THỰC HIỆN
I.NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH, KIỂM TOÁN MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN VỚI
NGƯỜI BÁN TẠI CHI NHÁNH:
1.Nhận xét chung về công việc thực hiện kiểm toán Báo Cáo Tài Chính:
Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) - Chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng là một trong hai đơn vị kiểm toán độc lập đầu tiên trong khu vực Miền Trung,
có trụ sở tại Thành Phố Đà Nẵng. Tuy là đơn vị được thành lập và hoạt động trong
thời gian chưa lâu nhưng Chi nhánh đã có những đóng góp đáng kể trong sự phát
triển chung của Công ty và của ngành.
Công việc kiểm toán đã được các kiểm toán viên ở đây tiến hành theo
đúng các chuẩn mực, các qui định về kiểm toán độc lập của Bộ Tài Chính ban hành. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán được Giám Đốc Chi nhánh giám
sát chặt chẽ trong quá trình tiến hành cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên có kinh nghiệm, trách nhiệm nghề nghiệp cao, làm việc năng động nhiệt tình. Bên cạnh những cố gắng của kiểm toán viên, Chi nhánh cũng đã tạo điều kiện đáng kể để nâng cao năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên tại Chi nhánh.
Kiểm toán viên đã tiến hành công việc kiểm toán với năng lực chuyên
môn cao, đã có những đánh giá, nhận định sắc sảo về khách hàng, qui mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán đối với từng khách hàng. Trong quá trình tìm hiểu
về khách hàng, nhóm (tổ) kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đã có những nhận định riêng biệt đối với từng khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp khác
nhau, từ đó việc lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành thuận lợi, đảm bảo thời gian
được vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm từng đơn vị. Chính những điều này
đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công việc kiểm toán tại Chi nhánh.
Khách hàng của Chi nhánh nói riêng và Công ty kiểm toán độc lập nói chung thường hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau, khi các đơn vị này mời kiểm toán, có thể đơn vị đang hoạt động hoặc đang ở trong tình trạng ngưng hoạt động chờ xử lý... Và một số yếu tố khác thuộc
về thái độ, phong cách làm việc của nhân viên Công ty khách hàng. Do vậy đòi hỏi
kinh nghiệm trong ngành của kiểm toán viên, những nhận xét đánh giá của kiểm
toán viên về rủi ro kiểm soát, sự vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm tra khi kiểm
toán Báo Cáo Tài Chính của các đơn vị. Vì vậy, tại Chi nhánh các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán đã thường xuyên có những ý kiến trao đổi, đóng góp kinh
nghiệm giữa các thành viên tạo điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn.
Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã tiến hành nhiều cuộc kiểm toán Báo Cáo Tài Chính cho các đơn vị khách hàng trên địa bàn khu vực, thuộc mọi
thành phần kinh tế, giúp các đơn vị này có được các số liệu chính xác, tin cậy, phục
vụ cho mục đích khác nhau của nhiều đối tượng có liên quan. Góp phần nâng cao vị
trí, uy tín của Chi nhánh.
Khi thực hiện kiểm toán Báo Cáo Tài Chính cho Công ty khách hàng, bên cạnh việc phát hành báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến của kiểm toán viên về
sự trung thực hợp lý của số liệu trên Báo Cáo Tài Chính thì các kiểm toán viên cũng đã tiến hành tư vấn cho các đơn vị này về kế toán trong đó có cả việc tổ chức hồ sơ
chứng từ, ghi chép và hạch toán một số nghiệp vụ không thường xuyên...Điều này
đã giúp Chi nhánh có mối quan hệ công việc tốt với khách hàng và tạo thuận lợi cho
các lần kiểm toán sau. Và vì thế, số lượng khách hàng thường xuyên của Chi nhánh ngày càng tăng.
Ngoài việc thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đầy đủ, có giá trị để trình bày ý kiến của mình và phát hành báo cáo kiểm toán...Sau
mỗi cuộc kiểm toán Báo Cáo Tài Chính tại một đơn vị khách hàng nào cũng vậy,
các kiểm toán viên tiến hành kiểm toán đã thực hiện sắp xếp giấy tờ - hồ sơ làm
việc của mình một cách khoa học, hợp lý và lưu trữ hồ sơ của từng đơn vị khách
hàng theo từng năm kiểm toán, từng loại hình doanh nghiệp...đã thuận lợi cho kiểm
toán viên khi cần kiểm tra và tham khảo. Việc sắp xếp, đánh số, lưu trữ hồ sơ được
Chi nhánh thực hiện theo các qui định chung của toàn Công ty kiểm toán AISC,
2.Đối với kiểm toán mua hàng và thanh toán trong doanh nghiệp thương mại:
Kiểm toán mua hàng và thanh toán trong các doanh nghiệp thương mại là một
phần công việc quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các đơn vị này. Vì vậy, Kiểm toán đúng mua hàng và thanh toán có ý nghĩa quan trọng, giúp các đối tượng có liên quan có cái nhìn sát thực về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng
thanh toán... và có quyết định cần thiết trong giao dịch với đơn vị khách hàng. Do
đó, khi thực hiện kiểm toán mua hàng và thanh toán với người bán trong doanh
nghiệp thương mại nói chung và kiểm toán tại Công ty thương mại XYZ nói riêng, tổ kiểm toán viên đã căn cứ vào kế hoạch kiểm toán Báo Cáo Tài Chính, kế hoạch
kiểm toán cụ thể cho mua hàng và thanh toán để tiến hành các thủ tục kiểm tra sự
chính xác, hợp lý của số liệu, tiến hành phân tích, đánh giá, phát hiện những sai sót
trong việc hạch toán mua hàng và thanh toán của kế toán tại đơn vị khách hàng. Và trong quá trình thực hiện tùy theo đặc điểm của từng đơn vị khách hàng mà tổ kiểm toán đã thực hiện kiểm tra theo các cách thức khác nhau, từ đó đảm bảo thời gian
thực hiện kiểm toán chung, thời gian tiến hành kiểm toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán với người bán, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán,
chất lượng kiểm toán phục vụ khách hàng.
Hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta chỉ mới phát triển trong những năm
gần đây, trong thực tế vừa làm vừa nghiên cứu, hoàn thiện. Chính vì thế mà khi thực hiện kiểm toán Báo Cáo Tài Chính, kiểm toán mua hàng và thanh toán với người bán tại doanh nghiệp do AISC - Chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng thực
hiện bên cạnh những điểm nêu trên vẫn còn một số điểm kiểm toán viên cần quan tâm như: điều kiện làm việc tại đơn vị khách hàng, việc thực hiện thủ tục kiểm tra
chứng từ chưa kết hợp kiểm tra cùng hợp đồng...Thực tế, kiểm toán viên khi thực
hiện kiểm toán công việc chủ yếu là tiến hành kiểm tra trên cơ sở kinh nghiệm làm việc và sự thành thạo nghiệp vụ kế toán, các vấn đề như trọng yếu, các thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán chưa được kiểm toán viên sử
dụng phổ biến để tăng hiệu quả công việc.
II.MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP:
1.Điều kiện làm việc tại đơn vị khách hàng cần thảo luận cụ thể hơn với
Ban Giám Đốc Công ty khách hàng.
Mặc dù khi thảo luận với Ban Giám Đốc Công ty khách hàng, Giám Đốc Chi
nhánh cũng như tổ kiểm toán đã thỏa thuận một số vấn đề cơ bản về điều kiện làm việc tại đơn vị khách hàng. Tuy nhiên khi thực hiện kiểm toán thì tổ kiểm toán vẫn
Công ty khách hàng. Thực tế cụ thể như sau: Trong khi thực hiện kiểm toán phần
lớn công việc được tiến hành ở các đơn vị khách hàng, kiểm tra chứng từ, xem xét
số liệu, thời gian làm việc tại đơn vị khách hàng tương đối lâu, trong thời gian đó
kiểm toán viên phải làm việc trực tiếp tại văn phòng làm việc ngay Công ty khách hàng. Đối với các khách hàng đang hoạt động kinh doanh, việc trao đổi và tiếp xúc
trực tiếp, phỏng vấn nhân viên thực hiện công việc liên quan sẽ thuận lợi hơn và giờ
giấc làm việc của kiểm toán viên tại đơn vị khách hàng được đảm bảo.Nhưng bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi trường hợp các kiểm toán viên gặp phải thái độ khó chịu của các nhân viên đơn vị khách hàng hay là tinh thần hợp tác không thành thật,cố ý che dấu hay bao che lẫn nhau giữa các nhân viên trong đơn vị.Mặt khác,
đối với một số đơn vị ngừng hoạt động việc tiếp xúc gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp nhân viên khó khăn hơn, giờ giấc tại các đơn vị này không ổn định. Vì vậy trong
khi thảo luận và tìm hiểu về đơn vị khách hàng, kiểm toán viên quan sát và đánh giá thái độ của các nhân viên liên quan để thảo luận cụ thể hơn về những vấn đề: thời
gian mở cửa văn phòng làm việc, Ban giám đốc phải đảm bảo rằng những người
kiểm toán viên cần phỏng vấn sẽ được triệu tập khi kiểm toán viên yêu cầu, địa chỉ
những người giao dịch với đơn vị được cung cấp kịp thời... khi ký kết hợp đồng với Ban giám đốc Công ty khách hàng, đề nghị Ban Giám Đốc khách hàng ghi nhận và thực hiện yêu cầu của kiểm toán viên sau mỗi buổi làm việc. Tạo thuận lợi cho kiểm
toán viên thực hiện công việc và đảm bảo điều kiện làm việc, thời gian làm việc, để
thực hiện công việc kiểm toán nhanh chóng, đúng tiến độ thời gian trong hợp đồng và đồng thời tạo tâm lý làm việc thoải mái cho kiểm toán viên thực hiện kiểm toán
tại Công ty khách hàng, nâng cao hiệu quả làm việc.
2.Ý kiến đóng góp liên quan đến kiểm toán mua hàng và thanh toán với người bán:
a.Kết hợp kiểm tra chứng từ và kiểm tra hợp đồng:
Trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán tại các doanh nghiệp thương
mại nói chung và tại các Công ty thương mại XYZ nói riêng, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nhiều, khối lượng chứng từ nhiều. Trong khi đó rủi ro kiểm soát cao, kiểm
toán viên phải kiểm tra tổng thể mẫu lớn, thời gian kiểm tra khá lâu. Do đó khi thực
hiện kiểm toán kiểm toán viên chỉ có thể kiểm tra các chứng từ, sổ sách mua hàng
như: hoá đơn của người bán, phiếu nhập kho,các chứng từ thanh toán, các bảng kê, sổ cái...Tuy nhiên trong khi mua hàng các doanh nghiệp thương mại thường sử
dụng nhiều hình thức mua khác nhau, có loại mua theo hợp đồng và mua không theo hợp đồng. Đối với các loại mua không theo hợp đồng, kiểm toán viên chỉ có
vị mua theo hợp đồng và thanh toán bằng tiền mặt, hoặc thanh toán chậm trả, trên
hoá đơn của người bán chỉ ghi bán hàng theo hợp đồng số: ...Nên có thể có sự
không hợp lệ của chứng từ ở việc thanh toán không đúng với số tiền trong hợp đồng, thanh toán trùng...Do vậy, khi thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán với người bán kiểm toán viên thực hiện cần kết hợp kiểm tra chứng từ và kiểm tra hợp đồng.Đối với các loại hàng hoá mua theo hợp đồng, kiểm toán viên cần yêu cầu đơn vị khách hàng cung cấp đầy đủ các hợp đồng mua hàng liên quan
để kiểm tra đối chiếu, xem xét số hợp đồng, ngày tháng ký kết hợp đồng, các điều
kiện giao nhận, thanh toán trong hợp đồng,...Đặc biệt kiểm toán viên sẽ đối chiếu số
tiền trên hợp đồng với các phiếu chi tiền thanh toán, số lượng, giá trị giữa hợp đồng và các hoá đơn của người bán để phát hiện sai sót.
b.Vận dụng kỹ thuật phân tổ trong chọn mẫu kiểm toán:
Khi kiểm toán nghiệp vụ mua hàng nói riêng, và thực hiện kiểm toán các chu
trình, khoản mục khác trên Báo Cáo Tài Chính của đơn vị khách hàng, kiểm toán
viên tại Chi nhánh AISC Đà Nẵng thường vận dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất.
Cụ thể kiểm toán viên đã chọn mẫu theo phương pháp xét đoán - dựa vào kinh nghiệm trong nghề và phán đoán, đánh giá của mình về khách hàng. Do vậy trong trường hợp phán đoán của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát cao (thực tế rủi ro
kiểm soát được đánh giá qua phỏng vấn Ban giám đốc và nhân viên Công ty khách hàng, khảo sát ban đầu về cách thức ghi chép, lưu giữ hồ sơ và nhận định dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên), kiểm toán viên sẽ mở rộng mẫu bằng cách kiểm
tra toàn bộ chứng từ - sổ sách có liên quan (tại Công ty thương mại XYZ). Điều
này dẫn đến công việc kiểm toán không thật sự hiệu quả, tốn kém thời gian và chi phí. Tại các đơn vị khách hàng mặc dù đánh giá về rủi ro kiểm soát đứng trên góc
độ tổng quát cao, tuy nhiên trong hệ thống kiểm soát của đơn vị khách hàng đặc biệt ở những Công ty có nhiều đơn vị phụ thuộc, do năng lực và trách nhiệm công việc
của nhân viên khác nhau nên có thể có đơn vị, bộ phận có tổ chức kiểm soát theo
dõi công việc của nhân viên liên quan nên có thể rủi ro kiểm soát thấp hơn so với
các bộ phận khác. Dựa vào đặc điểm này cộng với việc xem xét đặc điểm riêng của
từng chu trình, khoản mục trong mối quan hệ với đặc điểm hoạt động kinh doanh
của đơn vị mà khi kiểm toán nghiệp mua hàng kiểm toán viên có thể không cần mở
rộng mẫu tối đa mà vẫn thu thập đủ bằng chứng có giá trị để đưa ra ý kiến của mình bằng cách vận dụng kỹ thuật phân tổ để chọn mẫu.Kỹ thuật phân tổ là kỹ thuật phân chia một tổng thể thành các phân nhóm tương đốiđồng nhất gọi là tổ.Cụ thể:
Với số liệu trên sổ sách Công ty thương mại XYZ cung cấp, kiểm toán viên sẽ
tập hợp các số liệu trên theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc của Công ty thương
mại XYZ. Sau đó sẽ tiến hành đánh giá, phân tích xu hướng của chuỗi số liệu để có
cách thức chọn mẫu và sử dụng phương pháp kiểm toán.
Đơn vị: Công ty XYZ
Chi nhánh: Cửa hàng XYZ2
Năm 2005 Năm 2006 Tháng Hàng mua vào Hàng bán ra Hàng tồn kho Hàng mua vào Hàng bán ra Hàng tồn kho 1 1.569.650.064 1.265.981.100 303.668.964 1.789.563.450 1.936.781.378 329.211.997 2 1.965.780.093 1.789.564.650 479.884.407 1.590.865.456 1.303.568.700 616.508.753 3 597.561.455 458.546.800 618.899.062 687.564.800 569.125.360 734.948.193 4 497.256.122 398.564.689 717.590.495 423.354.000 446.523.060 711.779.133 5 375.844.630 259.887.654 833.547.471 390.125.600 423.256.348 678.648.385 6 186.456.456 146.850.467 873.153.460 199.256.645 185.456.005 692.449.025 7 106.230.180 96.546.800 882.836.840 102.358.600 99.869.500 694.938.125 8 112.568.945 103.247.562 892.158.223 97.523.654 95.624.000 696.837.779 9 156.008.954 142.635.420 905.531.757 85.675.210 94.567.890 687.945.099 10 160.088.940 256.012.345 809.608.352 132.653.456 142.562.300 678.036.255 11 456.896.735 756.231.028 510.274.059 495.246.200 635.600.128 537.682.327 12 989.756.235 1.023.600.369 476.429.925 789.256.630 987.520.068 339.418.889
Qua bảng số liệu tập hợp được ở trên kiểm toán viên có thể nhận xét và rút ra
xu hướng trong hoạt động mua vào bán ra tại cửa hàng này như sau: Trong tháng 1, tháng 2 và tháng 12 lượng hàng mua vào - bán ra cao hơn tháng các tháng còn lại,
do các tháng này gần tết và mặt hàng kinh doanh của Cửa hàng này chủ yếu phục
vụ nhu cầu thiết yếu. Do vậy, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tổ để kiểm tra. Với xu hướng của số liệu trên kiểm toán viên sẽ phân thành ba tổ:
Tổ thứ nhất gồm các tháng 1, 2 và tháng 12. Tổ thứ hai gồm các tháng: 3, 4, 5, 11.
Tổ thứ ba gồm các tháng còn lại 6, 7, 8, 9, 10.
Như vậy, với cách phân tổ như trên kiểm toán viên có thể dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra tổ 1 (có thể kiểm tra toàn bộ), trong những tháng này, nghiệp
toán, ở tổ 2 các tháng này giá trị mua vào bán ra tương đối nhiều nên kiểm toán
viên sẽ chọn mẫu với cở mẫu tương đối để kiểm tra và suy rộng ra cho cả tổ này.
Đối với tổ 3 gồm các tháng mà nghiệp vụ phát sinh ít, thêm vào đó giá trị không
nhiều, nếu xảy ra sai sót vẫn có thể không ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình mua hàng và thanh toán nên kiểm toán viên có thể chọn những lần mua hàng có số tiền
lớn để kiểm tra hoá đơn, chứng từ mua hàng. Như vậy dựa vào đặc điểm của tổng
thể các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong năm để phân chia ra thành nhiều tổ có