Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô của giống lúa J

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 54)

- Thời gian và phương pháp bón phân.

3.5.1 Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô của giống lúa J

bình và được đánh giá ở điểm 5.

3.5. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến khả năng tích lũy vật chất khô của giống lúa J01 lũy vật chất khô của giống lúa J01

3.5.1 Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô của giống lúa J01 giống lúa J01

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích luỹ chất khô của giống lúa J01 ở các giai đoạn sinh trưởng được trình bày ở bảng 3.8

Chất khô là chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút chất dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa và sự vận chuyển của các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ quan cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.8 cho thấy:

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô của giống lúa J01

ĐV: g/khóm

Chỉ tiêu Công thức

Giai đoạn trỗ Giai đoạn chín sáp

VX VM VX VM M1 18,45* 18,39* 26,04* 25,58* M2 17,88* 17,63* 27,59* 25,38* M3 17,36* 17,23* 26,69* 26,11* M4 (đ/c) 16,28 16,30 25,28 24,12 M5 15,07ns 14,37ns 23,77ns 23,15ns M6 14,54ns 14,46ns 23,11ns 22,17ns CV (%) 1,1 1,3 1,4 0,1 LSD (05) 1,02 1,26 1,01 0,95

*: Sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác so với đối chứng không có ý nghĩa

- Giai đoạn trỗ: Đây là giai đoạn cây lúa đã phát triển mạnh nên khối lượng tích luỹ chất khô cao.

Trong điều kiện vụ xuân khả năng tích luỹ chất khô của các công thức biến động từ 14,54 - 18,45 g/khóm. Trong đó đạt cao nhất là mật độ 35 khóm/m2, thấp nhất vẫn là mật độ 60 khóm/m2. Sự sai khác ở các công thức đều có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Tính trên đơn vị diện tích khi tăng mật độ cấy trên đơn vị diện tích làm giảm khả năng tích luỹ vật chất khô ở mức ý nghĩa. Công thức M5 (55 khóm/m2) cólượng tích luỹ chất khô cao nhất 828,9 g/m2 đất, thấp nhất là công thức M1 ( 35 khóm/m2) đạt 645,7 g/m2

đất.

Vụ mùa khả năng tích luỹ chất khô của các công thức biến động từ 14,46 - 18,39 g/khóm, trong đó mật độ cấy 35 khóm/m2 có khả năng tích luỹ chất khô cao nhất (18,39 g/khóm), cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Tính trên đơn vị diện tích thì công thức M6 (60 khóm/m2

) cólượng tích luỹ chất khô cao nhất 867,6 g/m2 đất, thấp nhất là công thức M1 (35 khóm/m2) đạt 643,6 g/m2 đất. 0 5 10 15 20 25 30 M1 M2 M3 M4 (đ/c) M5 M6 Công thức g Giai đoạn trỗ VX Giai đoạn trỗ VM Giai đoạn chín sáp VX Giai đoạn chín sáp VM

Biểu đồ 3.2: Khả năng tích lũy vật chất khô của giống lúa J01

- Giai đoạn chín sáp: Sự ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích luỹ chất khô giai đoạn này rất rõ ràng. Ở vụ xuân khả năng tích luỹ vật chất khô ở các công thức dao động từ 23,11 - 27,59 g/khóm. Cao nhất là mật độ M2 đạt 27,59 g/khóm, sau đó đến mật độ 40 khóm/m2, và 35 khóm/m2, cao

hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thấp nhất là mật độ 60 khóm/m2

.Tính trên đơn vị diện tích công thức M6 (60 khóm/m2) có lượng tích luỹ chất khô cao nhất 1386,6 g/m2

đất, thấp nhất là công thức M1 (35 khóm/m2) đạt 911,4 g/m2 đất.

Trong điều kiện vụ mùa khả năng tích luỹ vật chất khô ở các công thức dao động từ 22,17 - 25,58 g/khóm. Cao nhất là mật độ 45 khóm/m2

, sau

đó đến mật độ 35 khóm/m2

, và 40 khóm/m2, cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Thấp nhất là mật độ 55 khóm/m2. Tính trên đơn vị diện tích công thức M6 (55 khóm/m2) có lượng tích luỹ chất khô cao nhất 1330,2 g/m2

đất, thấp nhất là công thức M1 (35 khóm/m2) đạt 895,3 g/m2

đất.

Tính trên đơn vị diện tích, trên cả hai vụ và trong tất cả các thời kỳ thì

công thức cấy với mật độ 60 khóm/m2

có lượng chất khô tích luỹ cao nhất, thấp nhất là mật độ cấy 35 khóm/m2

.

Như vậy mật độ cấy dầy có lượng chất khô tích luỹ nhiều hơn mật độ cấy thưa. Điều này có thể giải thích vì mật độ cấy dầy hơn có số lượng cá thể trên một mét vuông đất lớn hơn cho nên lượng chất khô tích luỹ cũng lớn hơn lượng chất khô tích luỹ của các công thức cấy thưa. Điều này được quyết định bởi mật độ cấy, hệ số đẻ nhánh của các công thức và chỉ số diện tích lá. Khi cấy mật độ dầy hệ số đẻ nhánh thấp nhất nhưng tổng số nhánh/m2

vẫn cao hơn so với công thức cấy thưa vì số dảnh cơ bản/m2

của công thức cấy dầy nhiều hơn của công thức cấy thưa. Chỉ số diện tích lá của công thức cấy dầy cũng vì thế mà cao hơn của công thức cấy thưa, lượng chất khô tích luỹ cũng lớn hơn lượng chất khô tích luỹ ở các công thức cấy thưa. Điều này cũng tương tự đối với kết quả nghiên cứu ở vụ mùa [22 ].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 54)