Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
133 KB
Nội dung
TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học lịch sử hiện nay để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học, cao đẳng, đồng thời khơi dậy niềm say mê đối với môn sử ở học sinh đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Từ những giáo sư đầu ngành Lịch sử, nhà biên soạn sách giáo khoa và sách tham khảo cho đến khoa Sư phạm Lịch sử ở các trường Đại học, các thầy cô trực tiếp dạy học ở các cấp trường đều đang nỗ lực cố gắng tìm phương pháp để đưa môn Lịch sử trở lại với vị trí quan trọng trước đây trong học sinh và xã hội, nhưng tìm ra giải pháp nào là tối ưu và phù hợp với xu thế phát triển hiện tại của cách mạng khoa học công nghệ đang bùng nổ hiện nay là một thách thức lớn. Hơn nữa do đặc trưng riêng của bộ môn Lịch sử: học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ nắm sự kiện và qua tạo biểu tượng lịch sử, tạo biểu tượng lịch sử là giai đoạn nhận thức đầu tiên của quá trình học tập lịch sử. Tuy nhiên trên thực tế trong sách giáo khoa, sách giáo viên và cả sách tham khảo hiện nay vẫn chưa thực sự gắn liền sự kiện, hiện tượng lịch sử với biểu tượng lịch sử, hạn chế đó là do giới hạn số câu, số chữ trong một cuốn sách, trong khi đó để tạo biểu tượng lịch sử thì cần số câu, số chữ dài kết hợp với hình ảnh và lời nói sinh động, hấp dẫn. Từ đó dẫn đến lịch sử trở nên khó hiểu, khó nhớ, khô khan, không hấp dẫn đối với học sinh hiện nay. Tạo biểu tượng lịch sử để tạo nên hứng thú học tập, khơi dậy những xúc cảm đúng đắn, hình thành nên nhân cách cho học sinh, đồng thời phát huy năng lực độc lập nhận thức học sinh đặc biệt là trí tưởng tượng, khả năng quan sát, so sánh và đánh giá nhân vật, sự kiện , hiện tượng lịch sử. 2. Lịch sử vấn đề: 1 Biểu tượng lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong học tập lịch sử ở trường THPT hiện nay nhưng tạo biểu tượng lịch sử lại rất khó và không phải GV nào cũng thực hiện được vì dạy học học lịch sử là tái tạo lại sự kiện, hiện tượng lịch sử đúng như nó đã tồn tại, đã xảy ra nhưng sự kiện đó, hiện tượng đó cả GV và HS đều không trực tiếp được quan sát. Để giúp GV hiểu đúng về lí luận tạo biểu tượng lịch sử đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu: Hồ Ngọc Đại: Tâm lý dạy học NXB: Giáo dục trong đó khẳng định: Tạo biểu tượng lịch sử như là một khâu không thể thiếu trong quá trình nhận thức lịch sử, song tác giả chưa nêu ra biện pháp cụ thể để tạo biểu tượng lịch sử. Phan Ngọc Liên và Nguyễn Thị Côi: Phương pháp dạy học lịch sử Tập 1, NXB: Đại học sư phạm đã nêu quan niệm về vai trò, vị trí tạo biểu tượng lịch sử đồng thời còn chỉ ra một số biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng lịch sử, tuy nhiên cuốn sách chưa chỉ ra những biện pháp cụ thể để tạo biểu tượng lịch sử trong sách giáo khoa lịch sử 10,11 và 12. Nguyễn Thị Côi: Kênh hình Lịch sử ở trường THPT, NXB: Đại học quốc gia Hà Nội cung cấp chung một số tư liệu về một số nhân vật tiêu biểu trong chương trình SGK mà chưa có biểu tượng lịch sử cụ thể về không gian, về thời gian, về địa điểm, về số liệu hay biểu tượng về hiện vật lịch sử. Một số luận văn, chuyên đề ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng có đề tài: Biện pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử 1858-1930, biểu tượng về nhân vật lịch sử thế giới cận đại lịch sử lớp 10… Hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu về những biện pháp tạo biểu tượng lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, trong khi đó đây là giai đoạn có nhiều biểu tượng lịch sử hay, sinh động, có tác dụng giáo dục tư tưởng và phát triển kỹ năng rất lớn đối với học sinh. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu những công trình trên kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học, tôi đã nghiên cứu đề tài: Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. 2 Đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài: - Đối tượng và phạm vi đề tài: Vai trò, ý nghĩa của tạo biểu tượng lịch sử, những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử. Từ nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam giai đọan 1954-1975 - Mục đích: Nghiên cứu một số vấn đề lí luận tạo biểu tượng lịch sử , từ đó vận dụng có hiệu quả vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 trong SGK Lịch sử 12. - Phương pháp: + Nghiên cứu các tài liệu về “phương pháp dạy học lịch sử”, tài liệu về “tâm lí học” + Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy + Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 11,12. + Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh và bổ sung hợp lí. - Những đóng góp mới của đề tài: Đề tài góp phần bổ sung về mặt lí luận tác dụng và phương pháp tạo biểu tượng lịch sử, cụ thể hóa một số phương pháp tạo một số biểu tượng lịch sử cụ thể trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 3 • Cơ sở lí luận của tạo biểu tượng lịch sử: Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: Dạy học lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt ghi chép rồi trả lời. Như vậy mục đích của việc dạy học lịch sử là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện Biểu tưởng lịch sử là “Biểu tượng của trí tưởng tượng” ,với những quan niệm trên, có thể định nghĩa biểu tượng lịch sử “Là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí vv được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất” [8; tr 189].Cũng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc trưng cơ bản nhất của sự kiện,hiện tượng lịch sử. Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện để tiến tới việc nắm khái niệm lịch sử. Vì vậy, biểu tượng lịch sử rất gần với khái niệm sở đẳng (còn gọi là khái niệm đơn giản). Nói cách khác, biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý…được phản ánh trong đầu óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Như vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề quan trọng vì yêu cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó học sinh không trực tiếp quan sát, nó xa lạ với đời sống hiện nay, xa lạ với những kinh nghiệm và hiểu biết của các em. Chính vì thế, biểu tượng lịch sử là cơ sở để học sinh hiểu sâu sắc các sự kiện, giúp các em hình thành những khái niệm lịch sử, có ý nghĩa giáo dục rất lớn với học sinh. • Cơ sở thực tiễn của tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử: 4 Hiện nay đa số học sinh chưa có sự say mê môn học lịch sử cho nên việc ghi nhớ và hiểu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Đa số các em đều có quan điểm giống nhau là học vẹt, học tủ lịch sử mà chưa yêu mến, khám phá lịch sử giống như những môn học khác. Bởi vậy bản thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặc khác giáo viên gảng dạy môn lịch sử ở trường một phần nào đó chưa đưa ra được phương pháp dạy học và chưa truyền được “nhiệt huyết” cho học sinh cho nên chất lượng các kì thi tốt nghiệp, thi đại học hay thi học sinh giỏi đều thấp ở mức đáng áo động. Ở trường học THPT một số em ở một số lớp kết quả học tập môn lịch sử còn thấp và tỉ lệ yếu kém còn nhiều. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm dạy học nhiều năm, đặc biệt là kinh nghiệm luyện thi học sinh giỏi và học sinh thi đại học, tôi luôn học tập và sáng tạo nên những phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Phương pháp vừa luôn cuốn các em chú ý giờ học, tiến đến ghi nhớ, tạo được biểu tượng, cho đến cao nhấtt là các em tự độc lập, tự tìm hiểu về sự kiện và hiện tượng lịch sử đó là “tạo biểu tượng lịch sử’ trong dạy học. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975” 2.Các loại biểu tượng lịch sử và phương pháp tạo biểu tượng trong quá trình dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông trung học. 2a. Các loại biểu tượng lịch sử: 2.1.Biểu tượng về hoàn cảnh địa lý: Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định. Không gian của sự kiện có thể là một khu vực rộng lớn, chẳng hạn như chiến trường Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2, hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp như địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Vì vậy, tạo biểu tượng về hoàn cảnh địa lý là yêu cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử để xác định chính xác không gian diễn ra sự kiện lịch sử. Nếu như học sinh không có những hình ảnh về hoàn cảnh địa lý nơi xảy ra sự kiện lịch sử thì những những hiểu biết về sự kiện lịch sử đó trở nên mơ hồ và không 5 thể khắc sâu trong đầu óc của học sinh. Nghĩa là việc tạo biểu tượng đã không thành công. 2.2.Biểu tượng về nền văn hóa vật chất: Đó là những hình ảnh về những thành tựu của loài người trong việc chế ngự thiên nhiên, trong lao động sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất cũng như văn hóa tinh thần của xã hội loài người. Chẳng hạn, khi nói về Kim Tự Tháp, một công trình kiến trúc vô tiền khoáng hậu của lịch sử loài người thì giáo viên cần phải tạo cho học sinh những biểu tượng về sự hùng vĩ của công trình này, về tinh thần lao động sáng tạo và trình độ kiến trúc của các nhà khoa học cổ đại và sự hi sinh đổ máu của hàng chục vạn người. 2.3.Biểu tượng nhân vật lịch sử: Nhân vật lịch sử gồm có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, họ là những đại biểu điển hình của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, là những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt đối với lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam. Do đó, việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh cũng là một vấn đề quan trọng trong dạy học lịch sử. Cách tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong chương trình phổ thông trung học nói chung là dễ làm, chỉ có điều mất nhiều thời gian để chuẩn bị vì có quá nhiều nhân vật tiêu biểu xuất hiện trong chương trình. 2.4.Biểu tượng lịch sử về thời gian: Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, xác định về thời gian là một đặc điểm của việc nhận thức một sự kiện lịch sử. Điều này giúp cho học sinh hiểu chính xác hơn tính chất và ý nghĩa của các sự kiện. Chúng ta có thể xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện hay hiện tượng lịch sử mà không cần phải chính xác cụ thể, ngày, tháng, năm mà việc xác định này chỉ mang tính tương đối. Điều này được thực hiện khi chúng ta phân tích một hiện tượng lịch sử mà không thể xác định mốc thời gian chính xác. 6 2.5.Biểu tượng lịch sử về những quan hệ xã hội của con người. Trong dạy học lịch sử, khó khăn nhất có lẽ là tạo cho học sinh những biểu tượng lịch sử về các mối quan hệ xã hội. Vì đây là những vấn đề khá phức tạp và có phần trừu tượng của khoa học lịch sử. Muốn có được biểu tượng về nó thì học sinh phải có khả năng tư duy cao và nhiệm vụ của người giáo viên là tạo điều kiện tối đa cho quá trình tư duy của học sinh. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể về đời sống con người, về mối quan hệ giai cấp, về những mâu thuẫn trong xã hội… qua các thời đại khác nhau. Chúng ta có thể tiến hành bằng một số cách cụ thể sau: 2b. Những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử: - Thứ nhất: Cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử. - Thứ hai: Xác định địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử - Thứ ba: sử dụng tài liệu, hiện vật để tạo cho học sinh biểu tượng cụ thể về đời sống con người. - Thứ tư: Sử dụng số liệu để tạo biểu tượng cụ thể về một sự kiện hay hiện tượng lịch sử. - Thứ năm: Sử dụng tài liệu văn học. - Thứ sáu: Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương. - Thứ bảy: Sử dụng tài liệu về tiểu sử các nhân vật lịch sử. - Thứ tám: Hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử. 3. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT 3.1. Về nhận thức : 7 Lênin đã từng nói "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn" [6; 42]. Qúa trình nhận thức hiện nói chung, nhận thức lịch sử nói riêng đều tuân thủ theo quy luật này; tức là đi từ cảm tính đến lý tính: từ cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm đến phán đoán và suy luật. Trong đó, biểu tượng lịch sử có quan hệ hữu cơ với tất cả các qúa trình nhận thức trên. Nó đóng góp vai trò quan trọng trong qúa trình tri giác. Nếu không có biểu tượng xuất hiện bằng việc liên kết với các hình ảnh của tri giác thì các hình ảnh lịch sử này sẽ nghèo nàn và khô cứng. Quá trình tri giác trở thành biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm, từ đó phát triển óc phán đoán suy luận của con người. Học tập lịch sử cũng tuân theo qúa trình nhận thức hiện thực khách quan. Tuy nhiên, do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học lịch sử phải trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử từ đó tiến tới hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử cho HS. Vì vậy, biểu tượng lịch sử chính là giai đoạn nhận thức cảm tính của qúa trình học tập lịch sử. Nếu như không tạo biểu tượng thì hình ảnh lịch sử mà HS thu nhận. Ý nghĩa to lớn của tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử.Tạo biểu tượng lịch sử sống động giúp học sinh khôi phục các bức tranh của quá khứ sinh động đúng như nó tồn tại. Mặt khác, tạo biểu tượng về lịch sử còn giúp cho học sinh tránh được những sai lầm về “hiện đại hóa” lịch sử, những nhận thức thiếu chủ quan, phiến diện và đánh giá, nhận định tình hình thiếu cơ sở khoa học. 3.2 Về thái độ Trong dạy học phổ thông, bộ môn lịch sử có vai trò giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh rất lớn. Đặc biệt việc tạo biểu tượng sinh động, hấp dẫn về các sự kiện, hiện tượng; nhất là về các nhân vật lịch sử sẽ có tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm các em. Các em không chỉ tri giác mà còn có những rung động, xóc cảm và sự nhập thân vào lịch sử Và “ khi biểu tượng tham gia vào hoạt động tư duy thì tư duy trở nên sinh động, gợi cảm, say sưa, hồi hộp và khẩn trương”[17; tr76-77]. Biểu tượng lịch sử tác động không những lên trí tuệ mà cả về 8 tâm hồn và tình cảm, là yếu tố hình thành nên nhân cách của hoc sinh. Thông qua các bài học lịch sử, những hành động đấu tranh, hi sinh anh dũng quên mình Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động có sức hấp dẫn lôi cuốn cực kỳ đối với học sinh. Vì ở độ tuổi các em tình cảm dễ rung động và có những xúc cảm lịch sử sâu sắc. Từ đó hình thành ở các em lòng khâm phạuc, biết ơn đối với các anh hùng, vĩ nhân trong lịch sử. Đồng thời có ý thức tự giác về trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôm nay. Ngược lại, các hành động xấu xa, tàn bạo sẽ hình thành ở các em thái độ căm ghét. 3.3 Về kỹ năng Biểu tượng lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng làm cho hoạt động trí tuệ của học sinh không ngừng phát triển. Vì thông qua việc giáo viên sử dụng kết hợp các đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử, học sinh phải huy động trí óc quan sát, tư duy và tưởng tượng để có được biểu tượng lịch sử đúng đắn nhất. Việc tạo biểu tượng lịch sử là cơ sở để tiến tới sự nhận thức lý tính của hiện thực lịch sử, là điều kiện để cho học sinh nhân thức lịch sử đúng đắn, tiến tới hình thành khái niệm. 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1954-1975 4.1 Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử: -Xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện hay hiện tượng lịch sử mà không cần phải chính xác cụ thể ngày, tháng. Ví dụ: Kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành được thắng lợi năm 1975, có thể tạo biểu tượng cho HS ghi nhớ sự kiện này như sau: “Sự kiện này được ghi vào lịch sử dân tộc ta là một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sang ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hung cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”. 9 -Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách ghi nhớ niên đại rõ ràng, sử dụng biện pháp nêu đặc trưng của thời điểm diễn ra sự kiện đó. Ví dụ: Để HS ghi nhớ ý những thắng lợi quân sự quan trọng như sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, Tiến công chiến lược 1972, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 thì GV tạo biểu tượng như sau: Những thắng lợi quân sự tiêu biểu diễn ra vào thời điểm mùa Xuân trong lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1954-1975. Tương tự như vậy GV có thể mở rộng hơn Những thắng lợi quân sự tiêu biểu diễn ra vào thời điểm mùa Xuân trong lịch sử dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo cho đến năm 1975: Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao Điện Biên Phủ 1954, Đông Xuân 1964-1965 tiêu biểu trận Bình Giã, Mậu Thân 1968, Tiến công chiến lược 1972 và Đại thắng mùa Xuân 1975. Ví dụ 2: Tạo biểu tượng lịch sử bằng cụ thể hóa thời điểm diễn ra sự kiện bằng cách nêu đặc trưng như sau: Trong kháng chiến chống Mỹ đây là hai sự kiện mở ra hai bước ngoặt của cuộc kháng chiến, HS sẽ ghi nhớ đó là Mậu Thân 1968 bước ngoặt đầu tiên buộc Mỹ tuyên bố “phi Mĩ hóa chiến tranh” thừa nhận thất bại “chiến lược chiến tranh cục bộ”, buộc Mĩ phải đến bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari; Hiệp định Pari 1973 là bước ngoặt thứ hai của cuộc kháng chiến: Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, phải rút quân về nước, Mĩ cút tạo điều kiện để ta đánh cho ‘ngụy nhào”. -Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách nêu chính xác niên đại một sự kiện hay một biến cố lịch sử. Ví dụ: đó là sự kiện Bác Hồ qua đời 2/9/1969 sự ra đi của Bác là một tổn thất đau đớn không gì bù đắp nổi đối với toàn thể dân tộc ta và sự nghiệp cách mạng chống Mỹ cứu nước đang trên đà thắng lợi. Cả đất trời như vỡ tung bởi tiếng khóc thương Bác của dân tộc: "Suốt mấy hôm rồi đau tiễn đưa, Đời tôi nước mắt trời tuôn mưa" Tất cả mọi người, không ai muốn tin vào sự thật đau lòng này:"Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời Miền Nam đang thắng vui ngày hội 10 [...]... thắng về ta - Tố Hữu) 4 6 .Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng tài liệu lịch sử địa phương 17 Tác dụng: Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương là để cụ thể hóa kiến thức chung về lịch sử dân tộc, lĩnh hội những khái niệm phức tạp, khái quát khoa học để tạo biểu tượng rõ ràng, có hình ảnh Đồng thời còn có tác dụng gắn các em vào đời sống xã hội, gắn bó tình cảm với quê hương Ví dụ: Dạy về Vai trò hậu phương... 4.7 .Tạo biểu tượng lịch sử bằng tài liệu về tiểu sử nhân vật lịch sử Bằng những từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh khi miêu tả và nêu đặc điểm tiểu sử nhân vật lịch sử, HS sẽ có được biểu tượng rõ ràng, cụ thể về nhân vật đó Trên cơ sở đó, hiểu bản chất nhân vật và những sự kiện lịch sử có liên quan đến nhân vật, rút ra nhận xét khái quát, đánh giá về vai trò của họ trong tiến trình lịch sử Ví dụ 1: Khi dạy. .. lịch sử bằng hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử Tác dụng: Phương pháp hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử thường gắn liền với những hiện tượng và mối quan hệ phức tạp, giải thích lí luận và hình thành khái niệm bình thường thì HS không có biểu tượng cụ thể Hình tượng hóa một hiện tượng lịch sử giúp các em dễ tiếp thu nội dung và hiểu rõ bản chất hiện tượng Ví dụ: Khi dạy về Ý nghĩa lịch sử của... kết thúc chiến tranh 4.3 .Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng tài liệu, hiện vật Tác dụng: giúp Hs tránh rơi vào tình trạng hình dung lịch sử theo một công thức tránh hiện đại hóa lịch sử, đồng thời giúp Hs có biểu tượng đúng về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của thời đại Ví dụ: khi dạy về chính sách tàn bạo của Mĩ-ngụy không thể nói chug chung mà cần tạo tượng lịch sử cụ thể gắn liền tội ác,... dân gian ta có một tác dụng cực kì quan trọng trong việc bổ sung, đính chính, sàng lọc những kiến thức của chúng ta 15 về lịch sử dân tộc” .Sử dụng tài liệu văn học là ca dao có ý nghĩa hiệu quả trong tạo biểu tượng lịch sử khi dạy cho học sinh về cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), giáo viên có thể sử dụng một số câu ca dao sau để làm nổi bật tình... mãi đi vào lịch sử dân tộc như một mốc vàng chói lọi Bởi vì để có giờ phút lịch sử thiêng liêng đó, cả dân tộc Việt Nam đã phải đi suốt 21 năm trong mưu bom, bão đạn, 21 năm nhân dân miền Nam chịu nỗi đau chia cắt, 21 năm hàng triệu nhân dân hai miền đã đổ xương máu đổi lấy hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất 4.2 .Tạo biểu tượng lịch sử bằng cách xác định địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử: Phương... một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc 4.5 .Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng tài liệu văn học: Tác dụng: Việc vận dụng thơ ca trong dạy học lịch sử cũng góp phần quan trọng nhằm phát huy tích tích cực chủ động nắm bắt tri thức lịch sử như địa danh, tinh thần ý thức độc lập dân tộc, tinh thần lao động, chiến đấu bất khuất của cha ông, góp phần bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về dân tộc Ví dụ 1: Bài 21... phương miền Bắc đối với tiền tuyến Miền Nam, hoặc dạy tiết Lịch sử địa phương GV sử dụng tư liệu lịch sử địa phương về Ngã ba Đồng Lộc Ngã ba Đồng Lộc - một biểu tượng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta; là nơi giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau Vị trí địa lý của... tranh và số lính người chết, bị thương để tạo cho HS biểu tượng lịch sử: chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh dài ngày và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mĩ 13 Bảng thống kê về thiệt hại chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam Thời gian Chi chi Số quân lính chiến tranh phí CT chết, bị thương Chiến tranh xâm lược Việt 222 phí (Tỉ đôla) 676 (nghìn tên) 360,0 Nam Chiến tranh xâm lược Triều 36 54 136,9... cách mạng trung trinh, những người con ưu tú của dân tộc ta 4.4 .Tạo biểu tượng lịch sử bằng sử dụng số liệu cụ thể về sự kiện hay hiện tượng Tác dụng: Số liệu số liệu chính xác và khoa học có tính gợi cảm làm cho bài học lịch sử sinh động và dễ hiểu Chính số liệu lịch sử sẽ gúp các em tự rú ra nhận xét, đánh giá bản chất sự kiện và hiện tượng, đồng thời phát triển kỹ năng thực hành bộ môn Gv cung cấp . chọn đề tài: Tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 2.Các loại biểu tượng lịch sử và phương pháp tạo biểu tượng trong quá trình dạy học lịch sử ở nhà trường. tượng lịch sử, những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử. Từ nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, những phương pháp để tạo biểu tượng lịch sử tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam giai. pháp tạo một số biểu tượng lịch sử cụ thể trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH