Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa J01.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 47 - 50)

- Thời gian và phương pháp bón phân.

3.4.1 Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa J01.

Số nhánh đẻ là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất thu hoạch. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện thời tiết, mật độ cấy, kỹ thuật làm đất, bón phân và chế độ tưới nước. Nếu đất tốt, đủ dinh dưỡng, đảm bảo nước tưới, ánh sáng và mật độ cấy phù hợp thì tỷ lệ đẻ nhánh trong quần thể ruộng cấy cao và ngược lại thì đẻ nhánh ít và ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch sau này. Trên thực tế chúng ta thấy nếu ruộng lúa có áp dụng các biện pháp kỹ thuật đúng thì ruộng đó đạt năng suất cao.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng số nhánh qua các giai đoạn sinh trưởng của giống J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 được trình bày ở bảng 3.6 bắt đầu vào thời kỳ đẻ nhánh, trong hai tuần khả năng đẻ nhánh đạt từ 2,15-2,35 nhánh /khóm. Số nhánh ở tất cả các công thức cấy đạt tối đa vào giai đoạn 8 tuần sau đẻ nhánh. Từ sau tuần thứ 8 trở đi số nhánh vô

hiệu bắt đầu lụi dần đi cho đến ổn định vào giai đoạn hình thành bông hữu hiệu.

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến tốc độ đẻ nhánh của giống lúa J01 ĐV:nhánh/khóm/tuần Vụ Chỉ tiêu Công thức Sau đẻ nhánh ... tuần Số nhánh hữu hiệu 2 4 6 8 Vụ xuân M1 2,35 5,80 7,72 11,33 7,57* M2 2,23 5,56 7,66 11,13 6,67* M3 2,25 5,49 7,64 10,15 6,42* M4 (đ/c) 2,20 5,47 7,44 10,36 5,55 M5 2,18 5,38 7,43 10,03 4,86 ns M6 2,15 5,35 7,35 10,09 4,16 ns CV (%) 3,1 1,5 0,9 1,8 0,3 LSD (05) 0,12 0,15 0,11 0,35 0,35 Vụ mùa M1 3,35 7,85 9,60 11,82 6,95* M2 3,33 7,80 9,38 11,59 6,35* M3 3,25 7,77 9,30 11,08 5,88* M4 (đ/c) 3,17 7,78 9,62 10,90 5,09 M5 3,35 7,66 9,16 10,39 4,54 ns M6 3,22 7,53 9,37 10,36 4,07 ns CV (%) 1,0 0,5 3,0 1,1 0,3 LSD (05) 0,65 0,76 0,51 0,22 0,33

*: Sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác so với đối chứng không có ý nghĩa

Giai đoạn 2 tuần: Khi tăng mật độ cấy không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng đẻ nhánh. Do chiều cao cây còn thấp nên mật độ cấy chưa làm ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của các công thức.

Giai đoạn 4 tuần: Vào thời điểm này thời tiết mưa, rét kéo dài, số giờ nắng ít làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển chậm vì vậy số nhánh đẻ giai đoạn này phát triển chậm hơn vụ mùa. Số nhánh đẻ cao nhất ở công thức M1 (5,80 nhánh/khóm), các công thức đều có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Giai đoạn 6 tuần: Giai đoạn này do thời tiết đã bớt rét và cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn ở các mật độ cấy đều làm ảnh hưởng đến số nhánh đẻ. Số nhánh đẻ cao nhất ở công thức M1 sau đó đến công thức M2, cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Giai đoạn 8 tuần: Giai đoạn này cây lúa đã phát triển tương đối cao. Ở vụ xuân số nhánh đẻ cao nhất là công thức M1 đạt 11.82 nhánh/khóm, công thức thấp nhất M5, các công thức đều có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở vụ mùa giai đoạn 2 tuần: Khi tăng mật độ cấy ở giai đoạn 2 tuần không có sự sai khác nhiều đến khả năng đẻ nhánh. Các công thức thí nghiệm ở giai đoạn 2 tuần có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%. Khả năng đẻ nhánh giữa vụ xuân và vụ mùa có sự khác nhau rõ rệt ở vụ xuân sau 2 tuần số nhánh tối đa 2,35 nhánh/khóm, vụ mùa đạt 3,35 nhánh/khóm cao hơn vụ xuân 1 nhánh/khóm, do điều kiện thời tiết vụ mùa cao hơn vụ xuân vì vậy trong vụ mùa khả năng đẻ nhánh của giống lúa J01 nhanh hơn vụ xuân.

Giai đoạn 4 tuần: Giai đọan này cây lúa đã phát triển mạnh hơn do vậy đã làm ảnh hưởng đến số nhánh đẻ. Số nhánh đẻ cao nhất ở công thức M1 và giảm dần từ công thức M2. Các công thức đều có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Như vậy từ tuần thứ 4 tính từ khi đẻ nhánh do chiều cao cây nên khả năng đẻ nhánh đã có phần thay đổi do sự cạnh tranh ánh sánh ở các công thức.

Giai đoạn 6 tuần: Đây là giai đoạn cây lúa đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Ở các mật độ cấy khác nhau thì số nhánh đẻ khác nhau, khi tăng mật độ cấy đã làm giảm số nhánh đẻ.

Giai đoạn 8 tuần sau đẻ nhánh: Giai đoạn này cây lúa đã phát triển tương đối cao. Ở vụ mùa số nhánh đẻ cao nhất là công thức M1 đạt 11,82 nhánh/khóm, công thức thấp nhất M6 đạt 9,36 nhánh/khóm. Các công thức đều có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Số nhánh hữu hiệu: Qua bảng 3.6 cho thấy sự khác biết rõ rệt về số nhánh hữu hiệu giữa các mật độ cấy. Khi tăng mật độ cấy thì số nhánh hữu hiệu giảm. Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI thì ở thí nghiệm mật độ cấy giống lúa J01 có khả năng đẻ nhánh trung bình và được đánh giá ở điểm 5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 47 - 50)