2.2.1 Chân dung nhân vật Từ Hải
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngoài nhân vật chính Vương Thuý Kiều được Nguyễn Du luôn dành cho những tình cảm ưu ái nhất thì Từ Hải có lẽ là nhân vật Nguyễn Du yêu thích ngay khi đọc xong tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Theo PGS.TS Trần Nho Thìn: "Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều trên cơ sở vay mượn cốt truyện của một tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc ra đời khoảng cuối Minh đầu Thanh - Kim
Vân Kiều truyện. Nhưng các nhà nghiên cứu đã khẳng định hết sức đúng đắn
đây không phải là hiện tượng dịch văn học mà là sự sáng tạo mới, đây là hiện tượng hoán cốt đoạt thai". [49]
Nguyên Từ Hải trong lịch sử trung Quốc chỉ là một tên giặt bể. Theo sách Ngu Sơ Tân Chí của Dư Hoài thì Từ Hải nguyên là Minh Sơn Hòa Thượng, tu tại chùa Hổ Bào ở Hàng Châu. Long Văn gặp Từ Hải, đánh giá
Hải là tráng sĩ nên cùng giao tiếp, lại đem cho Lục Châu làm hầu gái. Sống cùng La Long Văn một thời gian, Từ Hải từ biệt lên đường quyết lập chí dựng cơ đồ, chiêu tập bọn thảo khấu quay về xâm chiếm Giang Nam, vây đánh Tuần phủ Nguyễn Ngạc. Thật bất ngờ, trong một trận đánh, quân sĩ lại bắt được Thúy Kiều và Lục Châu. Mừng lắm, Từ Hải lập Thúy Kiều làm phu nhân, thường cùng cho dự bàn quân cơ. Lúc này thế lực Từ Hải đã mạnh; triều đình phải cử Tổng đốc Hồ Tôn Hiến ở Triết Giang đánh dẹp. Hồ Tôn Hiến nhiều mưu lược, thấy thế lực của Từ mạnh bèn cho Hoa lão nhân đến dụ hàng. Từ Hải nổi giận bắt trói Hoa lão nhân. May cho Hoa là lúc này tuy Kiều hết sức được yêu chiều nhưng vẫn canh cánh nỗi nhớ cố hương, mong sớm được đoàn viên bèn bàn với Từ tha chết cho Hoa. Hoa trở về báo với Tôn Hiến là thế giặc đang mạnh, chưa thể đánh nhưng xem ra Vương phu nhân có vẻ có ngoại tâm, ta có thể nhân đây mà thắng giặc. Tôn Hiến có biết La Long Văn là ân nhân cũ của Từ Hải và Thúy Kiều bèn dùng Văn để dụ hàng. Long
Văn đến dinh, được Từ Hải ân cần tiếp đãi lại cho gọi phu nhân cùng Lục Châu ra chào. Trở về, Long Văn bàn với Hồ Tôn Hiến dùng kế đem châu báu lo lót Thúy Kiều, vận động Từ quy hàng. Đúng như ý nguyện, Kiều ra sức khuyên Từ Hải quy phục triều đình. Nghe lời Thúy Kiều, Từ Hải ước hàng cùng Tôn Hiến, không phòng bị gì. Tôn Hiến dùng hỏa công đánh giặc tan tác. Từ Hải nhảy xuống sông bị quan quân vớt lên chém đầu. Còn một vài truyền thuyết khác, nhưng nhìn chung đều xem Từ Hải là một tên giặc làm loạn. Đến đời Thanh, dưới ngọn bút của Thanh Tâm Tài Nhân, nhân vật Từ Hải đã có sự thay đổi. Trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải xuất thân là một nhà nho xấu số, nhiều lần hỏng thi, thối chí bỏ đi buôn, gặp thời phất to.Sau đó trở thành một đại vương "Có một hảo hán họ Từ tên Hải,
hiệu là Minh Sơn hòa thượng, người đất Việt đến chơi. Người này có lòng ưu ái, phóng khoáng đại lượng, ôm chí lớn lao, coi giàu sang nhẹ tựa lông hồng, xem người bằng vai như cỏ rác. Khí tiết hơn hẳn người cùng lứa, cao lớn hùng vĩ trùm đời, hiểu rõ lược thao, giỏi giữ ngay thẳng. Thường nói: “Trời cho ta tài năng ắt cho ta sử dụng. Hữu tài vô dụng là trời phụ ta vậy. Nhược bằng hoàng thiên phụ ta thì ta cũng phụ lại hoàng thiên. Đại trượng phu ở đời phải làm sao cho được lỗi lạc, lập được những sự bất hủ trên đời, sao có thể chết già bên cửa sổ như những kẻ sống vì miếng ăn? Còn nếu có tài mà vô mệnh, anh hùng không có đất dụng võ, không để lại được tiếng thơm cho trăm đời thì phải tự mình tạo ra mệnh. Khinh suất gây binh đao nơi ngòi đầm chỉ tổ để lại nỗi sỉ nhục đến vạn năm. Nếu không được như thế thì bầu nhiệt huyết trong người này làm thế nào sử dụng được?” Hồi nhỏ học hành nhưng không thành đạt bèn bỏ đi buôn, của cải sung túc, thích kết giao với bạn bè”. Như vậy, nhân vật Từ Hải của Dư Hoài vẫn là " một tên giặc cỏ tầm thường chỉ nhờ đàn bà mà lưu chút danh". Còn nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân tuy đã có sự thay đổi, Từ Hải đã biến ra vị anh hùng hào kiệt tài hoa, đương đầu với triều đình nhà Minh. Cốt cách là bậc trượng phu cái thế mà tâm hồn lại đa
tình như một thi nhân. Nhưng theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì Từ Hải vẫn chỉ là một bậc đại vương "dị nhân", "một nhân vật tiểu thuyết".
Đến đầu thế kỉ XIX, đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam đã xây dựng hình tượng Từ Hải lên một bước mới, một vị anh hùng trong tưởng tượng, thể hiện nguyện vọng thầm kín của mình.Vị anh hùng ấy có những đức tính đặc biệt đó là lòng kiên hãnh, chí độc lập ngang tàng, có lòng trọng nghĩa khinh tài và biết trân trọng tình cảm đối với người con gái mà mình cảm mến.
Nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du có đầy đủ biểu hiện của một nam nhi anh hùng:
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm thước rộng, thân mười thước cao. Đường đường một đáng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông.
Nếu nhân vật Từ Hải của Dư Hoài và trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mới chỉ được nói sơ qua về tính cách thì nhân vật Từ Hải ngay từ khi xuất hiện đã được Nguyễn Du miêu tả một cách cụ thể. Chỉ giới thiệu chân dung Từ Hải bằng hai câu thơ mà con người Từ Hải đã hiện lên rõ mồn một. Từ Hải đã gây được ấn tượng ngay lập tức bởi vẻ bề ngoài đầy nam tính. Nguyễn Lộc khi nghiên cứu về nhân vật Từ Hải đã đưa ra nhận xét về nhân vật này như sau:" Đó là một con người có bề ngoài phi thường..., có một bản
lĩnh phi thường..., có một phong độ phi thường...". Từ Hải có tướng của một
bậc anh hùng với "râu hùm, hàm én, mày ngài", với thân thể cường tráng "Vai
năm tấc rộng, thân mười thước cao". Vẻ bề ngoài đó không phải nhân vật
nam nào trong Truyện Kiều cũng có được. Nhân vật Kim Trọng cũng chỉ mới chỉ dừng lại ở cách miêu tả qua loa vẻ bề ngoài:
Phong tư tài mạo tót vời,
Nhân vật Mã Giám Sinh cũng chỉ được Nguyễn Du miêu tả sơ qua một cách dung tục tầm thường:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Nhân vật Sở Khanh, kẻ bạc tình nổi tiếng ở chốn lầu xanh được Nguyễn Du khoác vẽ lên một bức chân dung chải chuốt nhưng không mấy thiện cảm:
Một chàng vừa chạc thanh xuân, Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng.
Nghĩ rẵng cũng mạch thư hương, Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.
Nhân vật Thúc Sinh, Nguyễn Du mới chỉ dừng lại ở mức độ kể chứ chưa gợi tả:
Khách du bỗng có một người, Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương.
Vốn người huyện Tích châu Thường, Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri.
Nhân vật Hồ Tôn Hiến cũng chỉ được kể đến là một tên quan lại mưu mô, có tài trong việc xếp đặt việc chính trị:
Có quan tổng đốc trọng thần, Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài.
Đẩy xe vâng chỉ đặc sai, Tiện nghi, việc ngoài đổng nhung
Tựu chung lại, các nhân vật này chỉ được tả hoặc kể một cách sơ lược. Các yếu tố nam tính chưa được bộc lộ ra qua dáng vẻ bề ngoài. Chỉ đến Từ Hải, ngòi bút của nguyễn Du mới phát huy được hết sự sáng tạo của mình. Từ Hải đã bộc lộ vẻ nam tính - anh hùng ngay từ những nét bút miêu tả chân dung đầu tiên của Nguyễn Du. Chân dung của một anh hùng đúng theo quan
điểm của Nho giáo thường được giới thiệu là có những nét kì vĩ, phi thường. Theo Niculln, nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam của Nga: "Vẽ lên hình tượng của dũng sĩ Từ Hải, Nguyễn Du đã dựa vào truyền thống sử thi Việt Nam được thể hiện rõ nét trong hình tượng những nhân vật thần thoại và lịch sử trong cuốn Thiên Nam ngữ lục, những nhân vật này đã đấu tranh với "kẻ thù phương Bắc"... Từ Hải có cái dáng dấp như một dũng sĩ oai phong của sử thi "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao".[36.647] Nhìn lại hình tượng văn học của những thời kì trước đó, trong Việt điện u linh khi khi miêu tả về các vị anh hùng đều có ngoại hình kì vĩ như vậy: Lí Ông Trọng " thân dài hai trượng ba tấc, khí chất thẳng thắn dũng mãnh, khác với người thường". Lê Phụng Hiểu " người cao lớn, tướng đẹp, râu tốt, có sức khoẻ phi thường".
Phải chăng Nguyễn Du cũng bị ảnh hưởng của cách xây dựng hình tương nhân vật anh hùng như vậy? Cách miêu tả nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du có lẽ cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã không tiếc
những lời khoa trương khi miêu tả chân dung của Trương Phi: “Thân cao 8 xích, đầu báo, mắt tròn, cằm yến, râu hổ, tiếng nói như sấm, thế đi như ngựa phi”. Quan Vũ "mình cao chín thước, mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, oai phong lẫm liệt". Theo nghiên cứu về những nhân vật anh hùng lí tưởng của PGS, TS Trần Nho Thìn thì: "đã là những bậc phi
thường thì không thể có chân dung thực, giống bọn phàm phu tục tử được". Có lẽ vì thế mà các nhân vật này đã thu hút được ngay từ khi xuất hiện, đặc biệt là cái nhìn đầy thiện cảm của nữ giới dành cho họ.
Từ Hải không chỉ ấn tượng bởi thân hình cao lớn vượt khuôn khổ, dung mạo uy nghi đường bệ mà còn ấn tượng bởi tài năng phi thường. Tài năng "côn quyền thao lược" của Từ Hải là dũng và trí như bất cứ nhân vật anh hùng nào khác. Nhưng với tài thơ của Nguyễn Du, tính chất phi thường ấy được biểu hiện mạnh mẽ sinh động bằng những từ ngữ có khẩu khí mạnh mẽ:
đường đường, một đấng, hơn sức, gồm tài, đội trời, đạp đất, vẫy vùng... Và như vậy, một chí khí, một phong cách sống ngang tàng ngoài vòng cương toả, làm chủ sở nguyện cá nhân là một điều tất yếu.
2.2.2 Thái độ ứng xử với phụ nữ
Lần đầu gặp Kiều trong nhà chứa, Từ Hải đã phủ định quan điểm ăn chơi của Thúc Sinh. Thúc Sinh đến nhà chứa chỉ để truy hoan, về sau gần gũi chàng mới có ý định yêu và cưới Kiều về làm vợ lẽ. Theo nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc: "cái chuyển biến có tính chất quyết định trong tình cảm của Thúc Sinh bắt đầu không phải bằng câu chuyện tâm tình, mà bằng chuyện Thúc Sinh chứng kiến tâm thân ngà ngọc của Thuý Kiều lúc đang tắm". [26.508] Từ Hải không như vậy. Chàng tìm đến Kiều bởi vì nghe tiếng nàng, vì muốn tìm một người bạn tri kỷ :
Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng Hai bên cũng liếc, hai lòng cùng ưa.
Chỉ một câu nói nhưng cũng đủ thấy Từ Hải rất trân trọng Thuý Kiều, một người con gái sống ở chốn lầu xanh. Đó là sự đồng cảm tâm hồn giữa người anh hùng bạt thế và người phụ nữ "nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay". Sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn, hai trái tim phảng phất màu sắc "tình yêu sét đánh ban đầu". Nguyễn Du đã dùng cách diễn đạt gợi liên tưởng đến sự say mê không kém phần lãng mạn của Từ Hải: "Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng", các từ ngữ "liếc, ưa" đã bộc lộ rõ rệt, công khai cái "cảm" của tiếng sét ái tình, của hai con người đã phải lòng nhau. Cái cách mà Từ Hải đến với Kiều hết sức lịch sự, hết sức đàn ông: "Thiếp danh đưa đến lầu
hồng". Thúc Sinh cũng đã từng làm làm thế:" Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi, / Thiếp hồng tìm đến hương khuê gửi vào" nhưng mục đích đến với Thuý Kiều
truyện của Dư Hoài và Thanh Tâm Tài Nhân viết về cuộc gặp gỡ giữa Từ Hải và Thuý Kiều. Trong Ngu Sơ Tân Chí của Dư Hoài, Từ Hải gặp gỡ Thuý
Kiều trong thế của kẻ "gặp lúc quẫn bách lẻn trốn vào ở nhờ nhà Thúy Kiều". Quả là hành động của một kẻ phàm phu tục tử không xứng bậc anh hùng. Còn trong Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, hồi thứ mười bảy viết về Thuý Kiều và Từ Hải từ gặp gỡ đến lúc yêu nhau, Từ Hải chuộc Thuý Kiều, hai người có một khoảng thời gian ngọt ngào khoảng vài tháng bên nhau rồi phải chia ly, tất cả vỏn vẹn vài dòng: " Từ Hải dữ Thuý Kiều sở kỷ ngũ nguyệt, nãi biệt Thuý Kiều nhi khứ, Khứ tam niên, yểu vô âm tín"( Từ Hải và Thuý Kiều sống với nhau năm tháng, rồi từ biệt ra đi. Đi ba năm không có tin gì).[69]
Trong buổi đầu gặp gỡ, Từ Hải đã thể hiện là một con người có học, có hiểu biết chứ không phải là một anh chàng "võ biền" thô lậu. Lời tỏ tình của chàng thật tế nhị và đằm thắm biết bao:
Từ rằng: "Tâm phúc tương cờ, Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Một đời được mấy anh hùng, Bõ chi các chậu chim lồng mà chơi!
Lời tỏ tình đó thể hiện một thái độ trân trọng, đánh giá cao con người Thuý Kiều và đồng thời cũng là lời tự khẳng định giá trị của bản thân.
Chỉ với một vài câu thơ, Nguyễn Du đã khiến người anh hùng Từ Hải đối lập hoàn toàn với quan niệm của đạo đức phong kiến. Táo bạo hơn, Nguyễn Du đã để cho người anh hùng Từ Hải "tìm thấy ở cô gái giang hồ ( dù đó là Thuý Kiều) một người tri kỉ, rất đỗi tri kỷ" [8.508]:
Như vậy, Từ Hải là nam nhi, anh hùng nhưng chàng không khắc kỉ mà trái lại, Từ Hải cũng lãng mạn, đi tìm hình bóng giai nhân. Gặp được người con gái tâm đầu ý hợp của mình, chàng cũng tâm niệm một lòng một dạ thuỷ chung:
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau.
Tình yêu mà Từ Hải dành cho Thuý Kiều xiết bao chân thành, trong trắng. Chàng trân trọng, bảo vệ người mình yêu, khác hẳn những kẻ thuộc giai cấp bóc lột quen bỡn cợt đàn bà. Kết thúc cuộc gặp gỡ ấy, Từ Hải đã chuộc Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh của Bạc Bà với một sự thanh toán sòng phẳng: " Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn". Quả là một hành động rất quân tử bởi với sức mạnh của mình, Từ Hải có thể đưa Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh một cách dễ dàng nhưng chàng đã không làm như vậy.
Hạnh phúc của Từ Hải, Thuý Kiều còn được khẳng qua cuộc sống ái ân, chăn gối thoả lòng mong ước:
Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn, Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
Những từ ngữ: "buồng riêng", "giường", "màn" chính là biểu tượng của nơi diễn ra ân ái nhục thể nhưng đã được Nguyễn Du sử dụng hết sức tinh tế không gây cảm giác thô tục. Các biểu tượng "giường", "chiếu chăn", "gối" là để tả ân ái không phải chỉ được nhắc đến một lần trong Truyện Kiều. Trong
cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, Nguyễn Du đã từng vận dụng thủ pháp ẩn