r là tỷ lệ ưa thích tiêu dùng theo thời gian của xã hội.12 Nói khác đi, chính là lã
5.3 Chi phí kinh tế của vốn vay nước ngoà
5.3.1 Mô tả
Việc chính phủ huy động vốn cho đầu tư công không chỉ thu hút tiền gửi tiết kiệm trong nước (trì hoãn tiêu dùng) và “hất ra” vốn đầu tư của khu vực tư mà còn phát tín hiệu hấp dẫn tiền gửi từ nước ngoài. Đặc biệt, khi chính phủ trực tiếp vay nước ngoài để tăng lượng vốn cho đầu tư nội địa, lãi suất cho vay của nước ngoài bắt đầu có khuynh hướng nhích lên không chỉ đối với bản thân dự án chính phủ đang vay mà còn ảnh hưởng đến tất cả các khoản nợ vay nước ngoài có lãi suất thả nổi. Do đó chi phí kinh tế của vốn vay nước ngoài gồm hai phần: (1) lãi suất biên đối với chính số tiền chính phủ vay, và (2) gánh nặng phụ trội đối với các khoản vay hiện hành khác.
Chi phí cơ hội kinh tế của
vốn vay nước ngoài = Lãi suất biên +
Gánh nặng phụ trội đối với các khoản vay hiện hành
Có thể sử dụng đồ thị dưới đây mô tả chi phí kinh tế biên của vốn vay nước ngoài trước và sau khi chính phủ vay nước ngoài cho đầu tư công.
Đồ thị…: Chi phí kinh tế biên của vốn vay nước ngoài
Lượng cung về vốn nước ngoài ban đầu là Sf, lượng cầu vốn vay nước ngoài ban đầu là Df, và số vốn vay nước ngoài ban đầu là Q0 tại lãi suất cân bằng if chưa tính đến gánh nặng tài chính phụ trội đối với các khoản vay hiện hành. Sau khi chính phủ vay thêm vốn nước ngoài nhằm tài trợ đầu tư công trong nước, lượng cầu vốn vay nước ngoài chuyển thành (Df + B). Lượng cung về vốn nước ngoài không đổi nên điểm cân bằng chuyển từ E0 thành E1.
Tại đây:
- chính phủ có thể vay thêm nước ngoài một lượng là (Q1 – Q0)
- lãi suất cân bằng chưa tính đến gánh nặng tài chính phụ trội đối với các khoản vay hiện hành là iBf .
- chi phí kinh tế biên của vốn vay là MEC1f.