Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang NAFTA

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 61 - 68)

ĐVT: Nghìn USD

SITC Mơ tả hàng hóa 1999 2003 2007 2011

TTBQ (%)

845 Quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc khơng 5.247 556.980 1.376.386 2.386.531 66,53

851 Giày dép 139.715 363.652 1.102.144 2.242.062 26,02

842 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải không dệt kim hoặc móc 4.484 376.907 1.233.659 1.561.074 62,86

821 Giường, tủ, bàn, ghế, bộ phận của chúng, bộ đồ giường, chiếu, nệm 950 135.254 1.086.323 1.552.837 85,26

841 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải khơng dệt kim hoặc móc 42.162 568.775 985.890 1.239.864 32,55

844 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc 2.728 293.058 670.426 1.219.039 66,28

843 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải dệt kim hoặc móc 831 187.030 292.561 637.338 73,94

034 Cá tươi, ướp lạnh, đông 23.066 151.199 200.913 627.500 31,69

333 Dầu thơ thu từ dầu mỏ hay khống chất có chứa bitum 97.919 201.088 797.576 456.521 13,69

057 Quả và hạt, trừ hạt có dầu, tươi hoặc khơ 24.600 104.410 226.878 440.335 27,18

036 Động vật giáp xác, động vật thân mềm…tươi, ướp lạnh, khô, ướp muối 114.282 644.325 530.476 428.541 11,64

071 Cà phê và chất thay thế cà phê 59.785 77.539 236.240 386.691 16,83

Nguồn: UNSD

Qua bảng trên ta nhận thấy, trong tổng số 12 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất thì có đến 07 mặt hàng thuộc nhóm 8, cịn lại là các mặt hàng thuộc nhóm 0 và chỉ có một mặt hàng thuộc nhóm 3. Xét về giá trị xuất khẩu, nhìn chung các mặt hàng đều có giá trị xuất khẩu tăng dần qua các năm, trong đó mặt hàng quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc khơng (SITC 845) có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Cụ thể, năm 2003 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 556.980 nghìn USD và đến năm 2011 là 2.386.531 nghìn USD, đạt 66,53%/năm về tốc độ tăng trưởng bình quân. Đứng thứ hai là mặt hàng giầy dép (SITC 851). Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng từ 139.715 nghìn USD năm 1999 lên 2.242.062 nghìn USD năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 26,02%/năm. Cà phê và chất thay thế cà phê (SITC 071) là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2011 với 386.691 nghìn USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,83%/năm.

Xem xét về tốc độ tăng trưởng bình quân, số liệu tại bảng trên cho thấy mặt hàng giường, tủ, bàn, ghế, bộ phận của chúng, bộ đồ giường, chiếu, nệm (mã SITC 821) có tốc độ tăng trưởng cao nhất 85,26%. Đứng thứ hai là mặt hàng quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải dệt kim hoặc móc (SITC 843) với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 73,94%. Đây là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất vào năm 1999. Tiếp theo là mặt hàng quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc khơng (SITC 845) với tốc độ tăng trưởng 66,53%/năm và quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc (SITC 844) đạt 66,28%. Mặt hàng động vật giáp xác, động vật thân mềm…tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối (SITC 036) là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất với 11,64%.

3.3. Phân tích lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng NAFTA

3.3.1. Kết quả về lợi thế so sánh

3.3.1.1. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA

Trong tổng số 238 mặt hàng xuất khẩu (xét ở mức SITC 3 chữ số) của Việt Nam sang thị trường NAFTA thì năm 1999 ta có 27 mặt hàng có lợi thế so sánh, năm 2003 là 27 mặt hàng. Năm 2007, con số này tăng lên 35 mặt hàng và năm 2011 ta có 39 mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang NAFTA. Như vậy, số sản phẩm xuất khẩu có lợi thế so sánh ngày càng tăng lên, năm 1999 chỉ chiếm 11,34% tổng số sản phẩm xuất khẩu sang NAFTA nhưng tăng lên 16,39% năm 2011. Bảng 3.5 trình bày cơ cấu lợi thế so sánh của hàng hóa xuất khẩu sang NAFTA.

Bảng 3.5: Cơ cấu lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang NAFTA

Nhóm hàng Số sản phẩm có lợi thế so sánh

1999 2003 2007 2011

Lương thực, thực phẩm và động vật sống 14 10 10 10

Đồ uống và thuốc lá 0 0 0 0

Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 2 2 3 4

Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan 1 0 0 0

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0 0 0 0

Tỷ trọng sản phẩm thô (%) 63 44,4 37,1 35,9

Hóa chất và sản phẩm liên quan 0 0 0 0

Hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu 5 5 7 9

Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 0 0 2 4

Hàng chế biến khác 5 10 13 12

Tỷ trọng sản phẩm đã tinh chế (%) 37 55,6 62,9 64,1

Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên 0 0 0 0

Tổng số sản phẩm có lợi thế so sánh 27 27 35 39

Bảng trên cho thấy cơ cấu lợi thế so sánh dựa chủ yếu vào các nhóm hàng 0 (lương thực, thực phẩm và động vật sống), 5 (hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu) và 8 (hàng chế biến khác). Trong số các sản phẩm có lợi thế so sánh thì tỷ trọng sản phẩm thơ có xu hướng giảm dần từ 63% năm 1999 xuống còn 35,9% năm 2011. Tương ứng tỷ trọng của các sản phẩm có lợi thế thuộc nhóm hàng đã tinh chế tăng từ 37% năm 1999 lên 64,1% năm 2011. Đây là sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Nghiên cứu thêm tại phụ lục 1 (kết quả về chỉ số lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NAFTA) cũng cho thấy, trong nhóm hàng đã tinh chế, năm 1999 mới chỉ có các mặt hàng lợi thế so sánh thuộc nhóm hàng chế tác đơn giản như dệt may, giày dép, rương, hịm, valy. Nhưng năm 2011 đã có thêm các sản phẩm lợi thế so sánh thuộc nhóm hàng chế tác cao hơn như: Tàu, thuyền (SITC 793), máy móc văn phịng (SITC 751) hay thiết bị điện chạy bằng rôto và phụ tùng (SITC 716). Đây là sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh theo xu hướng dựa vào các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao hơn.

Để có những cách nhìn cụ thể hơn về lợi thế so sánh của các mặt hàng ta đi phân tích kết quả của chỉ số RCA. Bảng 3.6 dưới đây trình bày 10 mặt hàng có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất giai đoạn 1999 - 2011.

Bảng 3.6: 10 mặt hàng xuất khẩu sang NAFTA có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất giai đoạn 1999 - 2011 SITC Chỉ số RCA 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trung bình 036 52,54 90,75 95,31 58,83 44,09 29,43 28,20 21,18 19,57 15,76 11,99 11,88 9,17 37,59 071 37,49 44,41 37,29 11,21 12,26 12,62 11,07 12,91 11,76 9,28 7,24 7,68 6,21 17,03 075 37,54 28,73 13,60 16,65 8,85 13,42 16,63 13,77 6,44 10,40 9,11 10,40 18,36 15,68 034 13,68 27,88 22,17 18,53 13,56 11,77 9,23 8,93 7,27 7,75 8,02 9,53 12,92 13,17 844 1,10 0,33 1,06 8,86 16,87 17,91 17,71 14,33 16,40 17,58 16,87 16,50 17,98 12,58 841 6,88 6,02 3,46 15,36 15,85 17,26 15,09 15,60 14,80 13,57 11,12 12,59 12,24 12,30 851 19,52 13,46 11,18 8,50 8,05 10,01 13,00 13,06 11,46 12,47 10,48 11,66 13,60 12,03 843 0,49 0,37 0,49 10,02 16,67 17,19 17,71 13,08 11,31 12,62 12,04 14,98 15,45 10,95 842 0,68 0,77 0,99 7,39 8,24 11,67 12,39 11,34 13,90 15,31 12,61 13,48 13,78 9,43 042 24,34 50,54 22,07 8,77 0,03 0,18 0,09 0,18 0,40 1,64 2,03 1,26 1,54 8,70 54

Qua bảng trên ta thấy hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chủ lực cũng là các sản phẩm có lợi thế so sánh. Điều này phù hợp với nhận định của lý thuyết lợi thế so sánh là những sản phẩm mà một nước xuất khẩu mạnh thường là những sản phẩm nước đó có lợi thế so sánh.

Bảng trên cũng cho thấy mặt hàng động vật giáp xác, động vật thân mềm…tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối (SITC 036) là mặt hàng có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất với giá trị trung bình là 37,59. Chỉ số này tăng trong giai đoạn 1999 – 2001 nhưng sau đó giảm dần qua các năm và giảm xuống còn 9,17 năm 2011. Mặt hàng này qua các năm từ 1999 đến 2007 đều đứng đầu về chỉ số lợi thế so sánh nhưng từ năm 2008 trở lại đây tụt xuống vị trí thứ hai sau mặt hàng quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc (SITC 844)

Mặt hàng có chỉ số lợi thế so sánh đứng thứ hai là cà phê và chất thay thế cà phê (SITC 071). Chỉ số của mặt hàng này có giá trị rất cao trong giai đoạn 1999 – 2001, dao động từ 37,29 đến 44,41 nhưng giảm dần xuống còn khoảng 11-13 giai đoạn 2002 – 2007 và năm 2011 giảm cịn 6,21. Ở vị trí thứ ba là mặt hàng quả, hạt đã hoặc chưa xay tán dùng làm gia vị (SITC 075). Chỉ số của mặt hàng này có sự biến thiên không rõ rệt. Tương tự, mặt hàng cá tươi, ướp lạnh, đơng (SITC 034) cũng có sự biến thiên khơng rõ ràng, tăng trong giai đoạn 1999 – 2000, giảm trong giai đoạn 2001 – 2006 nhưng lại tăng dần trong giai đoạn 2007 – 2011. Tiếp đến là mặt hàng quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc (SITC 844), nhìn chung chỉ số lợi thế so sánh của mặt hàng này có xu hướng tăng trong giai đoạn 1999 – 2011 từ 1,10 lên 17,98.

Các mặt hàng quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải không dệt kim hoặc móc (SITC 842) và quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải dệt kim hoặc móc (SITC 843) là hai mặt hàng khơng có lợi thế so sánh ở giai đoạn đầu, chỉ bắt đầu có lợi thế vào năm 2002 và năm 2011 có chỉ số lần lượt là 15,45; 13,78.

Xếp ở vị trí thứ 10 là mặt hàng gạo (SITC 042), mặt hàng này có chỉ số lợi thế so sánh rất cao ở những năm đầu nhưng trở thành mặt hàng khơng có lợi thế trong giai đoạn 2003 – 2007 và năm 2011 chỉ số này là 1,54, đạt mức trung bình cả giai đoạn là 8,7.

3.3.1.2. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Tổng số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 237, trong đó năm 1999 có 26 mặt hàng có lợi thế so sánh (đạt 10,97%), năm 2003 số mặt hàng có lợi thế so sánh vẫn là 26. Năm 2003 ta có 37 mặt hàng có lợi thế và tăng lên 41 mặt hàng năm 2011, đạt 17,3%.

Kết quả về 10 mặt hàng có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất (tính cho năm 2011) được trình bày tại bảng 3.7. Đứng ở vị trí thứ nhất là mặt hàng quả, hạt đã hoặc chưa xay tán dùng làm gia vị (SITC 075). Mặt hàng này có chỉ số lợi thế so sánh rất cao năm 1999 (40,26, chỉ xếp sau mã hàng SITC 036), nhưng giảm còn 6,55 năm 2007 và tăng lên 17,86 năm 2011. Mặt hàng quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc (SITC 844) đứng ở vị trí thứ hai, chỉ số lợi thế so sánh của mặt hàng này có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo sau là mặt hàng quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải dệt kim hoặc móc (SITC 843). Tuy nhiên, chỉ số lợi thế của mặt hàng này lại có sự biến thiên khơng rõ rệt. Mặt hàng tàu, thuyền và cấu kiện nổi (SITC 793) là mặt hàng mới chỉ có lợi thế so sánh từ năm 2009 nhưng vươn lên xếp ở vị trí thứ 4 năm 2011, đây là bằng chứng cho sự phát triển cao hơn về khoa học công nghệ.

Các mặt hàng quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải khơng dệt kim hoặc móc (SITC 842); cá, động vật giáp xác,… đã được chế biến, bảo quản (SITC 037) và quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc khơng (SITC 845) đều là các mặt hàng khơng có lợi thế so sánh vào năm 1999. Tuy nhiên, năm 2002 mặt hàng 842 và 845 được xếp trong nhóm sản phẩm có lợi thế so sánh với chỉ số 6,07, cịn SITC 037 bắt đầu có lợi thế từ năm 2000.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 61 - 68)