1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề ngực – thắt lưng có tổn thương thần kinh

76 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 7,61 MB

Nội dung

đặt vấn đề Chấn thương cột sống bản lề ngực – thắt lưng là thương tổn ở đoạn cột sống từ đốt sống ngực 11 đến đốt sống thắt lưng 2, có hoặc không có liệt tủy.Chấn thương CSNTL là loại chấn thương thường gặp trong tai nạn lao động, giao thông và sinh hoạt. Chấn thương CSNTL có thể gây ra những biến chứng nặng nề và để lại những di chứng vĩnh viễn, thậm chí gây tử vong. Theo thống kê tại Mỹ, hàng năm có khoảng từ 20 đến 64 trường hợp CTCS trên 100000 dân/nãm [21]. Ở Việt Nam một số tác giả như Hoàng Tiến Bảo, Vũ Trọng Kính, Đặng Kim Châu, Trần Mạnh Trí, Dương Đức Bính, Nguyễn Đức Phúc, Đoàn Lê Dân, Võ Văn Thành, là những người tiên phong trong lĩnh vực này. Vào đầu thập kỷ 1990 phương pháp Roy Camille đã bắt đầu được ứng dụng tại Việt Nam, với các bài nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức. - Năm 1991, Dương Đức Bính đã sử dụng phương pháp của Dove là mổ cố định cột sống ngực - thắt lưng bằng khung Hartschill và chỉ thép buộc vào cung sau. - Năm 1996, Vò Tam Tỉnh đã thử chế tạo một hệ thống cố định cột sống ngực - thắt lưng để điều trị cho những trường hợp gãy cột sống ngực - thắt lưng có liệt tuỷ [ 15 ]. - Năm 2004, Nguyễn Đắc Nghĩa đã cải tiến thêm phương pháp của Dove - đó là hệ thống cố định cột sống bằng khung Hartschill kết hợp 2 cầu ngang và 4 vít cuống cung với chỉ thép. - Năm 2004, Nguyễn Lê Bảo Tiến đã nghiên cứu kết qủa chấn thương gẫy cột sống ngực- thắt lưng bằng bắt vít qua cuống với dụng cụ Moss 1 Miami. - Năm 2006, Nguyễn Hoàng Long đó nghiên cứu kết qủa chấn thương gẫy cột sống ngực- thắt lưng bằng hợp hai đường mổ sau và trước, đồng thời giải Ðp và ghép xương kết hợp bắt vít qua cuống với dụng cụ Moss Miami. - Năm 2007, Nguyễn Văn Thạch nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững, không liệt tủy và liệt tủy không hoàn toàn bằng dông cụ Moss Miami. Hiện nay, các thế hệ dụng cụ đều cải biên dựa trên nguyên lý của Contrel Dubousset: TSRH, Moss Miami, CD-M8 và đều có điểm chung là gồm nhiều thành phần lắp ráp, gắn kết với nhau rất chắc chắn, thuận lợi cho việc nắn chỉnh cột sống, lấy lại đường cong sinh lý, giảm chiều dài đoạn cột sống cần cố định. Vậy nghiên cứu ứng dụng hệ thống CD-M8 trên nhóm bệnh nhân gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững, có tổn thương thần kinh. Phân loại theo hiệp hội chấn thương cột sống Mỹ 2006 - ASIA (American Spinal Injury Association ) về triệu chứng lâm sàng, phân loại theo Denis về cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống đoạn bản lề ngực - thắt lưng. Do chưa có thống kê đầy đủ, cho nên giải quyết vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề Ngực – Thắt lưng có tổn thương thần kinh” với hai mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trên các bệnh nhân gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững, có tổn thương thần kinh. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề ngực – thắt lưng với hệ thống CD-M8. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. Sơ lược lịch sử phát triển và các phương pháp phẫu thuật chấn thương CSNTL 1.1.1. Trên Thế giới. Chấn thương cột sống người đầu tiên có những phương pháp điều trị gãy cột sống chính là Hypocrates (460 - 377 trước công nguyên). Người ta đặt bệnh nhân nằm sấp trên giường, hai tay và hai chân được buộc vào dây và kéo về bốn phía trong khi một người ngồi lên trên lưng người bệnh. Mục đích là để nắn chỉnh cột sống gãy [49]. Ambroise Paré (1510-1590) và trong y văn thời Trung Quốc cổ đại cũng mô tả cách kéo nắn bằng cách để người bệnh nằm sấp, buộc vòng một đai rộng bản trên ngực và kéo lên cao còn chân thì thả tự do. Boehler (1885-1973) là người đã cải tiến, phát triển các phương pháp trên và có nhiều thành công trong lĩnh vực điều trị gãy cột sống [49]. Malgaigne (1806-1865) thực hiên thủ thuật lấy bỏ các mảnh xương vỡ ở phía sau cột sống, dần dần trở thành thủ thuật cắt cung sau, được hoàn thiện bởi Mac Ewen [49]. Năm 1891, nhờ có phát minh của Rontgen C (1845-1923) với máy chụp XQ, việc chẩn đoán gãy cột sống có nhiều tiến bộ vượt bậc. Thế kỷ thứ VII, Paulus of Aegina là người đầu tiên đề xuất ý tưởng, sau đó được Malgaigne (1806-1865), Mac Ewen (1848-1924) phát triển thành thủ thuật cắt cung sau [49]. 3 Trong những năm đầu của thế kỷ XX, tỷ lệ tử vong đối với phẫu thuật cột sống còn khá cao và tỷ lệ phục hồi thần kinh còn quá thấp. Harrington là người tiên phong trong phẫu thuật cố định cột sống từ phía sau. Phương pháp được phát minh năm 1958 và mang tên của chính tác giả . Nguyên tắc của dụng cụ này là dùng hai móc ngược chiều nhau để gắn vào hai bên rãnh sống và nối với nhau bằng thanh giằng. Với những thanh giằng có ren sẽ tạo được sức Ðp khi cần thiết. Tác giả đã sử dụng loại dụng cụ này để phẫu thuật cho những trường hợp vẹo cột sống sang bên (Scolioses deformity). Dụng cụ của Harrington đã được ứng dụng trong một thời gian dài và về sau dùng cả trong chấn thương cột sống [19],[30]. Hình 1.1. Móc và thanh giằng của Harrington. Từ năm 1963 - 1975, Roy - Camille [54] đã hoàn thiện phương pháp dùng nẹp và vít cuống cung. Nẹp và vít là loại đặc biệt dành riêng cho cột sống. Roy - Camille dùng kỹ thuật bắt vít “thẳng từ sau ra trước”. Phương pháp này cố định vững chắc, nếu thương tổn ở đoạn bản lề, cột sống sẽ bị hạn chế vận động. Khoảng cách giữa các vít là cố định, nhiều khi không tương ứng với giải phẫu cụ thể của mỗi bệnh nhân. Năm 1973, Edwardo Luque ở Mêhicô [34] đưa ra phương pháp cố định cột sống bằng hai thanh đũa thép hình chữ “L”, được buộc vào cung sau dọc theo hai bên máng sống nhờ các sợi chỉ thép luồn dưới mảnh đốt sống để điều 4 trị vẹo cột sống, sau này cũng được áp dụng cho cả gãy cột sống. Từ năm 1963-1975, Roy-Camille đã hoàn thiện hơn bằng kỹ thuật dùng nẹp và vít cuống cung, với kỹ thuật bắt vít “thẳng từ sau ra trước”, Roy- Camille sử dụng các vít có đường kính 4mm, dài từ 35 - 45mm, vít khối khớp dài 19mm. Kỹ thuật bắt vít qua cuống đốt sống được giới thiệu bởi Roy- Camille đã đem lại khả năng nắn chỉnh cũng như cố định vững chắc cột sống. Đây là phương pháp cố định cột sống vững chắc, song lại làm hạn chế vận động vùng CSNTL, đồng thời vít qua khối khớp sẽ càng làm tăng thêm nhược điểm này. ngoài ra do khoảng cách giữa các vít không tương xứng với khoảng cách giữa các cuống trên giải phẫu của từng bệnh nhân [54]. Hình 1.2. Nẹp của Roy-Camille Năm 1977, Magel thuộc nhóm AO [35] đề xuất phương pháp cố định ngoài cột sống phương pháp này cồng kềnh và bệnh nhân không thể nằm ngửa được, nên phương pháp này không được phổ biến. Năm 1986, Dove đã cải tiến dụng cụ của Luque bằng một khung, một vòng khép kín hình chữ nhật.[25]. Năm 1987, Dick cải tiến thành dụng cụ cố định bên trong hệ thống dụng cụ bao gồm vít cuống cung kiểu Schanz, đường kính mũi là 5mm, đầu thon 5 dần; ren trên một đoạn dài 3,5 mm; đường kính 7mm, dài từ 70 - 300mm và các bộ phận nối thanh giằng với vít cuống [24]. Hình 1.3. Vít Schanz và hệ thống cố định trong của Dick. Nãm 1991, Kaneda cải tiến từ phương pháp của Dwyer. Đường vào là đường sau phúc mạc hoặc sau phúc mạc màng phổi. Phương pháp của Kaneda được chỉ định khi có vỡ vụn thân đốt. Với đường vào từ phía trước, lấy bỏ thân đốt bị vỡ dập nát để giải phóng ống tủy là một phương pháp giải chèn Ðp tốt [32], [33]. Hình1.4. Phương pháp Kaneda 6 HÖ thèng USS víi vÝt SCHANZ (titanium) Phương pháp của CD đã tạo ra một hướng mới trong việc cố định cột sống phía sau, đó là hệ thống thành phần được gắn với nhau rất chắc chắn, giúp cho cố định chắc, lấy lại đường cong sinh lý của cột sống và thuận lợi cho việc nắn chỉnh. Được đề cập lần đầu tiên vào năm 1982 bởi phẫu thuật viên người Pháp, Yves Cotrel, hệ thống Cotrel-Dubosset đã đưa ngành phẫu thuật cột sống sang kỷ nguyên mới [22]. Có mét chi tiết đáng lưu ý là trong khi nghiên cứu thiết kế hệ thống này, Cotrel đã không may bị rối loạn về tim mạch dẫn đến phải đặt máy tạo nhịp. Ông tiếp tục công việc và truyền đạt lại cho người học trò của mình là Jean Dubosset (Paris) và kỷ nguyên của hệ thống Cotrel-Dubosset chính thức ra đời. Năm 1984, hệ thống Cotrel-Dubosset (CD) được giới thiệu tại Bắc Mỹ, đến đầu những năm 1990 được công nhận và áp dụng cho phẫu thuật nắn chỉnh các biến dạng cột sống tại Mỹ. Từ đó, rất nhiều các sản phẩm ra đời dựa trên nguyên lý của Cotrel-Dubosset, trong đó Yves Cotrel đưa ra nguyên lý đặt dụng cụ cho từng phân đoạn của cột sống (segmental spinal instrumentation) và Jean Dubosset đặt nền móng cho nguyên lý nắn chỉnh cột sống trong không gian 3 chiều. Hình 1.5. Hệ thống Cotrel-Dubosset đầu tiên 7 Ban đầu, CD gồm các thanh rod đường kính 7mm có khía, các móc (hook) và vít (screw) được bắt chặt vào thanh rod nhờ các bu-lông. Tuy nhiên, do liên kết quá chặt, chỉ có thể mài phá mới lấy bỏ đi được nên phẫu thuật lần sau sẽ vô cùng khó khăn. Để khắc phục nhược điểm này, các thanh rod được giảm đường kính xuống 5.5mm, bề mặt trơn nhẵn, không có khía và các bu- lông có thể lấy bỏ sau khi bẻ khóa. Ưu điểm nổi trội của hệ thống này bao gồm: 1. Có thể lấy bỏ dễ dàng 2. Nhỏ gọn 3. Đặt dông cụ, siết ốc và bẻ khóa đều từ trên xuống 4. Thanh rod tương đối mềm giúp dễ uốn nẹp tại chỗ trong mổ cũng như giảm thiểu khả năng nhổ vít, móc ra khỏi cột sống Các ưu điểm này giúp cho thao tác phẫu thuật được thuận lợi, nhanh và an toàn. Hệ thống Cotrel-Dubosset thế hệ thứ hai được ra đời sau vài năm với đường kính bu-lông giảm xuống 10mm, thế hệ thứ 3 là 8 mm, đây chính là hệ thống CD M8 và thế hệ mới nhất là CD Legacy. Hệ thống CD M8 được phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay [22]. 1.1.2. Phẫu thuật cột sống ở Việt Nam. Ở Việt Nam, việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cột sống cũng như chấn thương cột sống - tủy sống còn khá mới mẻ. Ở miền bắc, Hồ Hữu Lương cho biết, trước thập kỷ 90, gẫy CSNTL có thương tổn tủy sống chủ yếu là điều trị bảo tồn, phẫu thuật cột sống trong thời kỳ đó có cũng chỉ là cắt cung sau giải phóng chèn Ðp tủy, chưa thực hiện cố định bên trong [6]. Tại Bệnh viện Saint Paul, năm 1990, Dương Đức Bính và cộng sự [2] đã nghiên cứu áp dụng phương pháp cố định phía sau cho gãy cột sống ngực – thắt lưng có liệt tủy bằng khung Hartshill và chỉ thép. 8 Năm 1995, Dương Đức Bính báo cáo kết quả sau mổ 73 trường hợp gẫy CSNTL có liệt tủy bằng khung Hartshill và chỉ thép. Việc sử dụng khung Hartshill là phù hợp với điều kiện kinh tế của chúng ta lúc đó và tỷ lệ bệnh nhân cải thiện sau phẫu thuật rất đáng kể nhưng cũng nảy sinh vấn đề là có một số mối chỉ thép bị đứt hoặc trượt trên khung làm cột sống mất vững, gây gù tái phát [2]. Đoàn Lê Dân - Bệnh viện Việt Đức (1996 - 1999) mổ 10 trường hợp gẫy CSNTL, cố định bằng nẹp vít cuống cung: 6 trường hợp liệt không hoàn toàn có hồi phục, 4 trường hợp liệt hoàn toàn được phục hồi chức năng sớm, không bị loét do tỳ đè [9]. Nguyễn Đắc Nghĩa - Bệnh viện Xanh pôn (1998 - 2003) mổ 64 bệnh nhân gẫy CSNTL không vững, có liệt tủy, cố định bằng khung Hartshill cải tiến (2 cầu ngang và 4 vít chân cung), cho thấy độ vững của cột sống tăng lên so với phương pháp của Dove [7]. Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 1999-2003, Dương Quang Sâm và Phạm Hoà Bình đã báo cáo phẫu thuật cho 26 trường hợp chấn thương cột sống ngực - thắt lưng sử dụng nẹp vít tự chế trong nước theo kiểu Steffee. Nẹp có độ dài 75mm, rộng 15mm có rãnh ở giữa để có thể di chuyển phù hợp đến vị trí bắt vít. Các vít có độ dài 45mm và đường kính 5mm. Trước mổ có 4 trường hợp liệt hoàn toàn, 2 trường hợp không liệt và có 20 trường hợp liệt không hoàn toàn.Theo dõi sau 6 tháng, khám lại 18 trường hợp thấy có 8/18 trường hợp có hồi phục Ýt nhất 1 độ Frankel. Nguyễn Lê Bảo Tiến (2004) nghiên cứu 92 BN gẫy CSNTL liệt tuỷ hoàn toàn và không hoàn toàn bằng hệ thống vít qua cuống của Moss Miami cho kết quả bước đầu tốt [14]. Năm 2006, Nguyễn Hoàng Long đó nghiên cứu kết qủa chấn thương 9 gẫy cột sống ngực- thắt lưng bằng hợp hai đường mổ sau - trước, giải Ðp và ghép xương kết hợp bắt vít qua cuống với dụng cụ Moss Miami. Năm 2007, Nguyễn Văn Thạch nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững, không liệt tủy và liệt tủy không hoàn toàn bằng dông cụ Moss Miami. Ở miền nam có Hoàng Tiến Bảo (1975), mổ cố định gẫy CSNTL có liệt tủy bằng nẹp và vít AO qua đường mổ phía trước [1]. Năm 1996, Võ Văn Thành báo cáo kết quả mổ phối hợp hai đường mổ trước và sau (nắn chỉnh phía sau và cố định phía trước bằng nẹp vít) cho 30 trường hợp gẫy trật CSNTL có liệt tủy. Ngoài ra ông còn áp dụng phẫu thuật Ýt xâm hại trong mổ cột sống [13]. Vò Tam Tỉnh (1996) đã thử chế tạo một hệ thống cố định CSNTL theo nguyên lý của Cotrel - Dubousset, đã đem lại một số kết quả khả quan [15]. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, phẫu thuật cột sống mới thực sự thay đổi từ năm 1998, khi Võ Xuân Sơn và cộng sự báo cáo phẫu thuật gãy cột sống ngực - thắt lưng. Sử dụng hệ thống nẹp và vít được chế tạo lại từ các nẹp cố định xương dài hoặc đinh kuntcher nội tuỷ xương đùi. Sau mổ bệnh nhân phải mang theo nẹp hỗ trợ. Cũng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2004, Võ Xuân Sơn và cộng sự báo cáo 59 trường hợp chấn thương cột sống ngực - thắt lưng (trong đó có 24 trường hợp liệt hoàn toàn) sử dụng nẹp vít theo phương pháp của Roy- Camille. Tuy nhiên, đây là hệ thống liền một khối nên không tạo nên được lực căng giãn cần thiết để khôi phục lại đường cong sinh lý và khó khăn trong việc nắn chỉnh cột sống. Năm 2008, Nguyễn Trọng Tín báo cáo tình hình chấn thương cột sống ngực - thắt lưng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình. 10 [...]... dõi trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và khám lại sau phẫu thuật Chương 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Bao gồm các trường hợp chấn thương cột sống bản lề ngực - thắt lưng có liệt tuỷ không hoàn toàn và không liệt, không phân biệt giới, tuổi Số bệnh nhân này được thu dung, điều trị nội trú tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức trong thời gian nghiên cứu và sử dụng... có tác dụng duỗi cột sống (gian gai) và nghiêng cột sống (gian ngang) Các cơ vận động cột sống do các thần kinh sống chi phối Các cơ này khi căng lên cùng với các cơ bụng và các cơ khác cũng bám vào cột sống có tác dụng bảo vệ cột sống khá vững chắc 1.2.3.2 Phía trước:  Cơ thắt lưng chậu: hay cơ đái chậu do hai cơ: cơ thắt lưng và cơ chậu họp lại Cơ này đi từ bụng đến đùi, che phủ phía trước cột sống. .. CSNTL có những đặc điểm giải phẫu học đặc biệt khiến cho vùng này bị tổn thương nhiều hơn so với vùng lưng và vùng thắt lưng cộng lại: CSNTL là vùng chuyển tiếp giữa cột sống lưng tương đối có biên độ cử động rất Ýt vì có xương sườn của lồng ngực giới hạn và cột sống thắt lưng mềm mại hơn và có biên độ vận động lớn hơn Chính sự khác biệt đột ngột về độ mềm mại này làm cho cột sống dễ bị chấn thương. .. Cơ này đi từ bụng đến đùi, che phủ phía trước cột sống thắt lưng và hố chậu Để đi vào thân đốt sống ngực XII và đốt sống thắt lưng I,II ta cần cắt, hạ chỗ bám của cơ thắt lưng chậu thì mới thấy mặt bên của thân đốt sống và đĩa đệm ngực XII và thắt lưng I, II  Thận và niệu quản trái: thận trái ở sau phúc mạc, ở trong góc do xương sườn XI và cột sống tạo thành (cực trên thận trái ngang mức bờ trên xương... thận trái ở bờ trên mỏm ngang đốt sống thắt lưng III) Khi phẫu thuật vào cột sống, ta đẩy cả thận, niệu quản và lớp mỡ quanh thận ra phía trước để vào cột sống  Động mạch chủ và tĩnh mạch chủ dưới: Động mạch chủ bụng ở phía trước cột sống, khi vào tới cột sống ta có thể sờ thấy động mạch chủ bụng đập ở phía trước thân đốt sống, tĩnh mạch chủ dưới ở trước phải cột sống 19  ổ bông: lách, dạ dày, ruột... điểm số vận động và cảm giác ASIA phân loại thương tổn thần kinh theo tổng số điểm đạt được 23 Phân loại tổn thương thần kinh trong chấn thương cột sống theo ASIA được chia thành 5 mức độ A = Liệt hoàn Mất hoàn toàn vận động và cảm giác dưới mức thương toàn tổn thần kinh, bao gồm cả phân đoạn S4-S5 B = Liệt không Còn cảm giác, mất vận động hoàn toàn dưới mức thương hoàn toàn tổn thần kinh, bao gồm cả... - Gãy không vững, không có dấu hiệu thương tổn TK trên lâm sàng, theo dõi lâm sàng + Liệt tăng dần: phẫu thuật cấp cứu, giải phóng chèn Ðp và cố định trong + Nếu không có dấu hiệu chèn Ðp tăng dần, nên phẫu thuật sớm cố định cột sống, phòng tránh di lệch thứ phát gây chèn Ðp tuỷ sống - Gãy không vững, liệt hoàn toàn, cần phẫu thuật sớm cố định cột sống để chăm sóc phòng biến chứng do nằm lâu Riêng trường... Giải phẫu cột sống ngực - thắt lưng và các thành phần xung quanh Cột sống của cơ thể người có 33 đốt liên kết với nhau, bao gồm 7 đốt sống cổ (ký hiệu quốc tế từ C1-C7), 12 đốt sống ngực (T1-T12), 5 đốt sống thắt lưng (L1-L5), 5 đốt sống cùng (S1-S5) và 4 đốt sống cụt (Co1-Co4) Các đốt sống và các đĩa gian đốt sắp xếp tuần tự từ trên xuống dưới, gắn với nhau bởi một hệ thống dây chằng vững chắc và được... để cố định đoạn cột sống gãy 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu - Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là gãy cột sống ngực- thắt lưng từ T11 đến L2, gãy không vững, nguyên nhân do chấn thương, có tổn thương thần kinh - Đủ phim chụp XQ quy ước thẳng và nghiêng - Tất cả các bệnh nhân đều được chụp cắt lớp vi tính và lấy được ít nhất một đốt sống bình thường phía trên và dưới tổn thương 36 2.1.2... trường hợp gãy cột sống ngực- thắt lưng do bệnh lý như u xương, lao xương - Cú các bệnh lý cũ kèm theo ở tuỷ như trượt đốt sống, u tuỷ - Những bệnh nhân có tổn thương phối hợp nhÊt là chấn thương sọ não nặng, có tổn thương thực thể tại não hoặc hôn mê làm sai lệch đánh giá thần kinh tại tuỷ sống - Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân bị các bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng tới kết quả như suy gan, . chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề Ngực – Thắt lưng có tổn thương thần kinh với hai mục. sau: 1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trên các bệnh nhân gãy cột sống ngực - thắt lưng không vững, có tổn thương thần kinh. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề. vấn đề Chấn thương cột sống bản lề ngực – thắt lưng là thương tổn ở đoạn cột sống từ đốt sống ngực 11 đến đốt sống thắt lưng 2, có hoặc không có liệt tủy .Chấn thương CSNTL là loại chấn thương

Ngày đăng: 17/11/2014, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w