Cuối thế kỷ XIX, dòng văn học hát nói với các nhân vật tài tử như Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh đa tình, phóng túng tiếp tục truyền thống Nguyễn Công Trứ.
Nhân vật tài tử trong hát nói của Dương Khuê đều được miêu tả ở mối quan hệ tình ái giữa khách chơi - ả đào. Đó có thể là mối quan hệ chênh lệch tuổi tác như trong Hồng Hồng Tuyết Tuyết; đó có thể là nỗi nhớ nhung của cô đầu đối với tình quân (Tặng cô đầu Cần); là nỗi băn khoăn về mối tình lửng lơ mơ hồ (Ở nhà hát ngẫu hứng); cũng có thể là tâm sự của cô đầu về ký ức những năm tuổi trẻ (Tặng cô đầu Phẩm); là tình cảnh tương đồng giữa mình và người ca nữ trong thế đối sánh của cặp đôi tài tử – giai nhân (Gặp cô đầu cũ) .
Ở đầu thế kỷ XX, Chu Mạnh Trinh vẫn tự coi mình là nòi đa tình ( ta
cũng nòi tình thương, người đồng điệu) và vẫn dùng khái niệm nòi tình để gọi
nhân vật chính của Truyện Kiều. Với Chu Mạnh Trinh, tập thơ Vịnh Kiều có
một giá trị đặc biệt. Tài hoa của họ Chu, trút hết cả vào tập thơ Vịnh Kiều này. Thương Kiều như thể thương thân, đó chính là tình cảm của Chu Mạnh Trinh. Bởi thế bênh Kiều, nhận ra vẻ đẹp của nàng Kiều sau mười lăm năm lưu lạc;
biện bác lại những sự lên án Kiều của những nhà nho câu nệ, nghiêm khắc; không ai bằng Chu Mạnh Trinh: "... Chỉ vì một nỗi mối manh chưa có, thề
thốt đã nhiều. Trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi. Cũng có người bảo tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường, chưa để con ong qua tới. Cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại sợ thành cháy vạ lây. Tấm lòng này như tuyết như gương. Mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì. Nước đã trôi xuôi, hồn cựu mộng hãy còn vơ vẩn". Vậy là ngoài Kim Vân Kiều truyện, tác phẩm thiên tài bất hủ của Nguyễn Du, còn có Thanh Tâm tài nhân thi tập của Chu Mạnh Trinh. Chu Mạnh Trinh viết về Kiều thật
hết lòng. Ông dồn hết tâm sức trong tập thơ này, chính là ông tôn vinh một vẻ đẹp tự nhiên, trời phú, ông thông cảm với kiếp tài hoa bạc mệnh, và ông cũng lên tiếng bảo vệ những nét đẹp tinh thần ẩn sau cuộc đời chìm nổi “thanh lâu
hai lượt, thanh y hai lần” của Thuý Kiều:
Công cha bao quản nài thân thiếp, Sự nước xui nên phụ với chàng, Cung oán nỉ non đàn bạc mệnh, Duyên may run rủi lưới Tiền Đường. Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu.
Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng!
Có thể nói, Chu Mạnh Trinh rất quý trọng thân xác của người phụ nữ, coi trọng những người. Ông tìm đến với lối hát ả đào để vượt ra khỏi vòng kiềm tỏa của xã hội phong kiến. Ông đã tìm thấy trong hình thức sinh hoạt ấy cái tư tưởng muốn thoát ra khỏi vòng bó buộc của luân thường, sự giam hãm của khoa cử, đường hẹp hòi của sĩ hoạn, khuôn phép của tinh thần Khổng Mạnh… Không chỉ say mê tiếng hát của các đào nương, ông còn đặt mình vào cương vị người ả đào để cảm thông, trân trọng và cất lên tiếng nói nhân đạo sâu sắc.
Dương Khuê, Nguyễn Khuyến cũng là khán thính giả thường xuyên của lối hát ả đào nhưng lại thể hiện rất rõ sự thiếu trân trọng với các ả đào. Dương Khuê nổi danh là tác giả của rất nhiều sáng tác dành riêng cho các đào hát và những mối quan hệ đặc biệt với các ca nương. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ tôn trọng họ như những người tri kỷ mà chỉ xem họ như một thú vui, một trò tiêu khiển. Đào nương giống như một cung cụ giải trí, không có quyền mệt mỏi, không được sống với cảm xúc thật của chính mình. Thậm chí khi nhà có tang trở vẫn phải đàn hát, giả bộ tươi cười mua vui cho quan khách. Giai thoại kể lại rằng: Cô đào Hai có chồng cũng tên là Hai, quê ở Trung Kỳ, làm kép đàn. Kép Hai mới mất chưa lâu, cô Hai lấy cớ nhà có chuyện buồn, ngồi lâu không tiện, xin cho về sớm. Tác giả giữ cô lại, làm một bài hát nói để cô hát. Đặc biệt ngay từ câu mở đầu, khi nhắc đến người chồng mới mất Dương Khuê đã có ý đùa cợt:
Hồng phấn kỷ nhân vi quả phụ Bạch đầu nan lão Trác Văn Quân”
(Lâu nay son phấn (người đẹp) mấy người chịu làm góa phụ Nàng Trác Văn Quân khó lòng ở vậy đến lúc bạc đầu). Quả phụ Trác Văn Quân đã bỏ nhà trốn theo Tư Mã Tương Như. Dương Khuê không những không cảm thông, thương xót cho cuộc đời bất hạnh của người ca nữ mà còn bỡn nàng khó lòng chung thủy với chồng cho trọn vẹn:
Nhân vong cầm tại
Nhớ chàng Hai mà hỏi lại cô Hai. Tiện đây hỏi một đôi lời,
Đàn bản ấy cùng ai so phím cũ? Hồng phấn kỷ nhân vi quả phụ, Bạc đầu nan lão Trác Văn Quân. Thế thì khi gió gác, lúc trăng sân
Chừng Bạch tuyết, Dương xuân còn tưởng nhớ Hãy ngồi lại hát chơi lúc nữa.
(Tặng cô đào Hai ) Dù rất yêu thích lối hát ca trù nhưng trong con mắt văn nhân, ca nhi chỉ giống như một công cụ phục vụ nhu cầu giải trí, không có quyền nghỉ ngơi, thậm chí khi bệnh tật, ốm đau họ vẫn phải gắng gượng phục vụ quan khách. Trong con mắt các văn nhân, đào nương chỉ là người đem lời ca tiếng hát, mua vui cho các quan khách chứ không xem họ như những bậc tri ân, tri kỷ. Thái độ coi thường ấy bộc lộ rất rõ trong bài hát nói “Thăm cô đầu ốm”. Đằng sau những câu hỏi thăm xã giao là yêu cầu đòi hỏi được phục vụ:
Hãy tung màn gượng dậy làm vui, Tiện đây hỏi một đôi lời.
Lòng chiều khách đã xuôi xuôi thế chửa? Đàn cầm sắt gảy chơi khúc nữa,
Rượu hoàng hoa còn chứa hay không?
(Thăm cô đầu ốm )
Nguyễn Khuyến cũng bộc lộ thái độ thiếu tôn trọng, cái nhìn coi thường, miệt thị với những người làm nghề ca xướng. Trong bài hát nói “Cô
Sen mơ bóng đè” tác giả không chỉ cười nhạo giấc mơ của cô đào Sen mà còn
phê phán thói “õng ẹo”, lẳng lơ của các ả đào:
Bóng người, người nghĩ bóng ta, Bóng ta, ta nghĩ hóa ra bóng người. Tỉnh ra rồi mới nực cười,
Giấc hồ ai khéo vẽ vời cho nên. Cô đầu Sen là người Thi – liệu Cớ làm sao õng ẹo với làng nho. Bóng đâu mà đè lên cô,
Trong không gian sinh hoạt ca trù, giữa ả đào và văn nhân đã nảy sinh mối quan hệ tình cảm đặc biệt nhưng trong tâm thức tiếp nhận của nhiều nhà Nho, ả đào chỉ được xem là công cụ phục vụ nhu cầu giải trí, là xướng ca vô loài
Trần Tế Xương sinh ra vào lúc Nho giáo chỉ còn những hơi thở tàn, nhưng trong ông quan điểm phụ quyền vẫn còn rất mạnh mẽ. Ông cũng xem ả đào như một cái thú, hát cô đầu tiến gần đến việc buôn phấn bán hương nhiều hơn. Trong thơ ông, hát ả đào cũng là một cái thú, đó là thú chơi “hú hí”, là “dan díu”, thậm chí là “tình dơi chuột” – những ngôn từ mà tự chúng tố cáo thái độ thiếu tôn trọng trong quan hệ giữa văn nhân với người phụ nữ:
Chẳng gì hơn hú hí với cô đầu Khi vui chơi năm ba ả ngồi hầu
Chén rượu cúc đánh chầu đôi ba tiếng
(Hát cô đầu)
Trong con mắt nhà thơ, ả đào cũng giống như các cô gái buôn phấn bán hương khác. Chứng kiến sự nghèo hèn của họ, tác giả không bày tỏ sự cảm thông mà tỏ rõ thái độ coi thường, khinh miệt:
Chị hỡi chị năm nay túng lắm, Biết làm sao tết đến nơi rồi. … Chị cùng em sắm sửa lo toan, Muốn mua chịu, em nhà hàng ngại lạ. Chị em ta bảo nhau giữ giá,
Đến bây giờ ngã cả có ai nâng Cũng liều bán phấn chơi xuân.
(Cảnh tết nhà cô đầu)
Rõ ràng thái độ của những nhà nho như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến,Trần Tế Xương, Dương Khuê... là hệ quả của quan điểm nam quyền nho giáo không tôn trọng phụ nữ, nhất là những phụ nữ bán sắc, bán tài, bán thân kiếm sống.
Hướng về mốc lịch sử gần chúng ta hơn, sang đầu thế kỉ XX, mẫu hình nam nhi trong thơ văn các nhà nho duy tân vẫn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Tinh thần tự nhiệm đã làm nên vẻ đẹp đặc biệt của hình tượng nam nhi, anh hùng. Hình tượng người nam nhi xuất hiện trong thơ văn của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu vẫn thể hiện là những con người hành động, con người bản lĩnh, đầy lạc quan, tin tưởng vào tài năng của mình:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
( Phan Châu Trinh, Đập đá ở Côn Lôn )
Đó còn là khát vọng cao của người nam nhi phải làm được những sự nghiệp lớn lao, được lưu danh vào sử sách:
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di! Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cách vô thuỳ.
( Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời! Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở há không ai.)
( Phan Bội Châu, Xuất dương lưu biệt) Con người thánh nhân, quân tử truyền thống với ý chí làm chủ, kiểm soát phần thân xác bản năng để vươn tới lí tưởng đạo đức cao cả, biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất to lớn vẫn là mẫu hình đẹp được các nhà chí sĩ yêu nước phát huy:
Ai cố gắng từ nay xin gắng gỏi
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn. Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa,
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...
( Phan Bội Châu, Bài ca chúc tết thanh niên)
Có thể nói, tư tưởng dám xả thân vì nước, vì dân của các nhà chí sĩ thật đáng kính trọng, song bên cạnh đó, vẫn còn có những hạn chế trong tư tưởng của họ. Đó là cái nhìn có phần thiếu bao dung của các nhà chí sĩ như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng với nhân vật Thuý Kiều, người kĩ nữ lầu xanh trong
Truyện Kiều và ngay cả với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngô Đức Kế cho rằng Truyện Kiều là "tà thuyết", là "Ai dâm sầu oán, đạo dục tăng bi" còn Huỳnh Thúc Kháng cũng chánh cáo với các trí thức trong nước rằng: "Truyện Kiều chẳng qua chỉ là một lối văn chương mua vui mà thôi, chứ không phải là thứ sách học, mà nói cho đúng Truyện Kiều là một thứ dâm thư, rõ không ích mà có hại. Ở xã hội ta từ có kẻ tán dương Kiều, truyền bá học Kiều đến nay, đã biết bao nhiêu lớp thanh niên say mê sóng sắc, chìm nổi bể tình, vứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà theo mối đam mê của mình. Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong, bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều, gieo vào trong tư tưởng không phải là ít" [18]. Các ý kiến phê bình về Truyện Kiều và nhân vật Thuý Kiều của các nhà chí sĩ cho thấy một giới hạn khó tránh khỏi trong tư tưởng nam quyền vẫn còn hiện hữu trong thời điểm này.
1.3 Tiểu kết
Ở chương 1, chúng tôi tìm hiểu khái niệm giới và phác thảo diện mạo của văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỉ XX phương diện đi tìm hiểu một số nhân vật nam tiêu biểu cho từng thời kì văn học. Theo chúng tôi, giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những
đòi hỏi, yêu cầu đối với nam và nữ. Nó là sản phẩm của xã hội - văn hóa. Quy chiếu quan điểm giới vào các nhân vật nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có thế nhận thấy một điều. Giai đoạn văn học trước thời kì Lê Trung Hưng là nền văn học của các bậc thiền sư, các văn sĩ với mệnh đề "văn dĩ tải đạo", " thi ngôn chí", chình vì vậy mà các nhan vật xuất hiện trong văn học là những "bậc thánh nhân vong tình", những con người có tài trí hơn người nhưng khắc kỉ, luôn mang trong mình tư tưởng tiết dục, diệt dục, coi thường sắc đẹp, thậm chí cho rằng sắc đẹp là thứ yêu ma làm cho lòng người rối loạn, kỉ cương phép nước không nghiêm. Tương ứng với nó, người đàn ông giữ vị trí chủ đạo trong đời sống văn học, là nhân vật chính. Sau đời Lê Trung hưng, mẫu hình thánh nhân quân tử dường như không còn được coi trọng nữa mà thay vào đó là những con người trần thế. Họ có thế là "những con người say mê lao mình vào những niềm vui thực tế, quên hết mọi nhiệm vụ cao quý của nho sĩ, mọi lời răn của thánh nhân".[14.114]. Họ cũng có thế là những con người chung tình, sống hết mình vì tình yêu... Chính những nhân vật này góp phần làm nên diện mạo mới cho văn học. Tuy nhiên, sang thế kỷ XVIII, mặc dù người phụ nữ đã xuất hiện rất nhiều trên những trang viết nhưng cái nhìn của nam giới về họ vẫn bị chi phối bởi hai luồng quan điểm. Các nhà nho tài tử như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê...vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nam quyền Nho giáo nên có cái nhìn thiếu sự cảm thông, bao dung với người phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ mang nghiệp cầm ca. Các nhà nho theo chủ nghĩa nhân bản như Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh...lại luôn thể hiện sự trân trọng, cảm thông trước số phận những người phụ nữ bất hạnh.
Những vấn đề lí luận và thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tôi có cơ sở phân tích, phân loại các kiểu nhân vật nam như Từ Hải trong Truyện Kiều và Lục Vân Tiên truyện Lục Vân Tiên. Qua đó, chúng tôi sẽ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa để phân tích những hình tượng này qua góc nhìn giới.
Chương 2
NHÂN VẬT TỪ HẢI TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Ở chương I, chúng tôi đã khảo sát qua những mẫu hình lí tưởng về nam giới trong xã hội trung đại Việt Nam cũng như các nhân vật nam giới đã bị thế tục hoá dựa trên sự phát triển của các thời kì lịch sử qua góc nhìn văn hoá. Từ đó, chúng tôi có thể nhận thấy những nhân vật nam giới được xây dựng theo nguyên mẫu của Nho giáo thường là các bậc thánh nhân, quân tử anh hùng, kẻ sĩ khắc kỉ, coi thường sắc đẹp. Những nhân vật nam bị phê phán thường là những kẻ phóng đãng, dâm loạn.
Ở chương II, chúng tôi chọn nhân vật Từ Hải làm đối tượng khảo sát để thấy rõ bước đột phá của Nguyễn Du- cũng là một nhà Nho, trước quan niệm về chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ Nho giáo. Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích nhân vật vật Từ Hải thông qua việc so sánh nhân vật này với nhân vật Từ Hải trong
Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và các nhân vật nam trong Truyện Kiều để thấy được sự sáng tạo, tô đậm những biểu hiện nam tính của
Nguyễn Du.
2.3 Thân thế và thời đại Nguyễn Du
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng. Gia phả họ Nguyễn làng Tiên Điền phát hiện năm 1966 có ghi chú ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng 11 năm Ất Dậu. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm thông minh, học rộng, từng giữ chức Tể tướng trong triều đình. Lúc ấy người anh đầu của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được bổ chức Nhập thị bồi tụng. Mẹ Nguyễn Du là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, tên là Trần Thị Tần, con gái một ông làm chức câu kê