1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý việc thực hiện GD hòa nhập trẻ KT

105 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 910 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước thì giáo dục cũng đã có những bước phát triển đáng kể về chất lượng, quy mô và loại hình đào tạo. Giáo dục đã và đang thể hiện vai trò trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước. Trong đó nổi lên một vấn đề đang được quan tâm và cũng là xu thế tất yếu cho sự phát triển hiện nay đó là giáo dục dành cho tất cả mọi người. Trong xu thế đó, việc phổ cập giáo dục được tiến hành đồng bộ trên cả ba cấp học bao gồm tiểu học, THCS và THPT với mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục là đảm bảo cơ hội và quyền được hưởng giáo dục cho mọi trẻ em; nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển môi trường giáo dục phù hợp nhất cho sự tham gia của trẻ. Trong đó, có cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và đặc biệt là trẻ khuyết tật. Hiện nay ở Việt Nam, theo ước tính từ Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ em khuyết tật độ tuổi 017 tuổi (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ dưới 6 tuổi có tỷ lệ khuyết tật là 1,39% số trẻ cùng độ tuổi. Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em trong điều tra tại cộng đồng là khuyết tật về vận động (chiếm 22,4%) và khuyết tật về nói (chiếm 21,4% tổng số trẻ khuyết tật). Trẻ em khuyết tật là nhóm ít có khả năng được chăm sóc y tế hoặc được đi học nhất. Đây là một trong những nhóm trẻ em dễ bị tổn thương nhất bởi bạo lực, xâm hại, bóc lột và xao nhãng, đặc biệt là khi trẻ bị dấu diếm hoặc bị gửi vào các trung tâm. Đảng và Nhà nươc ta đã đưa ra rất nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ rõ đường lối của ngành Giáo dục cần phải hỗ trợ trẻ em khuyết tật nhằm thúc đẩy các điều kiện sống cho NKT trong đó có trẻ em KT với các chính sách xã hội, văn bản pháp lý như Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam năm 1992; Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991; Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 (Điều 16 – chương 3) … Trên cơ sở đó, các chương trình can thiệp sớm, các chương trình giáo dục hòa nhập, hội nhập, các trường dạy chuyên biệt đã được thành lập cùng chung tay giúp đỡ trẻ em khuyết tật Việt Nam. Hoà Bình là một tỉnh miền núi, trước năm 1999 cũng đã có khoảng 25% trẻ khuyết tật học trong trường tiểu học và THCS song còn mang tính tự phát và chất lượng học tập kém. Dưới sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, sự hỗ trợ chuyên môn của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục chuyên biệt thuộc Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, ngành giáo dục đã tập trung chủ yếu vào cấp tiểu học tổ chức triển khai nhiều hoạt động và thực sự đã đạt được một số hiệu quả trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường tiểu học. Tuy nhiên, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế rất cơ bản trong công tác quản lý, việc tiến hành còn lúng túng và hiệu quả chưa cao, chất lượng giáo dục hoà nhập còn thấp, thiếu bền vững, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhận thức của người dân về GDHN trẻ KT chưa cao nên chất lượng giáo dục ở đây còn nhiều hạn chế. Vì vậy, quá trình GDHN trẻ KT cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan. Hơn nữa vấn đề quản lý việc thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường tiểu học đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp hợp lý giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục hòa nhập tại một địa phương có hoàn cảnh khó khăn không những mang ý nghĩa lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Với suy nghĩ trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Một số giải pháp quản lý việc thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường tiểu học tỉnh Hoà Bình”. Nghiên cứu được thực hiện tại Tỉnh Hòa Bình.

Trang 1

Tên đề tài : "Một số giải pháp quản lý việc

thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường

Tiểu học tỉnh Hoà Bình"

HOÀ BÌNH – NĂM.

Trang 2

-Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Mục tiêu nghiên cứu

- Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

– Cấu trúc luận văn

Chương I: Cơ sở lý luận của quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểu học

1.1 Một số vấn đề chung về trẻ khuyết tật

1.1.1 Khái niệm khuyết tật, trẻ khuyết tật

1.1.2 Phân loại trẻ khuyết tật

1.1.3.Đặc điểm phát triển và tâm lý của trẻ khuyết tật

1.2 Giáo dục hòa nhậpvà lợi ích của giáo dục hòa nhập

1.2.1 Khái niệm giáo dục hòa nhập

1.2.2 Lợi ích của giáo dục hòa nhập

1.3 Cơ sở lý luận về Quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểu học

1.3.1 Một số khái niệm

1.3.2. Quy trình quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểu học

1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý việc thực hiện GDHN trong trường tiểu học

Chương II: Thực trạng quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểu học tại tỉnh Hoà

Bình2.1 Khái quát về tình hình giáo dục tỉnh Hoà Bình

2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên – xã hội

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và trẻ KT lứa tuổi học sinh tiểu học tại Hòa Bình

2.1.3 Công tác giáo dục hòa nhập tại tỉnh Hòa Bình

2.2 Thực trạng về quản lý việc thực hiện GDHN trong trường tiểu học

2.2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểu học

tại Hòa Bình

2.2.2 Thực trạng lập kế hoạch GDHN

2.2.3 Thực trạng việc tổ chức thực hiện GDHN

2.2.4 Về công tác chỉ đạo thực hiện GDHN

2.2.5 Thực trạng về kiểm tra và đánh giá GDHN

Trang 3

3.1.1 Phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo

3.1.2 Phù hợp với tình hình thực tế GDHN và kinh tế - xã hội ở địa phương

3.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp

3.2 Các giải pháp quản lý việc thực hiện GDHN trong truờng tiểu học

3.2.1 Nâng cao nhận thức về GDHN cho cộng đồng và nhà trường

3.2.2 Tăng cường các biện pháp quản lý

3.2.3 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý - giáo viên về GDHN và sử dụnghợp lý đội ngũ giáo viên

3.2.4 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá

3.2.5 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho GDHN

3.3 Khảo sát ý kiến chuyên gia về các giải phá p

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Thống kê số lượng CBQL và giáo viên đã được tập huấn về GDHNBảng 2: Đánh giá nhu cầu được tập huấn về GDHN của cán bộ quản lý và giáo viên

Bảng 3: Số lượng học sinh KT học hoà nhập Năm học 2012 – 2013

Bảng 4: Số lượng học sinh KT học hoà nhập tính theo khối lớp

Bảng 5: Đánh giá của CBQL và giáo viên về chương trình, nội dung và phương pháp dạy hoà nhập

Bảng 6: Đánh giá của CBQL và giáo viên về cơ sở vật chất, thiết bị - đồ

dùng dạy học hoà nhập

Bảng 7: Đánh giá, xếp loại học sinh KT học hoà nhập qua các năm

Bảng 8: Đánh giá hạnh kiểm học sinh KT học hoà nhập qua các năm

Bảng 9: Tình hình học sinh KT sau khi học tiểu học trong 3 năm

Bảng 10: Chính quyền và cộng đồng nhận thức về trẻ KT và GDHN

Bảng 11: Đánh giá về thái độ, nhận thức của CBQL và giáo viên về GDHN.Bảng 12: Nhận thức của giáo viên về khả năng học hòa nhập của các đối tượnghọc sinh khuyết tật

Bảng 13: Tự đánh giá của CBQL về xây dựng kế hoạch toàn diện GDHN Bảng 14: Đánh giá của giáo viên về việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá

nhân cho học sinh KT

Bảng 15: Đánh giá của CBQL và giáo viên về tổ chức thực hiện GDHN

Bảng 16: Đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và giáo viên về công tác chỉ đạo thực hiện GDHN của hiệu trưởng

Bảng 17: Tự đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về công tác kiểm tra

đánh giá GDHN

Trang 5

Bảng 18: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp

quản lý việc thực hiện GDHN tại các trường tiểu học ở Hòa Bình

Sơ đồ 1: Quy trình quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT

Sơ đồ 2: Quy trình hỗ trợ của nhóm HTCĐ cho trẻ KT

Biểu đồ 1: Tỷ lệ học sinh KT học hoà nhập tiểu học

Biểu đồ 2: Số lượng học sinh học hoà nhập ở các khối lớp tiểu học

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước thì giáodục cũng đã có những bước phát triển đáng kể về chất lượng, quy mô và loại hình đàotạo Giáo dục đã và đang thể hiện vai trò trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chấtlượng cao phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước Trong đó nổi lên một vấn đềđang được quan tâm và cũng là xu thế tất yếu cho sự phát triển hiện nay - đó là giáo dụcdành cho tất cả mọi người

Trong xu thế đó, việc phổ cập giáo dục được tiến hành đồng bộ trên cả ba cấphọc bao gồm tiểu học, THCS và THPT với mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục làđảm bảo cơ hội và quyền được hưởng giáo dục cho mọi trẻ em; nâng cao chất lượnggiáo dục; phát triển môi trường giáo dục phù hợp nhất cho sự tham gia của trẻ Trong

đó, có cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và đặc biệt

là trẻ khuyết tật Hiện nay ở Việt Nam, theo ước tính từ Chương trình Phục hồi chứcnăng dựa vào cộng đồng, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-17tuổi (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ dưới 6 tuổi có tỷ lệ khuyết tật là1,39% số trẻ cùng độ tuổi Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em trong điều tra tại cộngđồng là khuyết tật về vận động (chiếm 22,4%) và khuyết tật về nói (chiếm 21,4% tổng

số trẻ khuyết tật) Trẻ em khuyết tật là nhóm ít có khả năng được chăm sóc y tế hoặcđược đi học nhất Đây là một trong những nhóm trẻ em dễ bị tổn thương nhất bởi bạolực, xâm hại, bóc lột và xao nhãng, đặc biệt là khi trẻ bị dấu diếm hoặc bị gửi vào cáctrung tâm

Đảng và Nhà nươc ta đã đưa ra rất nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ rõ đường lốicủa ngành Giáo dục cần phải hỗ trợ trẻ em khuyết tật nhằm thúc đẩy các điều kiện sốngcho NKT trong đó có trẻ em KT với các chính sách xã hội, văn bản pháp lý như Hiếnpháp nước CH XHCN Việt Nam năm 1992; Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991; Pháp

Trang 6

lệnh về người tàn tật năm 1998 (Điều 16 – chương 3) … Trên cơ sở đó, các chương

trình can thiệp sớm, các chương trình giáo dục hòa nhập, hội nhập, các trường dạychuyên biệt đã được thành lập cùng chung tay giúp đỡ trẻ em khuyết tật Việt Nam

Hoà Bình là một tỉnh miền núi, trước năm 1999 cũng đã có khoảng 25% trẻkhuyết tật học trong trường tiểu học và THCS song còn mang tính tự phát và chấtlượng học tập kém Dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, sự hỗ trợ chuyên môn của Trungtâm nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục chuyên biệt thuộc Viện Chiến lược

và Chương trình giáo dục, ngành giáo dục đã tập trung chủ yếu vào cấp tiểu học tổ chứctriển khai nhiều hoạt động và thực sự đã đạt được một số hiệu quả trong công tác giáodục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường tiểu học Tuy nhiên, giáo dục hoà nhập trẻkhuyết tật còn nhiều hạn chế rất cơ bản trong công tác quản lý, việc tiến hành còn lúngtúng và hiệu quả chưa cao, chất lượng giáo dục hoà nhập còn thấp, thiếu bền vững, cơ

sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhận thức của người dân về GDHN trẻ KT chưa caonên chất lượng giáo dục ở đây còn nhiều hạn chế Vì vậy, quá trình GDHN trẻ KT cầntiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan Hơn nữa vấn đề quản

lý việc thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường tiểu học đến nay vẫnchưa có tác giả nào nghiên cứu Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp hợp

lý giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục hòa nhập tại một địa phương cóhoàn cảnh khó khăn không những mang ý nghĩa lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễnsâu sắc

Với suy nghĩ trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : " Một số giải pháp quản lý việc thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường tiểu học tỉnh Hoà Bình” Nghiên cứu được thực hiện tại Tỉnh Hòa Bình.

2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới, Giáo dục hòa nhập cho trẻ KT từ lâu đã được tất cả các quốc giatrên thế giới quan tâm Trong hơn bốn thế kỷ qua, tuỳ thuộc vào sự phát triển của từngthời kỳ lịch sử, giáo dục trẻ KT đã trải qua ba mô hình giáo dục khác nhau Thế kỷXVI, mô hình giáo dục chuyên biệt ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới của giáodục trẻ KT với tính tích cực, ưu việt và phù hợp với tính lịch sử của nó Đến những năm

40 của thế kỷ XX một mô hình giáo dục trẻ KT ra đời: mô hình giáo dục hội nhập vớiđổi mới tích cực hơn và mô hình GDHN xuất hiện năm 1970

Trang 7

Từ sau năm 1994, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về GDHN, cách thức tổchức và quản lý GDHN.

Nhà giáo dục, chuyên gia tư vấn Phục hồi chức năng người khiếm thị, WilliamG.Brohier (1994) trong các nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng cần theo dõi và đánh giáthường xuyên sự tiến triển của các chương trình GDHN nhằm đạt được các mục tiêu đã

đề ra Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập và nêu ra những mục tiêu chungnhất về GDHN, cách thức thực hiện, các điều kiện đảm bảo cho thực hiện GDHN vànhững tiêu chí đánh giá công việc này

Tiến sỹ chuyên về giáo dục đặc biệt, Sudesh Mukhopadhyagy (1999) cũng đã kếtluận: Việc nhận dạng và phát hiện trẻ KT cần được phối hợp với các cơ quan, tổ chứctrong nước và các tổ chức phi Chính phủ Việc làm này cần được đưa vào kế hoạch củamỗi năm học và được xem như một phần của kế hoạch giáo dục chung của nhà trường

Không chỉ trên thế giới, GDHN trẻ KT ngày càng được quan tâm tại Việt Nam

và được xác định là hình thức giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục của trẻ KTViệt Nam Nhiều nghiên cứu trong nước về GDHN trẻ khuyết tật cũng đã được thựchiện như:

Th.s Huỳnh Ngọc Trà thực hiện nghiên cứu Các biện pháp quản lý GDHN trẻ

KT ở bậc tiểu học tỉnh Quảng Nam năm 2006 Tác giả đã đề cập đến các vấn đề về

quản lý, quản lý GDHN cho trẻ KT ở cấp tiểu học trên địa bàn một tỉnh Từ đó đề xuấtsáu giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả GDHN trẻ KT cấp tiểu học tạitỉnh Quảng Nam [24]

Cũng trong năm 2006, Hà Thanh Vân thực hiện nghiên cứu có tên: “Một số biện pháp quản lý GDHN học sinh khiếm thị của hiệu trưởng các trường tiểu học ở TP Hồ Chí Minh” Trong phần trình bày của mình, tác giả dành sự quan tâm và tập trung

nghiên cứu vào đối tượng trẻ khiếm thị Thực trạng về nhận thức; điều kiện cơ sở vậtchất cơ sở thiết bị; hoàn cảnh; biện pháp quản lý đối với GDHN trẻ khiếm thị cấp tiểuhọc Đề xuất được các giải pháp quản lý GDHN trẻ khiếm thị của hiệu trưởng cáctrường tiểu học tại Tp Hồ Chí Minh[28]

Tác giả Nguyễn Xuân Hải năm 2008 thực hiện nghiên cứu khoa học cấp trường

tại DH SP Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý giáo dục trẻ em thiệt thòi ở Việt Nam” Nghiên cứu chỉ ra những hạn chế trong việc quản lý

hỗ trợ trẻ em thiệt thòi bao gồm trẻ em đường phố, trẻ em lao động sớm và các nhóm

Trang 8

trẻ em thiệt thòi có nguy cơ cao trong đó có trẻ em khuyết tật Nghiên cứu chỉ ra nhữngkhó khăn trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục do đặc thù tính chất đối tượng trẻ và sự kếthợp chưa hợp lý của gia đình và xã hội tạo nên những rào cản trong công tác hỗ trợ trẻmặc dù hệ thống pháp lý đã được quy định cụ thể Mặc dù những đề xuất trong quản lýgiáo dục cũng được đưa ra nhưng không tập trung vào đối với đối tượng giáo dục hòanhập.

GDHN trẻ KT ở nước ta đã được thực hiện gần 20 năm và đạt được những kếtquả ban đầu như huy động được nhiều số trẻ em khuyết tật đến lớp, bồi dưỡng năng lựcGDHN trẻ KT cho cán bộ quản lý, giáo viên Đặc biệt, các nghiên cứu về lý luận, thựchiện GDHN đã thu được những kết quả có ý nghĩa khoa học làm cơ sở cho Bộ GD&DTtrong việc định hướng phát triển GDHN Nhìn chung các tác giả nêu trên đã nghiên cứu

và đề cập đến việc tổ chức và quản lý GDHN cho trẻ KT trong trường tiểu học từ nhiềukhía cạnh khác nhau Tuy nhiên tất cả các công trình nghiên cứu trên chưa có công trìnhnào nghiên cứu về quản lý việc thực hiện GDHN cho trẻ KT trong trường tiểu họcthuộc phạm vi cấp huyện Do vậy, việc nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung về

lý luận và thực tiễn cho công tác quản lý việc thực hiện GDHN cho trẻ KT ở cấp tiểuhọc

3 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài vận dụng lý luận về việc quản lý và lý thuyết hệ thống để phân tích nhữngđặc điểm của hệ thống quản lý GDHN tại địa phương cấp tỉnh, huyện Từ đó, đóng gópthêm những cơ sở lý luận về công tác quản lý GDHN bậc tiểu học

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn rút ra những kết luận về điểm yếu, điểm mạnh,khái quát chung về công tác quản lý GDHN tại bậc học tiểu học tại tỉnh miền núi HòaBình Từ đó, đóng góp những biện pháp cải thiện công tác quản lý GDHN tại cáctrường tiểu học tại Hòa Bình sao cho thực hiện tốt hơn và hoàn thiện hơn trong tươnglai

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá thực trạng quản lý việc thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trongtrường Tiểu học tỉnh Hoà Bình

Trang 9

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý việc thực hiện giáo dục hoà nhập trẻkhuyết tật trong trường Tiểu học tỉnh Hoà Bình

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậttrong trường tiểu học

- Phạm vi nghiên cứu: các trường tiểu học tại tỉnh Hòa Bình có thực hiện công tácgiáo dục hòa nhập

- Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ 2010 – 2013

6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tổng quan một số vấn đề lý luận về quản lý thực hiện giáo dục hòa nhậptrong trường tiểu học

- Tìm hiểu thực trạng quản lý việc thực hiện giáo dục hòa nhập trong trườngtiểu học tại tỉnh Hòa Bình

- Đề xuất và lấy ý kiến đánh giá một số giải pháp quản lý thực hiện GDHNtrong trường tiểu học tại tỉnh Hòa Bình

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu về lý luận quản lý giáo dục, giáo dục học, tâm lý học, khoa học quản

lý thông qua các tài liệu trong nước và Quốc tế về giáo dục trẻ khuyết tật Phân tích,tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu và thực tiễn DGHN trẻ KT

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Sử dụng các phiếu quan sát để quan sát các hoạt động trong nhà trường, dự giờmột số tiết học nhằm tìm hiểu công tác tổ chức lớp học, quản lý lớp học, phương phápgiảng dạy của giáo viên, khả năng học tập của học sinh và việc quản lý giáo dục hòanhập trẻ khuyết tật của cán bộ quản lý trường tiểu học

7.2.2 Phương pháp sử dụng phiếu hỏi

Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi trưng cầu ý kiến đối với lãnh đạo, chuyên viênphòng Giáo dục – Đào tạo, cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh các trường tiểu học,các ban ngành đoàn thể thị xã, các cán bộ ban ngành xã, thôn và phụ huynh trẻ KT tạiTỉnh Hòa Bình nhằm thu thập số liệu để tìm hiểu thực trạng công tác GDHN Tổng sốlượng phiếu phát ra 235 người gồm: 2 lãnh đạo phòng và 8 chuyên viên phòng giáo

Trang 10

dục, 56 CBQL và 62 giáo viên dạy hoà nhập các trường tiểu học; 32 em học sinh và

75 phụ huynh

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi phỏng vấn sâu đối với phụ huynh, giáo viên vàchuyên viên phòng giáo dục Số ca phỏng vấn sâu là 5 đối với phụ huynh, 3 với giáoviên và 2 với chuyên viên phòng giáo dục

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị, trao đổi trực tiếp với các nhà nghiêncứu lý luận và thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

7.2.5 Phương pháp xử lý số liệu thống kê

Các phiếu thăm dò ý kiến đã thu thập được, sử dụng thống kê mô tả, thống kê suyluận để thực hiện xử lý số liệu khảo sát, đánh giá kết quả thực tế Trình bày kết quảbằng đồ họa thống kê, bảng biểu, ma trận thể hiện được thực tiễn vấn đề

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung chính của luận văn gồm có 3chương với các nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý thực hiện GDHN trẻ KT trong trường họcChương 2: Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý viêc thực hiện GDHN cho trẻ KTtrong trường tiểu học ở Hòa Bình

Chương 3: Các nguyên tắc đề xuất giải pháp, Các giải pháp quản lý việc thực hiệnGDHN trong truờng tiểu học

Trang 11

PHẦN HAI: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN GDHN TRẺ

KT TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và vấn đề quản lý công tác Giáo dục hòa

nhập trẻ khuyết tật

1.1.1 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là gì?

Hòa nhập là khái niệm tương đối mới ở Hoa Kì, dần được sử dụng nhiều hơntrong các tuyên ngôn của Liên hợp quốc để chỉ một khái niệm linh hoạt nhằm biểu đạtquan điểm "quây quần lại chúng ta sẽ tốt hơn lên"

Khái niệm giáo dục hoà nhập có tính chất linh hoạt Hoà nhập là một hoạt động

và trong tất cả mọi hoạt động Điều cần phẩi có là sự tận tuỵ, chăm chỉ và khả năng hàihước của tất cả mọi người trước những thách thức của giáo dục hoà nhập

Theo Tony Booth và Mel Ainsow, khi bàn đến giáo dục hòa nhập thường đề cậpđến trẻ khuyết tật hay "trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt" Tuy nhiên, giáo dục hòa nhậpđược hiểu là giáo dục cho tất cả mọi trẻ em, xây dựng môi trường giáo dục hòa nhậpkhông chỉ là phương hướng hoàn thiện nhà trường theo các giá trị hòa nhập mà cònnhằm xây dựng các mối quan hệ hợp tác và cải thiện tốt hơn môi trường dạy và học hòanhập Hòa nhập có liên quan đến sự thay đổi Đó là quá trình không có hồi kết của hoạtđộng học tập và tham gia hoạt động học tập ngày càng tích cực hơn của trẻ

Tác giả Irine Lopez, Trường đại học Gotenborgs Thụy Điển, nhìn nhận giáo dụchoà nhập theo tiến trình lịch sử phát triển của giáo dục và không chỉ dành riêng cho đốitượng trẻ khuyết tật Theo đó, sau giai đoạn giáo dục tách biệt, trẻ khuyết tật trong cáctrường đặc biệt cần được tái hội nhập vào hệ thống giáo dục chính quy Điều này đượcgọi là giáo dục hội nhập Hội nhập được hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất đó là quá trình

Trang 12

phối hợp hoặc đưa một hoặc nhiều phần khác nhau hợp lại thành một Với nghĩa này,thuật ngữ hội nhập được dùng ở Thụy Điển để chỉ sự giải thể của các cơ sở nuôi dạy trẻkhuyết tật lớn tuổi và đưa trẻ gần với xã hội Thứ hai, đó là quá trình đưa đến các hoặctham gia các thành viên cộng đồng Hai nghĩa này chỉ ra mục đích cuối cùng của hộinhập là tạo điều kiện cho mỗi người sống trong một cộng đồng đóng góp phần bìnhđẳng vào mọi hoạt động và công tác cộng đồng.

Giáo dục hoà nhập được tiến hành với các tiền đề mà theo dó nhà trường sẽ tốtđối với mọi người nếu nhà trường thu nhận mọi trẻ em trong cộng đồng Giáo viên sẽtốt hơn khi họ có trách nhiệm với trẻ em Đảm đương được trách nhiệm này, giáo viên

sẽ trở nên tích cực hơn, sáng tạo hơn, hiểu được nhu cầu của từng trẻ

Theo những nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật nước ta, thuậtngữ giáo dục hoà nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là những trẻ ngoại lệđược hoà nhập, quy thuộc vào trường phổ thông Giáo dục hoà nhập là giáo dục mọi trẻ

em, trong đó có trẻ khuyết tật, trong lớp học bình thường có trường phổ thông Trẻ KT

là trẻ em có khiếm khuyết về cấu tạo thể chất, sai lệch trong phát triển các chức nănghoặc hành vi nhưng có những khả năng và nhu cầu cá nhân cơ bản, do đó cần có những

hỗ trợ phù hợp để tham gia các hoạt động, phát triển và hoà nhập cộng đồng Trẻ khuyếttật có những trường hợp sau:

- Trẻ khiếm thính: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở những

mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đếnquá trình nhận thức, và các chức năng tâm lý khác

- Khiếm thị: Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 18 tuổi có KT về thị giác, sau khi đã có các

phương tiện trợ giúp vẫn gặp khó khăn trong các hoạt động học tập và sinh hoạtcần sử dụng mắt

- Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Là những trẻ có các biểu hiện sau Khó tiếp thu

được chương trình phổ thông; Chậm hiểu, chóng quên (thường xuyên); Ngônngữ kém phát triển, vốn từ nghèo, phát âm thường sai, nắm quy tắc ngữ phápkém; Khó thiết lập mối tương quan giữa các sự vật, hiện tượng; Kém hoặcthiếu một số kỹ năng sống đơn giản; kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống ở giađình , Khó kiểm soát được hành vi của bản thân; Một số trẻ có hình dángtầm vóc không bình thường

- Trẻ khuyết tật ngôn ngữ-giao tiếp: Trẻ KT ngôn ngữ là trẻ có biểu hiện thiếu

Trang 13

hụt hay mất ít nhiều những yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp (so với ngônngữ chuẩn) Dẫn đến trong học tập và giao tiếp hàng ngày, các em gặp khókhăn cần trợ giúp.

- Trẻ khuyết tật vận động: Là những trẻ có sự tổn thất các chức năng vận

động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập,

- Trẻ đa tật là những trẻ có từ 2 KT trở lên Ví dụ như vừa khiếm thính, vừa

khiếm thị hay vừa chậm phát triển trí tuệ, vừa KT vận động

Giáo dục hòa nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hộibình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợptại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy

đủ của xã hội" Hoà nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường,lớp phổ thông và càng không phải, tất cả mọi trẻ em đều đạt trình độ như nhau trongmục tiêu giáo dục Giáo dục đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hếtkhả năng" Sự hỗ trợ được thể hiện trong điều chỉnh chương trình, đồ dùng dạy học,dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, và trong kĩ năng giảng dạy đặc thù,… Giáo viên và nhân viên

và nhân viên nhà trường, cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để trẻ khuyết tật được phụthuộc lẫn nhau, được chấp nhận, có giá trị và được hỗ trợ của bạn bè,…"Trường hoànhập tổ chức giải quyết vấn đề đa dạng, nhằm chú trọng đến việc học của trẻ Mọi giáoviên, cán bộ và nhân viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau, tạo ra và duy trì môitrường đầm ấm, có hiệu quả cho việc học tập Trách nhiệm cho mọi trẻ được chia sẻ"

Như vậy: Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tậtcùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ đang sinhsống Giáo dục hoà nhập có những đặc trưng cơ bản:

 Giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn

giáo, điều kiện kinh tế, thành phần xã hội;

 Trẻ đi học ở cơ sở giáo dục tại nơi trẻ đang sinh sống;

 không đánh đồng mọi trẻ, mỗi trẻ là khác nhau;

 điều chỉnh phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ về mục tiêu, nội dung,phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục

1.1.2 Lợi ích của giáo dục hòa nhập

Có rất nhiều lợi ích của việc giáo dục hòa nhập – những lợi ích ảnh hưởng đến cảtrẻ khuyết tật và trẻ bình thường trong lớp học chung với trẻ khuyết tật

Trang 14

Lợi ích của giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật

Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân cần dạy cho trẻ cónhững nhu cầu đặc biệt tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng mới Đốivới một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đời được mong đợi và khuyến khích lànhững điều trẻ có thể làm cho bản thân Làm việc và vui chơi với những trẻ kháckhuyến khích trẻ khuyết tật phán đấu để đạt được những thành tích lớn hơn Do đó trẻphát triển được ý thức cái tôi khỏe mạnh và tích cực

Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật trong môi trường chuyên biệt, trẻ

sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có Vì vậy, việc họctập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực củamình, từ đó có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển Điểnhình: một trẻ khiếm thính sẽ rất khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạtbằng việc mấp máy môi, hay mình có thể không làm giàu được vốn ngôn ngữ ký hiệucủa bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ bình thường cùng tuổi Việc hòa nhập trẻkhuyết tật giống như một thứ nhớt làm trơn quá trình lĩnh hội kỹ năng sống của trẻ Khitrẻ gia nhập trường tiểu học, Giáo viên có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độtuổi, cùng lớp học Điều này làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy khả năngnào đó trở nên dễ dàng hơn Đó có thể là cơ hội mà một só trẻ nhận được để phát triểnnhững khả năng mà trẻ cần

Lợi ích của giáo dục hòa nhập đối với trẻ bình thường:

Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật.Thái độ của trẻ bình thường đối vớitrẻ khuyết tật có thể trở nên tích cực hơn khi chúng có cơ hội chơi chung với nhau mộtcách thường xuyên Trẻ bình thường học được rằng trẻ khuyết tật, cũng như chúng, cóthể làm một số việc tốt hơn những việc khác Trong một lớp hòa nhập, chúng có cơ hộilàm bạn với nhiều trẻ khác nhau

Sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ Do

đó, khi học trong cùng một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìnnhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật Cũng chính vì vậy, trẻ

sẽ làm giàu được vốn sống của mình Đôi khi phụ huynh trẻ khuyết tật có thể lo lắngrằng con họ sẽ không được những trẻ khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp,đối xử thô bạo hay trêu chọc Tuy nhiên, một trong những điểm mạnh của trẻ em làchúng rất dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục được

Trang 15

1.1.3 Quản lý công tác GDHN trẻ KT

1.1.3.1 Quan điểm về quản lý công tác GDHN trẻ KT

Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thểquản lý trong lĩnh vực hoạt động công tác giáo dục Nói cách khác, quản lý giáo dục là

hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lýtrong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dụcnhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xãhội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội

Thực chất quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có tính khoa học theomột quy trình và nguyên tắc nhất định vào các hoạt động của nhà trường để hoạt độngnày vận hành theo đúng mục tiêu Trường học là bộ phận cấu thành của hệ thống giáodục, vì vậy để thành tố này vận hành và phát triển thì bản thân nhà trường cũng cầnphải có công tác quản lý Quản lý trường học có thể hiểu như một bộ phận của quản lýgiáo dục nói chung Như vậy quản lý nhà trường cũng chính là quản lý giáo dục nhưngtrong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường Nhưthế quản lý giáo dục tiểu học là vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáodục đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo của cấp tiểu học là:

"Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản

để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở" [22;75]

Như vậy, quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểu học là phối hợp, huy động và điều hành mọi nguồn lực trong xã hội đảm bảo cho GDHN đạt hiệu quả; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện GDHN nhằm đảm bảo cho giáo dục tiểu học nói chung và GDHN nói riêng trong

trường tiểu học đạt mục tiêu đề ra

Nhà trường tiểu học là đầu mối thiết lập các mối quan hệ với các ngành, các lựclượng trong cộng đồng cho mục đíchh thực hiện việc giáo dục hòa nhập tại địa phương.Nhà trường làm tham mưu, đề xuất chủ trương, chế độ chính sách về giáo dục hòa nhậpcho chính quyền địa phương Để thực hiện chức năng này, vai trò của Hiệu trưởng củanhà trường rất quan trọng Không những hiệu trưởng nhận thức đúng mà còn nắm vữngqui trình triển khai và biết cách khai thác sức mạnh của cộng đồng để cùng ban giámhiệu lãnh đạo tập thể giáo viên thực hiện giáo dục hòa nhập Cũng như chỉ đạo các nội

Trang 16

dung giáo dục khác, Hiệu trưởng phải tổ chức bộ máy quản lý giáo dục hòa nhập trongnhà trường để việc thực hiện giáo dục hòa nhập có kế hoạch, nội dung, phương pháp vàđược giám sát đôn đốc, tổng kết đánh giá kịp thời Ngoài ra còn có những cấp quản lýcấp cao hơn cho việc thực hiện GDHN bao gồm sở giáo dục, Bộ giáo dục.

1.13.2 Nội dung quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT

Do đặc điểm, bản chất của GDHN trong trường tiểu học là được tiến hành và thựchiện ngay trong trường tiểu học và theo chương trình tiểu học hiện hành nên quản lý việcthực hiện GDHN trẻ KT thực chất là thực hiện bản chất và chức năng quản lý giáo dục nóichung, quản lý nhà trường tiểu học nói riêng

Nội dung và mối liên hệ cơ bản được mô tả qua sơ đồ sau đây

Sơ đồ 1: Nội dung quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT

Xây dựng chiến lược và lập

kế hoạch

Kiểm tra, đánh giá

Tổ chức thực hiện: Xây dựng tài liệu và chuẩn bị

nhân lực

Chỉ đạo thực hiện

Trang 17

a Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch GDHN trong trường tiểu học

Giáo dục hòa nhập rất coi trọng sự cân đối giữa kiến thức, kỹ năng học đường vàkiến thức kỹ năng xã hội Để đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra, thì công tácxây dựng chiến lược và lập kế hoạch GDHN trong trường tiểu học là bước rất quantrọng

Xây dựng chiến lược là xây dựng hệ thống phương thức, cách thức, chương trìnhhành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được mục tiêu cụ thể, là tổ hợp cácmục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường để đạt được các mục tiêu

đó Như vậy một chiến lược tốt sẽ giải quyết tổng hợp các yếu tố: Xác định được mụctiêu chính cần đạt được, xác định cách thức để đạt được mục tiêu, và định hướng phân

bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu đã lựa chọn

Khi đã có được chiến lược hoạt động, việc lập kế hoạch dựa trên những cơ sởban đầu và mục tiêu giáo dục đáp ứng được những yêu cầu đề ra Bản kế hoạch giáodục toàn diện trường tiểu học cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

 Những căn cứ, điều kiện xây dựng kế hoạch;

 Mục tiêu phát triển của trường theo mục tiêu của ngành giáo dục;

 Nhiệm vụ giáo dục;

 Kế hoạch nuôi và dạy trẻ (đối với các trường bán trú);

 Các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng;

 Nhiệm vụ năm học với các vấn đề sau: chủ đề; giáo dục tư tưởng và nhận thức(cho giáo viên, học sinh); kế hoạch giảng dạy; kế hoạch xây dựng tập thể sưphạm; xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị phục vụ đổi mới côngtác dạy học; huy động cộng đồng; quản lý hành chính (văn thư, kế toán, sổ danh

bạ, học bạ, sổ điểm, lưu trữ ); chống lưu ban, bỏ học, kế hoạch bồi dưỡng họcsinh yếu – giỏi; thực hiện công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, những nội dung cơ bản được đặt trong khuônmẫu bao gồm các nội dung sau:

 Đánh giá tìm hiểu nhu cầu và năng lực của trẻ KT

Để lập chiến lược và kế hoạch hoạt động GDHN thành công trong trường tiểuhọc, bước đánh giá tìm hiểu nhu cầu và năng lực của trẻ hay đánh giá đầu vào đối với

Trang 18

trẻ KT là rất quan trọng.Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi,mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và pháttriển Bản thân trẻ KT cũng có những nhu cầu cơ bản về sinh lý, thân thể, nhu cầu được

an toàn, nhu cầu xã hội tình cảm, nhu cầu tự trọng và được người khác tôn trọng Đặcbiệt đối với trẻ KT, có những nhu cầu rất đặc biệt Do trẻ gặp phải những khó khăn thểchất nên nhu cầu về thể chất, thức ăn, nơi ở, nước uống, đủ ấm sẽ là những điều cơ bảnnhất Sau đó là nhu cầu đảm bảo được sự an toàn Đối với trẻ có chứng động kinh,phong hay trẻ tăng động cần có thuốc và những chăm sóc y tế kịp thời Trong môitrường học chung, trẻ cần nhận được sự chấp nhận và sự yêu thương của gia đình, bạn

bè, thày cô, giúp trẻ hoàn thiện được tính sáng tạo và phát triển bản thân

Khi trẻ KT nộp hồ sơ theo học tại nhà trường tiểu học, năng lực của trẻ cần đượcđánh giá sơ bộ để xem xét những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của mộthoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để đạt được kết quả cho hành động nào đó.Bất cứ hoạt động nào cũng đòi hỏi con người một loại năng lực và các năng lực đó liênquan với nhau Đối với trẻ KT cần đánh giá về năng lực giao tiếp ngôn ngữ, năng lực tưduy logic và toán học, năng lực tưởng tượng, năng lực âm nhạc, năng lực nội tâm, nănglực quan hệ tương tác, quan hệ xã hội, năng lực thể thao, vận động, năng lực tìm hiểuthiên nhiên, cảm thụ cái đẹp Ngoài ra trẻ KT cần được tìm hiểu về sự phát triển thểchất, khả năng ngôn ngữ - giao tiếp, khả năng nhận thức, các mối quan hệ xã hội và môitrường phát triển của trẻ

Mục đích của hoạt động đánh giá này nhằm xây dựng hệ thống thông tin cơ sở

về trẻ nhằm đánh giá xếp loại đúng về tình trạng sức khỏe, năng lực, dạng tật của trẻ.Các phương pháp chính để đánh giá bao gồm quan sát và phỏng vấn với đối tượng trẻ

và người nhà của trẻ

Để thuận lợi cho việc thực hiện GDHN trong trường tiểu học, công việc này nênđược thực hiện vào tháng 7 hàng năm nhằm chuẩn bị cho việc huy động trẻ KT vàonăm học mới Số liệu sơ bộ về trẻ KT được thu thập từ ba nguồn chính: Trung tâm y tế

xã, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, từ công tác điều tra tổng hợp phổ cập giáo dụccủa các nhà trường Bước tiếp theo có tính chất phức tạp, đòi hỏi phải tổ chức tốt và có

sự phối hợp của các lực lượng, phải đảm bảo tính chính xác đó là xác định đúng loại tật,mức độ tật cho từng trẻ để có phương pháp PHCN hợp lý Lực lượng nòng cốt để thực

Trang 19

hiện việc này là trung tâm y tế xã - Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em - nhà trường và y

tế tuyến trên

Xây dựng mục tiêu, chiến lược GDHN trong nhà trường tiểu học

Mục tiêu của GDHN cho trẻ KT được xây dựng theo tiêu chí nội dung giáo dục

và thời gian giáo dục dựa trên các quan điểm về sự bình đẳng, phát triển và quyền đượctiếp cận với giáo dục phổ thông Trong GDHN, trẻ KT cùng với trẻ em khác được họcchung một chương trình Giáo viên đặt mục tiêu cho từng trẻ cũng phải đảm bảonguyên tắc tiếp cận với mục tiêu cấp học, lớp học của phổ thông

Mục tiêu GDHN được xây dựng dựa trên khả năng của trẻ, nhu cầu cần đáp ứng,mục tiêu cấp học và điều kiện thực hiện bao gồm môi trường giáo dục, kinh tế, nhânlực

Chiến lược GDHN được xây dựng phải đáp ứng được các mục tiêu sau:

- Mục tiêu hòa nhập, kiến thức các môn học, hành vi ứng xử giao tiếp, giáo dục tựphục vụ, lao động và khả năng phát triển các khả năng, các văn bản pháp quy có liênquan đến giáo dục trẻ KT; điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế, giáo dục của địaphương; hiện trạng giáo dục và GDHN tại địa phương, nhà trường; những điều kiện vềnhân lực, vật lực, thời gian

- Mục tiêu quản lý việc thực hiện GDHN trong trường tiểu học tập trung chủyếu vào các số lượng thống kê và cách thức quản lý: thống kê được số lượng từng dạngtrẻ KT trên địa bàn quản lý; huy động tối đa số trẻ KT ra lớp; duy trì sĩ số trẻ KT đãđược huy động; đảm bảo được chất lượng giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ KT và

sự hoà nhập của trẻ trong cộng đồng xã hội

Mục tiêu quản lý nói chung và mục tiêu quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT làmột trong những vấn đề cơ bản của lý luận quản lý có tác dụng định hướng cho mọihoạt động quản lý Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi địa phương và nhà trường màxác định và xây dựng một hệ thống mục tiêu cho phù hợp

Xây dựng kế hoạch hành động

Căn cứ vào mục tiêu đề ra để xây dựng kế hoạch giáo dục, nghĩa là tìm cách đápứng những nhu cầu của trẻ Trong bản kế hoạch phải nêu rõ cụ thể từng nội dung, từngphần, biện pháp, người thực hiện, thời gian và đánh giá kết quả Kế hoạch GDHN cầnđược xây dựng dựa vào điểm mạnh của trẻ vì trẻ chỉ phát triển tốt khi sử dụng thế mạnhcủa mình

Trang 20

Với mỗi trẻ KT cần phải được lập kế hoạch giáo dục cá nhân (vấn đề này cũng

đã được quy định tại Điều 12, Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT),

đó là một bản kế hoạch/ văn bản được thiết kế cho mỗi trẻ KT giúp giáo viên có thểđịnh hướng được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ KT trong môi trường hoà nhập tại gia đình, cộng đồng và nhà trường nhằmđạt được các mục tiêu cụ thể

Kế hoạch giáo dục cá nhân có vai trò:

- Giúp cho mỗi cá nhân có thể được kiểm soát, điều chỉnh được hành vi củamình và luôn luôn biết hướng tới mục đích đã đề ra

- Là cơ sở để giúp các nhà quản lý đề ra và thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ KT,gia đình trẻ KT, giáo viên trực tiếp dạy trẻ KT

- Là cơ sở để giáo viên, các thành viên của nhóm hợp tác thực hiện các hoạtđộng chăm sóc, giáo dục trẻ KT trong các môi trường hoà nhập khác nhaunhư gia đình, nhà trường và cộng đồng

- Giúp cho Ban giám hiệu nhà trường quản lý được những hoạt động đã vàđang diễn ra đối với giáo viên và trẻ, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm trađánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia cáchoạt động, đạt được sự tiến bộ của trẻ trong chương trình giáo dục tiểu học Đồng thời,việc xác định các mục tiêu cụ thể trong bản kế hoạch giáo dục cá nhân và cách thực hiện

để đạt được mục tiêu là phương thức lượng hoá sự tiến bộ của trẻ, giúp giáo viên, cha mẹ

và các thành viên khác có được thông tin thường xuyên về trẻ

b Tổ chức thực hiện GDHN

Đây là bước hiện thực hóa sau khi nhà trường đã có chiến lược, đường lối, kếhoạch, mục tiêu hoạt động Quá trình phát triển đội ngũ sư phạm nhà trường và cơ sởvật chất, thiết bị để đơn vị hoàn thành ở mức độ cao nhất nhiệm vụ được giao sẽ tạo sựgắn kết giữa các cá nhân, các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống vận hànhmột cách đồng bộ; đồng thời là việc xác định rõ những chức năng, quyền hạn nghĩa vụtừng thành viên và các tổ nhóm

Tổ chức thực hiện GDHN là quá trình, được tiến hành đồng thời, song song vớiviệc tổ chức thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ chung của trường tiểu học Công việc cụthể của tổ chức thực hiện GDHN trong trường tiểu học bao gồm:

Trang 21

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm chính, thay mặt nhà trườngchịu trách nhiệm và trực tiếp tham gia vào các tổ chức ngoài nhà trường hỗ trợ chocông tác GDHN Nắm chắc lực lượng giáo viên, cán bộ dưới quyền về ý thức, trình độnăng lực, hoàn cảnh, sở trường đánh giá ở từng người về mặt mạnh, mặt yếu, thuậnlợi, khó khăn để bố trí công tác hợp lý (vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ vànguyên tắc năng lực sở trường).

Hiệu phó phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chuyênmôn về GDHN theo cách thức tích hợp, lồng ghép, là bộ phận của kế hoạch chuyênmôn chung của nhà trường; chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dạy – học hoà nhập củanhà trường trong năm học

Bàn bạc lựa chọn và sắp xếp học sinh KT đã được huy động vào các lớp mộtcách hợp lý (khoảng cách từ nhà đến điểm trường và nhà trường, số lượng, loại tật vàmức độ học sinh KT/ lớp, có bạn gần nhà )

Lựa chọn và phân công giáo viên dạy các lớp hoà nhập, cần chú ý các yếu tốnhư: ý thức tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực chuyên môn đặc biệt là khả năngthực hiện GDHN (đã qua đào tạo, tập huấn về GDHN )

Thành lập tổ chuyên môn và lựa chọn giáo viên cốt cán về GDHN: theo quyđịnh hiện hành trong trường tiểu học có các tổ, khối chuyên môn Cho đến nay giáoviên cấp tiểu học chưa và ít được trang bị kiến thức và kỹ năng GDHN trẻ KT Chính vìvậy cần có tổ chuyên môn về GDHN tập hợp toàn bộ số giáo viên trực tiếp dạy các lớp

có trẻ KT học hoà nhập, trong số giáo viên này lựa chọn và cử giáo viên cốt cán – lànhững giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng về tri thức, kỹ năng dạy hoà nhập (có giáoviên cốt cán dạy trẻ với từng loại tật: khó khăn về học và vận động, khiếm thính, khiếmthị, ngôn ngữ) Họ chính là những giáo viên hạt nhân, nòng cốt cho việc thực hiệnGDHN của các nhà trường

Tổ chức các hoạt động tạo điều kiện và cơ hội để trẻ KT được tham gia như cáchoạt động ngoại khoá, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm Qua những hoạt động vàgiao tiếp này giúp cho trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là rèn luyện các

kỹ năng xã hội và khả năng hoà nhập

Do những khó khăn khác nhau dẫn đến việc trẻ KT ra lớp sẽ gặp rất nhiều trởngại, nhiều trường hợp sẽ không thể đến trường và không thể học hoà nhập được nếukhông có sự hỗ trợ, giúp đỡ Để khắc phục được những vấn đề này nhà trường cần tính

Trang 22

đến việc tổ chức "nhóm hỗ trợ cộng đồng" và "vòng bạn bè".

Nhóm hỗ trợ cộng đồng gồm từ 3 - 5 người (những người họ hàng và làng xómgần với gia đình trẻ KT là tốt nhất) những người này trên tinh thần tự nguyện với mụcđích: động viên tinh thần; hỗ trợ nhân lực khi gia đình trẻ vào những lúc mùa vụ; hướngdẫn giúp đỡ trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ; tìm kiếm bằng cách huy động, tổ chứcquyên góp ủng hộ nhằm tạo thêm nguồn lực hỗ trợ cho gia đình và trẻ KT

Vòng bạn bè được giáo viên phụ trách lớp xây dựng gồm 2 - 4 em, là nhữnghọc sinh ở gần với nhà trẻ KT, có vị trí ngồi gần với chỗ ngồi của trẻ KT trong lớp, cólực học khá và giỏi Vòng bạn bè có nhiệm vụ giúp đỡ trẻ KT trong quá trình học tập,vui chơi, hoạt động trong và ngoài nhà trường, giúp đỡ và đưa bạn trên đường đến lớp

và về nhà

Với mục đích chung là thực hiện hiệu quả GDHN trong nhà trường, cần đặc biệtchú ý trong việc tạo mối liên kết giữa cá nhân, các bộ phận, các hoạt động của nhàtrường Trong đó với chức năng tổ chức của mình người hiệu trưởng cần chú trọng vàtập trung cao; dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt độngGDHN của trường tiểu học

c Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDHN trong trường tiểu học

Trong quá trình quản lý việc thực hiện GDHN cần phải chú trọng đến công táckiểm tra bao gồm: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên Kiểmtra để phát hiện cái đúng, cái sai trong quá trình thực hiện và kịp thời điều chỉnh hoặc

có biện pháp bổ sung để thực hiện tốt nhiệm vụ

Nhiệm vụ cụ thể của công tác kiểm tra: so sánh, đánh giá giữa việc thực hiệnGDHN với kế hoạch chỉ đạo giữa tiến độ học tập với kế hoạch chương trình giảng dạy

và nội dung quy định; giữa việc thực hiện các hoạt động so với tiến độ và mục tiêu đãđịnh; giữa việc phối kết hợp giữa các cá nhân, các nhóm trong việc thực hiện GDHN

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDHN được tiến hành qua 4 bước sau:

* Bước 1: Định rõ các chuẩn để đánh giá đối với công việc cần kiểm tra

* Bước 2: Đánh giá theo chuẩn đã định, lượng hoá những kết quả đạt được

* Bước 3: Khẳng định điều làm được hoặc chưa được theo kế hoạch dựa trênchuẩn đánh giá

* Bước 4 : Xử lý kết quả để quyết định chỉ đạo tiếp hoặc điều chỉnh kế hoạch(một phần)

Trang 23

Thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá cần chú ý:

Kiểm tra là nhằm vào công việc chứ không nhằm vào con người, kiểm tra là đểđánh giá, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mỗi thành viên trong nhà trường để họ làm tốtcông việc được giao

Nếu thấy cần thiết, sau kiểm tra có thể điều chỉnh lại công tác tổ chức, phâncông hoặc điều chỉnh lại một phần kế hoạch

Cần chú ý đến nguyên tắc định chuẩn, lượng hoá và thu thập thông tin

Tóm lại, quá trình quản lý là một thể thống nhất, việc phân chia từng bước từng

chức năng chỉ có tính chất tương đối, trong thực tế mỗi bước, mỗi giai đoạn, thườngđan xen tác động lẫn nhau Từ đó đòi hỏi người quản lý trong quá trình chỉ đạo việcthực hiện GDHN phải nắm bắt và vận dụng một cách khéo léo, hợp lý

1.1.3.3 Phương pháp, mô hình quản lý

Mô hình quản lý chỉ đạo được mô tả trong sơ đồ sau:

Ban chỉ đạo GDTKT Sở GD&ĐT

CB phụ trách GDTKT Phòng

TTHTPT GDHN cấp tỉnh

TTHTPTGD GDHN cấp huyện

Hệ thống các trường mầm non và phổ thông

Trang 24

- Quản lý chỉ đạo (lập kế hoạch, triển khai, giám sát, đánh giá), xây dựng và ban hànhcác văn bản hướng dẫn thực hiện GDHN

- Quản lý cơ sở dữ liệu về trẻ KT và GDHN của tỉnh (bao nhiêu em, phân bổ theohuỵên và loại tật, % đi học)

Phòng GD ĐT:

-Tiếp nhận sự chỉ đạo hướng dẫn của Sở GD ĐT về thực hiện GDHN

- Quản lý việc thực hiện GDHN, theo dõi việc thực hiện các hướng dẫn của Sở và phảnhồi

- Quản lý thông tin về trẻ KT đi học hoà nhập và chưa đi học (bao nhiêu em, họctrường nào, loại tật gì)

- Tổng kết kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên GDHN

- Thực hiện chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về giáo dục trẻ khuyết tật

- Quản lý hoạt động của giáo viên hỗ trợ cấp tỉnh

- Tham gia quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin về trẻ khuyết tật đang theo học hòa nhậpcủa cả tỉnh

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho gv hỗ trợ cấp tỉnh và huyện

- Phát hiện vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện GDHN, đề xuất giải pháp, hoặcthảo luận để tìm giải pháp

- Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên GDHN, giáo viên hỗ trợ cấp huyện và cáctrường có trẻ học hòa nhập, xây dựng kế hoạch phát triển phát triển các kiến thứcchuyên môn về GD trẻ khuyết tật

- Thay mặt Sở GD& ĐT làm việc các bên liên quan ngoài ngành và Phòng GD&ĐT,các trường về thực hiện GDHN

Gia đình trẻ KT:

- Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đứa trẻ Đây là môi trườngphù hợp với sự phát triển của trẻ., ở đó trẻ có được cảm giác an toàn, trẻ được lớn lêntrong tình thương của những người ruột thịt; được nuôi dưỡng theo phương thức đặcbiệt Gia đình còn là môi trường phong phú tạo nhiều cơ hội để trẻ học tập được nhữngkinh nghiệm sống cần thiết

Đầu năm học các năm, bộ phận làm công tác chuẩn bị kỹ năng cho trẻ khuyết tật hòanhập vào các bậc học từ lớp một, đồng thời bàn về sự chuẩn bị hồ sơ, kết quả học tập vàcác bước chuyển giao trẻ về các trường học Phụ huynh tìm hiểu và lựa chọn trường cho

Trang 25

trẻ làm sao thuận lợi cho vịêc chăm sóc và phối hợp cùng nhà trường giúp trẻ tham giahọc và được hỗ trợ tốt nhất Cả quá trình ghi nhớ và so sánh sự tiến bộ của trẻ theo thờigian mà trẻ trãi qua Đó chính là hạnh phúc của gia đình, là niềm vui và sự phát triểncủa trẻ.

Trước khi đến trường, do khả năng giao tiếp bị hạn chế, trẻ khuyết tật thường có rất ítbạn đồng lứa Để tránh những mặc cảm ban đầu, ngoài việc chuẩn bị học cụ cần khuyếnkhích, động viên trẻ Trong quá trình tổ chức hỗ trợ các giáo viên và gia đình giúp chotrẻ tìm những bạn gần nhà để cùng đi học và giúp đỡ trẻ mỗi khi đến trường

Chỉ đạo hoạt động tại trường tiểu học

Chỉ đạo hoạt động nhà trường của hiệu trưởng trường tiểu học giống như ngườinhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc, có nghĩa là sự điều phối để tập thể sư phạm hoạt độngtheo kế hoạch, theo sự phân công của tổ chức Sự vận hành của từng bộ phận nhằm đạtmục tiêu giáo dục chung của đơn vị trong sự cân bằng động và sự phát triển bền vữngcủa cả hệ thống

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện GDHN với tư cách là người quản lý và với vaitrò thủ trưởng đơn vị, là trụ cột của tập thể sư phạm và mọi hoạt động GDHN (định ranhững nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thực tế về chuyên môn, về các hoạt động khác đểgiáo viên phấn đấu thực hiện), do vậy cần am hiểu sâu sắc về GDHN nói chung và dạy– học hoà nhập nói riêng

Hiệu trưởng chỉ đạo GDHN bằng:

+ Mệnh lệnh: tức là thực hiện quyền hạn mà Nhà nước, ngành giao cho đượcquy định trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểuhọc, quy định về GDHN đã quy định Dùng mệnh lệnh một mặt giúp cho việc chỉ đạoGDHN diễn ra thuận lợi, kịp thời ứng phó hay điều chỉnh khi có những vấn đề mới nảysinh; mặt khác nó đòi hỏi phải có kinh nghiệm, bản lĩnh để có những mệnh lệnh đúng

và hiệu quả

+ Chỉ thị: là việc sự dụng uy tín, hệ thống biện pháp – giải pháp đã được chuẩn

bị khi xây dựng kế hoạch để tập thể giáo viên và học sinh tự giác thực hiện trách nhiệm

và nghĩa vụ của mình trong việc dạy – học hoà nhập Việc ra chỉ thị và thực hiện chỉ thịkhi thực hiện GDHN cần chú ý đến vấn đề dân chủ hoá trong nhà trường, có nghĩa lànếu cấp dưới còn có vấn đề chưa thống nhất với quy định thì phải tạo điều kiện cho họđược đối thoại, thảo luận, góp ý để tìm ra cách thực hiện tốt nhất nhiệm vụ Đồng thời

Trang 26

cũng cấn chú ý đến việc đảm bảo thông tin hai chiều trong suốt quá trình chỉ đạo, bêncạnh đó phải quan tâm thực hiện tốt việc khích lệ động viên kịp thời nhằm tạo động lựccho cấp dưới nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tham gia: tức là sử dụng năng lực của hiệu trưởng để khuyến khích mọithành viên trong nhà trường đều thực hiện Trong quá trình trực tiếp tham gia vào việcthực hiện GDHN, sẽ phát hiện những điểm tốt hoặc chưa tốt để thực hiện chức năng kếtiếp là kiểm tra hay điều chỉnh kế hoạch

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý việc thực hiện GDHN trong trường tiểu

học

1.2.1 Yếu tố khách quan

1.2.1.1 Quy định p háp luật

Ở Việt Nam đã có những văn bản pháp quy hết sức quan trọng đề cập đến vấn

đề trẻ KT được có quyền như mọi trẻ em, trong đó có quyền được học tập và tạo mọiđiều kiện hỗ trợ để trẻ KT học tập trong trường tiểu học, hoà nhập cộng đồng như:

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi 2004: tại điều 35 và điều 39 đã

nêu rõ nội dung dịch vụ trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trẻ em tàntật được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, được tạo điều kiện đểchữa bệnh, phục hồi chức năng, được học văn hoá, được học nghề và tham gia hoạtđộng xã hội để hoà nhập với gia đình, cộng đồng”

Pháp Lệnh về người tàn tật 30/07/1998, Điều 16: việc học tập của trẻ em tàn tật

được tổ chức thực hiện bằng các hình thức hoà nhập trong các trường phổ thông, trườngchuyên biệt dành cho người tàn tật

Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh người tàn tật 1998 Điều 1, chương III Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách

nhiệm đào tạo giáo viên, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa áp dụng chohọc sinh KT và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giáo dục trẻ KT

Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010

Điều 1.”Giáo dục Tiểu học: Số học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 97% vào năm

2005 và 99% vào năm 2010; số học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học đạt 85% vào năm 2005

và 95% vào năm 2010; 80% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học hết tiểu học

và số còn lại học hết lớp 3 vào năm 2010; không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữvào năm 2010”

Trang 27

Nghị định của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 Điều 36: Người học là người

tàn tật, khuyết tật được học tại trường lớp dành riêng hoặc hoà nhập, được xét cấp họcbổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo qui định tại khoản 3 điều 33 của Nghị địnhnày và được xét cấp sách giáo khoa, học phẩm cần thiết

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định việc tổ chức để người tàn tật, khuyết tật họchoà nhập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.”

Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 về việc Ban hành Quy định về giáo dục hoà nhập cho người tàn tật, khuyết tật của Bộ GD&ĐT.

Đây là văn bản đầu tiên thể hiện nỗ lực của Nhà nước ta lấy tư tưởng hoà nhập để thựchiện nhiệm vụ giáo dục trẻ KT

Mặc dù các văn bản pháp luật đã quy định những quy định cụ thể, tuy vậy ở một

số địa phương, vẫn có những trường hợp trẻ không được đi học, hoặc do dạng tật quánặng mà không thể tham gia các lớp học hòa nhập Do vậy, các cấp quản lý cần cónhững chương trình quản lý phù hợp với các dạng tật của trẻ

1.2.1.2 Quy mô trường lớp, học sinh và cơ sở vật chất

Để thực hiện được GDHN trong trường tiểu học quy mô trường lớp, học sinh cầnđược bảo đảm theo Điều lệ trường tiểu học (ban hành tháng 7/2000) và Quyết định số23/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy định GDHN trẻ KT

Cụ thể: mỗi trường tiểu học tối đa là 30 lớp, mỗi lớp học không quá 35 họcsinh Không bố trí quá 3 trẻ cùng một loại tật trong một lớp học hoà nhập và sỹ số họcsinh không quá 24 em

1.2.1.3 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Trường, lớp hoà nhập không cách xa nơi ở của trẻ KT (theo Điều lệ trường tiểuhọc), diện tích khuôn viên nhà trường không dưới 6m2/1 học sinh đối với vùng thànhphố, thị xã; không dưới 10m2/1 học sinh đối với các vùng còn lại

Có đủ phòng học, phòng phục vụ học tập, có sân chơi, đảm bảo môi trường Xanh –Sạch – Đẹp, hấp dẫn trẻ đến trường Có đủ bàn ghế giáo viên và học sinh., bàn, ghế, bảng,bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí nội thất đúng quy cách Ngoài ra, cần chú ý đếnviệc di chuyển của học sinh KT vận động, khiếm thị, bố trí chỗ ngồi hợp lý cho học sinh

KT trong lớp học cũng như bàn ghế phù hợp với từng học sinh KT

Trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục chuẩn do Bộ GD&ĐT

Trang 28

quy định (máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụthể dục thể thao, nhạc cụ, thiết bị nghe nhìn ) Bên cạnh đó giáo viên cần có những đồdùng dạy học phục vụ việc dạy cho từng đối tượng trẻ KT như mô hình, vật thật, tranhđộng cho học sinh chậm phát triển trí tuệ, khiếm thị, khiếm thính phù hợp với từng bài,từng môn học Việc thiếu do không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ chocông tác GDHN không những ảnh hưởng đến chất lượng dạy học mà còn khiến cho cácmục tiêu của GDHN không đạt được.

1.2.1.4 Điều kiện về kinh tế, xã hội và hướng phát triển của trẻ KT sau khi học tiểu học

a Điều kiện kinh tế xã hội địa phương

Một trong những điều kiện quan trọng để tổ chức thực hiện thành công GDHNtrong trường tiểu học là điều kiện kinh tế xã hội Bởi vì trẻ KT đến trường nhiều khikhông tự mình đi lại được, thêm vào đó là những khoản chi phí khác như máy trợ thính,kính mắt, xe lăn Theo quy định trẻ KT được miễn hoàn toàn các khoản đóng góp đốivới nhà trường Mặt khác những gia đình có trẻ KT cùng với việc chăm sóc nuôi dạy làquá trình chữa bệnh nhiều khi kéo dài dẫn đến suy giảm về kinh tế và sức khoẻ, tinhthần của các thành viên trong gia đình Do vậy, sự hỗ trợ chia sẻ cả về mặt tinh thần của

bà con làng xóm và về nhân lực, vật chất là rất cần thiết Ở mỗi địa phương thường cónhững chính sách và nguồn quỹ để hỗ trợ trẻ em khó khăn Đối với địa phương mà kinh

tế xã hội kém phát triển sẽ là một trở ngại cho GDHN thực hiện có hiệu quả Ngược lạinhững địa phương kinh tế - xã hội phát triển sẽ là tiền đề tích cực cho việc thực hiệnGDHN Hiện nay, trong Quyết định về quy định GDHN cho người KT, Bộ GD&ĐT đã

có chủ trương huy động từ nhiều nguồn khác nhau về tài chính và vật chất nhằm hỗ trợ,tăng cường cho GDHN Bên cạnh đó, sự ủng hộ của làng xóm, bạn bè đối với trẻ KT sẽ

là động lực giúp trẻ tự tin hòa nhập với mọi người

b Việc hoà nhập của trẻ KT sau khi học tiểu học

Trẻ KT đến trường tham gia học hoà nhập trước hết với mục đích được cung cấp

và trang bị những tri thức cơ bản nhất định của cấp học; được cung cấp, rèn luyện và hìnhthành những kỹ năng xã hội Từ đó giao tiếp, hoà nhập trong môi trường nhà trường vàmôi trường xã hội, xa hơn là tự phục vụ và tự lập cho đời sống cá nhân giảm bớt gánhnặng cho gia đình, xã hội, thậm chí có thể đóng góp cho xã hội Như vậy, ngay và sauquá trình học ở tiểu học, nếu trẻ không đạt được những mục đích nêu trên thì trước hếtđộng cơ và ý nghĩa của việc trẻ đến trường sẽ không đạt được hiệu quả tối đa và có thể có

Trang 29

những ảnh hưởng tiêu cực cho việc duy trì và huy động trẻ KT đến trường, làm mất niềmtin của xã hội, giáo viên và học sinh đối với công việc vốn đã có nhiều khó khăn này Đểkết quả GDHN có tính bền vững thì yếu tố trẻ hoà nhập được vào xã hội ngay trong vàsau khi học xong tiểu học cần phải được chú ý cả 3 hướng cơ bản: trẻ học tiếp lên THCS,hoặc đi học nghề, hoặc sống hoà nhập với gia đình tại địa phương.

1.2.2 Các yếu tố chủ quan

1.2.2.1 Nhận thức của các cấp chính quyền, cộng đồng, cán bộ giáo viên và học sinh

Giáo dục hoà nhập cho trẻ KT trong trường tiểu học được tiến hành thí điểm ởdiện hẹp tại một số địa phương ở Việt Nam từ khoảng 20 năm trở lại đây, đến năm học

2004 – 2005 Bộ GD&ĐT mới có chủ trương và kế hoạch thực hiện với tất cả cáctrường tiểu học trong toàn quốc Như vậy đây là một vấn đề còn hết sức mới đối với cáccấp quản lý, nhà trường và cộng đồng Vấn đề đặt ra để thực hiện công việc này có hiệuquả thì việc nhận thức đúng đắn của xã hội nói chung, nhà trường nói riêng là cực kỳquan trọng

Trước hết phải nhận thức được trẻ KT cũng là trẻ em, có những quyền cơ bảndành cho trẻ em, trong đó có quyền được tham gia các hoạt động học tập Trẻ KT cónhững năng lực và nhu cầu cần được đáp ứng và hỗ trợ đặc biệt để phát triển được khảnăng của mình Trách nhiệm của các cấp quản lý, xã hội, cộng đồng, nhà trường và giađình là huy động và tạo mọi nguồn lực để hỗ trợ nhằm đáp ứng cho sự phát triển củamỗi trẻ KT

1.2.2.2 Khả năng và nhu cầu học hoà nhập của trẻ KT.

Mọi trẻ KT đều có khả năng học hoà nhập nhất định, tuy nhiên khả năng nhậnthức được thể hiện ở mức độ và thời gian lĩnh hội kiến thức trong các môn học khácnhau, trong việc nắm bắt các khái niệm hay thực hiện một nhiệm vụ nào đó Sự khácnhau còn thể hiện ở: thời gian, mức độ và dạng khó khăn, được can thiệp sớm haykhông được can thiệp sớm, mức độ quan tâm của gia đình và điều kiện chăm sóc Sựkhác nhau còn thể hiện ở kỹ năng xã hội do môi trường mang lại, khác nhau về sở thích

và thiên hướng

Bên cạnh đó trẻ KT cũng có những nhu cầu - đó chính là những cái cần thiết đểsinh sống và phát triển Nhưng do đặc điểm của mình, trẻ KT đồng thời có thể cũng cóthêm những nhu cầu khác và cần sự giúp đỡ từ gia đình, cộng đồng

Trang 30

GDHN cần chú ý đến những đặc điểm trên và tạo điều kiện cho mọi trẻ phát triển tối đanhững khả năng của trẻ và đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của trẻ Điều này sẽ càng

có ý nghĩa quan trọng vì trẻ KT học hoà nhập sẽ học theo chương trình phổ thông cùngvới học sinh lành

1.2.2.3 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Giáo viên dạy hoà nhập ngoài việc nắm vững nội dung, chương trình, phươngpháp giảng dạy, cách đánh giá học sinh ở tiểu học thì còn phải có những hiểu biết nhấtđịnh về trẻ KT nói chung, từng dạng và mức độ tật nói riêng; có khả năng xác định nhucầu và đánh giá được khả năng của trẻ KT; biết điều chỉnh nội dung chương trình và lựachọn phương pháp giảng dạy cũng như cách đánh giá phù hợp với trẻ KT Số lượng,chất lượng, phân phối giáo viên cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý GDHN

1.3 Kinh nghiệm về Quản lý GDHN trẻ KT trong trường tiểu học

1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Daklak

Ở Đăklăk công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính đang triển khai trongquy mô của chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Từ hình thức giáo dụctrường chuyên biệt ban đầu vào năm 2001 với số lượng trẻ khuyết tật ít ỏi, cho đến nayvới quy mô là đơn vị Trung tâm cũng đã áp dụng nhiều mô hình giảng dạy và hỗ trợ trẻ,

đã có trên 6 lượt trẻ khiếm thính từ Trung tâm ra học ở các trường phổ thông với sốlượng trên 150 em Trên địa bàn tỉnh, nhiều trường đã thành công trong việc hòa nhậphọc sinh khuyết tật về mặt thể chất, cùng những yêu cầu trong kế hoạch chống phân biệtđối xử với người khuyết tật được ghi nhận Tuy nhiên công tác này vẫn chưa được triểnkhai rộng rãi và hiệu quả chưa cao, một số cán bộ quản lý , giáo viên các nhà trường,cha mẹ trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục hòa nhập, chưa

có kiến thức về tật điếc, về trẻ khếm thính và khả năng tham gia hòa nhập của các em.Nhiều trẻ khiếm thính chưa được hỗ trợ hòa nhập từ phía giáo viên và bạn bè trong nhàtrường, các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập

Tháng 12 năm 1999 viện chiến lược và chương trình Giáo dục đến DakLak tập huấncho 29 giáo viên chủ chốt thuộc TP Buôn Ma Thuột, Huyện Cưjut, Huyện DakNông,Huyện Krông Păk Năm 2001 – 2004 Giáo dục hòa nhập mở rộng đến Huyện Lăk GDHN có nhiều ưu việt, được cộng đồng tích cực hưởng ứng, quan tâm giúp đỡ, tạođiều kiện cho GDHN hoạt động, đưa trẻ khuyết tật ra trường số trẻ khuyết tật ra lớpngày càng đông

Trang 31

Trong giai đoạn này, trường Hy Vọng ra đời, môi trường giáo dục, trường tạo nguồntrung bình hàng năm tiếp nhận khoảng 100 trẻ khuyết tật thính giác nặng, khiếm thịnặng Tại đây các em được học tập theo chương trình phổ thông Ngoài việc học tập các

em còn được bồi dưỡng về môn mĩ thuật, âm nhạc, được phục hồi chức năng luyệnnghe, nói, có phương tiện kĩ thuật hỗ trợ, được rèn kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ …v…v…

Sau một thời gian được luyện tập, các em có khả năng học tập tốt được trường

Hy Vọng chuyển về học hòa nhập tại các trường phổ thông gần nơi các em sinh sốngHằng năm có khoảng từ 20 – 30 em được chuyển sang học trường hòa nhập Để tránh

sự ngỡ ngàng và để giải quyết những bất cập, thời gian đầu khi trẻ vào học hòa nhập, trẻvẫn được giáo viên chủ nhiệm trẻ ở trường Hy Vọng đến thăm trẻ, đến trao đổi, giúpgiáo viên chủ nhiệm lớp hòa nhập giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ

Năm 2005 GDHN mở rộng đến Huyện KrôngBông, Huyện CuMnga, Năm 2006tiến hành mở GDHN thêm các huyện MaDrak, huyện Buôn Đôn Hiện nay hiệu quảGDHN tỉnh DakLak được cộng đồng đánh giá rất cao, được các tỉnh bạn đến tìm hiểu,học tập kinh nghiệm,

Đối với trẻ khiếm thính tỉnh Đăklăk , Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòanhập trẻ khuyết tật tỉnh được giao nhiệm vụ như trung tâm nguồn để làm nhiệm vụ đothính lực, cấp máy trợ thính, sửa chữa máy trợ thính hỏng cho TKT ở tất cả huyện, thịtrong tỉnh Để tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi, học hỏi chuyên môn GDHN quahoạt động các chuyên đề Hằng quý, các giáo viên cốt cán của các trường vệ tinh trong

5 huyện dự án tham gia sinh hoạt chuyên môn, tổ chức sinh hoạt các chuyên đề dướihình thức trực tiếp , có bổ sung, góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy,phương pháp giao tiếp tổng hợp, sử dụng đồ dùng dạy học, về khả năng phát âm, nói,nhận biết ngôn ngữ qua hình miệng của GV nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học,đánh giá trẻ khuyết tật học hòa nhập

Song bên cạnh đó, cán bộ trung tâm còn tổ chức hướng dẫn GV, phụ huynh, họcsinh khiếm thính và bạn thân của các em về khả năng giao tiếp, thực hành các phươngpháp giúp trẻ khiếm thính học ở lớp học và tại nhà Với những hoạt động trên, từ nămhọc 2003 đến nay đã có 150 trẻ khiếm thính được hỗ trợ hòa nhập với kết quả khả thi

Qua 10 năm thực hiện dự án Đăklak có 233 Trẻ khiếm thính được đến trường.phát huy kết quả trên, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ

Trang 32

khuyết tật trong đó có trẻ khiếm thính vào cộng đồng trên toàn tỉnh và cũng đã cónhững hỗ trợ tích cực tạo sự đồng bộ trong công tác chỉ đạo trong toàn ngành.

Phần lớn học sinh học tại Trung tâm không thể nói được ước mơ tương lai của minh.Nhưng sau khi tham gia học hòa nhập trở về, các em đã biết được mình sẽ làm gì Điều

đó có ý nghĩa rất lớn từ môi trường hòa nhập

Năm học 2005 – 2006, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thựchiện chủ trương đưa tất cả các trẻ khuyết tật vào học tập, hòa nhập trong các trường phổthông hoặc trường chuyên biệt theo địa bàn cư trú Theo đó, các trường phổ thông tăng cường vận động trẻ khuyết tật đi học, không được

từ chốI tiếp nhận học sinh khuyết tật cư ngụ trên địa bàn của trường khi chưa có ý kiếncủa Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT Tuy vậy, khác với mô hình giáo dục hoà nhập, môhình giáo dục chuyên biệt lại có một số hạn chế: Chi phí xây dựng, trang thiết bị, bộmáy tổ chức cho các trường chuyên biệt dạy trẻ em khuyết tật lớn, nhưng chỉ thu hútđược một số lượng quá ít trẻ em khuyết tật (khoảng 0,3% trong tổng số trẻ khuyết tật)

Thực hiện quyết định số 2646/ QĐ/UBND ngày 19 tháng 10 năm 2007 của Uỷban nhân dânTỉnh Đăklăk, Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Hy vọng nay có tên mới làTrung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật Trung tâm bắt đầu thammưu cho Sở Giáo dục Đào tạo chi đạo về GDHN của Tỉnh Đăklăk và được Bộ GD ĐTđánh giá là một trong những tỉnh làm tốt công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật trong cảnước

Theo thống kê hiện nay: Đăklăk có số trẻ khuyết tật được huy động đến trườngcao so với con số trung bình của cả nước, trong đó trẻ khiếm thính chiếm 40% và có tổchức mạng lưới hỗ trợ hòa nhập cùng đội ngũ giáo viên chuyên làm công tác hỗ trợ hòanhập Từ năm học 2009-2010 đã có số học sinh khiếm thính hộc hòa nhập ở bậc họcTrung học cơ sở mà việc thí điểm triển khai mô hình vệ tinh chỉ đến tiểu học và số đơn

vị vệ tinh chỉ nằm ở 5 đơn vị tham gia dự án Đây là một thách thức lớn với công tácGDHN của tinh

Cơ chế hoạt động hỗ trợ GDHN hiện nay của tỉnh đã thực hiện trên 5 năm nhưngvẫn còn là vấn đề mới mẻ, trên cơ sở những kinh nghiệm đã có trong thực tế làm việctại các trường phổ thông và công tác can thiệp sớm chưa đủ để khẳng định lộ trình nào

là đúng nhất, là kim chỉ nam để áp dụng GDHN cho trẻ khiếm thính ở các bậc học trên

Trang 33

địa bàn của tỉnh Krông Păk và Buôn Ma thuột là những đơn vị có rất nhiều trường thựchiện và làm tốt công tác hỗ trợ trẻ khuýet tật học hòa nhập.

1.3.2 Kinh nghiệm tại trường tiểu học Bình Minh (Hà Nội)

Những năm gần đây, xu hướng giáo dục hoà nhập với học sinh khuyết tật nóichung và học sinh khuyết tật trí tuệ nói riêng ngày càng được nhân rộng, góp phần đemlại niềm vui tới trường cho khoảng 300 nghìn em, trong số hơn một triệu học sinhkhuyết tật trong độ tuổi hiện nay Tại Hà Nội, năm học vừa qua cũng đã có gần 65% trẻmầm non và hơn 70% học sinh tiểu học khuyết tật được vận động ra lớp học chuyênbiệt hoặc hoà nhập Trường tiểu học Bình Minh bắt đầu triển khai mô hình giáo dục hòanhập và hội nhập học sinh khuyết tật trí tuệ từ năm học 1993-1994, khi ấy trường mớichỉ nhận 30 em vào 3 lớp để dạy thí điểm, đến nay đã phát triển lên với hơn 170 em, đó

là chưa kể một số em đã được học hòa nhập trong các lớp tiểu học

Khi đưa mô hình này vào triển khai, lãnh đạo ngành giáo dục cũng như nhàtrường đều hiểu rằng, hoà nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trongtrường lớp phổ thông mà đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết, thể hiện ở việc điều chỉnh chươngtrình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù, đểgiúp học sinh phát triển hết khả năng của mình Dạy học sinh thiểu năng trí tuệ mà chỉ

có mỗi cái tâm là không đủ Khi thành lập trường tiểu học Bình Minh, trách nhiệm màthành phố và ngành giao cho trường là chăm nuôi trẻ khuyết tật theo mô hình hòa nhập

và hội nhập, nhưng trên thực tế lúc ấy trên địa bàn thành phố chưa có trường nào dạycho trẻ khuyết tật về trí tuệ và chương trình dạy học cho đối tượng này cũng đang bị bỏngỏ Để trường tiểu học Bình Minh không chỉ đơn thuần là nơi trông trẻ lãnh đạo nhàtrường và giáo viên ở đây đã dồn không ít tâm huyết của mình vào công tác nghiên cứu,chăm sóc trẻ khuyết tật về trí tụê

Giáo viên và lãnh đạo nhà trường phải tự mày mò, vừa từng bước ngiên cứu thửnghiệm, đúc rút kinh nghiệm kết hợp với các tài liệu nước ngoài, trường đã tự thiết kếđược chương trình dạy trẻ khuyết tật Với mỗi học sinh khuyết tật, không thể áp dụngcùng một nội dung, phương pháp nào nên giáo viên phải linh hoạt điều chỉnh, bổ sungtheo từng giai đoạn phát triển của học sinh, từng năm học Dựa vào chỉ số IQ, nhàtrường chia ra thành 6 nhóm lớp để chăm sóc và dạy học Không giống như những đứatrẻ phát triển bình thường, mọi sinh hoạt cá nhân cũng như sự nhận biết về cuộc sốngcủa trẻ khuyết tật trí tuệ vô cùng khó khăn Giáo viên phải dạy các em từ việc xúc cơm,

Trang 34

rửa tay đến cách cầm bút, sau đó mới nghĩ đến việc dạy văn hóa Quá trình nhận thứccủa trẻ thiểu năng, trẻ tự kỷ phải đi cả một chặng đường dài, do đó mục tiêu đầu tiên đặt

ra là dạy các kỹ năng tự lập để các em có thể hòa nhập được với cộng đồng Có thể giúpcác em nhận biết được giá trị của cuộc sống, biết ứng xử với những sự việc xung quanhmình ở múc độ trung bình cũng đã là một thành công và niềm hạnh phúc lớn lao củathầy và trò

Bắt đầu từ năm học 2000, trường đã có học sinh ra trường theo đúng nghĩa.Những em đã theo học từ 6 năm trở lên, đã đạt được trình độ nhất định, biết đọc, biếtviết, biết tính toán, có thể hoc tiếp ở các trường bổ tục văn hóa hay lao động tại giađình, đặc biệt trong số đó có người đã có vợ con, gần 20 học sinh được sang học thửnghiệm hòa nhập ở các lớp tiểu học của trường Trong những năm qua, mô hình giáodục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường tiểu học Bình Minh đã mang lại cho xã hội, chongành những kết quả có ý nghĩa vô cùng lớn lao Tuy nhiên, nhưng khó khăn vẫn cònnhiều ở phía trước, bởi giáo dục trẻ khuyết tật rất cần được lấp đầy những khoảng trống

để có được sự quan tâm, đầu tư thiết thực, giúp những đứa trẻ thiệt thòi sớm có đượccuộc sống hoà nhập thực sự

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Giáo dục hoà nhập trẻ KT là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước,thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong việc tạo điều kiện để những trẻ này được sống vàphát triển thuận lợi cùng cộng đồng và xã hội Quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KTtrong trường tiểu học có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện những chủtrương này và góp phần thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2005 - 2010, nhằmtạo ra sự đổi mới và phát triển cho giáo dục trẻ KT nói chung, GDHN trẻ KT cấp tiểuhọc nói riêng Vì vậy, vấn đề quản lý vịêc thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểuhọc cần phải được quan tâm và thực hiện tốt

Quản lý việc thực hiện giáo dục hoà nhập trong trường tiểu học, bao gồm: lập kếhoạch chiến lược, xây dựng tài liệu dạy học, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, tổ chức thựchiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện giáo dục hoà nhập Những yếu tố ảnh

Trang 35

hưởng đến công tác này là: yếu tố pháp lý và nhận thức; các yếu tố về dạy - học hoànhập; điều kiện kinh tế - xã hội và hướng phát triển của trẻ khuyết tật sau khi học xongtiểu học.

Dựa vào những cơ sở nói trên, tác giả tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giáthực trạng quản lý việc thực hiện GDHN trẻ KT trong trường tiểu học tại tỉnh HoàBình

Trang 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN GDHN TRẺ KHUYẾT TẬT

TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH HOÀ BÌNH

2.1 Khái quát về tình hình giáo dục tỉnh Hòa Bình

2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên – xã hội

Hoà Bình là tỉnh miền núi, là cửa ngõ nối đồng bằng với miền Tây Bắc của Tổquốc Hoà Bình giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá, NinhBình Hoà Bình có 10 huyện và một thành phố: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn,Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thuỷ, Thành phố Hoà Bình.Diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.608 km 2. Dân số gồm các dân tộc Mường, Kinh, Thái,Tày, Dao, Mông, trong đó dân tộc Mường chiếm 63,3% dân số Toàn tỉnh có 214 xã,phường, thị trấn, trong đó có 67 xã vùng đặc biệt khó khăn Tỉnh lỵ là thành phố HoàBình, cách Hà Nội 76 km

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và trẻ KT lứa tuổi học sinh tiểu học tại Hòa Bình

Trong những năm vừa qua, sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện luôn nhậnđược sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư về nhiều mặt Quy mô mạng lưới trường lớp pháttriển rộng và đều khắp Toàn tỉnh có 209 trường Mầm non; 222 trường Tiểu học; 22trường PTCS; 210 trường THCS; 36 trường THPT; 11 Trung tâm GDTX huyện, thànhphố; 1 Trung tâm GDTX tỉnh; 1 Trung tâm kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp; 1 Trungtâm Ngoại ngữ - Tin học; 1 trường CĐSP; 1 trường Trung học Kinh tế - Kỹ Thuật; 214Trung tâm học tập cộng đồng Ngoài ra còn có 03 chi trường THPT và 403 lớp ghép;các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ở các xóm bản, tạo điều kiện để con em nhân dân các dântộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao được học tập Quy mô học sinh ổn định với 206.712học sinh, sinh viên Quy mô đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 20.080 cán bộ, giáoviên, nhân viên (trong đó có 14.897 biên chế; hợp đồng 5.183 ) Đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý đủ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, nghiệp vụchuyên môn – quản lý; cơ sở vật chất, thiết bị được đáp ứng và tăng cường đủ đảm bảocho việc đáp ứng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông đã đáp ứngđược nhu cầu học tập của con em trong huyện và việc nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện Tỉnh Hoà Bình đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ vào năm

Trang 37

1991, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS vào năm 2003, đạt chuẩn Phổ cập giáo dụctiểu học đúng độ tuổi năm 2005 Hiện nay đang tích cực thực hiện đề án phổ cập giáodục bậc trung học.

Tuy nhiên công tác giáo dục cũng còn có những hạn chế nhất ðịnh: sự quan tâm chỉðạo ở một số cấp uỷ, chính quyền ðịa phýõng còn thiếu thường xuyên và sâu sát; một số bộphận cán bộ quản lý - giáo viên còn yếu cả về trình độ và trách nhiệm nghề nghiệp; cơ sởvật chất chưa đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển giáo dục; chất lượng giáo dục đại trà chưađều và còn một tỷ lệ đáng kể học sinh xếp loại yếu, kém

Về Giáo dục tiểu học

Năm học 2007 – 2008 toàn tỉnh có 222 trường tiểu học và 22 trường PTCS(trong đó có 51 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia), với số học sinh là 58.912 em/3145lớp, số học sinh được học 2 buổi/ ngày là: 28.111 em chiếm tỷ lệ 47,7%

* Thuận lợi:

Nhận thức của các cấp lãnh đạo, nhân dân ngày càng đúng đắn và đầy đủ hơnđối với giáo dục tiểu học – cấp học nền tảng của giáo dục quốc dân Thể hiện cụ thể ởviệc quan tâm tạo điều kiện cho con em mình đến trường, trong việc đẩy mạnh xã hộihoá giáo dục nhằm tìm kiếm và tăng cường các nguồn lực cho giáo dục Điều này đãđược thể hiện trong nghị quyết và kế hoạch cụ thể của các cấp

Giáo dục tiểu học đang nằm trong chu trình đổi mới giáo dục toàn diện, là cấp họcđược tiến hành cải cách sớm nhất và đã thực hiện xong cho toàn cấp học vào năm học

2006 – 2007 nên đã được tăng cường chỉ đạo và đầu tư khá toàn diện

Trang 38

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên đủ và đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyênmôn – nghiệp vụ sư phạm và có tinh thần trách nhiệm, quyết tâm trong việc thực hiệncác nhiệm vụ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Một bộ phận giáo viên (chủ yếu là giáo viên lớn tuổi) trước đây được đào tạo theocác trình độ 7 + 2, 9 + 2 không thích ứng và đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới giáodục tiểu học Đời sống của đại bộ phận giáo viên tiểu học hiện nay còn gặp khó khăn cũng có những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục tiểu học

Trước những thuận lợi, khó khăn như vậy nhưng nhìn chung giáo dục tiểu họctrong những năm gần đây đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện đúng vàđầy đủ Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học bằng những kết quả cụ thể về Phổ cậpgiáo dục tiểu học – chống mù chữ và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã gópphần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học THCS -THPT và nâng cao dân trí ởđịa phương

2.1.3 Công tác giáo dục hòa nhập tại tỉnh Hòa Bình

Đến nay, trên toàn tỉnh Hòa Bình có khoảng 17.500 đối tượng khuyết tật và trẻ

mồ côi, trong đó có 15.456 người khuyết tật và hơn 2.000 trẻ mồ côi, 2.680 trẻ em KT.Trong những năm qua, cấp Ủy, Đảng, chính quyền đã tích cực xã hội hóa, huy độngmọi nguồn hỗ trợ nhằm giúp đỡ NKT vươn lên ổn định cuộc sống Các mô hình sinh

kế, cac suất học bổng đã được trao cho học sinh KT khó khăn Hằng năm, Hội NKT vàTMC tỉnh đã tham mưu, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thường xuyên tuyêntruyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về NKT.Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo, số trẻ mầm non và tiểu học được huy động đếnlớp là 491 em, riêng bậc tiểu học chiếm 445 em Trên thực tế vì nhiều nguyên nhân nênvẫn còn nhiều trẻ KT chưa được đến trường để học hòa nhập

2.1.3.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Quy mô trường lớp, học sinh

a Cán bộ quản lý và giáo viên trong GDHN

Trang 39

Với bảng 12 cho thấy 65,6% được tập huấn cơ bản và 43,8% cán bộ quản lýđược tập huấn chuyên sâu về GDHN trải khắp ở các trường tiểu học là những điều kiệnhết sức quan trọng để có thể thực hiện và thực hiện có hiệu quả - nhất là trong công tácquản lý về GDHN Trong 161 giáo viên tiểu học đang trực tiếp giảng dạy các lớp hoànhập (cả giáo viên dạy buổi 2) có 64% giáo viên đã được tập huấn cơ bản, 61,5% giáoviên được tập huấn chuyên sâu về GDHN Điều này có ý nghĩa đặc biệt với việc thựchiện GDHN trong nhà trường và đáp ứng nhu cầu học tập – hoà nhập của học sinh KT.Bởi lẽ trên thực tế cho đến thời điểm này hầu hết giáo viên tiểu học trên địa bàn huyệnchưa từng được đào tạo trong trường Sư phạm cũng như được tập huấn những nội dung

t huấn c sâu

TS

Số ngườiđược

t huấn cơbản

Trang 40

22 Trung Sơn 3 2 1 8 5 4

Ghi chú:

- Tập huấn cơ bản: nội dung là những kiến thức, kỹ năng chung nhất về GDHN.

- Tập huấn chuyên sâu: nội dung là những kiến thức, kỹ năng dạy hoà nhập cho từng loại tật cụ thể như: khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ

Tuy nhiên với những tỷ lệ còn khá khiêm tốn về số lượng cán bộ quản lý và giáoviên được tập huấn về GDHN như trên chưa kể đến những hạn chế khác như: thời gian

và số lần tập huấn còn ít; có đến 34 giáo viên(21,1%) chưa được dạy đúng đối tượng trẻ

KT theo chuyên môn mà mình đã tập huấn; nội dung và hình thức tập huấn còn cónhững bất cập chắc chắn chưa thể đáp ứng một cách tốt nhất và đầy đủ cho việc thựchiện GDHN Nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi đã trưng cầu ý kiến cán

bộ quản lý và giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2: Đánh giá nhu cầu được tập huấn về GDHN của cán bộ quản lý và giáo

Thực tế qua quá trình làm việc, kiểm tra và trao đổi tại 09 trường tiểu học trongtháng 10–12/2013 cũng cho thấy tính xác thực của những nhận định và đánh giá trên.Bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng đang nổi lên những hạn chế như:

Một số cán bộ quản lý đặc biệt là phó hiệu trưởng tỏ ra lúng túng khi được hỏi vềnhững vấn đề về nhu cầu, khả năng của học sinh KT đang học trong nhà trường, về mụctiêu và đặc điểm của mô hình GDHN, về việc đánh giá cũng như trợ giúp về chuyên môncho giáo viên trực tiếp dạy hoà nhập khi gặp khó khăn cần hỗ trợ

Ngày đăng: 18/11/2014, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w