1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tìm HIỂU cơ cấu tổ CHỨC và CÁCH THỨC QUẢN lý mô HÌNH tập đoàn KINH tế TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

39 574 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 685,84 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN tìm HIỂU cơ cấu tổ CHỨC và CÁCH THỨC QUẢN lý mô HÌNH tập đoàn KINH tế TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ TIỂU LUẬN tìm HIỂU cơ cấu tổ CHỨC và CÁCH THỨC QUẢN lý mô HÌNH tập đoàn KINH tế TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM. NHỮNG NỘI DUNG VỀ TIỂU LUẬN tìm HIỂU cơ cấu tổ CHỨC và CÁCH THỨC QUẢN lý mô HÌNH tập đoàn KINH tế TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TP Hồ Chí Minh, 05/2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Những đặc trưng pháp lý của mô hình công ty mẹ - công ty con 2

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ 3

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty con 3

1.1.5 Ưu nhược điểm 4

1.2 TỔNG CÔNG TY 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 So sánh mô hình tổng công ty và công ty mẹ - công ty con 6

1.3 TẬP ĐOÀN KINH TẾ 8

1.3.1 Khái niệm 8

1.3.2 Sự cần thiết của việc hình thành các tập đoàn kinh tế 8

1.3.4 Các hình thức TĐKT 10

1.3.5 Quản lý của nhà nước đối với TĐKT 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 16 2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM 16

2.1.1 Thực trạng phát triển của các TĐKTNN 16

2.1.2 Thực trạng phát triển của các TĐKTTN 17

2.2 MỘT SỐ VƯỚNG MẮC CỦA MÔ HÌNH TĐKT 18

2.2.1 Các vướng mắc của TĐKTNN 18

2.2.2 Các vướng mắc của TĐKTTN 22

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ 25 3.1 VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 25

3.2 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 26

PHỤ LỤC: TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM

Trang 3

Từ viết tắt Giải nghĩa

Trang 4

Trang

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu trúc sở hữu đơn giản của tập đoàn ………13

Hình 2: Sơ đồ đầu tư và kiểm soát lẫn nhau giữa các công ty đồng cấp trong tập đoàn……… 13

Hình 3: Sơ đồ công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty chi nhánh cấp 3………14

Hình 4: Sơ đồ tập đoàn kinh tế cấu trúc sở hữu hỗn hợp……….14

Hình 5: Mô hình tập đoàn trong tập đoàn………15

Trang 5

Trên thế giới, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tập đoàn kinh

tế đã tồn tại và phát triển như là một trong những biểu tượng cho sự lớn mạnh và thịnh vượng của quốc gia Đối với Việt Nam, mô hình tập đoàn kinh tế mới được thử nghiệm áp dụng trong phạm vi vài năm trở lại đây Trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, các tập đoàn kinh tế đã ít nhiều có tiếng nói riêng của chúng trong đời sống kinh doanh Nhiều tập đoàn kinh tế đã góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, các quy định hiện tại về mô hình tập đoàn kinh tế phù hợp với đặc điểm của Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất cập cần tháo gỡ Bên cạnh đó, công tác quản lý đối với tập đoàn kinh tế cũng còn nhiều hạn chế và lúng túng, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước, đã gây ra hậu quả nặng

nề, ảnh hưởng đến uy tín của đất nước trên trường quốc tế

Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức cũng như cách thức quản lý đối với mô hình tập đoàn kinh tế trên phương diện pháp lý, nhóm chúng tôi thực chọn đề tài

“Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý mô hình tập đoàn kinh tế trong

pháp luật Việt Nam” làm bài tiểu luận môn học Luật Kinh Tế

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.1 CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó"

Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn đáp ứng điều kiện nêu trên

Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan

Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty

1.1.2 Những đặc trưng pháp lý của mô hình công ty mẹ - công ty con

Thứ nhất, công ty mẹ - công ty con là một tập hợp các công ty, mỗi công ty

là một pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, có bộ máy điều hành quản lý riêng và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản của mình

Thứ hai, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lập trên cơ sở

sở hữu vốn Theo đó, công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư phần vốn góp chi phối vào công ty con Tùy theo pháp luật của mỗi nước và điều lệ của từng công ty quy định mà mức chi phối được thể hiện ở tỷ lệ vốn góp Thông thường, công ty

mẹ chiếm từ 50% trở lên vốn góp của công ty con Tuy nhiên, có trường hợp vẫn được coi là công ty mẹ mặc dù vốn góp dưới 50% tùy thuộc vào điều lệ công ty

Trang 7

Thứ ba, công ty mẹ nắm giữ quyền chi phối, kiểm soát công ty con Việc

kiểm soát, chi phối của công ty mẹ thể hiện ở việc tác động tới các quyết định quan trọng của công ty con thông qua người đại diện phần vốn góp hay người trực tiếp quản lý phần vốn của công ty mẹ tại công ty con (các thành viên Hội đồng quản trị)

Thứ tư, mỗi công ty mẹ có thể có nhiều công ty con nhưng mỗi công ty

con chỉ có một công ty mẹ Và các công ty con có thể tiếp tục đầu tư vào các công

ty con khác

Thứ năm, công ty mẹ không bị ràng buộc hay phải chịu trách nhiệm liên

đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty con

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ

Một công ty mẹ thuần túy mà tài sản của nó chính là cổ phiếu và các khoản ứng trước cho công ty con, nguồn thu nhập duy nhất hoặc chủ yếu là cổ tức và cổ phần nhận được từ các công ty con; hoặc

Một công ty hỗn hợp vừa là công ty mẹ vừa là công ty tự kinh doanh - ngoài việc sở hữu cổ phiếu tại các công ty con, công ty này còn tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty con

Có thể được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công

ty cổ phần, do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn hoặc công ty mẹ có vốn góp chi phối; Nội dung cơ bản của công tác tổ chức kế toán ở các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con

Mỗi doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là một thực thể pháp lý bao gồm nhiều thành viên có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó tổ chức công tác kế toán trong loại hình doanh nghiệp này mang những đặc điểm riêng và đồng thời vẫn phải tuân thủ theo một hệ thống khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thực chất là một thực thể kinh tế bao gồm nhiều công ty thành viên, trong đó mỗi công ty tự tổ chức bộ máy kế toán riêng, lập báo cáo tài chính riêng, đồng thời cả tập đoàn cũng

Trang 8

phải có báo cáo tài chính hợp nhất Do đó bộ máy kế toán của tập đoàn được dựa theo loại hình tổ chức công tác kế toán phân tán

1.1.5 Ưu nhược điểm

 Ưu điểm:

Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và

cơ chế quản lý, đặc biệt là đối với những nhóm doanh nghiệp có qui mô lớn như các

tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và đa quốc gia Thứ nhất, theo mô hình này, khi

một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động, thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lý độc lập, và về mặt pháp lý không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó Chính với trách nhiệm hữu hạn này của chủ sở hữu là điều kiện cần để chủ sở hữu có thể xác lập một cơ chế quản lý phân cấp triệt để hơn khi nó còn là một bộ phận trực thuộc của công ty mẹ

Thứ hai, với mỗi quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ còn

có thể thực hiện được chiến lược chuyển giá (price transferring), nhất là trong

những trường hợp các doanh nghiệp lập cơ sở kinh doanh ở nước ngoài Thứ ba, với

mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông bằng cách cùng

nhau đầu tư lập các công ty con Thứ tư, mô hình công ty mẹ – công ty con cho

phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con Cuối cùng, mô hình công ty

mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ Chính vì những

ưu điểm nêu trên, hiện nay ở nhiều nước, mô hình công ty mẹ – công ty con gần như là mô hình duy nhất được sử dụng để xác lập mối quan hệ giữa các công ty trong cùng một nhóm, một tập đoàn

Tính ưu việt của mô hình công ty mẹ – công ty con:

Trang 9

 Là một tổ chức kinh tế năng động: từ tổ chức ban đầu, liên kết có thể mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia;

 Là tổ chức kinh tế mang tính xã hội hóa

 Nhược điểm

 Bất lợi cho quản lý

Các nhà quản lý phải đối mặt với một số thách thức với một hình công ty mẹ- công ty con Vì công ty mẹ có quyền kiểm soát nhiều công ty con ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc quản lý có thể bị hạn chế về mặt chuyên môn trong ngành công nghiệp, các hoạt động và quyết định đầu tư của các công ty con mà mình kiểm soát Hạn chế như vậy có thể dẫn đến không hiệu quả trong việc ra quyết định

 Bất lợi cho công ty con

Các công ty con thuộc sở hữu của một công ty mẹ cũng phải đối mặt với sự thay đổi trong cách điều hành của công ty mẹ Các nhà quản trị trong công ty con không chỉ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh với các cổ đông trong chính công

ty mình mà còn phải báo cáo với các cổ đông, hội đồng quản trị… trong công ty

mẹ Do đó, lợi ích cạnh tranh giữa các quản lý có thể dẫn đến tranh chấp và ra quyết định không chính xác, điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu

 Bất lợi cho cổ đông

Cổ đông thiểu số cũng có thể phải đối mặt với những thách thức với một hình thức công ty mẹ của tổ chức Trong khi các công ty mẹ đóng thuế trên lợi nhuận từ các công ty con , các cổ đông nộp thuế trên cổ tức nhận được từ công ty

mẹ

 Nhược điểm khác

Hình thức công ty mẹ - công ty con cũng phải đối mặt với vấn đề thanh khoản Vì công ty mẹ sở hữu quyền kiểm soát trong nhiều công ty con , khi thị trường biến động cao hoặc khủng hoảng thị trường , công ty mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận hoặc khó chuyển đổi tài sản của mình một cách kịp thời

để tránh thiệt hại đáng kể

1.2 TỔNG CÔNG TY

1.2.1 Khái niệm

Trang 10

Tổng công ty nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty

Tiền thân của Tập đoàn, tổng công ty nhà nước là từ mô hình Tổng công ty

90, 91( Tổng công ty hoạt động theo Quyết định 90/91 của Thủ tướng Chính phủ, cũng trong thời gian này Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) ra đời, đây cũng là nền tảng pháp lý cho các tổng công ty nhà nước hoạt động Đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp ( 1999) ra đời quy định thống nhất mô hình doanh nghiệp cho tổ chức cá nhân Năm 2003, Luật Doanh nghiệp nhà nước ra đời và đây được xem là một đạo Luật tạo nền tảng pháp lý cho người quản lý điều hành các tổng công ty nhà nước Tuy nhiên đến năm 2005, khi luật Doanh nghiệp ra đời đã tạo một hành lang pháp lý cho mọi loại hình kinh doanh Vì vậy, Luật Doanh nghiệp nhà nước được gia hạn 4 năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực (và trong 4 năm này được xem như là giai đoạn chuyển đổi tổng Công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) Từ ngày 01/07/2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước đã chính thức chấm dứt hiệu lực trong đó các tổng công ty

đã chuyển đổi thông qua hình thức cổ phần hóa như Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương Tuy nhiên, hầu hết các tổng công ty có quy mô lớn thì chuyển sang hoạt động dưới mô hình tập hay tổng công ty dưới dạng Công ty TNHH 1 thành viên theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, đồng thời chịu điều chỉnh của nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, quản lý, hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước

1.2.2 So sánh mô hình tổng công ty và công ty mẹ - công ty con

Mô hình tổng công ty và đơn vị thành viên hiện nay có một số điểm tương đồng với mô hình công ty mẹ – công ty con là: (1) tổng công ty là cổ đông; (2) có quyền quyết định đến hoạt động của công ty thành viên bằng nhiều cơ chế khác

nhau Tuy nhiên, giữa hai mô hình có những khác biệt quan trọng Thứ nhất, với mô

Trang 11

hình tổng công ty thì cơ cấu tổ chức của tổng công ty (một nhóm các công ty) bị giới hạn có 3 cấp – tổng công ty, công ty và xí nghiệp hạch toán phụ thuộc (hoặc tương đương) Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì tầng nấc trong cơ cấu tổ chức, về mặt lư thuyết, là không giới hạn – công ty mẹ, công ty con,

công ty cháu Thứ hai, về nguyên tắc, quan hệ công ty mẹ đối với công ty con là

trách nhiệm hữu hạn, còn quan hệ giữa tổng công ty và đơn vị thành viên là trách

nhiệm vô hạn Thứ ba, về mặt pháp lý, các đơn vị thành viên của tổng công ty và

công ty là những pháp nhân độc lập chưa đầy đủ, vì đối với một số hoạt động của đơn vị thành viên, luật pháp yêu cầu phải có ủy quyền chính thức của doanh nghiệp chủ quản như lĩnh vực đầu tư, tài chính, tổ chức cán bộ ; trong khi đó, theo mô

hình công ty mẹ - công ty con, các doanh nghiệp là những pháp nhân đầy đủ Thứ

tư, các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong mô hình tổng công ty không phải

do tổng công ty quyết định thành lập, mặc dù về mặt pháp lý tổng công ty là chủ sở hữu Trong khi đó, theo mô hình công ty mẹ – công ty con thì công ty mẹ là người

sáng lập (hoặc tham gia sáng lập) Thứ năm, trong mô hình tổng công ty, phần lớn

bộ máy của tổng công ty chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính, trong khi đó ở

mô hình công ty mẹ – công ty con thì công ty mẹ là một doanh nghiệp có sản phẩm,

có khách hàng, có thị trường Thứ sáu, những qui chế, qui định đối với một số lĩnh

vực hoạt động của các thành viên trong tổng công ty thường có tính pháp qui; trong khi đó, những qui chế, qui định của các thành viên trong mô hình công ty mẹ – công

ty con hoàn toàn mang tính chất quản lý Thứ bảy, quá trình hình thành tổng công ty

cho thấy, theo mô hình tổng công ty thì ít nhất phải có hai công ty thành viên tồn tại trước khi có tổng công ty (con đẻ ra bố), trong khi đó theo mô hình công ty mẹ – công ty con thì công ty mẹ thường phải tồn tại trước, sáng lập hoặc tham gia sáng

lập ra công ty con (trừ trường hợp mua lại) Thứ tám, trong mô hình hiện hữu, tổng

công ty (công ty) là chủ sở hữu của cả sản nghiệp (cả tài sản có và tài sản nợ) của công ty thành viên, tức vừa sở hữu vốn vừa sở hữu tài sản (về thực chất) và tài sản (vốn) công ty con là tài sản (vốn) của công ty mẹ; trong khi đó, theo mô hình công

ty mẹ – công ty con, công ty mẹ chỉ sở hữu phần vốn đầu tư trong công ty con mà

thôi, và vốn của công ty con là tài sản của công ty mẹ (đầu tư dài hạn) Cuối cùng,

mô hình tổng công ty – công ty thành viên không cho phép huy động vốn một các

Trang 12

có hiệu quả; không cho phép tổng công ty (công ty) thay đổi cơ cấu vốn đầu tư trong các doanh nghiệp thành viên một cách linh hoạt

1.3 TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.3.1 Khái niệm

Khái niệm tập đoàn kinh tế (TĐKT) ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác về tập đoàn kinh tế, mà thực chất xung quanh vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi Chẳng hạn, thế nào là một tập đoàn kinh tế? Gọi là tập đoàn kinh tế hay tập đoàn doanh nghiệp? Tập đoàn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không?

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì tập đoàn kinh tế được xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể như sau: "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Thành phần của nhóm công ty gồm có:

Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì: "Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển."

1.3.2 Sự cần thiết của việc hình thành các tập đoàn kinh tế

Việc phát triển của các tập đoàn kinh tế là một tất yếu của quá trình hợp tác

và phát triển các loại hình doanh nghiệp, các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở nhu cầu phát triển thị trường Nếu chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể nào dẫn dắt nền kinh tế, không thể cạnh tranh cũng như hội nhập được Kinh

Trang 13

nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cho thấy rằng những tập đoàn kinh tế lớn là những đầu tàu trong việc phát triển nền kinh tế

Động cơ dễ thấy đầu tiên nằm đằng sau sự ra đời của các tập đoàn kinh tế là

sự mở rộng về quy mô Quy mô - được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như tài sản hay lao động – là một dấu hiệu về sức mạnh Như vậy, không chỉ có quy mô công ty trung bình lớn hơn mà tập đoàn – như là một tập hợp của các công ty thành viên – cũng sẽ có quy mô vượt trội so với các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác Chính quy mô vượt trội này cho phép chúng thực hiện được những việc mà những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn không làm được, chẳng hạn như thực hiện những công trình đầu tư đòi hỏi một lượng vốn lớn trong một thời gian dài, hay chuyển nguồn lực sang một lĩnh vực kinh doanh mới để chớp cơ hội Quy mô lớn còn cho phép các tập đoàn đa dạng hóa hoạt động của mình Trên thực tế, đa dạng hóa vừa

là khả năng, đồng thời là yêu cầu quan trọng đối với các tập đoàn kinh tế Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có thể một mặt giúp tập đoàn phân tán rủi ro, mặt khác cho phép tập đoàn sử dụng các năng lực sẵn có của nó như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý vào những hoạt động kinh doanh sinh lợi khác

Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế chính trị, việc các công ty lớn liên kết với nhau thành tập đoàn bằng cách nắm giữ cổ phiếu của nhau (sở hữu chéo) có thể là một trở ngại cho quá trình cải cách nền kinh tế theo hướng tăng cường cạnh tranh, minh bạch, và thượng tôn pháp luật Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy các tập đoàn lớn với sức mạnh kinh tế sẵn có của mình sẽ sử dụng sức mạnh này để gây ảnh hưởng tới chính sách của nhà nước theo hướng có lợi cho họ Trong nhiều trường hợp, những tác động này có thể dẫn tới hành vi thao túng hay lũng đoạn nhà nước

Ở một trường hợp cực đoan, những tập đoàn kinh tế hùng mạnh khi được liên kết với nhau qua quan hệ gia đình, huyết thống, lại được hậu thuẫn bởi những thế lực chính trị cầm quyền như trường hợp của In-đô-nê-xia dưới thời tổng thống Suharto

sẽ dẫn tới những hệ lụy khôn lường về hiệu quả - công bằng kinh tế và ổn định chính trị, xã hội

Trang 14

1.3.5 Quản lý của nhà nước đối với TĐKT

1.3.5.1 Quản lý của nhà nước đối với TĐKTNN

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị Định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của

Chính Phủ, cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm:

 Công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

 Công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài;

 Công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo;

 Các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn gồm: doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và của công ty con; doanh nghiệp không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch

vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn

Cũng theo khoản 2 Điều 4 này, công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực tiếp đầu tư tại công

Trang 15

ty mẹ Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con, doanh nghiệp liên kết

Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn; giao bộ quản lý ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và HĐQT tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn

Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã cam kết sẽ tạo ra

sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân Vì vậy, Việt Nam đã xóa bỏ Luật doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn (quy định cụ thể trong nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010)

1.3.5.2 Quản lý nội bộ trong bản thân TĐKT

Việc quản lý nội bộ trong TĐKT thực chất là mối quan hệ quản lý giữa công

ty mẹ và công ty con Và mối quan hệ này dựa trên nguyên tắc:

 Tăng cường vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo quỹ đạo chung cho tất cả các đơn vị thành viên

 Phối hợp chiến lược kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức năng

 Tăng cường vai trò trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính nhằm hạn chế khả năng bị thôn tính

Công ty mẹ tác động vào công ty con thông qua người đại diện của công ty mẹ trong Hội đồng quản trị của công ty con Thông qua người đại diện này, công ty mẹ

sẽ tác động đến quyết định về điều lệ hoạt động, chiến lược kinh doanh của công ty con Lúc này, người đại diện của công ty mẹ có nghĩa vụ song trùng, họ vừa phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với công ty con mà họ là thành viên hội đồng quản trị vừa phải bảo vệ quyền lợi của công ty mẹ mà họ là người đại diện

Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con được thể hiện ra một

số nét sau:

 Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con

Trang 16

 Vì cả công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân nên quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lập chủ yếu thông qua hợp đồng và các giao dịch khác

 Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm

Đa số các tập đoàn được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con Công ty mẹ sở hữu số lượng lớn vốn cổ phần trong các công ty con Nó chi phối các công ty con về phương diện tài chính, công nghệ và trên cơ sở đó chi phối về chiến lược phát triển Công ty mẹ thường là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo luật công ty của nước sở tại, có thể có vốn góp của chính phủ Công ty con thường được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần có tư cách pháp nhân riêng Công ty mẹ sở hữu 100% hoặc ít nhất 50% cổ phần có quyền biểu quyết trong công

ty con, hoặc công ty mẹ có khả năng kiểm soát, khống chế mặc dù không nắm trên 50% cổ phần của công ty con

Bên cạnh các tập đoàn kinh tế nhà nước còn có các tập đoàn tư nhân với mô hình tổ chức quản lí tương đối phức tạp Tuy nhiên luật lại chưa có khung pháp lý

cụ thể mà chỉ quy định chung chung việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định Trong thực tế, các tập đoàn tư nhân hầu hết cũng tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con

1.3.5.3 Các mô hình TĐKT

 Mô hình cấu trúc sở hữu đơn giản:

Tập đoàn có cấu trúc tài chính thuộc mô hình đơn giản bao gồm công ty mẹ đầu tư (M1), chi phối các công ty cấp 2 (công ty con – C1, C2) Các công ty con cấp

2 lại tiếp tục đầu tư, chi phối công ty con cấp 3 (công ty cháu – CH1, CH2…),…Cơ cấu đầu tư vốn theo mô hình này tương đối đơn giản, công ty cấp trên trực tiếp chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữa cổ phần, vốn góp công ty dưới trực tiếp Trên thực tế ít tồn tại kiểu cấu trúc thuần tuý này mà thường kết hợp đan xen với các doanh nghiệp khác phức tạp hơn

Trang 17

Khác với mô hình cấu trúc sở hữu đơn giản, đó là công ty con đồng cấp của

mô hình này kiểm soát một phần cổ phần của công ty cùng cấp Việc đầu tư theo

mô hình này có lợi thế là có thể dễ dàng hình thành một công ty mới trong tập đoàn

mà không bị các công ty hay cá nhân bên ngoài tập đoàn kiểm soát hay thôn tính Nếu các công ty con, công ty cháu đủ mạnh về vốn thì rất có điều kiện tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trong tập đoàn

 Mô hình đầu tư và kiểm soát lẫn nhau giữa các công ty đồng cấp:

Trang 18

 Mô hình công ty mẹ – công ty con:

Trong loại hình tập đoàn này, công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào các công ty chi nhánh ở các cấp dưới (cấp 3) nhằm kiểm soát một lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt hoặc xuất phát từ yêu cầu về vốn đầu tư mà vươn tới cấp đó Ví dụ, trong tập đoàn Petronas, khi hình thành một công ty chi nhánh thuộc hàng công ty cháu là Kuala Lumpur City Centre Bhd, công ty mẹ đã đầu tư và sở hữu 100% vốn của công ty chi nhánh này

 Tập đoàn có cấu trúc sở hữu hỗn hợp:

Đây là mô hình phức tạp nhất về mặt sở hữu nhưng hiện được rất nhiều TĐKT áp dụng, trong đó công ty mẹ chi phối các công ty con trực tiếp, đồng thời

Trang 19

cũng kiểm soát một số công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu) Các công ty cùng cấp và khác cấp nắm giữ cổ phiếu của nhau và có các quan hệ đầu tư đan xen lẫn nhau

 Mô hình “tập đoàn trong tập đoàn”:

Mô hình “tập đoàn trong tập đoàn”, mô hình này có nghĩa là công ty mẹ của tập đoàn lại là công ty con do một công ty khác kiểm soát về vốn Trong tập đoàn tạo thành một “Tam giác sở hữu” gồm ba công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công ty mẹ đó Trường hợp điển hình của kiểu cấu trúc này là Tập đoàn Kỹ nghệ điện ABB của Thụy Điển và Thụy Sỹ Công ty mẹ của tập đoàn ABB là Asca Brown Bovery Ltđ (Zurich) thuộc quyền sở hữu của 2 công ty ABB

AB Sctockholm và ABB AG Baden, trong đó mỗi công ty chiếm 50% cổ phần của Asca Brown Bovery Ltđ Với cấu trúc như vậy, trong tập đoàn này tạo thành một

“tam giác sở hữu” gồm 3 công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công ty mẹ của ABB

Ngày đăng: 17/11/2014, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w