Theo Jenkins và Harberger [2005, bản tiếng Việt], nhìn chung có bốn nhóm quan điểm về chi phí cơ hội kinh tế của vốn công.
3.1Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công nên được tính từ năng suất biên của vốn
Quan điểm này cho rằng chi phí cơ hội kinh tế của vốn công nên được tính từ năng suất biên của vốn (marginal productivity of capital -- MPC) trong khu vực tư. Năng suất biên của vốn là tỷ suất lợi nhuận hàng năm sinh ra từ việc thêm vào đồng vốn cuối cùng. Nó còn được biết đến dưới những tên gọi: hiệu suất biên của vốn (marginal efficiency of capital), lãi suất tự nhiên (natural interset rate), năng suất vốn ròng (net capital productivity), tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (rate of return over cost). Thực chất đây chính là tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư thị trường. Giả sử tỷ suất lợi nhuận bình quân của đồng đầu tư cuối cùng trên thị trường hiện là 14%, thì chính phủ không nên đầu tư cho những dự án sinh lời dưới 14%. Quan điểm này không phân biệt dự án công hay tư miễn sao cung cấp tối ưu tổng sản phẩm cho đất nước, đồng thời chính phủ cũng nên xem xét đầu tư vào những dự án ở khu vực tư có khả năng sinh lời phù hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân biên trong nền kinh tế. Chỉ như vậy, vốn toàn xã hội mới được sử dụng hữu hiệu nhất.
Quan điểm này có ưu điểm là tối ưu hóa sử dụng vốn toàn xã hội, không phân biệt vốn thuộc khu vực công hay khu vực tư. Nhưng nó bộc lộ điểm yếu ở chỗ chỉ cổ vũ những dự án có khả năng sinh lời cao và hoàn toàn bỏ qua dự án không xác định được đầu ra, hoặc đầu ra giá trị thấp, trong khi không phải dự án công nào cũng mang tính kinh tế và dù mang tính kinh tế nhưng sinh lời không cao. Ví dụ: dự án nâng cao năng lực nhận thức của các bà mẹ ở miền núi về vấn đề giáo dục, dự án tăng cường năng lực hành chính cho công chức, dự án cải tạo môi trường, dự án phòng chống bệnh lây lan cộng đồng, ….
3.2Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công nên được tính từ tỷ suất lợi nhuận kế toán
Các tác giả như Little và Mirrlees, Van der Tak và Squire đề suất sử dụng tỷ suất lợi nhuận kế toán (accounting rate of return -- ARR). Tỷ suất này được tính như sau.
Khi có nhiều dự án đầu tư mà vốn công không đủ đáp ứng thì chính phủ sẽ sử dụng tỷ suất lợi nhuận kế toán làm định mức. Chỉ những dự án nào có suất lời vượt qua ngưỡng định mức thì mới được chấp nhận. Xét trên một phương diện nào đó, có thể xem đây là công cụ để chính phủ điều tiết và định hướng đầu tư.
3.3Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công nên được tính từ tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội theo thời gian của xã hội
Theo Dasgupta, Marglin, Sen và Feldstein, lợi ích và chi phí của các dự án nên được chiết khấu bằng tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội (society’s time preference in consumption rate -- STPR). Gọi Ct+1 là tiêu dùng ở thời kỳ (t + 1), Ct là tiêu dùng ở thời kỳ t, và r là tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian. Ct+1 và Ct có mối quan hệ nghịch với nhau thông qua r bằng phương trình sau.
Ct+1 = − (1+ r) Ct
Dấu trừ (–) cho biết quan hệ nghịch giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai. Tiêu dùng tương lai là một hàm nghịch biến của tiêu dùng hiện tại. Nếu tiêu dùng hiện tại tăng thêm một đồng thì tiêu dùng tương lai giảm (1 + r) đồng. Viết dưới dạng đạo hàm bậc nhất, ta có: ) 1 ( 1 r dC dC t t
Ví dụ, nếu tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội là 9% thì cứ 1 đồng tăng lên trong tiêu dùng hiện tại sẽ làm giảm 1,09 đồng trong tiêu dùng tương lai. Nói cách khác, nếu hiện tại “nhịn” tiêu dùng 1 đồng đem đầu tư thì tương lai sẽ có thêm 0,09 đồng để “thưởng” cho việc nhịn tiêu dùng ngày hôm nay. Tỷ lệ thưởng này phải đủ lớn mới khuyến khích mọi người trì hoãn tiêu dùng hiện tại (và tiết kiệm/đầu tư nhiều hơn). Đến đây ta kết nối tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội liên quan đến các hoạt động đầu tư. Một đồng đã dành cho đầu tư thì không thể sử dụng cho tiêu dùng. Do vậy, lượng cầu về vốn đầu tư chỉ được xã hội đáp ứng nếu tạo ra tỷ suất lợi nhuận phù hợp với mong muốn của xã hội tạm ngưng tiêu dùng hiện tại để tiêu dùng tương lai.
3.4Chi phí cơ hội kinh tế của vốn công nên được tính từ số bình quân tỷ trọng giữa năng suất biên của vốn trong khu vực tư với tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo giữa năng suất biên của vốn trong khu vực tư với tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội
Harberger đề xuất nên sử dụng chi phí cơ hội xã hội của vốn công làm suất chiết khấu cho các dự án đầu tư thuộc khu vực công. Suất chiết khấu này được xác định từ số trung bình theo tỷ trọng giữa năng suất biên của vốn trong khu vực tư với tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội. Như vậy Harberger không sử dụng duy nhất một tỷ lệ nào trong năng suất biên của vốn, tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian và tỷ suất lợi nhuận kế toán làm suất chiết khẩu mà pha trộn hai trong số chúng với nhau theo tỷ trọng.
Harberger viết: “Đúng là nguồn tài trợ cho ngân sách nhà nước xuất phát từ nhiều nguồn khác ngoài tiền đi vay, như thuế doanh thu và thuế thu nhập, thuế quan, các loại phí, và có lẽ cả doanh thu hàng hóa và dịch vụ nữa. Chi phí cơ hội kinh tế trung bình của tất cả các nguồn tài chính này kết hợp lại có thể thấp hơn hẳn chi phí cơ hội kinh tế của nguồn tiền vay.” [Jenkins và Harberger, 2005, bản tiếng Việt]