Lý thuyết H-O của Heckscher và Ohlin

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2.3. Lý thuyết H-O của Heckscher và Ohlin

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo khơng giải thích được nguyên nhân xuất hiện lợi thế so sánh và vì sao các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Heckscher và Ohlin đã phát triển lý thuyết lợi thế so sánh thông qua việc xác định nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất. Lý thuyết của Heckscher~Ohlin (H - O) dựa trên các giả định sau:

- Một là, thế giới chỉ có hai quốc gia, hai yếu tố sản xuất (vốn và lao động) và hai loại hàng hoá.

- Hai là, hai quốc gia sử dụng cùng một cơng nghệ sản xuất hàng hố giống nhau và thị hiếu của các dân tộc là giống nhau.

- Ba là, các sản phẩm khác nhau cần các yếu tố sản xuất ở các tỷ lệ khác nhau. Chẳng hạn, việc sản xuất gạo cần tỷ lệ lao động tương đối lớn hơn

trên mỗi đơn vị vốn, trong khi đó việc sản xuất ơ tô cần nhiều vốn hơn trên mỗi đơn vị lao động. Trong trường hợp này, gạo được gọi là mặt hàng thâm dụng lao động, cịn ơ tô được gọi là mặt hàng thâm dụng vốn.

- Bốn là, các quốc gia khác nhau có các yếu tố sản xuất sẵn có khác nhau. Một quốc gia được coi là dư thừa tương đối về vốn khi tỷ lệ vốn/lao động của quốc gia này lớn hơn so với quốc gia kia. Ngược lại, một quốc gia được cho là dư thừa tương đối về lao động khi tỷ lệ vốn/lao động của quốc gia này nhỏ hơn so với quốc gia kia.

- Năm là, tỷ lệ đầu tư và sản lượng của hai loại hàng hoá trong hai quốc gia là một hằng số. Cả hai quốc gia đều chun mơn hố sản xuất khơng hồn tồn.

- Sáu là, các yếu tố sản xuất di chuyển tự do trong phạm vi một quốc gia nhưng không di chuyển giữa các nước.

- Bảy là, thương mại tự do, khơng có hàng rào thuế quan và phi thuế quan, và chi phí vận chuyển bằng khơng.

Lý thuyết H - O khẳng định, nguồn gốc của lợi thế so sánh của một sản phẩm có được do sự dồi dào của số lượng yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cần sử dụng nhiều nhất. Do đó, một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hóa nào mà việc sản xuất ra nó dùng nhiều yếu tố sẵn có trong nước với giá rẻ và ngược lại, nhập khẩu hàng hóa cần nhiều yếu tố mà những yếu tố đó trong nước khan hiếm và giá đắt. Như vậy, sẽ tận dụng được lợi thế quốc gia và thu được nhiều lợi ích. Chẳng hạn, Nhật Bản chuyên mơn hố vào sản xuất hàng cơng nghệ cao vì Nhật Bản có nguồn lao động có tri thức cao và dồi dào nguồn vốn. Ngược lại, Ác-hen-ti-na lại chuyên mơn hố sản xuất nhiều sản phẩm nơng nghiệp vì quốc gia này có nhiều đất màu mỡ và nguồn lao động với chi phí thấp.

Chính điều kiện này đã làm xuất hiện sự chênh lệch về chi phí cơ hội trong việc sản xuất các loại sản phẩm giữa các quốc gia. Lý thuyết H – O đã

giải thích được trường hợp những nước có năng suất lao động tương đối thấp nhưng vẫn có lợi thế tương đối và vẫn có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, lý thuyết này trở nên bế tắc trong tình huống một mặt hàng có thể được sản xuất với nhiều tư bản ở nước có tương đối dư thừa tư bản. Nghĩa là tồn tại khả năng thay thế cho nhau của các yếu tố sản xuất trong sản xuất ra một mặt hàng (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, 2008).

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)