§6 CHI PHÍ CƠ HỘI KINH TẾ CỦA VỐN CÔNG

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG ppsx (Trang 45 - 46)

Mặc dù khu vực công thường hướng đến các lợi ích cộng đồng hơn lợi nhuận kế toán đơn thuần, song không thể bỏ qua chi phí cơ hội kinh tế của vốn công bởi vì vốn công khi đã sử dụng vào hoạt động hay dự án này thì không còn sử dụng được cho các hoạt động hay dự án. Nên để đảm bảo sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực công theo cách thức xã hội mong muốn6 cần phải xác định và sử dụng chi phí cơ hội kinh tế của vốn công làm suất chiết khấu. Bài này tập trung thảo luận một phương pháp xác định suất chiết khấu hợp lý cho vốn công. Trước hết chúng ta bàn về cơ cấu tài trợ cho một dự án hay chương trình. Tiếp theo là phần điểm qua những cách tiếp cận cơ bản về chi phí cơ hội kinh tế của các tác giả điển hình. Phần cuối là phương pháp xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn công theo quan điểm của Jenkins và Harberger.

1. Dẫn nhập

Cần nhắc lại sự khác biệt giữa dự án công và dự án tư.

- Dự án công thường quan tâm đến đến những hậu quả có tầm ảnh hưởng quốc gia và lâu dài. Chẳng hạn ảnh hưởng của một công trình thủy điện đến hệ sinh thái của một vùng; ảnh hưởng của chất thải hạt nhân khi một nhà máy vận hành,…. - Không phải dự án công nào cũng định lượng được đầu ra và giá trị của chúng vì

một điều đơn giản không có thị trường7 của những yếu tố đầu ra. Đầu ra sau đây không có thị trường: không khí trong lành của dự án cải thiện môi trường; cuộc sống an toàn hơn của dự án tăng cường phòng chống tội phạm; tồn giữ cổ vật và cảnh vật của dự án bảo tồn bảo tàng di tích lịch sử;…

- Trong nhiều trường hợp, giá thị trường không phản ánh trọn vẹn chi phí xã hội biên và lợi ích xã hội biên. Ví dụ lệ phí thi đại học và học phí đại học ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008; tiền điện tại các vùng ít người hiểm trở,… Ví dụ khác, trong một chương trình của chính phủ nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp thì tiền lương thường khó phản ánh hết chi phí xã hội biên của một lao động trước đây thất nghiệp. Đặc biệt ở những quốc gia mà khoảng cách thu nhập thành thị nông thôn rất lớn thì càng cần minh định chi phí xã hội biên của lao động thuộc khu vực nào, thành thị hay nông thôn.

- Dự án công thường kéo dài và được chính phủ bảo trợ đáng kể so với dự án tư. Chúng ta đều biết rằng các dự án công thường đòi hỏi dòng tiền và tạo ra những dòng lợi ích ở những thời điểm khác nhau. Một yêu cầu phổ biến và dễ được chấp nhận là dự án phải tự tạo ra một dòng tiền (dòng tiền nội sinh) nuôi chính nó. Do đó với mục đích so sánh các dòng tiền với nhau cần phải sử dụng một suất chiết khấu thích hợp để quy về hiện tại. Hơn nữa, nhằm thỏa mãn một mục tiêu, một nhu cầu công cộng thường có nhiều dự án khác nhau được đề xuất. Mỗi dự án cần một dòng tiền vào và tạo một lợi ích kinh tế khác nhau ở những thời điểm. Dựa vào tiêu chí nào để chọn một dự án tốt hơn?

6

Các nhu cầu mang tính cạnh tranh (competing demands).

7

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG ppsx (Trang 45 - 46)