Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang NAFTA

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 59 - 61)

ĐVT: %

Nhóm hàng hóa 1999 2003 2007 2011

Hàng thô hay mới sơ chế 57,70 30,94 21,29 17,35

Lương thực, thực phẩm và động vật sống 41,10 25,61 13,35 13,89

Đồ uống và thuốc lá 0,04 0,04 0,01 0,02

Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 0,60 0,45 0,66 0,79

Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan 15,94 4,84 7,27 2,64

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,02 0,001 0,001 0,01

Hàng chế biến hay đã tinh chế 42,30 69,04 78,65 82,65

Hóa chất và sản phẩm liên quan 0,07 0,09 0,33 0,45

Hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu 4,04 2,93 3,58 6,53

Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 2,77 2,61 7,80 10,98

Hàng chế biến khác 35,42 63,41 66,94 64,69

Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên 0 0,02 0,06 0,004

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu xuất khẩu đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đó là tăng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến và giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô hoặc mới sơ chế. Cụ thể, xuất khẩu hàng thô năm 1999 chiếm đến 57,7% hàng hóa xuất khẩu vào thị trường NAFTA, nhưng giảm xuống còn 30,94% vào năm 2003 và chỉ còn chiếm 17,35% vào năm 2011. Ngược lại, xuất khẩu hàng chế biến năm 1999 chiếm 42,3% hàng hóa xuất khẩu vào thị trường NAFTA nhưng tăng dần lên 69,04% vào năm 2003, 78,65% vào năm 2007 và chiếm đến 82,65% năm 2011.

Xét tồn bộ 10 nhóm hàng thì có thể thấy hai nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là “Lương thực, thực phẩm và động vật sống” và “hàng chế biến khác”. Trong đó nhóm “hàng chế biến khác” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang NAFTA với hơn 60%. Nhóm hàng “Lương thực, thực phẩm và động vật sống” chiếm hơn 41% kim ngạch xuất khẩu vào năm 1999 và là nhóm hàng xuất khẩu nhiều nhất vào năm này. Nhưng đến năm 2011, con số này giảm xuống chỉ cịn 13,89%.

Ngồi ra, hai nhóm hàng khác cũng có sự thay đổi tương đối trong kim ngạch xuất khẩu. Nhóm “nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan” chiếm 15,94% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang NAFTA năm 1999 nhưng giảm chỉ cịn 2,64% vào năm 2011. Trong khi đó, nhóm “máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng” chỉ chiếm 2,77% kim ngạch xuất khẩu năm 1999 nhưng tăng lên gần 11% vào năm 2011.

Các nhóm hàng cịn lại chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu. Trong đó nhỏ nhất là nhóm “dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật” và hàng hóa khơng được xếp vào các nhóm trên, chỉ chiếm từ 0 đến 0,06% trong cơ cấu xuất khẩu.

Về trị giá xuất khẩu của các mặt hàng, bảng 3.4 dưới đây trình bày 12 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường NAFTA (tính cho năm 2011).

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 59 - 61)