- Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, n
Trang 1A MỞ ĐẦU Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài
Trở về thập niên 40 của thế kỷ trước, thời điểm mà cuốn sách Đắc Nhân Tâm (How to Win Friends and Influence People) được xuất bản lần đầu tiên năm 1936 Khi ấy, quyển sách đã bán được 15 triệu bản trên khắp thế giới, là tựa sách thuộc hàng best-sellers của New York Times suốt hơn 10 năm Cùng thời gian đó, đất nước ta đang trong giai đoạn trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Tiêu biểu như: Phong trào Đông Dương Đại hội (8-1936), phong trào “đón rước” Gô Đa và toàn quyền Đông Dương Bơrivie (1937), cuộc Mít-tinh ngày 1-5-1938,… Các phong trào dân chủ nổi lên tạo tiền đề cho CMT8 thành công Qua cao trào, uy tín của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, CNMLN và đường lối của ĐCSVN được phổ biến rộng rãi, xây dựng được đội quân đông đảo Điều đó cho thấy được tài lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
Và sâu xa hơn, ta có thể thấy được cái tài của Bác trong cách dùng người
Trở lại với quyển sách Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie Nội dung của quyển sách nói về cách làm vừa lòng người, thu phục họ từ hành động, lời nói (Đắc Nhân Tâm có nghĩa là “được lòng người”) Những độc giả của Đắc Nhân Tâm này phần đông đều cho rằng: đây là một quyển sách thuộc hàng hay nhất mọi thời đại Từ những nhà lãnh đạo đến những người bán hàng, nếu nắm vững các nguyên tắc trong quyển sách là có thể chạm một tay đến thành công trong nghệ thuật thu phục lòng người Mà suy cho cùng, thì thu phục lòng người chỉ là một trong các bước tiến đến thành công trong việc dùng người Ta đã từng biết đến tài dùng người của Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lincoln, Hitler, hay của Bill Gates, Steve Jobs, họ đều là những cái tên mỗi khi nhắc đến ta đều gật đầu thán phục Tuy nhiên, ít ai lại nhớ và nhắc đến Bác Hồ Chúng ta thường như vậy, luôn tìm kiếm ở xa nơi chân trời, còn ngay trước mắt thì không để ý đến Thật vậy, nếu như
ta từng ca tụng và thán phục trước những bậc vĩ nhân kia thì ta sẽ càng thán phục hơn trước phép dùng người của Bác Vì chính tài dùng người và trên cả là sự hi sinh cho một nền độc lập dân tộc mới là điều mà chúng ta cần tìm hiểu và học tập Thiết nghĩ, không cần phải có một khoá đào tạo hay một lớp kỹ năng do một diễn giả nước ngoài hoặc một doanh nhân thành đạt nào đó thuyết giảng mà định giá buổi đó lên vài ngàn USD, chỉ cần một lớp hoặc một chương trình, hay một buổi toạ đàm nói về “Phép dùng người của Hồ Chí Minh” là đủ, thậm chí còn giá trị hơn nhiều lần
Trang 2Cũng chính vì sự cần thiết của việc nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật dùng người của Bác nên em chọn đề tài tiểu luận:
“Phép dùng người của Hồ Chí Minh”
Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế và kỹ năng trình bày cũng như ngôn từ còn mắc khuyết điểm, mặt khác, việc tổng hợp và kiểm chứng, chọn lọc tài liệu mất nhiều thời gian do đó không thể tránh khỏi nhầm lẫn Bên cạnh đó, phần đặt vấn đề cũng như đưa ra lập luận, phân tích và kết luận là xuất phát từ cá nhân em
vì vậy có thể vấp phải sai sót do thiếu khách quan Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy
Trang 3B NỘI DUNG
I Lý luận chung
1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người
- Con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và
của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú
Người đã nêu: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.
Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người"
- Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản
thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách
cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị
đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ"
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của
"cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính
là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy
Trang 42 Dùng người theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 “Vô luận việc gì đều do người làm ra”
Với Hồ Chí Minh, nhân dân, con người không bao giờ là phương tiện của các nhà chính trị mà ngược lại nhà chính trị, đảng chính trị… phải nhất quán trong nhận thức và hành động rằng nhân dân là người chủ sở hữu của quyền lực chính trị, con người vừa là mục đích vừa là động lực và sức mạnh của mọi
sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh đã từng nói: nhiều khi đường lối, chính sách đúng nhưng hoặc chưa làm được, hoặc làm được nửa chừng rồi lại nguội, vì chúng ta quên một lẽ rất giản đơn dễ hiểu, tức là vô luận việc gì đều do người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả Công việc Đảng, Nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức tốt để thi hành công vụ Từ quan niệm “vô luận việc gì đều do người làm ra”, Hồ Chí Minh kết luận: có cán bộ tốt, việc gì cũng xong muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém
2.2 Dùng người vì chính lợi ích của mọi người
Động cơ thôi thúc Hồ Chí Minh là tiến hành sự nghiệp vĩ đại: giải phóng dân tộc, xã hội, con người, trong đó độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào; làm cho mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Chính động cơ ấy đã trở thành triết lý nhân sinh, thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ chính sách dùng người của Hồ Chí Minh Động cơ mang tính lý tưởng, khắc đậm chủ nghĩa nhân văn Hồ Chi Minh đã gặp gỡ những mong mỏi
và lợi ích đời thường của mọi người lao khổ Ý chí của Lãnh tụ với mong mỏi của đại đa số quần chúng trở nên đồng thuận một cách tự nhiên Mọi người tập hợp dưới ngọn cờ của Lãnh tụ, phấn khởi tự hào được là lính Cụ Hồ, tuân theo sự điều khiển của Lãnh tụ: “Bác bảo đi là đi”, bởi họ tin rằng: “Bác bảo thắng là thắng”
2.3 Yêu người, kính cẩn, thành tín và khoan dung
Các Mác từng nói: muốn mọi người đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử
với mọi người như vậy Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra
đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới UBND các cấp phê phán thói kiêu ngạo, tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh dân
Trang 5gian, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên; không biết rằng, thái
độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ Người căn dặn cán bộ, công chức các cấp: việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta Hồ Chí Minh
là ngọn cờ tập hợp mọi tầng lớp nhân dân; Người không những có sức cảm hoá, thu phục được những người cùng chí hướng, những tầng lớp, giai cấp cách mạng và những người có cảm tình với cách mạng mà còn cả những người không cùng chính kiến, quan điểm, thậm chí cả kẻ thù của mình Sở dĩ như vậy
là bởi vì, ở Người luôn toát lên sự thẳng thắn, trung thực, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng con người và luôn ứng xử với “lý lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ”, luôn luôn giải quyết công việc “có lý, có tình”, xuất phát từ đời sống hiện thực
2.4 Hiểu mình và hiểu người
Xưa nay các vĩ nhân làm nên sự nghiệp lớn đều có chung một tư tưởng:
“biết mình, biết người”, “biết địch, biết ta” Biết, chính là bí quyết của sự thành công” Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số căn bệnh cơ bản làm cho người cán bộ không tự biết được mình Đó là, cậy thế kiêu ngạo, ưa người phỉnh nịnh mình,tư túi, kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc, giáo điều Người cán bộ lãnh đạo, quản lý mắc những bệnh tật ấy, thì không hiểu được chính cái mạnh, cái yếu của mình do vậy không thể hiểu được người khác, tựa như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng Trên cơ sở tự hiểu mình, cần phải có phương pháp xem xét để hiểu cán bộ một cách thấu đáo, “không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc” mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ”
2.5 Phải khéo dùng người
Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ đúng thì người cán bộ lãnh đạo cần phải: một là, mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏ rơi Hai
là, phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa
Ba là, phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ Bốn là, phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao
Trang 6vây, mà cách xa cán bộ tốt Năm là, phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình Khéo dùng cán bộ xuất phát từ việc tập hợp được sức lực và tài năng của mọi người vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung Nếu dùng cán bộ mà để họ hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc cộng tác không hợp, chắc không thành công được Vì vậy, muốn cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc, phải thực hành những việc sau: làm cho người cán bộ mạnh dạn dám nghĩ, dám nói, dám đề xuất ý kiến; làm cho cán bộ có tinh thần chủ động, dám phụ trách (làm chủ) trong công việc Phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ
2.6 Phải nuôi dạy cán bộ
Muốn có cán bộ tốt, thì cơ quan lãnh đạo, quản lý phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu Muốn dùng người thì phải quan tâm săn sóc, giúp đỡ, nghĩa là phải “nâng cao” người cán bộ, cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, làm cho người cán bộ ngày càng “lớn lên” cùng với sự nghiệp cách mạng Phải thường xuyên huấn luyện cán bộ để bất cứ cán bộ nào cũng đều “vững về chính trị, giỏi về chuyên môn”
2.7 Phải đổi mới và đan xen các thế hệ cán bộ
Mỗi thế hệ cán bộ sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, mỗi người đều có những sở trường và sở đoản, cái mạnh và cái yếu nhất định, tuyệt nhiên không ai giống ai Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy cái giới hạn khắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế, bổ sung cho tổ chức những lớp người mới, đủ sức lực và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những yêu cầu mới Theo Người, cần cán bộ già, đồng thời rất cần nhiều cán bộ trẻ; công việc ngày càng nhiều, càng mới Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ, mặt khác, đảng viên già phải cố gắng mà học Việc đổi mới cán bộ phải rất khách quan, công minh, cần lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ; phải tổng kết từ phong trào thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, những cán bộ trẻ có đức, có tài để trao nhiệm vụ cho họ Mặt khác cũng cần tạo điều kiện cho số cán bộ lớn tuổi, đã công tác quá lâu trong các văn phòng có điều kiện thâm nhập thực tế để khỏi lạc hậu với thực tế Vấn đề luân chuyển cán bộ hiện nay là một chủ trương đúng phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 72.8 Vun trồng lòng tự trọng, tự tin cho cán bộ, giúp họ sửa chữa sai lầm, khuyết điểm
Hồ Chí Minh cho rằng: ai cũng có lòng tự trọng, tự tin; không có lòng tự trọng, tự tin là vô dụng Vì vậy phải xem xét kỹ trước khi cất nhắc; giúp đỡ, vun trồng, khuyên gắng, khích lệ lòng tự tin, tự trọng; kiểm tra, uốn nắn thường
xuyên không để “tích tiểu thành đại” Hễ thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa
chữa ngay, để vun trồng các thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ Đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ Làm thế không phải làm cho họ kiêu căng mà cốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng
sức Phải vun đắp chí khí của họ, để đi đến chỗ “bại cũng không nản, thắng
cũng không kiêu”.
2.9 Gương mẫu
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạng đến vai trò của cán bộ cấp trên Người đã nhiều lần nhắc nhở đảng viên, cán bộ cấp trên phải làm mực thước cho cán bộ cấp dưới và người ngoài Đảng “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” Nếu cán bộ cấp trên không gương mẫu thì làm sao có thể bảo ban, hướng dẫn được cấp dưới, làm sao duy trì được kỷ luật Đảng và trật tự kỷ cương phép nước Hồ Chí Minh đã kịch liệt phê phán thói nể nang, bênh che cho nhau Người đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ rằng mình làm cách mạng là để phục vụ nhân dân, phải luôn ghi tạc trong lòng: lo toan công việc chung trước mọi người, hưởng thụ sau mọi người Chỉ có như vậy mới thu phục, cảm hoá giáo dục được cấp dưới và mọi người
2.10 Đổi mới cách lãnh đạo để dùng người
Vì việc mà dùng người Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn đổi mới, phát triển Do đó, phải không ngừng đổi mới cách lãnh đạo để dùng người Để lãnh đạo được thì phải học hỏi quần chúng Điều đó có nghĩa là
“người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu”, “một giây, một phút không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng”, “phải biết lắng nghe ý kiến của những người không quan trọng” “Hiểu thấu”, “biết lắng nghe”, học
hỏi quần chúng, nâng cao nhân dân, “đưa chính trị vào giữa dân gian” đã hợp
Trang 8thành một hệ giá trị của văn hoá chính trị và là vấn đề hàng đầu của đổi mới cách lãnh đạo Nhân dân phải là người được tham gia vào quá trình ra quyết định Theo Hồ Chí Minh, người ra quyết định thường chỉ “phán từ trên xuống”,
còn người thi hành quyết định lại chỉ “nhìn từ dưới lên” Cả hai đều có hạn chế.
“Vì vậy, muốn giải quyết vấn để cho đúng, ắt phải hợp kinh nghiệm cả hai bên lại” Kiểm soát là điều bắt buộc của lãnh đạo, muốn chống bệnh quan liêu,
bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không; muốn biết ai
ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát Việc kiểm soát phải có hệ thống, thường xuyên Người đi kiểm soát phải là những người
“có uy tín”, “phải đi tận nơi, xem tận chỗ”, phải kiểm soát bằng hai cách, từ
trên xuống và từ dưới lên, “tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm
của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa sự sai lầm đó”.
2.11 Chọn người “thực tài - thực đức”
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đất nước ta đứng trước tình thế nghìn cân treo sợi tóc Trong tình thế đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đoàn kết, đại đoàn kết vì lợi ích tối cao của dân tộc, của Tổ quốc và những người “thực tài – thực đức” hơn bao giờ hãy hăng hái tham gia công cuộc xây dựng đất nước Chính quyền nhân dân vừa kháng chiến, vừa phải đối phó với âm mưu bạo loạn, lật đổ của “thù trong – giặc ngoài” Vấn đề giữ vững độc lập dân tộc trở nên vô cùng cấp bách
Một đặc điểm nổi bật trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ này là chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm xây dựng một bộ máy vừa có những người cộng sản, vừa có những người yêu nước khác
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa vào 3 điểm để chọn người tài – đức: một là, đặt quyền lợi quốc gia cao trên tất cả
Hai là, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của
ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Ba là, phải nhìn vào thực chất con người, thực tài, thực đức Bác nói: “Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.”
2.12 Đăng thông báo tìm người tài
Trang 9Theo các nhà nghiên cứu, Hồ Chí Minh có lẽ là người lãnh đạo duy nhất trên thế giới đăng thông báo tuyển người tài cho đất nước Thông báo “Tìm người tài đức” ký tên “Chủ tịch Chính phủ Việt Nam-Hồ Chí Minh” đăng trên báo Cứu Quốc” ngày 20/11/1946
Nội dung bản thông báo như sau:
“Nước nhà cần phải kiến thiết Kiến thiết cần phải có nhân tài Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức.
E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.
Nay muốn sửa đổi điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết.
Báo cáo phải nói rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó.
Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ.
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Hồ Chí Minh"
Năm 1946, khi nghe tin thủ tướng chính quyền Sài Gòn, Nguyễn Văn Thinh tự vẫn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ lòng thương tiếc một người tài năng đã đi lầm đường
Người viết: “Việc ông mất đi khiến cho Việt Nam mất đi một vị bác sĩ tài năng, cần
cho công cuộc kiến thiết nước nhà”.
2.13 Ban cố vấn nhiều thành phần
Sau 1945, khi chính quyền mới được thành lập, để tập hợp nhân tài, Hồ Chí Minh đề nghị cử ra một Ban cố vấn cho Chủ tịch gồm 10 người, trong đó có những nhân vật rất đặc biệt
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn, Bảo Đại làm cố vấn tối cao cho chính phủ
Rất xúc động về việc này, Bảo Đại đã viết thư về cho mẹ là bà Từ Cung: “Cụ Hồ
tốt lắm! Con ra đây được Cụ Hồ thương lắm! Cụ thương con như con! Ả (tức mẹ) cứ yên tâm Không phải lo chi cho con cả”.
Trang 10Việc mời một người hoàng tộc làm cố vấn cho chính quyền đã ảnh hưởng đến nhiều người trong hoàng tộc hăng hái tham gia việc nước
Ban cố vấn có cụ Bùi Bằng Đoàn vốn là một thượng thư trong triều đình Huế
Cụ Bùi Bằng Đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một bậc đại thần “triều ẩn lập thân hành thiện”, làm quan lớn trong chế độ cũ nhưng một lòng thanh liêm, yêu nước thương dân
Khi đọc được bức thư “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên
báo Cứu quốc (1946), với niềm hạnh phúc của một người “làm quan từ thuở ngoài
hai mươi tuổi của cái thời nước mất, ngoại bang đô hộ; hơn ba mươi năm ở ghế quan trường dưới ba đời vua “An Nam” giờ đã được nhìn thấy đất nước độc lập, tự
do, cụ đã đồng ý ra "giúp thêm ý kiến trong công việc hưng lợi, trừ hại cho nước nhà dân tộc”.
Cụ tham gia Quốc hội với tư cách đại biểu Hà Đông và được bầu làm Trưởng ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I ngày 9/11/1946
Bác Hồ không những động viên cụ Bùi tham mưu việc nước mà còn là một người bạn thơ rất thân thiết của cụ Bùi
Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã được Hồ Chí Minh cảm hoá tham gia mặt trận Việt Minh và trở thành một trong những nhân tố tích cực của Cách mạng Tháng 8 Với tài năng và nhiệt huyết cách mạng, tại cuộc Tổng tuyển cử năm 1946, Nguyễn Văn Luyện được chọn là 1 trong 6 vị đại biểu quốc hội đầu tiên của Hà Nội (gồm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trần Duy Hưng, Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Luyện, Hoàng Văn Đức và Nguyễn Thị Thục Viên) Năm 1946, ông được bầu làm Uỷ viên Ban thường trực quốc hội
Ngô Tử Hạ được coi là ông chủ nhà in đầu tiên có tấm lòng yêu nước, ghét Tây Ông thường giao hảo với những chí sĩ có lòng yêu nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng,
cụ Nguyễn Văn Tố, cụ Bùi Bằng Đoàn Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Ngô Tử Hạ tích cực tham gia phong trào Bình dân học vụ do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động và trở thành cố vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Quốc hội bầu là ủy viên Ban thường trực của Quốc hội khóa I nước VNDCCH và là đại biểu cao tuổi nhất
Các nhà nho như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Văn Tố cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia giúp nước Và còn biết bao nhà trí thức nữa được Hồ Chí Minh thu phục nhân tâm, đã tự nguyện dốc hết tâm trí của mình cho sự nghiệp cứu nước