1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới

102 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 618,7 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ MAI HIỀN NHÂN VẬT TỪ HẢI VÀ NHÂN VẬT LỤC VÂN TIÊN NHÌN THEO QUAN ĐIỂM GIỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ MAI HIỀN NHÂN VẬT TỪ HẢI VÀ NHÂN VẬT LỤC VÂN TIÊN NHÌN THEO QUAN ĐIỂM GIỚI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS. TRẦN NHO THÌN THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Thị Mai Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Nho Thìn - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa sau đại học - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đã chúng tôi hoàn thành khóa học. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn BGH, các phòng ban Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc - TP Thái Nguyên đã tạo điểu kiện giúp tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Thị Mai Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4 i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 9 Chương 1: LÝ LUẬN GIỚI VÀ VIỆC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT NAM NHI – ANH HÙNG TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 9 1.1 Những khái niệm về giới (gender) và giới tính (sex) 9 1.2 Các kiểu nhân vật nam trong văn học trung đại Việt Nam 14 1.2.1 Các nhân vật văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV 16 1.2.2 Các nhân vật văn học từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII 24 1.2.3 Các nhân vật văn học từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX 27 1.2.4 Các nhân vật văn học cuối thế kỷ XIX: 33 1.1 Tiểu kết 39 Chương 2: NHÂN VẬT TỪ HẢI TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 41 2.1 Thân thế và thời đại Nguyễn Du 41 2.2 Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 44 2.2.1 Chân dung nhân vật Từ Hải 44 2.2.2 Thái độ ứng xử với phụ nữ 49 2.2.3 Hành động của người anh hùng Từ Hải 52 2.2.4 Những lời bình về nhân vật Từ Hải và các nhân vật nam 57 2.3 Tiểu kết 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5 ii Chương 3: NHÂN VẬT LỤC VÂN TIÊN TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 65 3.1 Thân thế và thời đại Nguyễn Đình Chiểu 65 3.2 Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu 68 3.2.1 Lí tưởng nhân nghĩa của người anh hùng Lục Vân Tiên 68 3.2.2 Mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga 75 3.2.3 Quan niệm đối lập nhân vật chính diện - phản diện 82 3.3 Tiểu kết 89 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Từ Hải và Lục Vân Tiên-hai nhân vật nam giới. Chúng tôi chọn hai nhân vật nam giới của văn học trung đại để khảo sát có một số lý do sau. Văn hóa truyền thống phương Đông trong đó có văn hóa Việt Nam nếu xét từ góc độ văn hóa giới, là văn học nam quyền. Trong quan hệ xã hội giữa nam và nữ, nam giới thống trị .Từ xa xưa, sự thống trị của nam giới néo chắc vào vô thức của chúng ta đến mức ta không nhận thấy nó nữa và phù hợp với những trông đợi của chúng ta đến mức khó mà xét lại nó. Sự thống trị của nam giới không chỉ tồn tại trong xã hội mà nó còn ngự trị trong đời sống văn học nghệ thuật Văn học trung đại Việt Nam trong cái nhìn lịch sử, nhất là từ khi hệ thống văn tự được xác lập, phái nam gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối. Họ áp đặt các chuẩn mực của họ về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh cho người phụ nữ, bất công bất lợi cho người phụ nữ và có lợi cho nam giới. Đó là kiểu văn hóa nam quyền. Nghiên cứu các nhân vật nữ trong không gian văn hóa nam quyền đã được một số lv thạc sĩ gần đây tìm hiểu. Nhưng văn hóa truyền thống phương Đông cũng còn là văn hóa thanh giáo (puritanism), tuyên truyền con người khắc kỷ, và chủ nghĩa khắc kỷ này chi phối cả hai giới nam và nữ. Không gian văn hóa Thanh giáo với nhiều cấm kỵ về thân xác của xã hội Nho giáo hóa có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng hình tượng nhân vật nam giới của văn học trung đại. Vấn đề này ít được quan tâm ở Việt Nam. Đó là lý do đầu tiên hướng chúng tôi chọn đề tài. Nhưng nhân vật đàn ông không phải luôn luôn hiện ra như những người khô khan, khắc kỳ chỉ biết chiến công hay sự nghiệp. Tùy theo giai đoạn văn học sử khác nhau, các tác giả có thể xử lý khác nhau đối với nhân vật nam của mình. Nguyễn Du tiếp tục phát triển những thành quả tích cực của trào lưu nhân đạo chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7 2 nghĩa của văn học Thăng Long. Nguyễn Đình Chiểu lại là tác giả trưởng thành trong không khí phục hồi Nho giáo của triều Nguyễn ở Đàng Trong. Hai nhà nho sống ở hai thời điểm gần nhau( cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX) nhưng lại có nhưng quan điểm trái ngược nhau khi xậy dựng nhân vật nam nhi anh hùng. Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một nam nhi anh hùng nhưng lại không tuân theo những quy tắc ứng xử như các nhân vật anh hùng theo quan điểm của Nho giáo. Từ Hải có những nét phi thường nhưng cũng có những yếu tố của con người phàm bình với mọi cung bậc cảm xúc không bị kiểm soát bởi chủ nghĩa dân bản. Đây là một điểm mới trong quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ra đời trong một thời điểm lịch sử đầy biến động ở vùng đất Nam Bộ. Chính vì thế hình tượng người nam nhi anh hùng có phần chịu ảnh hưởng giáo lí Nho giáo mang đậm tính khắc kỉ. Nghiên cứu đề tài " Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới", chúng tôi chọn cách tiếp cận nhân vật dưới góc nhìn văn hoá để có thể khai thác nhân vật toàn diện hơn ở mọi khía cạnh. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập và giảng dạy văn thơ trung đại trong nhà trường. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hai tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, khi nói về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên, các nhà nho, các nhà nghiên cứu văn học mới chỉ dừng lại ở việc bình phẩm các nhân vật hoặc nhấn mạnh giá trị phản ánh hiện thực xã hội phong kiến; về quan niệm con người, chú trọng phân tích nhân vật theo nghĩa không phải là một cá nhân mà là một phần tử của một giai cấp, một tầng lớp, lý luận điển hình hóa xem xét nhân vật theo nghĩa điển hình giai cấp. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có hay ít Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8 3 có công trình nghiên cứu nhân vật Từ Hải và Lục Vân Tiên theo lý thuyết về giới. Học giả Vũ Đình Trác với luận án tiến sĩ Triết lý nhân bản trong Truyện Kiều bảo vệ tại Nhật Bản năm 1984 có đề cập đến tư tưởng nhân bản của Nguyễn Du qua vấn đề giới như: cuộc đối thoại đầu tiên ở vườn Thuý, "nguyên tác đã để Thuý Kiều trở thành chủ động, nói năng huyên thuyên và tống tình Kim Trọng một cách khiêu khích. Nguyễn Du trái lại, trả Thuý Kiều về với bản tính thanh cao của giai nhân tài trí, để cho Kim Trọng trở thành chủ động, theo quan niệm Dương chinh phục Âm". Hoặc "những cảnh báo oán của Thúy Kiều trong truyện Hán văn có vẻ nhuốm màu bạo dâm (sadism) biểu lộ hết ác tâm của kẻ báo thù và đường lối dã man của xã hội loài người. Dưới ngòi bút Nguyễn Du, những cảnh đó cần phải có tối thiểu, để trọn ý nghĩa nhân quả và tâm lý thường tình của con người, nhưng ông muốn tránh mọi cử chỉ và hành động vô nhân đạo". Trần Đình Hượu và Trần Ngọc Vương có nêu vấn đề về loại hình " nhà nho tài tử" với hai nét thị tài, đa tình: "Tài tử cũng là nho sĩ ( ) ( ) nhưng lí tưởng làm người của họ ( ) không ở chỗ tu thân, hành đạo, trí quân trạch dân mà là thoả mãn tính cách thị tài và đa tình (…). Họ không quan tâm nhiều đến nghĩa quân thần, ( )đến trách nhiệm với xã hội và còn đi xa hơn nữa đối lập tình với tính, tài với đức, tự coi là những cá nhân chứ không còn là thần tử ( ). Ước mong tự do và hạnh phúc chỉ mới đặt ra trong một phạm vi hẹp là tình yêu ( ). Tài tử là những nhà nho chưa thể gọi là “bội đạo”, “li kinh” nhưng rõ ràng đã xa rời quĩ đạo chính thống, tức là những nhà nho tu thân hành đạo hay ẩn dật theo lẽ xuất xử”[64]. Thực chất đây cũng là cách nhìn ít nhiều mang tính chất của giới tính ( nhà nho là đàn ông thì đa tình, đa dục và đề cao tài), song tiếc là không đề cập đến nhân vật Từ Hải. Tại hải ngoại, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cũng có tiếp cận thú vị từ góc nhìn giới đối với nhân vật Lục Vân Tiên khi viết bài " Đọc chơi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9 4 vài bài ca dao" đã giải thích vì sao cái tục lại được dân Nam Bộ áp dụng để "xuyên tạc" nhân vật Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Theo ông, câu ca dao tục tĩu, nhảm nhí: Vân Tiên ngồi dưới gốc môn, Chờ cho trăng lặn bóp Nguyệt Nga. không dành cho nhân vật "máu dê" như Bùi Kiệm hay một nhân vật nào đó trong Truyện Kiều như Thúc Sinh, Từ Hải, Mã Giám Sinh lại chọn ngay chính Lục Vân Tiên, một nhân vật được xem là nghiêm trang, nghiêm túc, thậm chí nghiêm khắc, có thể xem như một khuôn mẫu về đạo đức, để bắt làm cái chuyện phàm phu tục tử ấy là bởi vì có lí do của nó. Câu ca dao trên là "một cách phản ứng chống lại thái độ đạo đức khắt khe, có phần giả tạo của Lục Vân Tiên, và phần nào cũng là của Nguyễn Đình Chiểu". Vì mục tiêu "tải đạo", các nhân vật Lục Vân Tiên đã trở thành biểu tượng luân lý do đó mất cả tự nhiên! Truyện Lục Vân Tiên được truyền bá sâu rộng trong giới bình dân, cứ "nói thơ" đạo nghĩa hoài cũng sẽ có lúc có người làm "thơ" hay đặt vè phê phán lại Lục Vân Tiên và tác giả của nó, một phản ứng tâm lý bình thường chê giới có học, nhà nho vốn đại diện cho uy quyền. Nguyễn Hưng Quốc đã có lý khi cho rằng qua hai câu ca dao đó, người bình dân muốn Vân Tiên gần gũi họ, một "người" như họ. Tuy nhiên, đây mới là một gợi mở cho hướng phê bình văn học nhìn theo quan điểm giới của Nguyễn Hưng Quốc. Tóm lại, còn rất ít người nghiên cứu nhân vật nam giới ở hai tác phẩm này theo lý thuyết giới. Điều này khiến các nhân vật nam đôi khi bị nhìn nhận thiên lệch về vấn đề giai cấp hoặc đạo đức mà mờ nhạt về đặc điểm giới. Chính vì thế mà luận văn hy vọng góp phần nhỏ xới lên hướng nghiên cứu giới của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên, góp phần giúp người đọc thấy thêm những phương diện khác của nhân vật trong hai tác phẩm này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10 [...]... trong luận văn này là nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu 4 Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhân vật nam trong Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên trên cơ sở xem xét việc tác giả miêu tả, đánh giá, lý giải các phương diện giới tính nam của nhân vật Qua đó làm nổi bật sự chi phối của quan điểm giới trong thời trung... các luận điểm đã đưa ra - Phương pháp so sánh: Chúng tôi lựa chọn phương pháp so sánh để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét riêng độc đáo của nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên - Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm mục đích giúp cho việc tìm hiểu nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên có... Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu - Phương pháp thống kê: Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát các nhân vật nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, từ đó đi tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Ngoài ra, chúng... tưởng và người anh hùng đã bị thế tục hoá 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm giới; điểm qua các kiểu nhân vật nam trong văn học trung đại Việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX - Phân tích, cắt nghĩa hai kiểu nhân vật nam trong Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên từ góc nhìn giới Từ đó có sự so sánh hai nhân vật để thấy sự giống và khác... sẽ nghiên cứu Chúng tôi chọn nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật Lục Vân Tiên trong Truyện Lục Vân Tiên: đây là nhân vật của hai tác phẩm thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau, một tác phẩm (Truyện Kiều ) vay mượn cốt truyện tiểu thuyết tài tử giai nhân (Kim Vân Kiều truyện), một tác phẩm (Lục Vân Tiên) có tính chất tự truyện Nguyễn Du tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo, chủ tình, mang tư tưởng... hiểu nhân vật nam Lục Vân Tiên để thấy xu hướng tôn nho trở lại của vùng đất phương Nam dưới thời Nguyễn đã ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên có những vẻ đẹp truyền thống của nam nhi, anh hùng, nhưng thiếu chất lãng mạn, thiếu sự đa tình So sánh nhân vật Lục Vân Tiên với nhân vật Từ Hải để thấy sự giống nhau và khác nhau trong biểu hiện nam tính Một điểm khác biệt quan trọng... nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp bức, theo quan điểm đạo đức, đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng ta thấy thêm những phương diện khác của nhân vật Từ đó, chúng ta có thể phân tích một cách toàn diện sự ảnh hưởng của các quan niệm giới thời trung đại tới cách nhìn nhận và sự xây dựng hình tượng nhân vật 1.2 Các kiểu nhân vật nam trong văn học trung đại... đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới được gọi là giới tính Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới không thể đổi chỗ cho nhau Cụ thể là phụ nữ mang thai, sinh con, cho con bú, nam giới tạo ra tinh trùng để thụ thai Giới và giới tính có mối quan hệ rất chặt chẽ và phức tạp Giới là cơ sở để tạo nên giới tính Những đặc điểm sinh học của giớí xác định giới. .. đình và nỗi đâu khổ cho cá nhân Đó là lý do sâu xa của việc họ coi thường sắc đẹp Quan niệm văn hóa về đặc điểm và vai trò của giới có vai trò chi phối, tác động đến cách xây dựng hình tượng nhân vật (cả nam và nữ) Trong nghiên cứu văn học, người ta có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu giới của nhân vật văn học để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam, nữ Trước đây, nhân vật nam, nữ thường chỉ được nhìn theo. .. từ Kim Vân Kiều Truyện nhưng đã được Nguyễn Du sáng tạo, tô đậm Đây là đặc điểm chung cho các nhân vật nam chính diện ở Truyện Kiều Truyện Kiều còn có nhân vật Thúc Sinh với biểu hiện nam tính thiên về sắc tình nhưng tấm lòng độ lượng bao dung của Nguyễn Du không phê phán, lên án Chương III: Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Ở chương III này, chúng tôi tìm hiểu nhân . cứu đề tài " Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới& quot;, chúng tôi chọn cách tiếp cận nhân vật dưới góc nhìn văn hoá để có thể khai thác nhân vật toàn diện hơn. các nhân vật nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, từ đó đi tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân. của nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên. - Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm mục đích giúp cho việc tìm hiểu nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và nhân vật

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt tái bản, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt tái bản
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
2. Đào Duy Anh (1958 ), Khảo luận về Kim Vân Kiều tái bản,, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về Kim Vân Kiều tái bản
Nhà XB: Nxb Văn hóa
4. Nguyễn Đổng Chi (1972), Nguồn gốc và quá trình hình thành chủ nghĩa anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu, Nghiên cứu lịch sử, số 145, tháng 7/8 - 1972 5. Trương Chính (1983), Thơ văn Nguyễn Công Trứ. Hà Nội, Nxb Văn Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành chủ nghĩa anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu", Nghiên cứu lịch sử, số 145, tháng 7/8 - 1972 5. Trương Chính (1983), "Thơ văn Nguyễn Công Trứ
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi (1972), Nguồn gốc và quá trình hình thành chủ nghĩa anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu, Nghiên cứu lịch sử, số 145, tháng 7/8 - 1972 5. Trương Chính
Nhà XB: Nxb Văn Học
Năm: 1983
6. Nguyễn Đình Chú (1972), Từ lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1972
7. Xuân Diệu (1996), Thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi hào dân tộc Nguyễn Du
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
8. Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên tập (1999), Những chân dung truyện Kiều, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chân dung truyện Kiều, Nxb Thanh niên
Tác giả: Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên tập
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1999
10. Lưu Thế Đức, Lý Tu Chương (1967), Nguyễn Du, nhà thơ kiệt xuất Việt Nam và Truyện Kiều của ông,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du, nhà thơ kiệt xuất Việt Nam và Truyện Kiều của ông
Tác giả: Lưu Thế Đức, Lý Tu Chương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1967
11. Vũ Hạnh (1992),Những khuôn mặt tình yêu trong Truyện Kiều, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1992),Những khuôn mặt tình yêu trong Truyện Kiều
Tác giả: Vũ Hạnh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1992
12. Hồ Sĩ Hiệp, Hoài Thanh (1990), Nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc: Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 - 1888) tái bản, Nxb Tổng hợp, Tiền Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc: "Nguyễn Đình Chiểu" ( 1822 - 1888) "tái bản
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp, Hoài Thanh
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
Năm: 1990
13. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2005),Những điều cần biết về bình đẳng giới, http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=115&NewsId=516&lang=VN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về bình đẳng giới
Tác giả: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Năm: 2005
14. Nguyễn Phạm Hùng (2011), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế Kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế Kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
15. Khái Hưng (2010), Tiêu sơn tráng sĩ ( tiểu thuyết), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu sơn tráng sĩ ( tiểu thuyết)
Tác giả: Khái Hưng
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2010
16. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1995
17. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1993
19. Đinh Gia Khánh ( 1976), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XVII, tập II, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1976), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XVII, tập II
Nhà XB: Nxb Văn học
20. Đinh Gia Khánh (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
21. Vũ Ngọc Khánh (1996), Nguyễn Công Trứ, một cá nhân, một danh nhân văn hoá, trong sách Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ. Hà Nội, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Trứ, một cá nhân, một danh nhân văn hoá", trong sách "Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1996
22. Vũ Khiêu (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, Nxb Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử
Tác giả: Vũ Khiêu
Nhà XB: Nxb Tp Hồ Chí Minh
Năm: 1987
24. Lê Đình Kỵ (1972), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du
Tác giả: Lê Đình Kỵ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1972
66. Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh tập, Bản dịch của Lê Hữu Mục,http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t=7983 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w