lượng tri thức, phát huy sáng kiến để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ

Sau khi tách khỏi Ma-lai-xi-a năm 1965, Xinh-ga-po bắt đầu thực hiện chính sách hướng ngoại, cố gắng thu hút FDI và phát triển xuất khẩu. Trong thập kỷ 70, xuất khẩu hàng hoá chế tạo là động lực chính của tăng trưởng kinh tế của Xinh-ga-po, nhưng trong thập kỷ 80 chủ yếu là các ngành tài chính và dịch vụ. Sự phát triển này cho thấy Xinh-ga-po trở thành một trung

tâm tài chính quốc tế, do có những lợi thế về địa lí và những thành cơng trong chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế. Xinh-ga-po đứng thứ 4 trong số những thị trường trao đổi ngoại hối lớn nhất thế giới và là trung tâm thương mại ở châu Á.

Thành công trên của Xinh-ga-po bắt nguồn chủ yếu từ yếu tố con người và nguồn dầu khí. Là một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên, Xinh-ga-po xác định lấy con người làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế và lấy nguồn lợi xuất khẩu dầu khí, thiết bị viễn thông, cao su làm bàn đạp đầu tiên để tiếp tục mở rộng phát triển các ngành khác. Chỉ số lợi thế so sánh của Xinh-ga-po trong các ngành công nghiệp tập trung nhiều công nghệ cao không ngừng tăng lên và cao nhất trong số các nước ASEAN.

Hiện nay, Xinh-ga-po là một trong những nước dẫn đầu thế giới trong xuất khẩu hàng thiết bị điện tử, máy tính, máy móc các loại, dầu và nhiên liệu. Trong ASEAN, Xinh-ga-po là nước phát huy những lợi thế so sánh mới một cách hiệu quả nhất. Với vị trí địa lý thuận lợi, đây là nền kinh tế có sự phát triển dựa hồn tồn vào bên ngồi, được coi là một cảng bn bán tự do trên thế giới, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực được xếp thứ hạng cao trên thế giới

1.2.2. Thái Lan

Vào thập kỷ 50, Thái Lan là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn lực sẵn có của Thái Lan trong giai đoạn trước khi cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu được đánh giá là rất có tiềm năng. Thái Lan là một đất nước có tiềm năng dồi dào về tài nguyên thiên nhiên và lao động. Do điều kiện đất đai trù phú, Thái Lan là một trong những nước có khả năng gieo trồng các loại cây nhiệt đới.

Vào năm 1970, Thái Lan được đánh giá là nước có sự giàu có và dồi dào về tài ngun nơng nghiệp, diện tích đất canh tác, lực lượng lao động, dung lượng thị trường và những ngành sản xuất cần nhiều lao động. Nhờ

những tiềm năng sẵn có này, Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu có hàm lượng tài nguyên và lao động cao. Ba mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan năm 1976 là gạo, bột sắn và ngô. Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá năm 1980, xuất khẩu hàng hố nơng nghiệp chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, khai khoáng chiếm 11,6% và hàng chế tạo tập trung nhiều lao động như dệt may, giày da, chế biến hoa quả, đồ trang sức… chiếm 32,3%. Bước sang thập kỷ 90, lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động của Thái Lan đã giảm xuống tương đối. Thái Lan đứng trước các đối thủ mới xuất hiện có lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động tốt hơn như Trung Quốc, Ấn Độ. Để thích ứng với tình hình mới, Thái Lan đã chuyển hướng đầu tư sang các ngành có hàm lượng vốn và cơng nghệ tốt hơn như máy tính, đồ điện gia dụng, linh kiện điện tử, máy móc… Cịn đối với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, Thái Lan tập trung đầu tư đáng kể cho nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, đầu tư về cơ sở hạ tầng để sản xuất hàng hoá tập trung, đầu tư vào khâu chế biến, bảo quản đồng bộ, đặc biệt là đầu tư vào thiết kế bao bì hấp dẫn người mua. Ngồi ra, Thái Lan còn ban hành quy định về chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Về cơ bản, lợi thế so sánh của Thái Lan vẫn tập trung chủ yếu ở những ngành công nghiệp tập trung nhiều tài nguyên, nhưng cũng đã có dấu hiệu chuyển dần sang các ngành có hàm lượng cơng nghệ cao hơn.

1.2.3. Phi-líp-pin

Là một đất nước có giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm các sản vật của ngành nông nghiệp và hải sản, du lịch và lực lượng lao động có khả năng nói tiếng Anh rất tốt, Phi-líp-pin có đầy đủ lợi thế để bắt tay vào công cuộc công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu bắt đầu từ thập kỷ 70. Vào năm 1970, Phi-líp-pin có lợi thế hơn hẳn các nước ASEAN khác (trừ Xinh-ga-po) trong các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động.

Vào năm 1976, sản phẩm xuất khẩu chính của Phi-líp-pin là dầu dừa, đường và đồng. Nhờ tận dụng lực lượng lao động đơng đảo, có trình độ kiến

thức và ngoại ngữ khá trong khu vực, Phi-líp-pin cũng đã có những bước chuyển cơ bản về lợi thế so sánh để đáp ứng với tình hình mới. Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 1985 - 1998, hàng nông sản của Phi-líp-pin đã giảm từ 25,1% xuống 6,2%. Bù lại, ngành chế tạo và dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng, từ 71,2% lên 80,6%. Nếu năm 1985, Phi-líp-pin có lợi thế so sánh hơn các nước đang phát triển và các nước trong khu vực trong các ngành tập trung nhiều tài nguyên. Thì trong thập kỷ 90, lợi thế so sánh của Phi-líp-pin đã chuyển dần sang những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao hơn, trong khi những ngành tập trung nhiều tài nguyên có sự giảm mạnh về lợi thế so sánh.

Mặc dù trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hoá điện tử ở khu vực Châu Á, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Xinh-ga-po là những nước xuất khẩu chủ yếu, nhưng Phi-líp-pin đã có những tiến bộ trong ngành điện tử, tạo ra những dây chuyền sản xuất hàng điện tử có giá trị gia tăng cao hơn so với các nước trên.

Phi-líp-pin cũng là quốc gia rất chú trọng đến giáo dục, đào tạo. Do có sự kết hợp giữa khả năng giáo dục cao và tay nghề tốt, Phi-líp-pin đã tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng đứng thứ 4 Châu Á sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Xinh-ga-po.

1.2.4. Ma-lai-xi-a

Giống như Thái Lan và Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có như thiếc, dầu khí, bơ xít, mangan…Đất đai phì nhiêu là điều kiện rất tốt để phát triển các loại cây trồng như cao su, dầu cọ, cơ ca, gỗ… Vì vậy, vào năm 1970 khi bắt đầu thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) và Kế hoạch triển vọng lần thứ nhất (OPP1), Ma-lai-xi-a đã tập trung thúc đẩy xuất khẩu các hàng hoá dựa vào nguồn tài ngun khống sản, dầu khí, tài ngun nơng nghiệp. Cụ thể là trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu năm 1971, sản phẩm gỗ chiếm tới 19,2% kim ngạch xuất khẩu, hoá dầu chiếm 17,5%, lương thực thực phẩm chiếm 16,4%, hoá chất chiếm 15,1%. Các hàng hố có thế mạnh nhất của Ma-lai-xi-a trong thời kỳ này là cao su, gỗ, dầu lửa.

Tuy nhiên, trong quá trình cơng nghiệp hố, xuất khẩu hàng hoá dựa nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ đã giảm nhanh chóng, nhường chỗ cho những ngành công nghiệp chế tạo cần nhiều vốn và lao động có kỹ năng và trình độ cơng nghệ cao hơn.

Song song với việc tập trung phát triển các ngành có lợi thế về công nghệ, hiện nay Ma-lai-xi-a vẫn được đánh giá là nước có lợi thế so sánh cao nhất trong ASEAN về nguyên liệu nông nghiệp, nguyên liệu cơng nghiệp, máy móc điện. Với dân số hơn 29 triệu người, Ma-lai-xi-a đã tập trung phổ cập giáo dục, do vậy đã nâng cao được khả năng tay nghề và tri thức cho người dân. Ma-lai-xi-a cũng được đánh giá là nước có nguồn nhân lực phát triển cao, đáp ứng hiệu quả cho chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu.

1.2.5. In-đô-nê-xi-a

Trong khu vực ASEAN, In-đơ-nê-xi-a là nước có nguồn lực tài nguyên giàu có vào dạng bậc nhất. Đất nước này hiện đang chiếm khoảng 60% rừng nhiệt đới của khu vực Châu Á và là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 và trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới. Ngồi ra, In-đơ-nê-xi-a cịn có trữ lượng thiếc đứng thứ hai khu vực ASEAN sau Ma-lai-xi-a. Do vậy, trong thời kỳ “Trật tự mới” (1965-1995), cùng với việc chuyển mạnh chiến lược “thay thế nhập khẩu” sang chiến lược “hướng về xuất khẩu”, dầu mỏ được coi là nguồn lực chủ yếu để chính phủ In-đơ-nê-xi-a phát triển kinh tế thị trường và là động lực để xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến khác. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào hai nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.

Bên cạnh đó, In-đơ-nê-xi-a cịn được đánh giá là có nguồn tài ngun nơng nghiệp giàu có. Với điều kiện đất đai màu mỡ, In-đơ-nê-xi-a có thể phát triển mùa màng quanh năm, với các loại cây trồng chủ yếu như lúa gạo, cao su, dầu cọ, thuốc lá, hồ tiêu. Vì vậy, ngay từ thời thuộc địa, In-đô-nê-xi-a đã là trung tâm buôn bán nông sản và hương liệu sầm uất của khu vực.

Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu cơng nghiệp hố lấy cơng nghiệp dầu khí làm chủ lực (1969-1982), các nguồn lợi về tài nguyên nông nghiệp không được khai thác đầy đủ. Chỉ bắt đầu từ năm 1982, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới, chiến lược cơng nghiệp hố phụ thuộc vào dầu mỏ mới được thay thế bằng chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu dựa trên sự khai thác các nguồn lợi tài nguyên khác.

Để tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hố phi dầu mỏ, chính phủ In-đơ- nê-xi-a đã tiến hành tháo bỏ các hàng rào thuế quan, cho phép nhập khẩu hàng hoá và thu hút FDI để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, phá giá tiền tệ và duy trì tỷ giá hối đối linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng cường đầu tư nghiên cứu R&D, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tích cực thông qua FDI để tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Trong kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 4 (1984 - 1989), chính sách cơng nghiệp của In-đô-nê-xi-a tập trung chủ yếu vào sản xuất hàng hố trung gian, ngun liệu cơng nghiệp, thiết bị và thành phẩm công nghiệp và hình thành cơng nghiệp chế biến dựa vào nguồn tài nguyên nông nghiệp. Đến kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 5 (1989 - 1994), cơ cấu công nghiệp của In-đô-nê-xi-a chủ yếu hướng về phát triển các ngành cơng nghiệp cơ khí và điện tử, cơng nghiệp chế tạo, cơng nghệ thông tin. Các ngành công nghiệp của In-đô-nê-xi-a đã bước sang một giai đoạn phát triển cao hơn, chuyển dịch từ các ngành công nghiệp lạc hậu sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn đầu tư.

Sự phát triển cơng nghệ ở In-đơ-nê-xi-a là do có sự đầu tư, hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ. Có thể kể đến là "cách mạng cơng nghiệp" (thập kỷ 80) nhằm phát triển ngành cơng nghiệp chế tạo và hiện đại hố ngành dầu khí, và "cách mạng thông tin" (thập kỷ 90) nhằm tạo nên bước nhảy vọt mới của ngành công nghiệp (Trần Thị Lan Hương, 2005).

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của các nền kinh tế trong việc phát huy lợi thế so sánh, tác giả rút ra một số bài học mà Việt Nam có thể xem xét như sau:

Trước hết, các nước đều thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Đây là chính sách đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo đà tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhờ thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành mà các nhà sản xuất trong nước khơng có khả năng về vốn đầu tư, đồng thời tiếp nhận kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển.

Tại Thái Lan, chiến lược hướng về xuất khẩu được đánh dấu bằng việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến bao gồm nguyên liệu đã chế biến như cao su, thiếc, thực phẩm chế biến truyền thống, hàng dệt may. Tại Ma-lai-xi-a, đẩy mạnh xuất khẩu từ thập kỷ 70 bắt đầu chủ yếu từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như điện máy, giày dép, dệt may. Chính sách khuyến khích thuế và thuế quan, trợ cấp xuất khẩu cũng đã được các nước thực hiện nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng hố xuất khẩu.

Việc áp dụng chính sách cơng nghiệp hoá theo định hướng xuất khẩu của các nước luôn tuân thủ theo một phương thức nhất định: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế tạo hướng về xuất khẩu; đưa ra những chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực xuất khẩu và thay thế nhập khẩu hàng chế tạo để đảm bảo các nguồn lực được phân bổ theo lợi thế so sánh; tạo ra các mơi trường chính sách vĩ mơ như hệ thống tài chính ngân hàng, chính sách tỷ giá… để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.

Thứ hai, dựa trên những lợi thế mà mình sẵn có, các nước nhìn chung đã thực hiện chính sách đa dạng hố mặt hàng xuất khẩu, nhưng với những hàng hoá chủ lực khác nhau. Hầu hết các nước đã xây dựng cho mình một danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhằm tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có và tạo sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nhờ những chính sách ưu đãi về xuất khẩu, thu hút vốn FDI, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, các nước đã không những chỉ đảm bảo cho sự

phân bổ các nguồn lực theo lợi thế so sánh một cách hiệu quả, mà cịn làm tăng tính cạnh tranh hơn nữa cho các sản phẩm xuất khẩu nhờ đầu tư thêm vốn và cơng nghệ. Chính vì vậy, lợi thế so sánh của các nước này ngày càng

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)