KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện thời tiết và khí hậu của thành phố Yên Bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 38 - 42)

- Thời gian và phương pháp bón phân.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện thời tiết và khí hậu của thành phố Yên Bá

3.1. Điều kiện thời tiết và khí hậu của thành phố Yên Bái

Sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, đều chịu sự tác động rất lớn của điều kiện khí hậu. Khí hậu là yếu tố tổng hợp có tác động qua lại lẫn nhau, có lúc làm tăng tác dụng của nhau, nhưng có lúc lại làm giảm tác dụng của nhau. Các yếu tố khí hậu bao gồm: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng, gió, bão… các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất lúa, khi những nhân tố này tác động theo chiều hướng có lợi thì năng xuất lúa tăng và ngược lại. Dựa trên cơ sở hiểu biết này chúng ta mới xác định được chế độ trồng trọt, bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất, sản lượng. Tuỳ từng vùng, từng miền khí hậu khác nhau mà vai trò của từng yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng cũng khác nhau. Ta có thể lợi dụng yếu tố này để khai thác mặt thuận lợi của nó bằng cách bố trí mùa vụ hợp lý.

Yên Bái là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc , địa hình phức tạp và không đồng nhất, nhiều đồi núi. Khí hậu Yên Bái chia làm hai mùa rõ rệt, một mùa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô rất ít mưa và chịu tác động nhiều của gió mùa Đông Bắc và gió nào. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tình Yên Bái là khá thuận lợi cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng sinh trưởng và phát triển tốt.

Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011 ở Thành phố Yên Bái được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết khí hậu vụ xuân và vụ mùa 2011 tại thành phố Yên Bái Tháng Nhiệt độ (0 C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) 01/2011 12,1 86 21,0 1 02/2011 17,0 88 28,6 20 03/2011 16,6 87 133,2 21 04/2011 22,8 88 65,8 42 05/2011 25,7 84 188,0 122 06/2011 28,5 85 334,8 129 07/2011 28,5 86 371,6 150 08/2011 27,8 86 343,3 179 09/2011 26,6 87 358,7 114 10/2011 23,8 87 169,9 84 11/2011 22,1 86 111,4 134 12/2011 16,3 81 13,6 80

(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Yên Bái năm 2011)[21]

Bảng 3.1 cho thấy sự biến động về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trong vụ xuân đến tháng 6/2011 tại Thành phố Yên Bái như sau:

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy điều kiện thời tiết có một số biến đổi so với các năm khác đó là nhiệt độ bình quân của 6 tháng đầu năm 2011 thấp, thời gian rét kéo dài nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 2 và tháng 3 thấp. Nhiệt độ trung bình tháng 1 rất thấp (12,10C), điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của lúa, đặc biệt là giai đoạn mạ, ở thời kì mạ non (1-3 lá) có sức đề kháng thấp rất có thể bị chết rét. Do vậy cần tác động các biện pháp kĩ thuật chăm sóc cho mạ tránh bị chết rét như: Che phủ nilon, bón bổ sung tro bếp hoặc kali. Tháng 2 và 3 nhiệt độ tăng dần lên, nhiệt độ trung bình tăng lên trên 150C nên cây lúa có thể sinh trưởng phát triển được. Tuy nhiên nhiệt độ trong hai tháng này biến động rất lớn. Nhiệt độ tăng cao vào những ngày nắng, và có những ngày nhiệt độ xuống rất thấp. Có những ngày nhiệt độ lên tới 26,4oC (tháng 2) và 24oC (tháng 3), tuy nhiên cũng có những ngày nhiệt độ xuống thấp 11,6o

giữa các ngày trong tháng ảnh hưởng tới sinh trưởng của lúa, làm cho lúa phát triển không đồng đều. Ba tháng tiếp theo, tháng 4, tháng 5 và tháng 6 nhiệt độ tăng cao rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, cũng như thuận lợi cho việc thu hoạch.

Lượng mưa: Từ tháng 2 đến tháng 6 lượng mưa dao động rất lớn từ (21,0 mm - 334,8 mm). Tháng 2, lượng mưa chỉ đạt 28,6 mm. Vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 lượng mưa tăng dần đủ nước tưới thuận lợi cho cây lúa phát triển.

Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến cây lúa. Ẩm độ quá cao khí khổng bị thu hẹp gây khó khăn trong việc bốc hơi nước của cây, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm, tích lũy chất khô trong cây giảm. Ẩm độ quá thấp cây lúa sinh trưởng, phát triển kém. Từ tháng 2 đến tháng 6 ẩm độ chênh lệch không nhiều tháng 2 có ẩm độ trung bình là 88%, tháng 6 có ẩm độ trung bình cao nhất là 85%. Từ tháng 2 tới tháng 6, ẩm độ trung bình thấp nhất là 84%. Nhìn chung ẩm độ dao động từ 84 đến 88% là thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Nhìn chung khí hậu thời tiết vụ xuân 2011 có nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, đó là vụ xuân rét đậm kéo dài, nên thời vụ gieo cấy lúa xuân muộn hơn so với những năm trước khoảng 1 tháng, và do trong quá trình cây lúa sinh trưởng phát triển, thường gặp rét đậm nên sinh trưởng của lúa bị ảnh hưởng đáng kể.

Bảng 3.1 cho thấy sự biến động về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trong vụ mùa 2011 từ tháng 6/2011 đến tháng 10/2011 tại Thành phố Yên Bái như sau:

* Về nhiệt độ: Đây là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng của cây trồng, nhiệt độ làm cho lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Qua bảng trên ta thấy nhiệt độ cao nhất là 28,5°C, thấp nhất là 16,3°C. Nhiệt độ trung bình dao động từ 22,1 - 28,5°C. Sự biến động nhiệt độ như vậy tạo

điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tháng 9 -10, nhiệt độ trung bình từ 23,8 - 26,6°C khá phù hợp cho thời kỳ lúa trỗ và chín.

* Về ẩm độ: Ẩm độ không khí trung bình biến động từ 81 - 87%. Nhìn chung khá phù hợp cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên vào tháng 9, tháng 10 ẩm độ không khí lên cao sẽ là điều kiện thích hợp cho sâu bênh hại phát triển.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 Thán g 1 Thán g 2 Thán g 3 Thán g 4 Thán g 5 Thán g 6 Thán g 7 Thán g 8 Thán g 9 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa Số giờ nắng (giờ)

((Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2011)[21]

Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ (0C), ẩm độ (%) và lượng mưa (mm) vụ xuân và vụ mùa 2011 tại thành phố Yên Bái

* Về lượng mưa: Nước là yếu tố quan trọng quyết định mọi quá trình trao đổi chất của cây. Nhu cầu nước của cây lúa là khá lớn so với các cây lương thực khác. Ở mỗi giai đoạn cụ thể cây lúa cần một lượng nước thích hợp, do đó phải chú ý điều tiết lượng nước trên ruộng cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể đó. Lượng mưa dao động từ 13,6 - 371,6 mm. Ở vụ mùa mưa tập trung vào tháng 6 đến tháng 9, có thể nói đây là yêu tố rất thuận lợi cho nghề trồng lúa. Tuy nhiên nếu lượng mưa lớn quá sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây lúa. Tháng 7 lượng mưa đạt cao nhất, lên tới 371,6 mm. Đây là thời kỳ đẻ nhánh mạnh, mưa quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến khả năng đẻ nhánh, do đó phải kịp thời có hệ thống xả nước. Tháng 9 là thời

kỳ trỗ, cây lúa cần nhiều nước, lượng mưa tuy hạ xuống còn 358,7 mm nhưng vẫn thuận lợi cho cây lúa.

Tóm lại, qua bảng thời tiết trên cho thấy điều kiện thời tiết và khí hậu vụ mùa năm 2011 tại Thành phố Yên Bái có nhiều thuận lợi cho sinh trưởng , phát triển của cây lúa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 38 - 42)