Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 25 - 28)

Theo Nguyễn Thị Trâm (2007) thì sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhánh) thì sau cấy lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9 bông

hữu hiệu/khóm với mật độ 40 khóm/m2

chỉ cần cấy 3-4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy nhiều hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu giảm.

Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2- 5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa đẻ vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70% số bông dự định. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích luỹ, ra lá lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào 8 - 15 ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn cấy mạ non [27].

Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng ở mật độ cấy dầy trên 40 khóm/m2

thì để đạt 7 bông hữu hiệu trên khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non) với loại mạ thâm canh số nhánh cần cấy trên khóm được xác định lượng theo số bông cần đạt nhân với 0,8 [13].

Theo Nguyễn Thị Trâm (2001) thì mật độ cấy càng cao thì số bông càng nhiều. Tuy nhiên cấy quá thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được số bông/đơn vị diện tích theo dự định, các giống lai có thời gian sinh trưởng trung bình có thể cấy thưa. Ví dụ: Bắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2

. Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 77 cần cấy dầy 40 - 45 khóm/m2

[26].

Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng mạ tốt thì chúng ta cần chọn mật độ thưa, nếu mạ xấu cộng với đất xấu nên cấy dầy. Để xác định mật độ cấy hợp lý thì có thể căn cứ vào 2 thông số là: Số bông cần đạt trên m2

và số bông hữu hiệu/khóm. Từ hai thông số trên có thể xác định mật độ cấy phù hợp với công thức:

Số bông/m2 Mật độ (số khóm/m2

) =

Số bông/khóm

1.Theo kết quả đạt được trên những ruộng lúa thâm canh năng suất đạt được trên 300 kg/sào thì khóm lúa cần có 7 - 10 bông (thí nghiệm trên Sán Ưu Quế 99) thì mật độ là: Với 7 bông/khóm cần cấy 43 dảnh/m2, với 8 bông/ khóm cần cấy 38 dảnh/m2, với 9 bông/khóm cần cấy 33 dảnh/m2, với 10

bông/khóm cần cấy 30 dảnh/m2

[23].

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà (1999) kết luận: Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số

dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2

và mật độ cấy dầy 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh/khóm - 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa lên tới 1,9 dảnh/khóm - 25%. Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy, tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh

hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2

ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao trong khoảng 55 - 65 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu [11].

Nguyễn Thạch Cương (2000) đã làm thí nghiệm với tổ hợp Bồi tạp Sơn Thanh trên đất phù sa Sông Hồng và đi đến kết luận:

+ Trong vụ xuân: Với mật độ cấy 55 khóm/m2

trên đất phù sa sông Hồng cho năng suất cao nhất là 82,2 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng suất 83,5 tạ/ha, ở vùng đất bạc màu rìa đồng bằng mật độ 55 - 60 khóm/m2

cho năng suất 77,9 tạ/ha.

+ Trong vụ mùa: Mật độ 50 khóm/m2, trên đất phù sa Sông Hồng cho năng suất cao nhất là 74,5 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng suất 74 tạ/ha,

mật độ 55 khóm/m2

Nhận xét về mối quan hệ diện tích dinh dưỡng và sự đẻ nhánh, Bùi Huy Đáp (1999) cho rằng sự đẻ nhánh của cây lúa có quan hệ chặt chẽ với diện tích dinh dưỡng. Nếu diện tích dinh dưỡng càng lớn thời gian đẻ nhánh càng dài.

Ngược lại, diện tích dinh dưỡng càng nhỏ thì thời gian đẻ nhánh càng ngắn. Cấy dầy ở mật độ lúa cao sẽ không đẻ nhánh và một số cây mẹ sẽ lụi dần [10].

Nguyễn Văn Luật (2001) nhận xét phương pháp canh tác cổ truyền trước đây so với ngày nay: Trước năm 1967, người dân trồng lúa thường cấy thưa với mật độ 40 x 40 cm hoặc 70 x 70 cm ở một vài ruộng sâu, còn ngày nay có xu hướng cấy dầy 20 x 20 cm; 20 x 25 cm; 10 x 15 cm [20].

Theo Nguyễn Văn Hoan (1999) thì nên bố trí các khóm lúa cấy theo kiểu hàng xông, hàng con, trong đó hàng xông rộng hơn hàng con để có khoảng cách giữa các khóm lúa theo kiểu hình chữ nhật là tốt nhất [13].

Theo Chu Văn Hiểu (2002) thì công thức cấy 40 khóm/m2, 2 dảnh/khóm cho năng suất cao nhất đối với giống TN13-4 trong vụ xuân 2002 [15].

Theo kết quả nghiên cứu của Ma Thị Ảnh (2003) tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang thì giống lúa Tạp Giao 1 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi cấy với phương thức cải tiến hàng rộng hàng hẹp (35+15)cm x 12 cm ứng với 33 khóm/m2, 4 dảnh/khóm (132 dảnh/m2

) [1].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 25 - 28)