Hành động của người anh hùng Từ Hải

Một phần của tài liệu Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới (Trang 58 - 63)

Từ Hải được Nguyễn Du nhiều lần gọi là anh hùng: "Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng", "Một đời được mấy anh hùng", "Anh hùng đoán giữa trần ai mới già", "Anh hùng mới biết anh hùng", "Anh hùng tiếng đã gọi rằng". Nhân vật Thuý Kiều cũng đã công nhận: "Rằng: Từ là đấng anh hùng". Ngày cả kẻ đối nghịch với Từ Hải, Hồ Tôn Hiến cũng từng nói: "Biết Từ là đấng anh hùng". Trần Ngọc Vương cũng đã ra nhận định về nhân vật

Từ Hải như sau: "Ông ( Nguyễn Du) gọi Từ là "anh hùng", là "trượng phu, là "chim bằng", là "Từ Công", đặt vào miệng Từ Hải ngôn ngữ của một người có tầm sống cao vượt hẳn người bình thường, tuy chưa là khẩu khí vương giả

nhưng chắc chắn là của một người anh hùng xuất chúng". [7.499] Như vậy, Từ Hải, người anh hùng, là điều hiển nhiên.

Theo quan niệm của Nho giáo, hành động của người anh hùng là những hành động siêu việt vượt lên trên đồng loại. Từ Hải yêu bằng lí trí nên không có sức mạnh nào có thể giữ chân chàng được, kể cả tình yêu của Thuý Kiều:

Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm, yên ngựa lên đường thẳng giong.

Cuộc ra đi đột ngột không báo trước, tư thế ra đi dứt khoát của kẻ trượng phu rất hợp với bản tính của Từ Hải, đáng nam nhi đầy bản lĩnh. Bởi đúng như Hoài Thanh nói: " Con người này quả không phải là con người của một nhà, một họ, một xóm, hay một làng. Con người này là của đất trời, của bốn phương"[42]. Yêu Thuý Kiều, tìm thấy người tri kỷ nhưng không vì thế mà người anh hùng từ bỏ khát vọng của mình, quên hết bổn phận làm trai. Chàng tin vào sự nghiệp mà mình đã chọn. Sự nghiệp ấy sẽ có ngày chàng nắm chắc trong tay. Hình ảnh của "mười vạn tinh binh" với cờ xí, chiêng khua trong ngày chiến thắng trở về là những khao khát mà Từ Hải hướng tới:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Đó chính là khát vọng lớn lao, mang tầm vóc vũ trụ, muốn làm nên cơ đồ bá vương, từ đó thấy được bản lĩnh, tài năng xuất chúng của Từ Hải. Từ Hải cũng tin vào sự thành công tất yếu của mình chỉ còn là vấn đề thời gian:

Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau, vội gì!

Bên cạnh người đàn ông đầy bản lĩnh nam nhi, Từ Hải cũng là một người có trái tim nhân hậu, biết đồng cảm thấu hiểu nỗi lòng của người phụ

nữ mình yêu. Lời dặn dò, hứa hẹn dứt khoát, chắc nịch của chàng cũng đã phần nào đánh trúng tâm lí của người ở lại:

Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Từ Hải cũng hiểu khi sự nghiệp chưa thành, chàng sợ Kiều sẽ phải vất vả, thân gái dặm trường, nạn binh đao khói lửa nơi chiến trường sẽ khiến chàng thêm bận lòng:

Bằng không bốn bể là nhà, Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?

Đằng sau lời lẽ mang tính chất thuyết phục ấy là cả một sự quan tâm, lo lắng của Từ Hải dành cho Thuý Kiều. Chính những lời lẽ thân tình, sự thấu hiểu ấy đã khiến cho nhân vật Từ Hải không chỉ có sự phi thường của người anh hùng mà còn là một con người rất đỗi bình thường. Nguyễn Du thành công khi kể, tả về cuộc ra đi của Từ Hải, điều mà trước đó, ta không tìm thấy được ở nhân vật Từ Hải của Dư Hoài và Thanh Tâm Tài Nhân.

Từ Hải cũng là một con người biết trọng lời hứa. Điều này trong Kim Vân Kiều Truyện cũng có nhắc đến. Sau khi chiếm được năm toà cõi Nam (trong Kim Vân Kiều Truyện nói là Từ Hải chiếm được năm huyện), Từ Hải

đã cho rước Kiều về làm vợ. Nghe và thấu hiểu được nỗi oan khuất của Kiều, Từ Hải đã giúp Kiều báo ân, báo oán. Cách mà Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chia sẻ nỗi đau với Thuý Kiều cũng rất đỗi phi thường:

Từ công nghe nói thuỷ chung, Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.

Cái giận của Từ Hải được Hoài Thanh đưa ra lời nhận xét:"Từ Hải không thể trong lúc giận ném một cái chén, một cái bát, hay đập bàn, đập ghế như bọn tầm thường là chúng ta. Từ Hải mà giận hẳn là phải kinh khủng như trời đương lặng lẽ bỗng nổi giông tố sấm sét". Quả là một con người yêu ghét phân minh, ơn thù rõ rệt. Cũng là một câu nói giúp Thuý Kiều trả nợ ân, oán

nhưng nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân đã không thể hiện được cơn giận dữ rất đàn ông đó. Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân khi nghe Kiều nhắc lại chuyện oan khuất ngày trước thì nói: "Có khó gì việc ấy. Để ta điểm năm ngàn quân quét sạch đất Truy Lâm trả thù cho phu nhân". Về điểm này, ta lại nhận thấy một lần nữa tài năng sáng tạo của Nguyễn Du. Từ Hải - người nam nhi, anh hùng xưng bá phương Nam, chẳng những đưa tay kéo Thuý Kiều ra khỏi chốn lầu xanh ô nhục mà còn rửa sạch làu nỗi sỉ nhục mà nàng phải chịu đựng suốt mười năm qua. Bởi theo quan niệm của chàng người anh hùng chỉ là:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng: Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.

Huống chi việc cũng việc nhà, Lọ là thâm tạ mới là tri ân.

Cuộc sống của con người anh hùng ấy những tưởng sẽ êm đềm mãi mãi bởi sự nghiệp đã hoàn thành. Từ Hải là anh hùng nhưng với triều đình phong kiến chính thống, Từ là kẻ phiến loạn, là giặc mang tội bất trung. Tội ấy đáng chém đầu nhưng với một vương triều mạnh, với một con nguời tài giỏi như Từ, đánh đổ đâu dễ dàng. Chúng nghĩ ngay kế mua chuộc và dụ hàng. Nhà vua cử tên tổng đốc trọng thần “mặt sắt đen sì” Hồ Tôn Hiến làm nhiệm vụ này. Hồ Tôn Hiến nghĩ ngay ra diệu kế. Bấy giờ, nàng Kiều sau bao năm lưu lạc đã thành vợ của Từ Hải. Hồ Tôn Hiến dùng vàng bạc mua chuộc Kiều mong nàng tìm cách thuyết phục Từ Hải quy hàng triều đình. Cả tin lại chán ghét cảnh bèo dạt mây trôi, Kiều đành nhận lời. Bởi nghe lời Kiều, Từ Hải đã quy hàng. Những tưởng triều đình sẽ ban thưởng chức tước như đã hứa, nhưng tráo trở thay nhân cơ hội này, Hồ Tôn Hiến đã giết Từ Hải. Người anh hùng đã chết, chết trong sự oan ức. Từ chết đứng “trơ như đá, vững như đồng, ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời”. Ở Ngu sơ tân chí của Dư Hoài Từ

Hải khi bị mắc mưu Hồ Tôn Hiến thì hốt hoảng đâm đầu xuống sông tự vẫn, Quan quân vớt lên chém lấy đầu. Còn nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều

Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ra đầu hàng và khi nhận ra mình bị mắc

mưu chàng cũng có khí phách của một bậc anh hùng tả xung hữu đột không chịu khuất phục. Chết mà cứ đứng trơ. Chi tiết đó được Nguyễn Du khắc hoạ chỉ trong một vài câu lục bát:

Tử sinh liều giữa trận tiền, Dạn dày cho biết gan liền tướng quân.

Khí thiêng khi đã về thần,

Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng. Trơ như đá vững như đồng,

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh chuyện Từ Hải chết đứng. Một số nhà nho chính thống phê phán Từ Hải chỉ vì nghe theo lời Kiều, mê Kiều, quá tin Kiều mà bị phản phúc và chết một cách oan uổng: "Bốn bể anh

hùng còn dại gái".Điều này chưa hẳn đã đúng bởi Từ Hải là một tay giang hồ

cự phách, tung hoành trong bể Sở sông Ngô, chọc trời khuấy nước, "đánh quen trăm trận sức dư muôn người", nghênh ngang biên thùy một cõi. Chí của chàng cao cả như chim hồng hộc bay vút tận trời xanh, như cá kình nghê vẫy vùng nơi bể rộng. Chàng là con người "phong trần mài một lưỡi gươm", chẳng bao giờ bó thân về với triều đình làm kẻ hàng thần lơ láo để vào luồn ra cúi như những loài giá áo túi cơm. Một con người đã từng bách chiến bách thắng, đã tự cho là "sức nầy đã dễ làm gì được nhau", luôn luôn sẵn sàng đương đầu với kẻ thù, lẽ dĩ nhiên là rất quý chuộng sự tự do độc lập của mình. Vì thế, lúc nghe Hồ Tôn Hiến chiêu hàng, Từ Hải đã do dự, cái do dự gần như ngạc nhiên. "Về với triều đình" , thật chưa bao giờ chàng có ý nghĩ như vậy ! Năm năm gầy dựng với biết bao chiến công anh dũng cho đến hôm nay "triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà" với "trong tay mười vạn tinh binh", thế thì tại sao chàng lại làm kẻ phục tùng đã chứ ? Lí giải điều này dưới góc độ văn hoá giới, chúng ta sẽ thấy Từ Hải đã làm một việc rất

phải theo tính cương trực ngay thẳng của mình và hợp với sự thuần túy của tâm hồn con người. Từ Hải hiểu được tâm trạng của Kiều rất nhớ nhà, rất nhớ cha mẹ và hai em…Trước chàng đã nói “ Làm sao sum họp một nhà / Để người thấy mặt là ta cam lòng”. Vậy Từ Hải ra hàng thì Kiều mới có cơ hội

trở về Bắc Kinh để một nhà sum họp. Thiết nghĩ, Từ Hải đã đến với Kiều không phải bằng thứ tình yêu sét đánh hay tình yêu lý trí mà là bằng một thứ tình yêu đặc biệt: tình yêu vị tha. Từ đã đặt hạnh phúc của Kiều lên trên hạnh phúc của mình và sẵn sàng hi sinh tất cả vì người mình yêu, một tình yêu đích thực. Xét cho cùng, công danh sự nghiệp là cái mà người nam nhi, anh hùng muốn đạt tới nhưng tình yêu, hạnh phúc cũng là cái bản năng không thể thiếu đối với người đàn ông. Từ Hải có lí trí sáng suốt để nhìn thấu mọi việc nhưng cũng như bao người đàn ông khác, chàng cũng là người trọng tình cảm, có những đam mê tình ái, khao khát cuộc sống lứa đôi và khi đã tìm được cho mình một hồng nhan tri kỷ thì chàng cũng không mong muốn gì hơn là làm cho người mình yêu được hạnh phúc. Vả lại, trong tình yêu chân thành làm gì có sự tính toán thiệt hơn!

Hơn ai hết khi quyết định số phận cho nhân vật của mình chắc hẳn Nguyễn Du cũng hiểu rằng trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ Từ Hải chỉ là âm vang, một ánh hoà quang, một niềm mơ ước. Cái triều đình mà Từ Hải gây dựng lên làm thế nào để có thể duy trì được đó là câu hỏi mà nhà văn cũng như thời đại ông không thể giải đáp được. Nguyễn Phục Đôn, một nhà phê bình văn học đầu thế kỷ XX, đã có lí khi nói Từ Hải chẳng có gì đáng kể, ngoài việc lo đền ân báo đáp giúp Kiều và lo thực hiện tâm nguyện của Kiều trở về cố hương thăm lại gia đình, người thân. "Sự đầu hàng và cái chết của Từ Hải có thể xem như là một tất yếu của lịch sử".[49.653]

Một phần của tài liệu Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)