1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái

76 619 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO TRỌNG TUẤN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA J01 VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2011 TẠI TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: khoa học cây trồng Mã số: 60.62.01.10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Trần Ngọc Ngoạn Thái Nguyên, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây trồng được gắn liền với quá trình phát triển của loài người và đã trở thành cây lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của người dân ngày càng tăng vì cây lúa đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân trong và ngoài nước. Theo Yuan Longping (2004) dân số hiện nay của thế giới đã là hơn 6 tỷ người. Con số này sẽ đạt tới 8 tỷ vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, do đất được chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Áp lực của tăng dân số cùng với áp lực từ thu hẹp diện tích đất trồng trọt nên sản xuất lương thực của thế giới ngày càng tăng. Cách duy nhất để con người giải quyết vấn đề này là ứng dụng khoa học kỹ thuật tìm cách nâng cao năng suất các loại cây trồng [38]. Lúa là loại cây lương thực chính cung cấp cho hơn một nửa dân số thế giới. Người ta ước tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995. Về mặt lý thuyết, lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu điều kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất lượng đất, biện pháp thâm canh và giống được cải thiện. Trong tất cả các yếu tố đó, cải tạo giống đóng vai trò rất quan trọng [38]. Thực tế sản xuất cho thấy năng suất và chất lượng của một số giống lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, kỹ thuật trồng trọt, thời tiết. Trong đó kỹ thuật trồng trọt như mật độ và phân bón có ảnh hưởng quyết định đến năng suất lúa. Mật độ cùng với tỷ lệ đẻ nhánh quyết định yếu tố cấu thành năng suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 cơ bản nhất đó là số bông/m 2 . Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón phân hợp lý [18]. Yên Bái là tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 688.627,64 ha (theo số liệu thống kê năm 2011) trong đó diện tích đất nông nghiệp là 538.541,05 ha, chiếm 78,20% diện tích đất tự nhiên. Thành phố Yên Bái là đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh. Có tiềm năng về phát triển sản xuất lúa, hiện nay diện tích ruộng cấy lúa trên 979 ha, đất đai có độ phì cao, điều kiện tưới tiêu và thâm canh tốt; năng suất lúa cả năm đạt 48,16 tạ/ha, [diện tích lúa đông xuân 508 ha, năng suất lúa Đông xuân 48,50 tạ/ha, sản lượng lúa đông xuân 2.465 tấn], tổng sản lượng lúa hàng năm đạt 4.716 tấn. Tuy nhiên, Yên Bái chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh trong sản xuất lúa, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất lúa còn rất thấp vì nhân dân chủ yếu gieo trồng những giống lúa cũ năng suất và chất lượng chưa cao. Từ năm 2009 tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện di truyền đưa một số giống lúa mới thuộc loài phụ Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản vào sản xuất thủ nghiệm với diện tích 50 ha , đến diện tích gieo cấy những giống lúa thuộc loài phụ Japonica đã tăng lên 700 ha, năng suất đạt trung bình 67 tạ/ha, so với các giống lúa đãng gieo cấy tại địa phương những giống lúa này đang có ưu thế và hứa hẹn đam lại những thay đổi trong phát triển những giống lúa có chất lượng cho tỉnh Yên Bái. Thực tế trong sản xuất nhiều năm qua người nông dân do thói quen và quan niệm lấy lượng bù chất cũng như chưa chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên thường cấy với mật độ dầy, việc sử dụng phân bón còn thiếu khoa học và lãng phí. Người nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm, một số ít quan tâm đến sử dụng kali. Việc sử dụng các loại phân bón không cân đối như lượng đạm bón nhiều, trong khi đó phân kali còn sử dụng rất thấp. Thời điểm bón phân chưa hợp lý, thường bón muộn, bón rải rác không tập trung nhất là đạm nên cây lúa thường hay bị đổ, sâu bệnh nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng Vì vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thì xác định mật độ cấy và các tổ hợp phân bón, cách bón là một biện pháp kỹ thuật quan trọng cần được nghiên cứu và áp dụng nhằm làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ những thực trạng trên để xác định được mật độ cấy và mức phân bón hợp lý trong việc thâm canh giống lúa J01, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với các dịch hại, thích nghi với điều kiện sinh thái của thành phố Yên Bái, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái” 2. Mục tiêu của đề tài: Xác định được mật độ trồng và liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa J01 tại tỉnh Yên Bái. 3. Yêu cầu của đề tài - Xác định được ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa J01. - Xác định được ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa J01. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Bước đầu nghiên cứu được thời gian sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng, năng suất của giống lúa J01 cho vùng đất chủ động nước tại tỉnh Yên Bái nhằm làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo. - Kết quả thu được từ thí nghiệm là căn cứ khoa học để bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh lúa trên đất chủ động nước tại tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được mật độ cấy và mức phân bón phù hợpcho giống lúa J01 trên đất ruộng chủ động nước, từ đó thay đổi phương pháp canh tác truyền thống đang hạn chế đến tiềm năng năng suất của giống lúa này ở tỉnh Yên Bái. - Đề tài mang tính ứng dụng cao, khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất sẽ thúc đẩy mở rộng diện tích trồng lúa trên đất ruộng chủ động nước từ đó nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng chịu tác động của các yếu tố tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh tác, biện pháp kỹ thuật, khả năng đầu tư, thâm canh…việc bón phân và bố trí mật độ hợp lý nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất, tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tiền đề cho năng suất cao. Ngoài ra, việc bố trí mật độ hợp lý còn tiết kiệm được hạt giống công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về phân bón và phương pháp cấy chưa nhiều và thiếu các nghiên cứu hệ thống vấn đề này. Thực tế đây là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thâm canh lúa. Với mỗi giống lúa, mỗi mức phân bón, mức đầu tư kỹ thuật trên các vùng khác nhau thì cần có các nghiên cứu tìm ra phương pháp bón phân và mật độ cấy hợp lý, đây là một việc làm thường xuyên của các nhà khoa học. Chính vì vậy đề tài mang đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới Hiện nay thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng [41]. Sau đây chúng ta thấy biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên toàn thế giới trong vài thập kỷ gần đây. Bảng 1.1 cho thấy: Diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất vào những thập niên 70, 90 của thế kỷ XX và có xu hướng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 năng suất của lúa cũng tăng dần qua các năm và tăng nhanh nhất vào thập niên 70, 80. Đến thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI năng suất lúa tăng chậm lại song nhìn chung năng suất tăng gần gấp đôi từ 23,81 tạ/ha năm 1970 lên 42,04 tạ/ha vào năm 2009. Điều này cho thấy “cuộc cách mạng xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của thế giới nói chung và của châu Á nói riêng, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần làm cho sản lượng lúa tăng lên đáng kể. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây Năm Diện tích (Nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (Triệu tấn) 1970 132,87 23,81 316,34 1980 144,41 27,48 396,87 1990 146,96 35,29 518,55 2000 154,05 38,91 599,35 2001 152,04 39,35 598,31 2002 147,95 38,49 569,45 2003 148,53 39,36 584,63 2004 150,54 40,37 607,79 2005 155,02 40,92 634,39 2006 155,74 41,16 641,09 2007 155,95 42,12 656,80 2008 159,25 43,07 685,87 2009 161,42 42,04 678,68 2010 159,41 43,680 696,32 (Nguồn: FAO STAT, 2011) [40]. Châu Á gồm 8 nước có sản lượng cao nhất đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản. Hiện nay châu Á có diện tích lúa cao nhất với 143,4 triệu ha, sản lượng 611,7 triệu tấn [41]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2010 Tên nƣớc Diện tích (Nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (Triệu tấn) Thế giới 159,416,542 43,680 696,324,394 Ấn Độ 42,560,000 33,826 143,963,000 Trung Quốc 30,117,262 65,481 197,212,010 Indonesia 13,253,500 50,152 66,469,400 Bangladesh 11,700,000 42,787 50,061,200 Thái Lan 10,990,100 28,751 31,597,200 Việt Nam 7,513,700 53,221 39,988,900 Philippines 4,354,160 36,222 15,771,700 Brazil 2,887,651 41,272 11,236,000 Pakistan 2,365,000 30,592 72,350,00 Nhật Bản 1,628,000 65,111 10,600.000 (Nguồn: FAO STAT, 2011) [41 ]. Qua Bảng 1.2 cho thấy: Nước có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ với diện tích 42,5 triệu ha, sản lượng lúa của Ấn Độ là 143,9 triệu tấn, chiếm 20,67 % tổng sản lượng của thế giới. Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới, trong vài thập niên gần đây Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa, trong đó đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai ở lúa do đó năng suất bình quân đạt 65.48 tạ/ha, sản lượng đạt 197,21 triệu tấn (đứng đầu về sản lượng lúa trên thế giới). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích canh tác lúa của Trung Quốc giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh bên cạnh đó nguồn nước ngọt không đủ và phân bố không đều. Đây cũng là trở ngại lớn trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa của Trung Quốc. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu Thế giới. Nước này cũng được thiên nhiên ưu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, diện tích canh tác lớn (chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa thích hợp cho phát triển cây lúa nước. Vì vậy, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 cây lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của Thái Lan với diện tích 10,99 triệu ha, năng suất bình quân 28,7 tạ/ha, sản lượng 31,5 triệu tấn và là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới Các trung tâm nghiên cứu giống lúa được thành lập ở nhiều tỉnh và khu vực. Nhiệm vụ của các cơ sở này là tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các giống lúa tốt phục vụ cho nội tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Tiêu chí chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trưởng trung bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng được 1 vụ/năm) hạt gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất lượng hơn là năng suất. . . điều này cho chúng ta thấy tại sao giá gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo hướng này Thái Lan đã tạo ra các giống lúa chất lượng nổi tiếng Thế giới, trong đó phải kể đến các giống như: Khao đomali, Jasmin (Hương nhài) [41]. Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2011) dự báo trong giai đoạn 2007 - 2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: Bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Việt Nam xuất khẩu gạo hạt dài là chủ yếu. Thái Lan xuất khẩu gạo thơm, gạo hạt dài đặc biệt và gạo dính. Dự báo, một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Saharan Châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil. Ấn Độ dự báo vẫn đứng ở vị trí thứ tư trong số các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ thất thường. Gạo Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu là gạo basmati. Tuy nhiên trong những năm gần đây, lũ và hạn hán xảy ra ở nước này gây thiệt hại lớn về sản lượng lương thực, giá lúa mỳ tăng cao đã đẩy nhu cầu tiêu thụ gạo tăng. Chính phủ nước này đang xem xét Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 ban hành chính sách cấm xuất khẩu các loại gạo thường không phải basmati. Theo dự báo của USDA trong thập kỷ tới, dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ tăng trưởng hơn 30%, thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng từ 16% năm 2007/08 lên khoảng 17% đến năm 2016/17 [2]. Ngược lại với 3 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, thị phần gạo xuất khẩu dự báo sẽ giảm ở Hoa Kỳ, Pakistan, và Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ dự báo vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới trong giai đoạn 2007/08 đến 2016/17, tuy nhiên trong giai đoạn này, xuất khẩu gạo Hoa Kỳ tăng chậm trong cả giai đoạn. Thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị trường thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007/08 xuống chỉ còn khoảng 10% vào năm 2016/17. Lý do, tăng nhu cầu trong nước và mở rộng sản xuất ở các vùng có diện tích hẹp, năng suất tăng chậm làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ. Ở Pakistan hiện nay là nước xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, và có ít khả năng mở rộng diện tích lúa gạo. Ngoài ra, Pakistan còn đang đối mặt với vấn đề thiếu nước, các vấn đề môi trường liên quan đến nông nghiệp. Như vậy, xuất khẩu gạo Pakistan dự kiến tương đối ổn định, ở mức 3 triệu tấn một năm trong cả giai đoạn. Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo trong giai đoạn 1998 - 2003, từ đó xuất khẩu gạo của Trung Quốc tiếp tục giữ ổn định ở mức 1 triệu tấn gạo. Khối lượng gạo xuất khẩu của Trung Quốc giảm từ năm 2004 do diện tích lúa thu hẹp lại dẫn đến nguồn cung trong nước hạn chế. Diện tích sản xuất lúa được dự báo là giảm nhẹ, bù lại năng suất tăng lên. Mức tiêu dùng giảm nhẹ bù cho dân số tăng. Trung Quốc xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo hạt ngắn và trung bình tới thị trường bắc Á và gạo chất lượng thấp, hạt dài tới thị trường Sahara Châu Phi và một số thị trường có thu nhập thấp của Châu Á [2] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... dung 1 của đề tài là nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 khi cấy ở các mật độ khác nhau trên vùng đất chủ động nước tại tỉnh Yên Bái chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh các công thức cấy với tập quán của nông dân (đối chứng) Với nội dung 2 của đề tài là nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 khi bón phân ở các mức khác nhau trên vùng đất chủ động... Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm So sánh số dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ cấy dầy 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh/khóm - 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm - 25% Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy, tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh... Theo các công trình đã nghiên cứu, muốn đạt năng suất 50 tạ/ha /vụ cần bón 100 - 120 kg N/ha Lượng đạm này lấy từ các loại phân vô cơ và hữu cơ bón cho lúa [7] Cây lúa cần đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, nhưng chủ yếu bón vào thời kỳ bón lót, bón thúc khi đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ đòng Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà bón, khi bón phải dựa vào thời tiết, khí hậu, mùa vụ. .. Cùng với việc đưa các giống mới các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất thì việc sử dụng phân bón đã không ngừng được tăng lên đáng kể 1.4 Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1 Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới Mật độ cấy là số khóm cấy/ m2 Lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieo được tính bằng hạt mọc Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì... 2 dòng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai Các tác giả sử dụng hai công thức cấy thưa (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống của Trung Quốc (300.000 khóm/ha) Kết quả nghiên cứu cho thấy: + Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức cấy dầy vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai... PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Giống lúa tham gia thí nghiệm là J01 thuộc loài phụ Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái - Thời gian: Vụ xuân từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2011, vụ mùa từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2011 2.3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Nội... đạt được trên những ruộng lúa thâm canh năng suất đạt được trên 300 kg/sào thì khóm lúa cần có 7 - 10 bông (thí nghiệm trên Sán Ưu Quế 99) thì mật độ là: Với 7 bông/khóm cần cấy 43 dảnh/m2, với 8 bông/ khóm cần cấy 38 dảnh/m2, với 9 bông/khóm cần cấy 33 dảnh/m2, với 10 bông/khóm cần cấy 30 dảnh/m2 [23] Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh Nguyễn... khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối với lúa được đánh giá: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trưởng Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa [33] Phân bón có tác dụng rất lớn đến năng suất lúa Muốn đạt năng suất, sản lượng cao cần bón phân đúng liều lượng đúng cách... hàm lượng phân bón tăng Khi bàn về năng suất tác giả cho biết: năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón và biện pháp kỹ thuật Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt với phân bón [35] Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989): Hiệu suất bón đạm cho lúa rất khác nhau: 1kg N cho từ 3,1 - 23 kg thóc [34] Các công trình nghiên cứu của De Datta... tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa với tốc độ cao ổn định Tỷ lệ diện tích gieo cấy bằng các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao tăng từ 50% (1991-1995) lên 80% thời kỳ 1996-2000 và trở thành yếu tố cơ bản đưa năng suất lúa một vụ từ 34,3 tạ/ha lên 42,24 tạ/ha và 52,2 tạ/ha năm 2008 Hiện nay các giống . phố Yên Bái, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái 2 NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO TRỌNG TUẤN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY VÀ CÁC MỨC PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA J01 VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2011 TẠI TỈNH. triển và năng suất của giống lúa J01. - Xác định được ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa J01. 4. Ý nghĩa khoa học và thực

Ngày đăng: 15/11/2014, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ma Thị Ảnh (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức cấy cải tiến đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Tạp Giao 1 tại xã Phúc Sơn huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức cấy cải tiến đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Tạp Giao 1 tại xã Phúc Sơn huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Ma Thị Ảnh
Năm: 2003
3. Lê Văn Căn (1964), Tình hình sử dụng phân lân bón cho lúa ở các nước, nghiên cứu đất phân, tập IV- NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sử dụng phân lân bón cho lúa ở các nước, nghiên cứu đất phân
Tác giả: Lê Văn Căn
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
Năm: 1964
4. Lê Văn Căn (1968) Kinh nghiệm 12 năm sử dụng phân hoá học ở Miền Nam Việt Nam, NXB khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm 12 năm sử dụng phân hoá học ở Miền Nam Việt Nam
Nhà XB: NXB khoa học
5. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (1998), Phân bón cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bón cân đối và hợp lý cho cây trồng
Tác giả: Cục Khuyến nông và Khuyến lâm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
6. Nguyễn Thạch Cương, 2000, Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa lai ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa lai ở miền Bắc Việt Nam
7. Phạm Văn Cường (2005), "Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất chất khô ở các giai đoan sinh trưởng và năng suất hạt của một số giống lúa lai và lúa thuần", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, III (5), Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất chất khô ở các giai đoan sinh trưởng và năng suất hạt của một số giống lúa lai và lúa thuần
Tác giả: Phạm Văn Cường
Năm: 2005
8. Bùi Đình Dinh (1999), Quản lý sử dụng phân hoá học trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hoá - NXB Nông nghiệp, Hà Nội. trang 236 – 241 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sử dụng phân hoá học trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Đình Dinh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
9. Bùi Huy Đáp (1980), Canh tác lúa ở Việt Nam, Nhà xuất bản NN Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canh tác lúa ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: Nhà xuất bản NN Hà Nội
Năm: 1980
10. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề về cây lúa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về cây lúa
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1999
11. Nguyễn Như Hà (1999), Phân bón cho cây lúa ngắn ngày, thâm canh trên đất phù sa Sông Hồng, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bón cho cây lúa ngắn ngày, thâm canh trên đất phù sa Sông Hồng
Tác giả: Nguyễn Như Hà
Năm: 1999
12. Nguyễn Như Hà, Giáo trình bón phân cho cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bón phân cho cây trồng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội 2006
13. Nguyễn Văn Hoan (1999), Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất lượng cao, NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất lượng cao
Tác giả: Nguyễn Văn Hoan
Nhà XB: NXB Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 1999
14. Nguyễn Hữu Hồng (1993), Luận án thạc sĩ nông nghiệp - Miyazaki - Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án thạc sĩ nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hữu Hồng
Năm: 1993
15. Chu Văn Hiểu, 2002, Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chống chịu và chất lượng gạo giống lúa TN13-4 tại Đại học Nông nghiệp I vụ xuân 2002, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chống chịu và chất lượng gạo giống lúa TN13-4 tại Đại học Nông nghiệp I vụ xuân 2002
16. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa, Xuất bản lần thứ tư, Manila – Philipines Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa
Tác giả: IRRI
Năm: 1996
17. Võ Minh Kha (1996), Hướng dẫn sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng phân bón
Tác giả: Võ Minh Kha
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
18. Nguyễn Thị Lẫm (1994), Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa, Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa
Tác giả: Nguyễn Thị Lẫm
Năm: 1994
19. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lương thực
Tác giả: Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2003
20. Nguyễn Văn Luật (2001) Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
23. Trần Minh Thành (1975), Cơ sở khoa học của cây lúa. dịch từ S. Yoshida Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của cây lúa
Tác giả: Trần Minh Thành
Năm: 1975

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới  năm 2010 - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2010 (Trang 8)
Bảng 1.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ  Năm  Diện tích - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 1.3. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ Năm Diện tích (Trang 14)
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết khí hậu vụ xuân và vụ mùa 2011 tại  thành phố Yên Bái - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.1 Điều kiện thời tiết khí hậu vụ xuân và vụ mùa 2011 tại thành phố Yên Bái (Trang 39)
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của  giống lúa J01. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa J01 (Trang 42)
Bảng 3.3:  Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh của giống  lúa J01. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh của giống lúa J01 (Trang 43)
Bảng  3.4:  Ảnh  hưởng  của  mật  độ  cấy  đến  đặc  điểm  hình  thái  và - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
ng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến đặc điểm hình thái và (Trang 44)
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tốc độ đẻ nhánh của giống lúa J01    ĐV:nhánh/khóm/tuần - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tốc độ đẻ nhánh của giống lúa J01 ĐV:nhánh/khóm/tuần (Trang 48)
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ đẻ nhánh của giống lúa J01    ĐV:nhánh/khóm/tuần - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ đẻ nhánh của giống lúa J01 ĐV:nhánh/khóm/tuần (Trang 50)
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng tích lũy  vật chất khô của giống lúa J01 - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng tích lũy vật chất khô của giống lúa J01 (Trang 55)
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu của  giống lúa J01 - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu của giống lúa J01 (Trang 59)
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố  cấu thành năng suất của giống lúa  J01 - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J01 (Trang 61)
Bảng  3.13:  Ảnh  hưởng  của  phân  bón  đến  năng  suất  và  các  yếu  tố  cấu thành năng suất của giống lúa J01 - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái
ng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa J01 (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w