- Thời gian và phương pháp bón phân.
3.2.1 Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa J
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi chín hoàn toàn, chia làm 3 thời kỳ sinh trưởng: Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín. Thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, mùa vụ, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Nắm được quy luật thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lúa là cơ sở chủ yếu để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác nhau.
Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức mật độ đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống lúa J01 chúng tôi tiến hành theo dõi và thu được kết quả ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa J01.
Chỉ tiêu Công thức
Thời gian sinh trưởng (ngày)
Gieo – trỗ Trỗ - chín Tổng thời gian ST
VX VM VX VM VX VM M1 98 77 38 31 137 108 M2 97 77 39 32 136 108 M3 95 76 39 30 134 107 M4 (đ/c) 94 76 38 31 134 106 M5 96 74 39 31 135 105 M6 94 74 40 31 134 105
Qua bảng 3.2 cho thấy: Vụ xuân do điều kiện nhiệt độ thấp hơn vụ mùa cho nên thời gian sinh trưởng, phát triển của giống lúa J01 kéo dài hơn vụ mùa 29-32 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của giống J01 ở các công thức khác nhau không nhiều. Vụ xuân thời gian sinh trưởng biến động từ 134 – 137 ngày, Vụ mùa biến động từ 105 - 108 ngày. Sự sai khác này là do sự sai khác giữa các công thức ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Tuy độ biến động về thời gian sinh trưởng không lớn, song các công thức cấy dầy thì tổng thời gian sinh trưởng có xu hướng ngắn hơn so với công thức cấy dầy.