ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 8 – 9 THÔNG QUA GIẢNG DẠY CHẠY NHANH

58 4.1K 3
ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 8 – 9  THÔNG QUA GIẢNG DẠY CHẠY NHANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG NGŨ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 8 – 9 THÔNG QUA GIẢNG DẠY CHẠY NHANH Người thực hiên : Lê Văn Nguyên Tổ tự nhiên Năm học 2007 – 2008 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, lượng thông tin ngày càng tăng và nhiều đến mức không thể dung nạp hết, vì vậy tri thức dạy - học trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khoá để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống, tiếp tục học tập, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Muốn vậy, ngay từ khi còn đang học trong nhà trường, học sinh cần phải là chủ thể của hoạt động dạy - học. Học sinh phải luôn tự giác, tích cực, sáng tạo trong quá trình học để chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển kĩ năng. Giáo viên với vai trò chủ thể của hoạt động dạy, phải lấy học sinh làm trung tâm, dạy cho học sinh cách học, cách chiếm lĩnh nội dung môn học. Để làm tốt chức năng giảng dạy và giáo dục của mình thì người giáo viên nói chung và người giáo viên thể dục nói riêng phải có những phẩm chất và năng lực như: thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ văn hoá sâu rộng, có tư duy mới luôn tìm tòi nghiên cứu để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp đáp ứng yêu cầu của chuyên môn. Đồng thời, người giáo viên thể dục cần phải có một phẩm chất đạo đức tốt, tâm lí tốt, trí tuệ, tình cảm và ý chí nữa. Tất cả những đặc điểm đó có sự liên quan mật thiết với nhau để tạo thành một cấu trúc thống nhất nhằm nâng cao kết quả giảng dạy. Giáo dục thể chất cho thế hệ thanh – thiếu niên là một nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển một xã hội văn minh nói chung và của công cuộc xây 2 dựng XHCN, bảo vệ tổ quốc nói riêng. Giáo dục thể chất còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục khác: giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mỹ. Vì vậy, mục đích của giáo dục thể chất trong trường phổ thông là nhằm thực hiện mục đích nói chung của hệ thống TDTT Việt Nam, góp phần đào tạo Thanh – Thiếu niên Việt Nam thành những người “ Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và và trong sáng về đạo đức”. Mục tiêu giáo dục THCS đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển cho học sinh những tri thức và kĩ năng cơ bản thiết thực phục vụ cuộc sống, phương pháp suy nghĩ trong nhận thức, lòng tự tin, tính hồn nhiên, sự năng động và linh hoạt, cách ứng xử đúng mực, rèn luyện ý chí đem hết sức mình góp phần làm cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội trở lên tươi đẹp hơn. Việc đào tạo ra những con người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về kiến thức khoa học là hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay, nhưng nếu chỉ có kiến thức khoa học và chuyên môn nghiệp vụ thì chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc mà đòi hỏi còn có đủ sức khoẻ thì mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội công nghiệp hiện đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Mỗi một người dân khoẻ mạnh sẽ góp phần làm cho cả nước khoẻ mạnh". 3 I. 1. Lý do chọn đề tài: I.1.1. Cơ sở lý luận: Môn Thể dục trong trường phổ thông là môn học rất hứng thú đối với học sinh. Để phát huy được lượng vận động của học sinh, số lần tập và cường độ vận động thì trước tiên phải đặc biệt chú ý đến vai trò của người giáo viên trong quá trình lên lớp. Đối với môn Thể dục, khó khăn nhất đối với giáo viên là phương pháp giảng dạy cho từng bài. Để tiết học đạt được hiệu quả cao thì người giáo viên cần lựa chọn và vận dụng phương pháp, xác định các hình thức lên lớp, tổ chức các hoạt động thích hợp, sử dụng đồ dùng thiết bị phù hợp với tiết dạy và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường nhằm tăng thời gian tập luyện thực tế cho học sinh, phát huy tối đa tính tích cực chủ động học tập của học sinh, nâng cao chất lượng dạy - học. I.1.2. Cơ sở thực tiễn: Đối với học sinh lớp 8, lớp 9: giai đoạn này các em phát triển mạnh mẽ về thể chất đồng thời đây cũng là lứa tuổi “khó khăn” về mặt giáo dục, các em có sự biến đổi lớn về mặt tâm lí. Hệ cơ các em phát triển mạnh, xương đang tiếp tục cốt hoá, chiều cao đang phát triển mạnh mẽ, cơ thể hoạt động chóng mệt mỏi. Ở lứa tuổi này, các em có quá trình hưng phấn rất rõ rệt. Tôi nhận thấy rằng, ở lứa tuổi 14-15 việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho các em là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Việc phát triển toàn diện các tố chất trong đó phát triển sức nhanh là rất cần thiết ở lứa tuổi này, phù hợp với năng lực hoạt động của các em. Khi cơ thể hoạt động chóng mệt mỏi chưa có khả năng vận động lâu dài, quá trình hưng 4 phấn rất rõ rệt, các em lại hăng say tập luyện luôn muốn thể hiện và khẳng định mình trước bạn bè. Chính vì những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này: “Phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 8, lớp 9 thông qua giảng dạy chạy nhanh”. I. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Giúp cho giáo viên cải thiện một số phương pháp trong quá trình giảng dạy Thể dục phần chạy nhanh, nhằm đưa lượng vận động, thời gian tập luyện của học sinh tăng lên, phát triển sức nhanh cho học sinh. Đề tài còn tháo gỡ những khó khăn mà giáo viên dạy môn Thể dục dễ mắc, đó là việc vi phạm về thời gian, nội dung của tiết dạy thì nhiều mà thời gian một tiết học chỉ có 45 phút. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và lựa chọn ra phương pháp, hình thức dạy - học thật hợp lý, đảm bảo về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo vừa đủ lượng vận động và số lần luyện tập. Đối với tôi, đề tài này hết sức cần thiết và cần thiết đối với cá nhân nói riêng và những giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục ở các trường phổ thông nói chung. I. 3. Thời gian - địa điểm nghiên cứu của đề tài: I.3.1. Thời gian: 1. Chọn đề tài: Tháng 9/2007. 2. Nghiên cứu, thực hiện: từ tháng 9/2007 đến tháng 5/2008. 3. Viết đề cương: tháng 3/2008. 4. Hoàn thành đề tài: tháng 5/2008. I.3.2. Địa điểm: Trường THCS Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. I.3.3. Phạm vi đề tài: 5 I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: - Các phương pháp dạy học môn Thể dục phần chạy nhanh. - Giáo viên dạy thể dục tại trường THCS Đông Ngũ và các trường khác. - Học sinh khối lớp 8,9 trường THCS Đông Ngũ. I.3.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Đông Ngũ và các trường THCS thuộc huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: - Nghiên cứu các phương pháp, hình thức dạy học môn Thể dục, cách thức vận dụng các phương pháp vào dạy học môn Thể dục phần chạy nhanh. - Nghiên cứu khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy - học môn thể dục phần chạy nhanh của giáo viên trong trường THCS. I.4. Phương pháp nghiên cứu: I.4.1. Nghiên cứu lí luận: Đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài. I.4.2. Nghiên cứu các tư liệu: - Sổ sách ghi chép kinh nghiệm về dạy học thể dục. - Tài liệu liên quan đến phương pháp và hình thức dạy học môn Thể dục phần chạy nhanh. - Giáo án của những giáo viên có kinh nghiệm. I.4.3. Quan sát: Quan sát các hoạt động học tập của học sinh, chất lượng học tập qua các tiết thể dục ( phần chạy nhanh). 6 Dự giờ và quan sát các hoạt động dạy học của các giáo viên dạy học môn thể dục (phần chạy nhanh). I.4.4. Phỏng vấn: Thu thập ý kiến các chuyên viên, các giáo viên có kinh nghiệm dạy học môn thể dục, trao đổi với học sinh. I.4.5. Thực nghiệm: - Vận dụng dạy các tiết thực nghiệm. - Vận dụng đổi mới phương pháp, hình thức trong các tiết dạy phần chạy nhanh để rút kinh nghiệm, đề nghị những người có chuyên môn vững dự giờ và đóng góp ý kiến. PHẦN NỘI DUNG: Chương I: Tổng quan II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Trong môn Thể dục, phần cơ bản về rèn luyện sức nhanh cho học sinh rất ít giáo viên quan tâm đến trong quá trình dạy học, vì đây là phần phát triển sự dẻo dai, nhanh nhẹn. Giáo viên chỉ quan tâm nghiên cứu sức mạnh, sức bền và sự khéo léo của học sinh. Cũng có giáo viên nghiên cứu biện pháp rèn luyện phát triển sức nhanh cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa nghiên cứu sâu. II.1.2.Cơ sở lý luận: II.1.2.1 Phương pháp dạy - học: Phương pháp dạy- học là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt được mục tiêu dạy - học. Phương pháp dạy - học mang tính tích cực, độc lập, sáng tạo, cần chú ý đến 2 yếu tố: học sinh phải được học trong không khí vui vẻ, phấn khởi, học mà chơi - chơi mà học. Học sinh phải 7 được tự do tìm hiểu, suy nghĩ, khám phá và tự tìm tòi ra kiến thức của bài học dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên. Theo thời gian công tác, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục được nâng cao song thể lực bị giảm sút theo qui luật tự nhiên của con người, năng lực làm mẫu động tác bị hạn chế. Đặc điểm này tác động mạnh mẽ đến tâm tư, suy nghĩ về nghề nghiệp của giáo viên thể dục đặc biệt là giáo viên nữ. Để khắc phục cho sự hạn chế đó, người giáo viên thể dục phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình hơn nữa, đặc biệt là trình độ lí luận, phương pháp khoa học và phương pháp tổ chức. II.1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục trong trường THCS: Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là: đưa phương pháp dạy học mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo của giáo dục . Hiện nay trong các môn học ở nhà trường đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Đây là phương pháp dạy học theo nghĩa rộng, trong đó cần các phương pháp dạy học và cách tổ chức các hoạt động dạy học cụ thể và phù hợp. Vì vậy, để tích cực hoá hoạt động của người học, người ta sử dụng hàng loạt các phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp dạy học nêu vấn đề, gợi mở vấn đề để học sinh tự tìm tòi nghiên cứu và khám phá những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Để tích cực hoá hoạt động của người học, giáo viên cần tổ chức lại lớp học, chia học sinh trong lớp thành nhiều tổ, nhóm và chuẩn bị sẵn những câu hỏi, phiếu thảo luận, thiết bị thực 8 hành luyện tập. Giáo viên đóng vai trò như một đạo diễn, như một người dẫn dắt chương trình sao cho phát huy được tối đa tính tích cực, tự giác và khả năng sáng tạo của học sinh. Sau đó từng nhóm trình bày các kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Chính lúc trình bày kết quả này cũng là một hình thức tích cực hoá trong học tập, đồng thời cũng xuất hiện sự tranh luận, đánh giá kết quả của nhau rồi cùng đi đến kết luận chung dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Như vậy, phương pháp dạy học tích cực hoá người học đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức hợp lí, phải chuẩn bị tốt các câu hỏi, phương tiện, dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra và cách giải quyết. Người giáo viên đóng vai trò là đạo diễn , như một trọng tài nhưng lại phải biết lái các vấn đề đúng hướng, đi đến mục tiêu của giờ học đã đề ra. Cốt lõi của phương pháp dạy học tích cực hoá người học là đưa người học vào hoạt động chứ không để thụ động như trước, vì vậy mà có người gọi đây là phương pháp dạy học hoạt động mặc dù dạy và học bản thân nó vốn là những hoạt động của thầy và trò. Những phương pháp thường sử dụng là phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu: nhằm khai thác tính tự giác, tính tích cực của học sinh và đó là chính là những phương pháp đưa học sinh vào hoạt động theo hướng tích cực hoá người học. Phương pháp trò chơi ở đây cần được hiểu không chỉ là cho học sinh chơi những trò chơi vận động cụ thể nào đó hay các trò chơi theo nghĩa rộng như các môn bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn mà cần hiểu là ngay những bài tập hay những động tác đơn lẻ nào đó cũng có thể dạy dưới các hình thức trò chơi. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS. Nét nổi bật của phương pháp thi đấu là sự so đo lực lượng để tranh giành thành tích cao hoặc ngôi thứ, do đó yếu tố đối kháng, sự va chạm quyền lợi thể hiện mãnh liệt hơn khi chơi 9 các trò chơi vận động. Chính hai phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu đã làm tích cực hoá hoạt động của học sinh một cách cao độ. Hai phương pháp này trước đây đã có một số giáo viên áp dụng thành công, nhất là những giáo viên giỏi. Tuy nhiên, do mục tiêu và nội dung của chương trình cũ không theo hướng đó nên việc áp dụng chưa có bài bản, hoặc chỉ áp dụng khi có hội giảng hoặc thanh tra, kiểm tra, dự giờ Hiện nay, theo mục tiêu của chương trình mới có sự chú ý nhiều hơn so với trước về rèn luyện sức khoẻ, thể lực học sinh. Vì vậy, giáo viên cần suy nghĩ trước mỗi giờ lên lớp cách áp dụng tích cực hơn hai phương pháp: trò chơi và thi đấu. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh chắc chắn giờ học sẽ sinh động, sôi nổi, vui nhộn hơn. Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh cần tổ chức giờ học cho phù hợp như: tăng cường các hình thức tập luyện phân nhóm và quay vòng, tập luyện vòng tròn, phối hợp hợp lí giữa tập vòng tròn với tập lần lượt nhằm giảm thời gian học sinh phải chờ đợi, tạo điều kiện cho học sinh tự quản. Ví dụ: chia nhỏ số học sinh trong lớp thành các tổ, nhóm khác nhau, giáo viên chỉ dẫn giúp đỡ các em cách tự lập, tự điều khiển, thậm chí trao đổi, thảo luận về một câu hỏi, bài tập nào đó rồi cùng thống nhất báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, tổ mình trước các nhóm, tổ khác và giáo viên, cũng có khi trình diễn kết quả tập luyện một hay một số động tác, bài tập để các tổ khác đánh giá chấm điểm Để các nhóm, tổ tập luyện đạt kết quả tốt, giáo viên cần rèn cho học sinh khả năng tự quản, trong đó vai trò của cán sự, tổ trưởng, nhóm trưởng là vô cùng quan trọng. Cán sự bộ môn của lớp hay tổ, nhóm không nhất thiết phải là cán bộ lớp mà nên chọn những học sinh có khả năng chỉ huy và năng khiếu thể thao, 10 [...]... công đảm nhiệm dạy môn thể dục các lớp: - Lớp 9A sĩ số 39 học sinh - Lớp 9B sĩ số 36 học sinh - Lớp 9C sĩ số 38 học sinh - Lớp 9D sĩ số 38 học sinh - Lớp 7A sĩ số 39 học sinh - Lớp 7B sĩ số 39 học sinh - Lớp 7C sĩ số 40 học sinh - Lớp 7D sĩ số 37 học sinh Tổng số: 306 học sinh * Dự giờ: 1 Tiết 1: Chạy ngắn (tiết 13 – lớp 8C) Giáo viên dạy: Nguyễn Văn Thông ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - CHẠY NHANH - CHẠY BỀN Nội... biện pháp phát triển sức nhanh cho học sinh thông giảng dạy chạy nhanh II.2.4 Các nội dung cụ thể trong đề tài: - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển sức nhanh cho học sinh thông qua phần chạy nhanh - Các biện pháp nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh 23 - Dạy thực nghiệm Chương III: Các biện pháp phát triển sức nhanh cho học sinh khối lớp 8, 9 II.3.1 Biện pháp phát triển sức nhanh: 1 Hướng dẫn... dung quan trọng trong môn Thể dục ở trường THCS nói chung và ở khối lớp 8, lớp 9 nói riêng Xác định đây là một trong những nội dung quan trọng của môn học giúp các em phát triển kĩ năng chạy nhanh, phát triển tốt thể chất đồng thời giúp các em nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống * Phát triển sức nhanh thông qua dạy – học phần chạy nhanh: Các biện pháp trong từng tiết dạy để phát triển sức nhanh. .. rèn luyện phát triển sức nhanh cho học sinh 2 Tiết 2: Chạy ngắn (tiết 12 – lớp 9D) Giáo viên dạy: Đào Thị Mận CHẠY NGẮN-BÀI TD-CHẠY BỀN - Chạy ngắn: Ôn động tác: + Xuất phát cao – chạy nhanh (cự li 40 – 60m) Học: + Kĩ thuật xuất phát thấp -Bài TD: + Ôn từ nhịp 1 – 36 bài TD phát triển chung nam + Ôn từ nhịp 1 - 29 bài TD phát triển chung nữ - Chạy bền: Trò chơi “ Chạy díc dắc” I Mục tiêu 1 Kiến thức:... II.1.2.3 Phát triển sức nhanh trong dạy học phần chạy nhanh ở trường THCS : * Dạy học phần chạy nhanh trong trường THCS: Xuất phát từ vị trí và nhiệm vụ đào tạo con người mới toàn diện: Đức – Trí – Thể – Mỹ, đặc biệt là giáo dục thể chất cho học sinh THCS, là nền tảng quan trọng trong mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc, các em chính là thế hệ trẻ kế cận làm chủ đất nước trong tương lai 12 Dạy - học phần chạy nhanh. .. 2 X8 2 X8 X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 2 X8 X X X X X X X 4X8 * B CƠ BẢN 30-32 1 Chạy ngắn 1315’ - Ôn động tác: …XXX …XXX + Xuất phát cao – chạy nhanh …XXX l 3 19 …XXX * - Cho học sinh tập - Quan sát sửa sai - Học: Kĩ thuật xuất phát thấp l 4 Nội dung SGV/27 - GV phân tích làm mẫu – cho HS tập - Học sinh thực hiện trên bàn đạp 2.Bài TD - Ôn: 1012’ + Từ nhịp 1 - 29 (nữ) + Từ nhịp 1 – 36... phân tích hướng dẫn điều khiển học sinh tập luyện tích cực đúng yêu cầu động tác, đào tạo cán sự lớp trưởng, tổ trưởng giúp giáo viên điều khiển lớp tập luyện - Điều khiển học sinh tập tích cực, quan sát sửa sai và động viên học sinh kịp thời Chọn học sinh tập tốt cho lớp quan sát học hỏi và chọn học sinh tập sai để cả lớp quan sát và tự sửa sai cho mình * Yêu cầu học sinh: - Thực hiện tương đối tốt... năng học sinh thực hiện còn yếu (chuẩn bị KT) + Ôn - chơi trò chơi phát triển sức nhanh (GV chọn) - Tư thế sẵn sàng - xuất phất - Xuất phát cao chạy nhanh 40m Chạy bền: Đau "sóc" (sóc hông) và cách khắc phục, luyện tập tập chạy bền I- MỤC TIÊU 1 Kiến thức: 15 - ĐHĐN: Ôn và thực hiện được tốt nội dung kĩ thuật quay đằng sau, đi đều - Chạy nhanh: Ôn trò chơi phát triển sức nhanh, tư thế sẵn sàng xuất phát, ... 1 – 36 (nam) 4l – quan sát sửa sai - Chia lớp thành 2 nhóm nam, nữ riêng - Cho HS ôn, quan sát sửa sai 4l - Quan sát sửa sai X X X X X X X X X X X X * 5’ X X X X X X X X X X X X 3 Chạy bền - Trò chơi: - Cho học sinh chơi + Chạy dích dắc tiếp sức * Củng cố: - Gọi 2 HS ( 1 nam, 1 nữ) thực hiện từ nhịp 26 – 29 (nữ), 27 – 20 36(nam) - Ngồi lưng hướng chạy – xuất phát C KẾT THÚC - lớp quan sát, gọi HS... trợ chạy nhanh: Một số động tác bổ trợ cho chạy nhanh: - Chạy bước nhỏ: Giúp cổ chân dẻo, hoạt động linh hoạt - Chạy nâng cao đùi: giúp phát triển sức nhanh, mạnh cổ chân, khả năng tiếp đất của bàn chân - Chạy đạp sau: giúp phát triển sức nhanh, mạnh của chân đặc biệt là động tác đạp đất của chân sau, động tác lăng đùi về trước tích cực - Chạy tăng tốc: giúp nâng cao tốc độ bổ trợ cho giai đoạn chạy . lớp: - Lớp 9A sĩ số 39 học sinh - Lớp 9B sĩ số 36 học sinh - Lớp 9C sĩ số 38 học sinh - Lớp 9D sĩ số 38 học sinh - Lớp 7A sĩ số 39 học sinh - Lớp 7B sĩ số 39 học sinh - Lớp 7C sĩ số 40 học sinh -. dạy: Nguyễn Văn Thông ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - CHẠY NHANH - CHẠY BỀN Nội dung ĐHĐN - + Ôn các kỹ năng học sinh thực hiện còn yếu (chuẩn bị KT) + Ôn - chơi trò chơi phát triển sức nhanh (GV chọn) - Tư. giầy tập, giáo viên có còi III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC A- MỞ ĐẦU 5- 7' 1. Nhận lớp - Ổn định tổ chức lớp - Phổ biến mục tiêu tiết học. 2'

Ngày đăng: 17/11/2014, 16:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan