ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tìm HIỂU cơ cấu tổ CHỨC và CÁCH THỨC QUẢN lý mô HÌNH tập đoàn KINH tế TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 30 - 39)

NƢỚC

Trước hết, cần đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước một cách vững chắc theo hướng hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh

Thứ hai, cần tiếp tục mở rộng diện cổ phần hoá đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh còn lại, nhằm tạo động lực phát triển làm cho vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng lên và được sử dụng một cách có hiệu quả, tạo tiền đề huy động vốn xă hội vào phát triển doanh nghiệp. Bằng cách này sẽ thay đổi cơ cấu sở hữu và các quan hệ tổ chức quản lý bên trong tổng công ty, đến một thời điểm nào đó các doanh nghiệp sẽ phân tách thành các công ty mẹ, công ty con và trở thành các tập đoàn kinh tế theo cách mà các tập đoàn kinh tế trên thế giới được thành lập. Như vậy, có thể thấy rằng việc hình thành tập đoàn kinh tế ở nước ta hiện nay vừa phải kết hợp các nguyên tắc của thị trường, vừa sử dụng một cách chủ động, linh hoạt các chắnh sách để tác động, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn.

KẾT LUẬN

Qua nội dung đã tìm hiểu và phân tắch, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của các tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Sự phát triển của các tập đoàn kinh tế là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu. Tập đoàn kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do có khả năng huy động, tập trung và sử dụng rộng rãi, có hiệu quả các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn, cho phép phát huy lợi thế quy mô; khai thác triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn. Đồng thời nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty sẽ tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên. Vì thế các tập đoàn kinh tế là đầu tàu, là đại diện sức mạnh kinh tế của đất nước. Và việc thành lập và phát triển các tập đoàn kinh tế là điều tất yếu.

Tuy nhiên, sau 20 năm kể từ khi được manh nha, môi trường pháp lý của tập đoàn kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, hệ thống pháp lý manh múng và thiếu nhất quán, nhiều nội dung quan trọng của mô hình tập đoàn vẫn còn chưa được làm rõ, chẳng hạn như địa vị pháp lý, chế độ tài chắnh, mô hình quản trị nội bộ của tập đoàn cũng như mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên tập đoàn. Điều này là nguyên nhân chắnh dẫn đến sự thất bại của tập đoàn Vinashin, để lại gánh nặng lớn cho xã hội và đất nước, để rồi phải tái cơ cấu trở về mô hình tổng công ty ban đầu.

Chắnh vì thế, để đáp ứng kịp xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế, trước hết chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn về tập đoàn kinh tế. Cần phải xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về mọi mặt, đảm bảo chu trình quản lý và vận hành của tập đoàn. Tạo môi trường phát triển lành mạnh và bền vững để phát huy tối đa vai trò to lớn của tập đoàn kinh tế.

PHỤ LỤC

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM (VINASHIN)

SƠ LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Tập đoàn Vinashin là một tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chắnh.

Năm 2006, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ ban hành ngày 15/5/2006 và Quyết định 104 QĐ - TTg. Theo Quyết định này, công ty mẹ - Vinashin được thành lập trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tổng công ty này được thành lập từ năm 1996 Quyết định số 69/TTg ngày 31/1/1996 của Thủ tướng Chắnh phủ.

Tập đoàn Vinashin được tổ chức theo mô hình cơ cấu công ty mẹ - công ty con. Trong đó, công ty mẹ hoạt động theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Chắnh phủ làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tập đoàn có 15 Tổng công ty là công ty con của tập đoàn.

Tháng 11/2009, Thủ tướng Chắnh phủ ký quyết định phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước được Chắnh phủ bảo lãnh cho tập đoàn để đầu tư dự án nâng cấp mở rộng Công ty Đóng tàu Phà Rừng và dự án đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu của Công ty Đóng tàu Hạ Long thuộc Tập đoàn Vinashin.

Tháng 7/2010, Thanh tra Chắnh phủ thực hiện thanh tra toàn diện tình hình tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh của Vinashin. Theo báo cáo của Thanh tra Chắnh phủ gửi Thủ tướng, tắnh tới cuối năm 2009, tổng giá trị tài sản của Vinashin đạt 102.500 tỷ đồng. Nếu loại trừ các công nợ thì tổng giá trị tài sản còn lại là gần 92.600 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của Vinashin tắnh đến thời điểm cuối năm 2009 là hơn 86.700 tỷ đồng bao gồm 750 triệu USD trái phiếu Chắnh phủ bảo lãnh vay, nợ các ngân hàng trong và ngoài nước, nợ các đối tác. Tổng vốn chủ sở hữu của

Vinashin là 5.900 tỷ đồng. Trong năm 2009, Vinashin thực lỗ gần 5.000 tỷ đồng, nhiều hơn 3.300 tỷ so với báo cáo tài chắnh của Vinashin (1.700 tỷ đồng).

Tại phiên họp ngày 31/7/2010, Bộ Chắnh trị Đảng cộng sản Việt Nam đã thảo luận và kết luận Tập đoàn Vinashin "đang gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng". Tập đoàn đã đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn trái với quy hoạch được phê duyệt. Trong đó có những lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề. Sản xuất, kinh doanh đình trệ. Tình hình nội bộ diễn biến phức tạp. Tình hình tài chắnh đứng trước bờ vực phá sản.

Bộ chắnh trị kết luận, những yếu kém nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Trách nhiệm trực tiếp thuộc về HĐQT và Ban lãnh đạo Vinashin trong đó có Chủ tịch HĐQT Tập đoàn. Một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở Trung ương và địa phương cũng có trách nhiệm.

Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chắnh phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin, theo đó chia tập đoàn ra làm 3 phần. Hai phần chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khắ Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vinashin chỉ giữ lại các công ty con thuộc 3 lĩnh vực chắnh gồm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.

Ngày 21/10/2013, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinashin, chấm dứt chuỗi ngày đầy "tai tiếng" của ông lớn Vinashin. Đây là chứng minh tiêu biểu cho sự sai lầm trong việc quản lý của Nhà nước đối với tập đoàn cũng như quản lý nội bộ tập đoàn.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Giai đoạn là Tập Đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin:

Thời kỳ Vinashin, tập đoàn nắm giữ 51% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ văn phòng Vinashin và cung cấp 100% vốn điều lệ cho 14

công ty con khác. Ngoài ra tập đoàn còn có 22 Công ty cổ phần; 13 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 11 Công ty liên doanh; 7 Đơn vị sự nghiệp có thu; 7 Đơn vị phụ thuộc; 30 Công ty cổ phần do tập đoàn giữ cổ phần chi phối. Trong thời kỳ phình to nhất, trong cơ cấu của Vinashin có tới hơn 250 doanh nghiệp các loại. Theo đề án tái cơ cấu Vinashin được Chắnh phủ phê duyệt, Vinashin và sau đó là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy phải thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu của mình trước đây theo hướng không duy trì trong cơ cấu tổng công ty. Trong đó, 69 doanh nghiệp bị cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập và 165 doanh nghiệp bị đem bán, giải thể, phá sản.

Giai đoạn là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy:

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng công ty gồm: Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.

Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy tại thời điểm thành lập gồm văn phòng và các phòng (ban) tham mưu giúp việc; đơn vị trực thuộc và đơn vị sự nghiệp sau:

 Trung tâm Hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;  Trung tâm Tư vấn thiết kế Công nghiệp tàu thủy;  Tạp chắ Công nghiệp tàu thủy.

Các công ty con gồm:

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Phà Rừng (trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng);

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng (trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Hạ Long;  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Thịnh Long;  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Cam Ranh;

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn;  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu và Công nghiệp hàng

hải Sài Gòn;

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN VINASHIN

Thất bại của Vinashin bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhưng trong tiểu luận này, chúng ta chỉ tập trung xem xét trên phương diện pháp lý. Theo đó, ta có thể thấy rõ sự thất bại của tập đoàn VINASHIN là sự lỏng lẻo, mập mờ thiếu nhất quán trong công tác quản lý của Nhà nước, cũng như quản lý nội bộ công ty mẹ - công ty con. Cụ thể:

- Chƣa có một hệ thống tiêu chắ an toàn về mặt tài chắnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để làm cơ sở cho giám sát, quản lý nhà nƣớc tại các tập đoàn. Trước khi ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, ngày 5/2/2009, không có văn bản pháp luật nào quy định hệ số an toàn vốn, tỷ lệ vốn và điều kiện được đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, như: chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, quỹ đầu tư... Hệ quả là nhiều tập đoàn đi vay, hoặc chiếm dụng vốn quá lớn so với vốn chủ sở hữu, dẫn đến năng lực tài chắnh yếu kém. Không ắt tập đoàn đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro, trong khi đang rất thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chắnh, vừa làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước, vừa làm giảm năng lực thực hiện nhiệm vụ chắnh được Nhà nước giao. Điển hình là việc đầu tư vào bất động sản, chứng khoán gây thua lỗ lớn. Cụ thể, mức lỗ phát sinh của tất cả các tập đoàn, tổng công ty năm 2012 là 2.253 tỷ đồng, trong đó có một số doanh nghiệp lỗ liên tiếp 2 năm gần đây. Đáng lưu ý là có 10 tập đoàn, tổng công ty đến nay đã lỗ lũy kế 17.730 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 735.293 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2011.

- Do địa vị pháp lý của TĐKT nhà nƣớc đƣợc quy định trong Nghị định 101 quá cao, khiến nhiều bộ, ngành không thể ỘđụngỢ đến tập đoàn. Theo Nghị định 101, HĐQT các tập đoàn có từ 5-9 thành viên do Thủ tướng Chắnh phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của bộ trưởng bộ quản lý ngành. Chủ tịch HĐQT có quyền quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị

tài sản được ghi trong báo cáo tài chắnh gần nhất của công ty mẹẦ Với địa vị như vậy, quyền hạn của chủ tịch HĐQT thậm chắ còn vượt cảẦ Quốc hội, bởi nếu tổng giá trị tài sản tập đoàn, tổng công ty là 100 nghìn tỷ đồng, thì chủ tịch HĐQT được quyết đến 50%, tức 50 nghìn tỷ đồng, trong khi chỉ cần 35 nghìn tỷ đồng là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Hơn nữa, nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để che giấu sai phạm. Sự bao che này khiến việc giám sát TĐKT trở nên khó khăn, với nhiều hàng rào vô hình của chắnh các cơ quan quản lý nhà nước.

- Sự chồng chéo không rõ ràng trong quy định về đại diện chủ sở hữu cũng khiến việc giám sát quản lý TĐKT trở nên khó khăn. Bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DNNN do bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập; còn Bộ Tài chắnh thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu DNNN; HĐQT là đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn nhà nước. Các tập đoàn được quyền chủ động sử dụng vốn Nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ do các tập đoàn quản lý vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; chịu trách nhiệm về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn. Trên thực tế, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKT còn những điểm chưa hợp lý, chưa rõ ràng, còn phân tán vai trò và trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND trong quản lý, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản tại các doanh nghiệp này.

Việc giám sát, đánh giá của chủ sở hữu trong thời gian qua chủ yếu căn cứ vào kết quả thực hiện so với kế hoạch do các TĐKT tự xây dựng và đăng ký, nên chưa phản ánh rõ được yêu cầu và đòi hỏi của chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN, dẫn đến nhiều cơ quan nhà nước còn gặp khó khăn trong việc nắm bắt một cách đầy đủ, kịp thời và chắnh xác thông tin về vốn, tài sản nhà nước và tình hình hoạt động tại các TĐKT. Điều này đã được nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và sau này người tiền nhiệm của ông là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận, việc tới kiểm tra hoặc lấy số liệu của các TĐKT là rất khó, thậm chắ có đơn vị còn không tiếp cơ quan của Bộ này đến kiểm tra.

- Sai lầm trong công tác kiểm tra kiểm soát: Về trường hợp của Vinashin, tập đoàn này hoạt động theo Nghị định số 101/2009/NĐ-CP của Chắnh phủ về việc

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tìm HIỂU cơ cấu tổ CHỨC và CÁCH THỨC QUẢN lý mô HÌNH tập đoàn KINH tế TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 30 - 39)