10 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ có lợi thế so sánh cao nhất

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 68 - 76)

SITC

Mơ tả hàng hóa Chỉ số RCA

1999 2003 2007 2011

075 Quả, hạt đã hoặc chưa xay tán dùng làm gia vị 40,26 7,91 6,55 17,86

844 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc 1,01 14,76 14,57 15,85

843 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải dệt kim hoặc móc 0,28 14,30 9,64 13,15

793 Tàu, thuyền và cấu kiện nổi 0,05 0,00 0,12 13,00

842 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải khơng dệt kim hoặc móc 0,38 6,98 12,25 11,94

037 Cá, động vật giáp xác,… đã được chế biến, bảo quản 0,80 3,12 8,52 10,92

851 Giày dép 14,07 5,52 8,41 10,55

841 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải khơng dệt kim hoặc móc 3,99 13,44 12,74 10,46

277 Đá mài tự nhiên (bao gồm cả kim cương công nghiệp) 0,00 0,01 0,00 9,68

845 Quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc khơng 0,39 7,56 9,02 9,56

Xếp ở vị trí thứ 9, mặt hàng Đá mài tự nhiên (bao gồm cả kim cương cơng nghiệp) cũng khơng có lợi thế so sánh trong giai đoạn 1999 – 2007 nhưng tăng dần từ 1,44 năm 2008 lên 9,68 năm 2011. Xếp cuối cùng trong bảng là mặt hàng SITC 845 với chỉ số lợi thế so sánh năm 2011 là 9,56.

Ngồi ra, nếu tính chỉ số lợi thế so sánh trung bình cho cả giai đoạn thì các mặt hàng sau cũng có chỉ số lợi thế so sánh cao. Một là, động vật giáp xác, động vật thân mềm,…tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối (SITC 036) với chỉ số lợi thế trung bình là 33,17, xếp vị trí thứ nhất. Chỉ số của mặt hàng này từ 1999 đến 2008 rất cao, dao động từ 12,45 đến 82,76 nhưng giảm dần đến 2011 là 7,25. Hai là, cà phê và chất thay thế cà phê (SITC 071) có chỉ số trung bình 16,08, xếp vị trí thứ hai. Giai đoạn 1999 – 2001, mặt hàng này có chỉ số cao, từ 35,78 đến 42,43 nhưng có xu hướng giảm dần, đến 2011 còn 5,46. Ba là mặt hàng gạo (SITC 042) có chỉ số trung bình là 15,10. Mặt hàng gạo từ 1999 đến 2002 có chỉ số lợi thế rất cao nhưng giai đoạn 2003 – 2007 khơng có lợi thế, năm 2011 có chỉ số lợi thế so sánh là 2,28. Bốn là mặt hàng cá tươi, ướp lạnh, đông (SITC 034) với chỉ số trung bình 11,07.

3.3.1.3. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ca-na-đa

Với thị trường ca-na-đa ta xuất khẩu tổng cộng 199 mặt hàng, trong đó số mặt hàng có lợi thế so sánh qua các năm 1999, 2003, 2007, 2011 lần lượt là: 28, 38, 39 và 40.

Bảng 3.8 dưới đây trình bày kết quả chỉ số lợi thế so sánh cao nhất (năm 2011) của 10 mặt hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa.

Bảng 3.8: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa có lợi thế so sánh cao nhất

SITC Mơ tả hàng hóa Chỉ số RCA

1999 2003 2007 2011

036 Động vật giáp xác, động vật thân mềm,…tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối 32,57 47,64 66,36 31,48

265 Sợi dệt gốc thực vật thô hoặc đã chế biến nhưng chưa xe, phế liệu từ sợi thực vật 0,00 0,00 102,72 28,79

034 Cá tươi, ướp lạnh, đông 0,91 15,03 24,95 26,35

851 Giày dép 73,34 41,87 31,46 24,05

037 Cá, động vật giáp xác,… đã được chế biến, bảo quản 0,92 1,26 10,55 23,65

843 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải dệt kim hoặc móc 4,33 15,15 19,40 19,83

075 Quả, hạt đã hoặc chưa xay tán dùng làm gia vị 0,00 24,25 10,77 19,53

841 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải khơng dệt kim hoặc móc 57,94 22,78 23,40 16,63

844 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc 2,28 11,64 13,42 16,43

842 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải khơng dệt kim hoặc móc 6,55 13,72 12,95 16,24

Nhìn chung, ta thấy cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam ở thị trường Ca-na-đa khá tương đồng với cơ cấu lợi thế so sánh ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, ở thị trường này, mặt hàng có lợi thế so sánh cao nhất là động vật giáp xác, động vật thân mềm,…tươi, ướp lạnh, đông, khô, ướp muối (SITC 036). Chỉ số lợi thế của mặt hàng này giữ ở mức cao qua các năm, trong đó cao nhất là năm 2004 với 76,68. Ở vị trí thứ hai là mặt hàng sợi dệt gốc thực vật thô hoặc đã chế biến nhưng chưa xe, phế liệu từ sợi thực vật (SITC 265) nhưng mặt hàng này chỉ mới có lợi thế so sánh từ năm 2005. Năm 2007 mặt hàng này có chỉ số lợi thế so sánh rất cao _ 102,72. Đứng thứ ba là cá tươi, ướp lạnh, đơng (SITC 034). Nhóm hàng này có chỉ số RCA tăng dần từ 0,91 năm 1999 lên 26,35 năm 2011.

Cũng giống như ở thị trường Mỹ, các mặt hàng có mã SITC 841, 842, 843, 844, 851, 037, 075 đều là các mặt hàng có lợi thế so sánh ở nhóm cao nhất. Nhưng nhìn chung, chỉ số RCA của những mặt hàng này ở thị trường Ca-na-đa cao hơn thị trường Mỹ.

Cịn nếu tính lợi thế so sánh trung bình cả giai đoạn thì các mặt hàng sau cũng có lợi thế cao khi xuất khẩu sang Ca-na-đa, bao gồm: Rương, hịm, valy, ví đựng đồ nữ trang (SITC 831); Xe máy, xe đạp có hoặc khơng có động cơ (SITC 785); Cao su tự nhiên ở dạng nguyên sinh, tấm, lá dải (SITC 231); Cà phê và chất thay thế cà phê (SITC 071).

3.3.1.4. Lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mê-hi-cơ

So với hai thị trường trên thì Mê-hi-cơ là quốc gia mà Việt Nam có số lượng hàng hóa xuất khẩu ít nhất _ 136 mặt hàng. Trong số đó, năm 1999 ta có 13 mặt hàng có lợi thế so sánh, năm 2003 là 19 mặt hàng, năm 2007 là 25 mặt hàng và năm 2011 tăng lên thành 32 mặt hàng. Tuy số mặt hàng có lợi thế là ít nhất nhưng xét về tỷ trọng so với tổng số hàng xuất khẩu thì lại là cao nhất với 23,53% năm 2011.

Bảng 3.9 trình bày 10 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mê-hi-cơ có lợi thế so sánh cao nhất năm 2011.

Bảng 3.9: 10 mặt hàng xuất khẩu sang Mê-hi-cơ có lợi thế so sánh cao nhất

SITC

Mơ tả hàng hóa Chỉ số RCA

1999 2003 2007 2011

034 Cá tươi, ướp lạnh, đông 0,00 54,64 109,02 168,92

071 Cà phê và chất thay thế cà phê 0,00 0,00 214,84 160,63

851 Giày dép 248,30 248,72 192,90 156,35

841 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải khơng dệt kim hoặc móc 13,14 25,17 29,04 32,78

843 Quần áo nam hay trẻ em trai bằng vải dệt kim hoặc móc 0,10 23,27 19,86 30,40

842 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải khơng dệt kim hoặc móc 0,54 9,08 21,43 29,07

751 Máy móc văn phịng 0,00 0,00 0,00 25,92

793 Tàu, thuyền và cấu kiện nổi 0,00 0,00 0,00 20,11

844 Quần áo nữ hay trẻ em gái bằng vải dệt kim hoặc móc 0,00 14,74 11,69 15,07

845 Quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc khơng 1,96 5,32 12,29 11,07

Cũng giống như hai thị trường trên, các mặt hàng có mã SITC 841, 842, 843, 844, 851 vẫn nằm trong top các mặt hàng có chỉ số lợi thế so sánh cao. Tuy nhiên, có hai mặt hàng khác với Mỹ và Ca-na-đa nằm trong nhóm có lợi thế cao ở Mê-hi-cơ, đó là máy móc văn phịng (SITC 751) và quần áo khác bằng vải dệt kim hay móc hoặc khơng (SITC 845).

Ở thị trường này, mặt hàng cá tươi, ướp lạnh, đơng (SITC 034) có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất và có giá trị tăng dần, từ 0 năm 1999 lên 168,92 năm 2011. Mặt hàng cà phê và chất thay thế cà phê (SITC 071) xếp ở vị trí thứ hai với chỉ số RCA là 160,63 năm 2011. Đây là mặt hàng khơng có lợi thế ở năm 1999. Vị trí thứ ba là mặt hàng giày dép (SITC 851). Mặt hàng này có chỉ số lợi thế so sánh rất cao, luôn dẫn đầu qua các năm, chỉ tụt xuống vị trí thứ hai sau SITC 034 vào năm 2009 và 2011. Xét về giá trị trung bình, SITC 851 có chỉ số lợi thế so sánh cao nhất với kết quả là 240,37.

Mặt hàng máy móc văn phịng (SITC 751) bắt đầu có lợi thế so sánh từ năm 2008, cịn mặt hàng tàu, thuyền và cấu kiện nổi (SITC 793) chỉ mới có lợi thế so sánh từ năm 2011.

Hai mặt hàng khác cũng có chỉ số lợi thế so sánh cao nếu tính theo giá trị trung bình của RCA là: Quần áo, đồ phụ trợ bằng vải khơng dệt; mũ nón (SITC 848) với chỉ số trung bình là 44,45 và quả, hạt đã hoặc chưa xay tán dùng làm gia vị (SITC 075) có chỉ số 11,66.

3.3.2. Tính ổn định về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Tính ổn định của mặt hàng xuất khẩu được xác định thông qua phân tích chỉ số tương đồng xuất khẩu Finger & Kreinin (F-K). Đây là chỉ số đánh giá mức độ thay đổi trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong hai thời kỳ hoặc hai năm. Kết quả tính tốn về chỉ số F-K được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10: Chỉ số tƣơng đồng xuất khẩu Finger & Kreinin

Nhóm hàng 1999-2002 2002-2005 2005-2008 2008-2011 1999- 2011

Tổng số 0,800 0,833 0,940 0,937 0,595

Lương thực, thực phẩm và động vật sống 0,733 0,787 0,836 0,853 0,857

Đồ uống và thuốc lá 0,685 0,797 0,573 0,253 0,196

Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 0,835 0,665 0,783 0,791 0,728

Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan 0,996 0,996 0,999 0,933 0,933

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,288 0,213 0,966 0,836 0,877

Hóa chất và sản phẩm liên quan 0,423 0,458 0,490 0,603 0,327

Hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu 0,728 0,750 0,691 0,635 0,398

Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 0,223 0,531 0,446 0,758 0,179

Hàng chế biến khác 0,496 0,825 0,886 0,925 0,415

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu của UNSD

Kết quả tính tốn ở bảng trên cho thấy, xét một cách tổng thể, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang NAFTA có sự thay đổi một cách tương đối trong giai đoạn 1999 – 2011 với chỉ số F-K là 0,595. Tuy nhiên, khi xét từng giai đoạn nhỏ hơn thì ta thấy có sự khác nhau về thay đổi cơ cấu xuất khẩu giữa các giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1999 – 2002 là giai đoạn có chỉ số F-K thấp nhất so với các giai đoạn còn lại. Như vậy có nghĩa giai đoạn 1999 – 2002 là giai đoạn có sự thay đổi lớn nhất về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi đây là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1998. Giai đoạn 2005 – 2008 là giai đoạn mà cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ổn định nhất với chỉ số F-K là 0,940.

Trong tổng số chín nhóm hàng thì nhóm hàng số 7 (máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng) có sự thay đổi về cơ cấu xuất khẩu lớn nhất với chỉ số F-K cả giai đoạn là 0,179. Trong đó, cơ cấu xuất khẩu của nhóm hàng này thay đổi chủ yếu trong giai đoạn 1999 – 2002, F-K là 0,223. Nhóm hàng cũng có sự thay đổi nhiều về cơ cấu xuất khẩu là nhóm số 1 (Đồ uống và thuốc lá) với chỉ số F-K là 0,196; trong đó, sự thay đổi nhiều nhất cơ cấu xuất khẩu là giai đoạn 2008 – 2011 với chỉ số F-K là 0,253.

Cơ cấu xuất khẩu của nhóm hàng dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật có sự thay đổi nhiều trong các giai đoạn 1999 – 2002 (0,228) và 2002 – 2005 (0,213) nhưng lại rất ổn định vào giai đoạn 2005 – 2008 (0,966) và ở giai đoạn 2008 – 2011 có ít thay đổi.

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm và động vật sống có sự ổn định tương đối cao về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu với chỉ số F-K dao động từ 0,733 đến 0,853. Điều này là hồn tồn hợp lý bởi đây là nhóm hàng mà nước ta có lợi thế xuất khẩu và xuất khẩu khá ổn định không chỉ riêng sang thị trường NAFTA mà cả thế giới.

Với chỉ số F-K dao động từ 0,933 đến 0,999 có thể thấy nhóm hàng nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan là mặt hàng có ít sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu hơn cả. Bởi vì trong nhóm hàng này Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu mặt hàng dầu thô thu từ dầu mỏ hay khống chất có chứa bitum (mã SITC 333).

3.3.3. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường NAFTA

Trong phần này tác giả sẽ đi sâu phân tích triển vọng xuất khẩu của từng nhóm hàng hóa của Việt Nam xuất sang thị trường NAFTA (riêng với nhóm 9, do nước ta chỉ xuất khẩu một mặt hàng là vàng phi tiền tệ (mã SITC 971) nên khơng thể tính tốn được cơ cấu). Việc phân tích này cũng dựa trên tính tốn về chỉ số tương đồng xuất khẩu Finger & Kreinin (F-K). Tuy nhiên, trong trường hợp này chỉ số F-K dùng đánh giá mức độ tương đồng giữa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới với cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của NAFTA từ thế giới. Từ đó cho thấy triển vọng xuất khẩu của hàng hóa nước ta sang thị trường NAFTA.

Trước hết, kết quả về chỉ số F-K đối với nhóm hàng 0 (Lương thực, thực phẩm và động vật sống) được trình bày tại bảng 3.11.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường NAFTA (Trang 68 - 76)